Đinh Bộ Lĩnh Cờ Lau Tập Trận
Theo Lịch sử, vợ của Đinh Tiên Hoàng là Dương Thị, không hề có tên Dương Vân Nga. Đó là cái tên xuất phát từ vở Chèo của Trúc Đường và được biên soạn lại thành hai vở Cải Lương một của Soạn giả Huy Cường, Thanh Nga thủ vai Thái Hậu Dương Vân Nga. Một của Hoa Phượng, Bạch Tuyết thủ vai Dương Vân Nga và còn rất nhiều Nữ nghệ sĩ tên tuổi diễn vai này.Các vở này đều xuất hiện sau năm 1975. Nhiều người cho rằng vở tuồng “Thái hậu Dương Vân Nga” ra đời, mục đích để nhằm tuyên truyền chính trị: Thứ nhất nhắm vào Trung Hoa khi Việt nam và Trung cộng xung đột từ sau 1975, và thứ hai: ca ngợi Dương thái hậu một nữ nhân đã dám vì đất nước mà hy sinh sự nghiệp của chồng là Đinh Tiên Hoàng và ngôi báu của con là Đinh Toàn.???Các vở diễn được trình diễn liên tục từ những năm cuối thập niên 70 và cả Thập niên 80 của thế kỷ 20, trên đất nước Việt và cả hải ngoại. Do được quảng bá rộng rãi, mọi người đã biết đến một thái hậu Dương Vân Nga đáng kính phục vì biết đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi gia đình và cá nhân. Thái hậu Dương Vân Nga trở thành một nhân vật huyền thoại thật đẹp trong lòng mọi người!!!
Chúng ta cùng tìm hiểu qua những nhận định trong sử sách có đúng như nội dung của các vở diễn hay các soạn giả đã đã cố tình bóp méo lịch sử.
Theo truyền thuyết khi bà mới được sinh thường hay khóc nhè . Một hôm có người đạo sĩ đi qua, ông đọc hai câu thơ khiến cô
bé nín bặt:
"Nín đi thôi, nín đi thôi!
Một vai gánh vác cả đôi sơn hà"
Lời tiên tri của ông đạo sĩ ứng nghiệm vào việc bà lấy Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.Nhưng đời sau có thể đoán rằng, câu sấm này là do người ta đặt ra sau khi sự việc đã diễn ra. Như vậy, khi sự việc đã diễn ra, sau khi Dương Vân Nga đã mất (năm 1000), bà đã chỉ lấy 2 vua, Đinh và Lê, nên người đời mới đặt ra câu sấm, mượn lời ông đạo sĩ, để bà gánh vác "đôi sơn hà Đinh , Tiền Lê ) mà không gánh vác "ba sơn hà Ngô, Đinh,Tiền Lê " .
Theo các truyền thuyết dân gian, sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da của bà hoàng hậu họ Dương trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ. Nhan sắc bà được mô tả trong cuốn "Hoàn Vương ca tích" (tìm thấy ở Hà Nam). Bà không chỉ đẹp mà còn tràn đầy sinh lực của một phụ nữ đang ở thời xuân sắc nhất ..
“Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn
Mắt kia sao mọc cờn cờ
Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân”.
Vẻ đẹp của bà quyến rũ đến nỗi mỗi nước đi cũng làm cả vùng thiên nhiên, cây cỏ xao động, bừng sáng:
“Ðồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng
Suối trong tựa ánh nguyệt tràn
Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây
Chim kề mỏ, bướm xỏ mày
Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm...”.
Chắc hẳn chính vẻ đẹp thanh tú, mỹ miều và uyển chuyển của bà đã khiến cho cả vị chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh và sau này Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mê đắm. Đó là lý do bà được làm chính cung ở cả hai triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê.
Dương Vân Nga được thờ phụng cùng với Lê Hoàn tại đền Vua Lê Đại Hành ở khu di tích cố đô Hoa Lư. Bà cũng được phối thờ cùng Lê Hoàn tại 4 nơi khác ở Ninh Bình như ở đền Đồng Bến, thành phố Ninh Bình . Tương truyền là nơi bà đón Vua Lê đánh thắng giặc Tống trở về; tại đền vua Lê, xã Lai Thành, huyện Kim Sơn; tại chùa Trung Trữ, Ninh Giang, huyện Hoa Lư, bà cũng được phối thờ cùng hai vua. Cuối đời Dương Vân Nga tu hành tại động Am Tiên ở phía đông kinh thành Hoa Lư, tại đây còn lưu bài thơ về cuộc đời và sự nghiệp của bà.
