Lễ Phục Sinh có nguồn gốc từ ngoại giáo nhưng tất nhiên cũng có nguồn gốc Kitô giáo. Ta hãy nghiên cứu về lịch sử của lễ Phục Sinh-
Nguồn gốc của lễ Phục Sinh theo ngoại giáo
Đối với người ngoại giáo, lễ Phục Sinh trước đây là lễ hội mùa xuân, sự trở lại của ánh sáng, sự ấm áp, sự tái sinh của cây cối sau những tháng mùa đông dài.
Người ngoại giáo tin tuyệt đối vào các thiên thể. Họ tin rằng vị thần của thiên nhiên mỗi năm được sinh ra và chết đi, và rằng vào mỗi lần được sinh ra, cuộc đời của vị thần ấy hiện hữu rải rác trong cây cỏ và hạt ngũ cốc làm thực phẩm cho thần.
Trời và đất, giống như quả nho chui ra khỏi mặt đất, và nước biến thành rượu.
Đây là nét đặc biệt của niềm tin ngoại giáo.
Nguồn gốc của lễ Phục Sinh theo Thiên Chúa giáo
Người theo Thiên Chúa giáo cử hành kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Lễ Phục Sinh được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên sau khi trăng tròn, vào mùa Xuân. Từ Phục sinh của các Kitô hữu có nghĩa là "vượt qua" theo nghĩa là "Chúa Giêsu bị đóng đinh đã sống lại." Lễ Phục sinh của Thiên Chúa giáo có liên quan đến Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Đối với người Do Thái, đó là cuộc vượt qua Biển Đỏ của họ từ Ai Cập và đối với các Kitô hữu, từ cái chết đến sự sống , mời gọi sự sống vĩnh cửu.
Lễ Vượt Qua của người Do Thái được tổ chức hàng năm vào khoảng cuối tháng Ba / đầu tháng Tư. Nó cũng được gọi là "Lễ Vượt Qua".
Người Do Thái kỷ niệm cuộc di cư của người Hê-bơ-rơ (Hebreus) từ Ai Cập đến vùng đất hứa.
Đây cũng là thời điểm bắt đầu thu hoạch lúa mạch kéo dài 8 ngày, sau đó là nhiều nghi thức và lễ hội theo phong tục.
Điều gì xảy ra vào lễ Phục sinh?
Nhiều truyền thống và thánh lễ được cử hành trong Tuần Thánh, nhưng cũng được thực hiện trước và trong Mùa Chay khi các Kitô hữu được mời cầu nguyện, ăn chay và chia sẻ. Người Kitô hữu nói "Thiên Chúa là người chăn chiên của chúng ta" và họ là con chiên.
Họ muốn làm theo lời của Ngài, nhưng đó không chỉ là vấn đề đức tin. Đó là một cách sống dạy họ phải giúp đỡ người khác, lắng nghe họ và chỉ đường cho họ.
Lễ Phục Sinh thời nay
Ngày nay, các Kitô hữu vẫn ăn mừng lễ Phục Sinh. Ngay cả khi họ ít thường xuyên đi nhà thờ hơn, các Kitô hữu vẫn hội họp với nhau nhân các nghi lễ lớn này. Phần đông các gia đình vẫn theo truyền thống, nhưng không còn nhịn ăn vào Thứ Sáu Tuần Thánh. (tùy theo mỗi gia đình)
Thứ Sáu Tuần Thánh là lễ kỷ niệm tôn giáo được các Kitô hữu tổ chức vào thứ Sáu trước Chủ nhật Phục sinh. Đó là ngày kính nhớ Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh và cái chết của Ngài. Việc này một phần của Lễ Phục sinh Triduum (ba ngày phải tuân thủ), kéo dài từ Thứ Năm Thánh (kỷ niệm Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Kitô với các môn đồ của mình) đến kinh chiều tối Lễ Phục Sinh vào Chủ nhật.
Theo truyền thống Chính Thống giáo, ngày ấy được gọi là "Thứ Sáu Vĩ Đại " hoặc "Thứ Sáu Thánh và Vĩ Đại".
