Nguyên tác Dịch âm
破鏡 Phá Kính
玉匣清光不復持 Ngọc hạp thanh quang bất phục trì,
菱花散亂月輪虧 Lăng hoa tán loạn nguyệt luân khuy.
秦臺一照山雞後 Tần đài nhất chiếu sơn kê hậu,
便是孤鶯罷舞時 Tiện thị cô oanh bãi vũ thì.
Chú giải:
玉匣清光 Ngọc hạp thanh quang: Gương sáng để trong hộp ngọc. Đây là kỷ vật của vợ Lý Thương Ẩn.
菱花散亂月輪虧 Lăng hoa tán loạn nguyệt luân khuy: Bài “Kính phú” của Dữu Tín có câu: “Lâm thuỷ tắc trì trung nguyệt xuất, chiếu nhật tắc bích thượng lăng sinh” (đến bên nước thì trăng hiện ra trong ao hồ, mặt trời chiếu thi hoa lăng như mọc ra trên vách).
山雞 Sơn kê: Sách “Dị uyển” chép: “Gà rừng thích ngắm bộ lộng của nó, thường soi vào bóng nước mà nhảy múa. Thời Ngụy Vũ, ở phương nam dâng lên vua một con, công tử Thương Thư sai người đặt một tấm gương trước nó, gà thấy bóng mình mà nhảy múa không ngừng, rồi chết vì kiệt sức”.
孤鶯 Cô oanh: Chim oanh lẻ bạn. Bài “Oanh điểu thi tự” của Phạm Thái đời Nam Tống chép: Xưa vua nước Kế Tân giăng lưới trong núi bắt được chim oanh. Nhà vua thích lắm, nhưng muốn nó hót nó cũng không hót. Ba năm rồi mà chim vẫn không hót, người vợ của vua nói rằng: “Thiếp nghe loài chim này chỉ hót khi thấy bạn cùng loại, sao ngài không đem gương để trước nó thử xem sao?”. Vua làm theo lời. Chim oanh thấy hình nó, quả nhiên kêu rất thảm thiết, tiếng nghe ai oán vọng lên cả trời, rồi chết.
Dịch thơ
Đập Vỡ Gương
Hộp ngọc gương trong giữ nữa chi?
Hoa lăng tán loạn bóng trăng suy
Đài gương chiếu ảnh gà rừng múa
Đúng lúc oanh côi hót sầu bi
Lời bàn của Con Cò và Quản Mỹ Lan
Lại thêm một bài thơ thể tỷ nữa chứng minh tài dùng điển thiên biến vạn hóa của LTÂ.
Câu 1:
Vào thẳng đề tài: đập vỡ hộp ngọc và gương cho xong, giữ nữa càng thêm sầu não (vì vợ đã chết rồi).
Ba câu sau dùng thêm 3 điển tích nữa để giải thích lý do phải đập vỡ gương:
Câu 2:
Gương còn đó chỉ để soi hoa lăng tán loạn, trăng khuyết lu mờ cho nên muốn đập gương đi. Lý Thương Ẩn muốn diễn tả một ý bi quan, ngược với ý thơ lạc quan trong điển của Dữu Tín (ý của Dữu Tín: đứng ở bên nước thì thấy trăng sáng hiện lên, khi mặt trời chiếu thì thấy hoa lăng đẹp mọc trên tường).
Câu 3:
Con gà rừng có lông óng mượt khi soi gương sẽ tưởng đó là bạn tình rồi múa cho tới chết (dùng điển của Thương Thư ngụ ý: mình có biệt tài về thơ và sẽ làm thơ nhớ vợ cho tới chết).
Câu 4:
Con chim oanh cô đơn khi soi gương sẽ ngỡ mình đang có đôi và hót tới chết. (dùng điển của Phạm Thái ngụ ý mình góa vợ, khi soi gương sẽ tưởng vợ còn sống và vịnh thơ cho tới chết).
Đây là bài khóc vợ bằng điển tích sâu sắc nhất và thảm thương nhất của họ Lý.
Con Cò
***
Đập GươngHộp ngọc giữ chi với kính trong
Hoa lăng tán loạn nhạt quầng trăng
Gà rừng sau lúc đài Tần ngắm
Là lúc oanh cô nhảy múa xong!