Lê Hoàn và Dương Thái Hậu
1- Trong lịch sử ,vai trò của Dương Vân Nga rất mờ nhạt ,bà chỉ nổi bật lên một chút trong vai trò Thái Hậu khi trao long bào cho Lê Hoàn lên làm vua với những lý do mà lịch sử giải thích hãy còn rất mơ hồ : vì tình riêng hay sự nghiệp chung của non sông ? . Thực ra, từ khi Đinh Tiên Hoàng mất, bên ngoài thì Thái Hậu Dương Vân Nga thay vua Đinh Toàn ( 6 tuổi ) trị vì đất nước nhưng thực tế bên trong là do người tình của bà là Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn nhiếp chính chỉ đạo điều hành đất nước .Bà chỉ là một Thái Hậu tượng trưng cho Vương Quyền mà thôi . Điều nầy chứng minh rằng nếu như không có tư thông từ trước khi Đinh Tiên Hoàng còn sống, thì không thể nào Lê Đại Hành vội lập Dương Vân Nga làm Hoàng Hậu khi mới lên ngôi và còn trong thời kỳ tang chế chồng là Đinh Bộ Lỉnh.
3- Hiển nhiên ,và chắc chắn là Dương Vân Nga đã tư thông với Lê Hoàn từ khi tiên đế ( chồng mình ) là Đinh Tiên Hoàng còn sống , Đinh tiên Hoàng đã qua hơn nửa đời nam chinh , bắc chiến, từng dẹp loạn thập Nhị Sứ Quân , biết bao chiến công hiển hách được tôn vinh là Vạn Thắng Vương . Khi lên làm vua thì Đinh Tiên Hoàng đã luống tuổi , sức khoẻ cũng không còn cường tráng như thời " chăn trâu cờ lau tập trận" tại Hoa Lư . Khi lên làm vua , ông không những lấy một Dương Vân Nga mà còn bốn bà Hoàng Hậu khác nên sức khoẻ về phương diện gối chăn chắc chắn ông cũng không còn là một " Vạn Thắng Vương" như trên chiến trường nửa. Thời điểm đó Lê Hoàn và Dương vân Nga cùng trang lứa tuổi ,còn trẻ , trai tài gái sắc đang độ tuổi thanh xuân thường gặp nhau trong triều nên nảy sinh những tình cảm "loạn luân " tình vua tôi , phạm đạo nghĩa luân lý quân thần ,Nhưng vì Đinh tiên Hoàng còn sống nên họ không dám ra mặt công khai. Có một giả thuyết lịch sử cho rằng Đổ Thích tên hoạn quan cận thần ám sát Đinh bộ Lỉnh không phải chỉ vì nằm mơ thấy một ngôi sao rơi vào miệng , nghĩ mình sẽ lên làm vua nên ra tay tàn độc phản chủ giết vua mà do sự sắp xếp của Lê Hoàn và Dương Vân Nga .Đổ Thích chỉ là con cờ thí chốt , là lá chắn của Lê Hoàn và Dương Vân Nga .Dù sao đi nửa, lịch sử bao giờ cũng có những thâm cung bí sử , mà kẻ hâu sinh như tôi cũng không biết đâu là thật đâu là giả.
4 - Nhưng, một hiển nhiên mà lịch sử không chối cải, và ai cũng công nhận là Lê Hoàn khi lên ngôi đã lấy Dương Vân Nga làm vợ và phong chức Hoàng Hậu công khai . Lê đại Hành đã lấy vợ goá của một người mà mình đã từng cúc cung phục vụ tận tụy khi còn sống . Cũng không ngoài khả năng Lê Hoàn cũng đã từng quỳ lạy , tung hô Dương Vân Nga khi bà còn là Hoàng Hậu nhà Đinh. Trong tình nghĩa vua tôi , theo tôi đây là một việc làm rất đáng trách, và còn đáng trách hơn là khi Đinh tiên Hoàng còn sống họ đã lén lúc tư thông với nhau phạm nghĩa quân thần như một đôi gian phu dâm phụ . Đối với Dương Vân Nga, một bậc mẫu nghi thiên hạ , đúng ra phải " tại gia tòng phụ, xuất già tòng phu, phu tử tòng tử " làm gương cho nhân dân, đằng nầy , bà đã làm những điều trái nghịch đạo lý như thế thử hỏi bà có xứng được lưu danh thiên cổ không ? .Tôi rất đồng ý với hai học giả Ngô sĩ Liên, Ngô thì Sĩ khi họ viết : " ..đạo vợ chồng là đầu của nhân luân , Đại Hành thông dâm cùng vợ vua , nghiễm nhiên lập làm Hoàng Hậu mất cả lòng hổ thẹn . Đem cái thói ấy truyền cho đời sau con cái bắt chước mà dâm dật há cũng phải là mở dầu cái họa đời sau "
5- Lê Hoàn là một Thập Đạo Tướng Quân ( chỉ huy 10 đạo quân ) giữ quyền nhiếp chính, được sự tin dùng của Đinh Tiên Hoàng, đúng ra ông phải vẹn nghĩa chữ trung để giữ đạo quân thần , đằng nầy ông đã để mình rơi vào những chữ " anh hùng không qua khỏi ải mỹ nhân ", bị sắc đẹp của của Dương Vân Nga mê hoặc mà làm những việc đáng chê trách .. Nếu Lê Đại Hành không có một chiến công hiển hách đánh tan tác bọn xâm lăng phương Bắc nhà Tống ra khỏi bờ cỏi, bảo vệ chủ quyền độc lập của nước ta thì sẽ không có một ông vua Lê Đại Hành trong lịch sử Việt Nam,
Khi Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám sát, lúc đó Đinh Toàn mới 6 tuổi, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là nhiếp chính tự phong làm Phó Vương. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy quyền lực rơi vào tay Lê Hoàn, lại nghi Dương Vân Nga cùng Lê Hoàn tư thông nên cử binh đến đánh. Lê Hoàn dẹp tan, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp đều bị giết. Phò mã nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chăm với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh tái chiếm kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.