Trứng Phục Sinh
Quả trứng, một biểu tượng của sự hoàn hảo, được tổ chức vào mùa xuân vì nó có liên quan đến cuộc sống và khả năng sinh sản mới: nó xuất hiện trong nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của thế giới. Vào thời điểm này, trong các chuồng trại chăn nuôi, có rất nhiều trứng, nên trứng được biểu dương vào thời điểm Phục sinh, cũng như một số loài động vật được biết đến về khả năng sinh sản của chúng: gà, cá, thỏ rừng. Con cừu cũng là một biểu tượng trong Kinh thánh về sự phát triển của đàn cừu.
Vào buổi sáng Phục Sinh, trong các khu vườn, trẻ em tìm thấy trứng làm bằng sô cô la hoặc đường , cũng như các món ăn khác có hình chuông, gà, thỏ, cừu, cá ... và các con chiên thường cho rằng trứng được những chiếc chuông trở về từ Rome hoặc thỏ rừng Phục sinh bí mật đặt trong đêm.
Những đồ ngọt này đã thay thế trứng nhuộm hoặc trứng gà, biểu tượng của sự sống và sự vĩnh cửu trên thế giới.
Thứ Hai Phục Sinh, một ngày lễ ở Pháp, là biểu hiện của ngày thứ tám (trong toàn bộ lễ tám ngày) kéo dài từ ngày lễ cho đến Chủ nhật Quasimodo.
Chủ nhật Quasimodo là Chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh. Trong lịch phụng vụ, Chủ nhật này, "tiếp theo niềm vui về sự phục sinh của Đấng Christ," được ghi nhận là "Chủ nhật thứ hai của lễ Phục sinh." Tên Quasimodo được lấy từ chữ đầu tiên của lời cầu nguyện phần mở đầu về Thánh lễ trong ngày, phần giới thiệu: Quasimodo geniti infante (giống như những trẻ sơ sinh). Chủ nhật này còn được gọi là "Lễ Phục sinh khép kín", "Lễ Phục Sinh nhỏ" hoặc "Pâquettes- Tiny Easter "
Chuông Phục sinh
Vào thời điểm lễ Phục sinh, ngày nay chuông vẫn đóng một vài trò quan trọng trên khắp nước Pháp. Sau bài thánh ca Gloria vào Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, đêm trước cái chết của Chúa Giêsu Kitô trên thập tự giá, tiếng chuông im lặng như một dấu hiệu của sự thương tiếc, để tang, cho đến Gloria của Lễ Canh Thức Phục sinh. Theo truyền thống, chúng được cho là đến Rome để được ban phước và đi tìm những quả trứng, sau đó chúng sẽ rãi trứng cùng khắp khi trở về khu vườn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Arnold Van Gennep tin rằng niềm tin này xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ Mười Hai, và La Mã đã cấm không cho rung chuông bằng kim loại.
TháiLan
***
Origine De Pâques
La fête de Pâques tire ses racines à la fois d’origines Païennes mais aussi bien évidemment d’origines chrétiennes. On fait le point sur l’histoire de Pâques….
Origines Païennes
La fête de Pâques représentait autrefois pour les païens, la fête du printemps, le retour de la lumière, de la chaleur, de la renaissance des cultures après ces longs mois d’hiver.
Les païens croyaient plus que tout aux astres. Ils croyaient que le dieu de la nature naissait et mourrait chaque année. Et qu’à chaque naissance, sa vie s’éparpillait dans les plantes et les graines qu’ils mangeaient. Le ciel et la terre, comme le raisin qui sort de terre et l’eau transformée en vin. Voilà toute l’originalité de la croyance païenne.
Origines Chrétiennes
Les chrétiens célèbrent la résurrection de Jésus-Christ. La fête de Pâques est célébrée le premier dimanche suivant la pleine lune du printemps. Le mot Pâques pour les chrétiens signifie « passage » dans le sens où « Jésus le crucifié est ressuscité ». La fête de Pâques chrétienne est en lien avec la Pâque juive. Pour les juifs, c’est le passage de la mer rouge par les Hébreux depuis l’Égypte et pour les chrétiens le passage de la mort à la vie qui appel à la vie éternelle.
Que se passe-t-il à Pâques ?
De nombreuses traditions et messes sont célébrées lors de la semaine sainte, mais aussi avant et pendant le carême où les chrétiens sont invités à prier, à jeûner et à partager. Les chrétiens disent « le seigneur est notre berger » et eux sont les agneaux. Ils veulent suivre sa voix, mais ce n’est pas qu’une question de foi. C’est un mode de vie qui les amène à aider les autres, à les écouter et à leur montrer le chemin.
Pâques de nos jours
Aujourd’hui, les chrétiens célèbrent toujours la fête de Pâques. Même s’ils se rendent moins souvent à l’église, les chrétiens se réunissent toujours lors de ces grandes cérémonies. La plupart suivent toujours les traditions, mais ne jeûnent plus le Vendredi Saint.
Pâques : Histoire et légendes
Pâques, dimanche qui suit la pleine lune venant après l’équinoxe de printemps, soit entre le 22 mars et le 25 avril, est la fête chrétienne de la résurrection de Jésus-Christ, trois jours après sa mort sur la croix à Jérusalem. Pâques toujours au pluriel lorsqu’il s’agit de la fête chrétienne tient son nom de Pessa’h (probablement de l’hébreu Pâsah « passer », « épargner »).
Dans les jardins, les enfants trouvent au matin des œufs en chocolat ou en sucre, ainsi que d’autres friandises en forme de cloches, poules, lapins, agneaux, poissons… déposés mystérieusement dans la nuit par les cloches de retour de Rome, dit-on généralement ou par le lièvre de Pâques.
Ces confiseries ont remplacé les œufs teints ou naturels, symboles universels de vie et d’éternité, que l’on s’échangeait ce jour là.
Le lundi de Pâques, jour férié en France, est la trace de l’octave (les huit jours suivants) qui prolongeait la fête jusqu’au dimanche de Quasimodo.
Le dimanche de Quasimodo est le premier dimanche après Pâques. Dans le calendrier liturgique, ce dimanche qui « poursuit la joie de la résurrection du Christ » est noté comme le « deuxième dimanche se Pâques ». Il tient son nom des premiers mots de la prière d’introduction de la messe du jour, l’introït : Quasimodo geniti infante (comme des nouveau-nés). Ce dimanche était également appelé « Pâques closes », « petites Pâques », ou « Pâquettes ».
L’œuf de Pâques
L’œuf symbole universel de perfection, est fêté au printemps car il est lié à la nouvelle vie et à la fécondité : il figure dans de nombreuses légendes sur l’origine du monde. Abondants dans les basses-cours à cette époque, les œufs sont célébrés au moment de pâques, tout comme certains animaux réputés pour leur fécondité : poule, poisson, lièvre. L’agneau est également un symbole biblique de croissance des cheptels. Pour les enfants, des œufs en chocolat et autres friandises sont cachés dans les jardins le matin de Pâques, déposés par les cloches de retour de Rome (dit-on dans la plupart des régions de France) ou par un mystérieux lièvre (en Alsace et dans une partie de la Lorraine, comme dans les pays germaniques et anglo-saxons).
Les cloches de Pâques
Au moment de Pâques, les cloches jouent encore aujourd’hui un rôle important dans toute la France. Après l’hymne du Gloria de la messe du jeudi saint, veille de la mort de Jésus-Christ sur la croix, les cloches se taisent en signe de deuil jusqu’au Gloria de la veillée pascale. Selon la tradition on dit qu’elles vont à Rome pour se faire bénir et chercher des œufs qu’elles répandent au retour dans les jardins. Le folkloriste Arnold Van Gennep pense que cette croyance serait apparue à la fin du XIIème siècle, avec l’interdiction venant de Rome de faire sonner alors des cloches de métal
Le lapin parmi les traditions de Pâques les plus connus
Si ce sont les cloches qui apportent les chocolats pour certains, pour d’autres ce sont les lièvres !
Dans les pays d’Europe de l’Est, ou même plus près de chez nous dans l’Est de la France, c’est le lapin de Pâques qui dépose œufs et autres friandises dans les jardins.
Le lapin est également un symbole de fécondité et de vie.
(From: Internet)
bài rất hay
Trả lờiXóa