Lộc Bắc
Fev23
***
Đập Kính
Hộp ngọc gương trong phá bỏ ngay,
Hình hoa rối loạn bóng trăng gày.
Đài Tần chiếu dạng gà rừng thích,
Lúc phượng côi buồn bỏ múa may.
Mỹ Ngọc
Mar.11/2023.
***
Kính Này ĐậpThôi!
Hiền thê Vương Thị còn đâu?
Gương soi, hộp ngọc dâng sầu hồn ta.
Cớ chi ôm mãi thiết tha?
Vật xưa hoài niệm - lệ sa vắn dài...
Lăng hoa đảo loạn bi ai,
Khuyết tàn bóng nguyệt - thở dài nửa đêm.
Đài Tần gương mắc bậc thềm,
Sơn kê soi bóng - bước êm nhảy cùng.
Kiếp Oanh cô lẻ vào cung,
Dứt xong điệu vũ - não nùng thương đau.
Khánh-Hưng
***
Góp ý:
Như thường lệ, ÔC lại đưa ra một bài thơ với giấc mộng Liêu Trai.
Mọi người đều biết, Lý Thương Ẩn không mấy may mắn trên hoạn lộ: vì được sự nâng đỡ của Lệnh Hồ Sở, Lý đỗ Tiến Sĩ. Lúc đó, trong triều có 2 phe, Ngưu Tăng Nhụ và Lý Đức Dụ. Lệnh Hồ Sở và con là Lệnh Hồ Đào theo phe Ngưu. Vương Mậu Nguyên, vì mến tài Lý nên gọi tới làm thư ký, và gả con gái là Vương Yến Mỹ.
Điều trớ trêu là Vương theo phe Lý Đức Dụ, nên khi Mậu Nguyên chết, Lý Thương Ẩn bơ vơ, bị đì, vì Lệnh Hồ Đào coi ông là người phản bội, vô ơn bạc nghĩa. Trái lại, hôn nhân của Lý rất thành công, tình vợ chồng thật mặn nồng, tha thiết, và khi vợ chết, ông không tục huyền, lâu lâu lại thăm ngôi nhà kỷ niệm, và làm nhiều bài thơ khóc vợ như bài Đoan Cư, và Phá Kính kỳ này. (theo truyền thuyết thì Lý có tình luyến ái với đạo sĩ Tống Hoa Dương, và hai chị em Lữ Phi Loan và Phi Phượng. Hai cô họ Lữ này bị bắt làm cũng nữ nên Lý mới thất tình mà làm mấy bài Vô Đề rất hay và khó hiểu vì không giám nói rõ. Nhưng chắc lúc đó Lý chưa lập gia đình).
Bài Phá Kính này cũng không dễ hiểu, nếu không có ÔC và anh Tâm giải nghĩa những chữ khó.
- Câu thứ nhất thì đã rõ nghĩa.
- Câu thứ 2, ÔC và anh Tâm đều nhắc tới tích Dữu Tín, nhưng BS thấy không cần, vì câu thơ đã rõ nghĩa.. Anh Tâm giải nghĩa lăng hoa tán loạn là đập cổ kinh ra theo cách dịch của cụ Trần Danh Án thì còn rõ nghĩa hơn nữa.
- Câu thứ 3 thì hơi khó hiểu. ÔC giải nghĩa về Sơn Kê, thì hiểu được, nhưng tại sao lại có 2 chữ Tần Đài? Anh Tâm giải thích bằng điển Lộng Ngọc thì có lẽ không đúng. Lộng Ngọc là CON GÁI của Tần Mục Công, thích thổi tiêu, kết duyên với Tiêu Sử vốn là tiên. Sau, chàng thổi tiêu thì có rồng và phượng xuống đón hai người lên trời.Kiều có câu: “ phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng,” là tích này. Vợ Tần Mục Công là Mục Doanh, chị của thái tử Thân Sinh nước Tấn, không chết sớm, từng dọa tự tử để ép Mục Công tha em cùng cha khác mẹ là Di Ngô. Anh Giám có ý kiến gì không?
# Câu chót, ÔC giải nghĩa cô oanh bằng tích Phạm Thái đời Nam Tống thì chắc không đúng, vì Lý trước Phạm bao nhiêu thế kỷ như anh Tâm nói, giống như Nguyễn Du lấy điển tích từ Nguyên Sa
Đập Kính
Hộp ngọc gương trong hãy bỏ ngay,
Hoa lăng tán loạn, ánh trăng gầy,
Đài Tần một thủa soi gà núi,
Đúng lúc oanh côi nghỉ múa may.
Bát Sách.
(Ngày 12 tháng 03 năm 2023.)
***
Lý Nghĩa Sơn Thi Tập Chú - Đường - Lý Thương Ẩn 李義山詩集注-唐-李商隱
Vạn Thủ Đường Nhân Tuyệt Cú - Tống - Hồng Mại 萬首唐人絕句-宋-洪邁
Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐 詩-清-聖祖玄燁
Ghi Chú:
Phá kính: đập vỡ gương, kính vỡ là điềm xui, một ẩn dụ cho sự chia ly của đôi lứa
Ngọc hạp: hộp trang sức bằng ngọc bích
Thanh quang: ánh sáng trong vút, dung nhan
Ngọc hạp thanh quang: gương sáng để trong hộp ngọc, cả hai là kỷ vật của Vương thị, ẩn dụ người vợ thưong yêu của Lý Thương Ẩn
Lăng hoa: các hoa văn sau lưng kính. Lăng hoa còn được xài để chỉ cái kính như:
Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh
Tùng phong khâm thử hộ dư hương
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi
Hai câu bài thơ nôm trong bài “Khóc Thị Bằng” của vua Tự Đức (theo Dương Quảng Hàm) hay của Nguyễn Gia Thiều, đã được Trần Danh Án dịch ra chữ Hán vào thế kỷ 18.
Nguyệt luân: ẩn dụ giống như một vật thể tròn của trăng tròn
Tiện thị: ngay cả khi, chỉ vì vậy
Cô loan 孤鸞: phượng lẻ bạn. Sau khi khảo sát thêm nhiều tài liệu, tôi đến kết luận cô loan không phải là một điển tích mà chỉ là một ẩn dụ chỉ người mất người phối ngẫu hoặc không có người phối ngẫu.
Thơ LTA khó hiểu vi có nhiều ẩn dụ và điển tích. Trong 28 chữ của bài thơ, ông đã xử dụng 5 ẩn dụ như đã kể trên và 2 điển tích: Tần Đài và Sơn Kê.
Tần đài: điển cố chỉ một trong ba chỗ sau đây:
Đài Phượng Hoàng, chỗ ở của Tiêu Sử và Lộng Ngọc; khuê phòng của vợ chồng.
Theo Liệt Tiên Truyện, Tiêu Sử là người thời Tần Mục Công, thổi sáo hay, có thể làm cho chim công, hạc trắng bay tới sân nhà. Mục Công có người con gái tên Lộng Ngọc thích tiếng sáo của Tiêu Sử, do đó Mục Công gả con gái làm vợ Tiêu Sử. Mỗi ngày Tiêu Sử dạy Lộng Ngọc thổi sáo theo tiếng kêu của chim phượng, được vài năm thì tiếng sáo của Lộng Ngọc nghe giống như tiếng phượng kêu; loài phượng hoàng nghe tiếng sáo của Lộng Ngọc thì bay tới đậu ở mái nhà của vợ chồng Lộng Ngọc. Từ việc này Tần Mục Công cho xây Đài Phượng Hoàng, hai vợ chồng ở trên đó, mấy năm không bước xuống. Một ngày kia hai vợ chồng đều cởi phượng hoàng bay đi mất.
Chỗ ở của vợ chồng, mà bây giờ vợ đã qua đời, chồng giống như chim loan cô độc, thân tuy chưa chết nhưng tinh thần đã đi mất, diễn tả nỗi đau khổ, lòng bi thương của người còn sống sau khi vợ chết, cô đơn cũng như đã chết theo vợ.
Sơn kê: một loài chim hình dạng giống như trĩ, con đực lông màu đỏ vàng, có đốm đen, đuôi dài; con cái có màu đen, hơi đỏ, đuôi ngắn. Sách Dị Uyển chép: Sơn kê ái kì mao vũ, ánh thủy tắc vũ 山雞愛其毛羽,映水則舞 Gà rừng thích ngắm bộ lông của nó, thường soi vào bóng nước mà nhảy múa. Thời Ngụy Vũ 魏武 (395 TCN - 370 TCN), phương nam dâng lên vua một con phượng, công tử Thương Thư sai người đặt một tấm gương trước nó, phượng thấy bóng mình mà nhảy múa không ngừng, rồi chết vì kiệt sức. Hình ảnh được xử dụng chỉ người buồn rầu tự hủy hoại thân thể.
Ngoài 5 ẩn dụ và 2 điển tích nói trên, Thi Viện còn cho một điển tích cô oanh đọc rất hấp dẫn, nhưng sai thực tế vì câu chuyện được kể vào thời Nam Tống (1127-1279) cả trăm năm sau LTA.
Dịch nghĩa:
Phá Kính Đập Vỡ Kính
Ngọc hạp thanh quang bất phục trì
Chiếc gương hộp ngọc còn giữ làm chi nữa,
Lăng hoa tán loạn nguyệt luân khuy
Hoa văn tán loạn, bóng trăng đả khuyết.
Tần đài nhất chiếu sơn kê hậu
Từ sau khi gà rừng soi bóng ở đài Tần,
Tiện thị cô loan bãi vũ thì
Thì là lúc chim loan cô đơn thôi múa.
Dịch Thơ:
Đập Gương
Gương trong hộp ngọc giữ làm chi?
Toán loạn hoa văn trăng đã suy.
Soi bóng đài Tần gà thích dáng,
Cô đơn phượng dứt điệu sầu bi.
Breaking the Mirror by Li Shang Yin
The mirror in the jade box carries sad memory (of my wife)
The moon is declining and the reflections on the mirror are dancing
Since the wild bird looks in the mirror behind the Qin tower (where Qin Mu Gong immortalizes his wife)
It’s time for lonely phoenix to stop dancing when seeing itself in the mirror.
The Broken Miror by Li Shang Yin
English interpretation by Mark Obama Ndesandjo
The dazzle from the mirror box is now in the past
Broken, a bronze lily frame. a moon’s wheel is lost
After the Mountain Rooster basked in your glow [7]
The phoenix had to dance alone, it shows.
[7] A rooster who danced himself to death on seeing himself on a mirror, also implies sadness at the loss of an ideal.
Điển Tích Cô Oanh
Cô Oanh 孤鸞: Chim oanh lẻ bạn. Theo Oanh Điểu Thi Tự 鸞鳥詩序 của Phạm Thái đời Nam Tống chép: Xưa vua nước Kế Tân giăng lưới trong núi bắt được chim oanh. Nhà vua thích lắm, nhưng muốn nó hót nó cũng không hót. Ba năm rồi mà chim vẫn không hót, người vợ của vua nói rằng: “Thiếp nghe loài chim này chỉ hót khi thấy bạn cùng loại, sao ngài không đem gương để trước nó thử xem sao?”. Vua làm theo lời. Chim oanh thấy hình nó, quả nhiên kêu rất thảm thiết, tiếng nghe ai oán vọng lên cả trời, rồi chết.
Điển tích này cũng tương tợ như điển tích Sơn kê.
Tại sao có điển tích cô oanh trong bài Phá Kính của Lý Thương Ẩn đời Đường hơn 100 năm trước câu chuyện của Phạm Thái đời Nam Tống? LTA có tài tiên tri chăng? Không phải thế đâu. Sự sai nhầm là kết quả của 5 yếu tố khác nhau: cả hai điển tích cô loan/cô oanh đều được chép lại trong trang Thi Viện và vài trang web chữ Hán
loan và oanh đều là chim, không biết con nào là con nào
chữ Hán loan, oanh đều có chim: loan鸞 oanh鶯
đọc và chép sai chữ từ mộc bản
không kiểm tra lại nên loan 鸞 thành oanh 鶯.
Sách Lý Nghĩa Sơn Thi Tập Chú của Lý Thương Ẩn 李義山詩集注-唐-李商隱 có đăng bài thơ như bên dưới:
chữ Hán loan, oanh đều có chim: loan鸞 oanh鶯
đọc và chép sai chữ từ mộc bản
không kiểm tra lại nên loan 鸞 thành oanh 鶯.
Sách Lý Nghĩa Sơn Thi Tập Chú của Lý Thương Ẩn 李義山詩集注-唐-李商隱 có đăng bài thơ như bên dưới:
***
Minh Di
Góp ý:
Trước hết tôi xin dịch đoạn Hán văn anh nêu ở đây:
Tần Đài. Vận dụng 3 điển cố.
1. [秦台]. Chỉ đài Phụng Hoàng, chỗ ở của Tiêu Sử, Lộng Ngọc, ở đây chỉ khuê phòng của vợ.
2. "Liệt Tiên Truyện": Tiêu Sử là người thời Tần Mục Công, thổi sáo hay, (tiếng sáo) có thể làm cho chim công, hạc trắng bay tới sân nhà. Mục Công có người con gái tên Lộng Ngọc thích tiếng sáo của Tiêu Sử, do đó Mục Công gả con gái làm vợ Tiêu Sử. Mỗi ngày Tiêu Sử dạy Lộng Ngọc thổi sáo theo tiếng kêu của chim phụng, được vài năm thì tiếng sáo (Lộng Ngọc thổi) nghe giống như tiếng phụng kêu; loài phụng hoàng (nghe) tiếng sáo (của Lộng Ngọc) thì bay tới đậu ở (mái) nhà của vợ chồng Lộng Ngọc. (Từ việc này Tần) Mục Công cho xây Đài Phụng Hoàng, hai vợ chồng ở trên đó, mấy năm không bước xuống. Một ngày kia hai vợ chồng đều theo phụng hoàng bay đi mất.
3. Theo nội dung câu chuyện thì có thể thấy tiếng "Tần Đài" chỉ chỗ ở của vợ chồng, mà bây giờ vợ đã qua đời, bản thân rồi giống như con chim loan cô độc, thân tuy chưa chết nhưng tinh thần rồi theo vợ mà đi mất, diễn tả lòng đau khổ, bi thương của tác giả sau khi vợ chết!
Như câu cuối nói "lòng đau khổ, bi thương của tác giả" thì thấy ngay đoạn này được viết dựa theo một bài văn hay bài thơ nào của một ông nhà văn hay một thi sĩ nào đó, trong đó ông này dùng tiếng "Tần Đài", và đoạn văn anh dẫn ở đây là sự giải thích của một người nào đó về tiếng "Tần Đài" ông nhà văn đó "vận dụng" trong bài văn, bài thơ của ông ta!
Cho nên người giải thích đã dùng tiếng "vận dụng 3 điển cố" ở đầu đoạn văn, và người vận dụng điển cố "Tần Đài" ở đây không ai khác hơn là ông vừa "mất vợ".
Phụ chú:
+ Cuốn "Liệt Tiên Truyện" là một cuốn sách mỏng, phải nói là "rất mỏng" (chỉ có 24 trang rưỡi) của Lưu Hướng (77 - 06 tr. Cn) thời Tây Hán (206 tr. Cn - 08 Cn).
"Truyện" phân 2 Quyển Thượng / Hạ, Quyển Thượng có 40 truyện, truyện Tiêu Sử là truyện thứ 35; Quyển Hạ gồm 26 truyện.
+ Tần Mục Công (? - 621 trước Công nguyên; tại vị: 659 - 621).
+ Tiếng "Tần Đài" nói trên không thấy trong các bộ Từ điển Hán văn tiêu chuẩn của Trung Hoa như Từ Nguyên, Từ Hải...... từ đó thì rõ những giải thích "điển cố" của tiếng "Tần Đài" ở đoạn văn trên chỉ là "giải thích chủ quan" của người viết đoạn văn trên! Trong câu chuyện Tiêu Sử. Lộng Ngọc chúng ta không thấy chỗ nào bi thương hết để mà đưa tâm tình "mất vợ" vào đây!
bài rất hay
Trả lờiXóa