Năm 980, quân Tống chuẩn bị sang đánh, Dương Vân Nga cùng triều thân tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành. Lê Hoàn sau khi chiến thắng quân Tống lập nên nhà Tiền Lê. Dương Vân Nga trở thành một trong năm Hoàng hậu của Lê Đại Hành ,bà mất năm 1000.
Về việc sau khi lên ngôi, Lê Hoàn lấy Dương Vân Nga phong chức Hoàng hậu , các sử gia phong kiến đặc biệt chỉ trích Lê Hoàn và Dương Vân Nga.
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên viết:
Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sau ?
- Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục ghi:
Nhà vua nối ngôi, mới lên sáu tuổi. Bọn Nguyễn Bặc đều là đại thần phụ chính; còn Lê Hoàn trong tay giữ cả binh quyền, tự do ra vào nơi cung cấm. Thái hậu phải lòng Hoàn, rồi cùng nhau tư thông, cho Hoàn quyền tạm làm công việc thay vua như Chu Công khi trước. Lê Hoàn cậy có Thái hậu cưng yêu, không kiêng sợ chi cả.
Nhâm Ngọ, năm thứ 3 (982). (Tống, năm Thái Bình hưng quốc thứ 7).
Lập Đinh Thái Hậu là Dương thị làm Đại thắng minh hoàng hậu.
Dương thị, trước kia lấy Đinh Tiên Hoàng, sinh ra Vệ vương Toàn. Toàn nối ngôi, hãy còn nhỏ tuổi. Thái hậu tư thông với nhà vua, mưu việc chuyển dời ngôi nhà Đinh. Đến đây lập Dương thị làm Đại thắng minh hoàng hậu. Lại lập Phụng Kiền chí lý hoàng hậu, Thuận Thánh minh đạo hoàng hậu, Trịnh quốc hoàng hậu và Phạm hoàng hậu, cộng năm Hoàng hậu.
- Việt Nam Sử Lược:
Vệ-vương Đinh Toàn mới có 6 tuổi lên làm vua, quyền-chính ở cả Thập-đạo tướng-quân là Lê Hoàn 黎 桓. Lê Hoàn lại cùng với Dương Thái-hậu 楊 太 后 tư thông.
Còn trong dân gian, ở Ninh Bình hiện nay có truyền nhau cuốn truyện bằng văn vần có tựa là Hoa Lư Tự Sự, mô tả sự việc như sau:
Dương thị Vân phản bội chồng
Từ lâu vốn đã tư thông Lê Hoàn
Đặt mưu hiểm lập chước gian
Đầu độc giết chết Tiên Hoàng Cha Con
Đỗ Thích chi nội hậu quan
Đi tuần về thấy tâm can hãi hùng
Nhảy ngay lên mái điện rồng
Bụng đói miệng khát long đong ba ngày
Trời mưa hứng nước giơ tay
Triều thần hô hoán lôi ngay xuống đình
Đỗ tội cho thị Đình Đình
Để Lê gia xuất thánh minh trị vì...
Qua những dẫn chứng trên, chúng ta thấy các soạn giả đã đảo lộn lịch sử.Cái sai thành đúng. Đem cái sai đi phổ biến rộng rãi khắp nơi làm cho mọi người hiểu sai về Lịch sử. Để biện bộ cho việc sai trái này đưa lý do khích lệ tinh thần yêu nước của người dân. Thế tại sao không lấy câu chuyện của Ỷ Lan Nguyên Phi ?
Trong Sử Việt vua Lý Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, nhưng Thái Phi Ỷ Lan vẫn làm tròn trọng trách đánh Tống bảo vệ giang san, ngai vàng cho họ Lý.
Trong xã hội, thời nào cũng thế, nếu một điều sai được phổ biến khắp nơi qua hình thức văn học, nghệ thuật rất dễ gây nhầm lẫn cho mọi người. Từ đó điều sai trở thành đúng và trắng sẽ bị biến thành đen.
Huỳnh Hữu Đức
(Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Việt Nam Sử Lược, blog.yahoo.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét