Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

Thu Vén Tuổi Già – Dọn Đi Đâu?


Suốt thời trẻ người ta vất vả làm việc, nuôi dạy con cái, chạy vạy cơm áo gạo tiền, … chìm đắm trong “bến mê” ít có giờ dừng lại để:

Nằm vắt tay lên trán ta nghĩ đến chuyện bây giờ
Ngồi bấm đốt ngón tay ta nghĩ đến chuyện ngày mai

Thế rồi thì giờ vùn vụt bay đi như bóng câu qua cửa sổ, thoắt cái là “cái già xồng xộc nó thì theo sau”. Con cái đã thành đạt bay xa, còn lại hai vợ chồng già (đôi khi chỉ còn một chiếc bóng lẻ loi) ngồi lại ngôi nhà quá trống trải và quá rộng rãi dư thừa. Bụi bặm ngày một dày thêm, sức khỏe ngày một mỏng đi, sức làm việc, nấu nướng, dọn dẹp giảm hẳn xuống, Việc lái xe hạn chế dần, tránh lái ban đêm, tránh lái xa lộ, ra vào parking đôi khi cọ quẹt vào rào cản trầy xước xe mình, thậm chí đôi khi lỡ đâm vào đuôi xe người khác mà không hiểu được tại sao lúc nãy mình không thấy nó v.v.

Đến lúc phải nghĩ đến việc thu vén lại cho giai đoạn mới của cuộc đời, chẳng thể Vũ như Cẩn như mấy chục năm qua. Đi đâu? Ở đâu? Sống như thế nào?

A. Già Tại Chỗ (Aging in Place): 

Có người dự định sống nốt tuổi già tại căn nhà kỷ niệm cho đến ngày cuối. Họ lo sửa nhà lại theo nhu cầu mới: hoặc đặt thang máy trong nhà, hoặc bỏ trống dãy trên lầu dọn xuống ở tầng trệt, xây thêm phòng ngủ phòng tắm dưới nhà, san bằng nền nhà không phải bước lên bước xuống từ phòng này sang phòng kia, đặt thêm thanh vịn dọc tường, nới rộng cửa phòng cho xe lăn ra vào, san bằng tam cấp trước nhà để đẩy xe lăn v.v.

Nhu cầu ở là vậy, còn nhu cầu ăn và chăm sóc thì sẽ bỏ nhiều tiền (rất nhiều tiền) thuê người đến nhà chăm sóc. Khi yếu đuối bệnh hoạn thì tổn phí sẽ rất cao. Vợ chồng ông bà tôi quen biết có thu nhập cao nên đã lập sẵn ngân sách mỗi tháng chi 10 nghìn thuê người trông nom và tạm yên chí với kế hoạch này. Phương cách này không phải ai cũng có khả năng làm được.

B. Phu tử (hay phụ tử) tòng tử, về ở với con: 

Một số ông bà thu vén dọn về ở cùng với con hay ở gần cạnh bên con. Đây là truyền thống lâu đời của người Á đông, tam đại đồng đường, có khi cả tứ đại đồng đường. Ông bà giúp trông cháu nhỏ, con cái ngày nghỉ đưa cha mẹ đi chợ, đi chơi, khám bệnh, v.v. Tuy nhiên lúc cuối đời bệnh tật tuổi già đôi khi cũng vượt quá khả năng chăm lo của các con nên rồi cũng vào dưỡng lão.
Bài này xin chỉ bàn đến một số vấn đề cho những vị muốn tự mình tìm chốn an cư lạc nghiệp cho giai đoạn mới trong cuộc đời.

C. “Xuống Cấp” ở nhà nhỏ hơn (Downsize)

Ở đời chuyện gì cũng chỉ cần đủ, không cần hơn. Căn nhà rộng hơn nhu cầu không phục vụ mình nữa mà ngược lại khiến mình phải vất vả phục vụ nó. Quét dọn phòng khách thênh thang, phòng ngủ dư dùng để trống không người ở, phòng tắm trên phòng tắm dưới không dùng đến, v.v. đều là phí công vô ích trong khi mình cần để dành sức khỏe ít ỏi còn lại để nghỉ ngơi vui chơi.

Chuyện xuống cấp nói thì dễ nhưng làm không dễ. Không có bà tiên nào vung chiếc đũa thần, phút chốc qua đêm “bê” mình từ nhà to đùng 2000-3000 sqf đến một căn hộ nhỏ nhắn gọn ghẽ vừa đủ cho đôi uyên ương tóc bạc tuổi vàng.
Tiêu chuẩn cho “túp lều tranh” mới

1. Gọn nhỏ: vừa vặn cho một hay hai người.
2. Dễ ra vào: ở tầng trệt không leo cầu thang hay ở tầng trên có có thang máy phục vụ, gần phố xá chợ búa
3. Ở khu nào: vào khu người già hay ở khu đa dạng đủ mọi lứa tuổi thành phần?
4. Sở hữu: thuê hay mua?
5. Thời gian: sẽ ở bao lâu? Sau đó thì sao?

Ở đây xin bàn đến mục 3, 4 và 5, vì 2 mục đầu đã hiển nhiên không cần tranh luận.

3. Ở khu nào:

a. Ở tại phố thị: 
Người lớn tuổi không cần ở khu ngoại ô (suburbs) có vườn tược xanh mát, đường phố vắng vẻ yên tĩnh, nhưng mỗi lần đi chợ búa sắm sửa phải lên xe chạy vài dặm đến vài chục dặm. Nhà hay hộ trong phố ở tầng trệt hay tầng lầu có thang máy lên xuống, bước ra đường là có tiệm café, chợ nhỏ, cửa hàng ăn uống, v.v. không phải lái xe đi lại là thích hợp hơn. Tuy nhiên, những căn hộ tiện nghi ngay trung tâm phố xá như thế phần đông phục vụ người trẻ độc thân đi làm (young professionals) vì thành phần này cũng muốn cùng những tiện ích này. Ta cũng cần cân nhắc tổn phí và nơi chốn khi chọn ở phố thị.

- Tổn phí: Khu phố sạch sẽ mới mẻ (khoảng 3-5 nghìn ở Bethesda, Maryland; Falls Church, Virginia; 3-6 nghìn San Jose, California; 1-2 nghìn Houston, TX) hầu như dành cho giới trẻ đi làm có khả năng trả tiền thuê cao, trong khi người già thì lợi tức cố định khiêm tốn hơn. Chọn khu bình dân giá rẻ không có thang máy thì phải ở tầng trệt, nhưng không phải lúc nào cũng tìm được. Thành phần dân cư chung quanh có thể phức tạp với nạn trộm cắp vặt, xả rác bừa bãi, tranh chấp với hàng xóm không biết điều, v.v.

- Nơi chốn, môi trường: Ở chung với đủ thành phần lứa tuổi có cái vui là mình hưởng lây lối sống vui nhộn tràn trề sinh lực của giới trẻ chung quanh, thay vì cảnh “hai con khỉ già ngồi nhìn nhau” suốt ngày. Tuy nhiên cái ồn ào sinh động đôi khi vượt quá mức với những party khuya khoắt ồn ào, cảnh say xỉn ấu đả, những cuộc cãi vã hung tợn, v.v. những mặt trái của đời sống phố thị.

b. Vào khu nhà cho người cao niên (Senior Community, 55+ Community):
Dọn đến khu nhà già có cái lợi là những khu này đã tính đến những nhu cầu của người lớn tuổi. Leisure World ở Maryland, Làng Tre (Golden Bamboo I, II, III) ở Texas, The Villages ở Florida, Sun City ở Arizona, v.v. có những khu riêng biệt tập trung hàng ngàn căn hộ hay nhà nhỏ dễ ra vào lên xuống,chung quanh có thư viện, rạp chiếu bóng, hồ bơi, sân tennis, chợ búa ngay ngoài cổng, v.v. Giá cả những khu này tương đối phải chăng, đôi khi thấp hơn giá thị trường bên ngoài vì chúng tọa lạc cách biệt thành phố nơi giá đất rẻ (giá bán 200k-400k ở Leisure World - Maryland, 300k-400k ở the Villages - Florida). Phần “được” là có bạn đồng lứa, gặp nhau uống trà cà phê, đi xem hát, hàn huyên tâm sự, v.v. Phần không được lắm là vẫn phải lái xe đi lại hay dùng dịch vụ của khu vực, đi đâu cũng thấy người lớn tuổi già nua, chẳng nghe tiếng trẻ con cười nói, cuộc sống tách biệt với “đời thường”.

Trong phố cũng có những apartment complex cho người lớn tuổi ở cùng nhau, có dịch vụ ăn uống, giải trí chung. Giá cả khá cao, khoảng 3 nghìn/tháng tại Maryland-Virginia. Giá thuê ở Làng Tre Vàng (Golden Bamboo II, Golden Bamboo III), Houston, TX thì chỉ từ $700 đến $1100/tháng.

c. Ở một chỗ đến cuối đời bằng “Dịch vụ chăm sóc bao trọn gói” (Continuing Care Retirement Community): 
Đó là những dịch vụ chăm sóc chu đáo cho người lớn tuổi trên từng chặng đường trước mắt cho đến lúc lìa đời:

1) tự sống độc lập, nếu muốn sẽ có nhà hàng phục vụ ăn uống, có người lau dọn nhà cửa (independent living),
2) sống dựa vào dịch vụ, có người phục vụ ăn uống ngày 3 bữa và quét dọn cho nhưng vẫn tạm khỏe mạnh (assisted living),
3) nằm một chỗ cần đút cơm, tắm rửa, giặt giũ, cho uống thuốc, v.v. (nursing home).

Những nơi này chia làm 3 khu khác nhau cho 3 cách sống kể trên nhưng vẫn cùng một địa điểm. Khi “chuyển vùng” chỉ việc dời từ vùng 1 sang vùng 2 rồi sang vùng 3. Dịch vụ này rất đắt tiền, dành cho giới có của ăn của để. Thường khi vào những nơi này phải đóng trước một số tiền to từ 500 nghìn đến 1 triệu, mỗi tháng trả từ 4 nghìn cho một người đến 6 nghìn cho hai ông bà (vùng Maryland-Virginia). Khi còn sống độc lập được thì người ta cho một số bữa ăn tại nhà hàng 4-5 sao ngay trong khuôn viên (16 vé ăn mỗi tháng chẳng hạn, nếu đi vắng không dùng thì sẽ được dùng vào tháng sau, nhưng hết tam cá nguyệt thì mất giá trị), cho người lau dọn, cung cấp các trò giải trí như bơi lội, ping pong, đọc sách, v.v.. Đến lúc cần chăm sóc nhiều hơn thì sẽ được hưởng kiểu assisted living, được dọn ăn ngày 3 bữa, lau dọn, nhắc nhở uống thuốc, v.v. Giai đoạn cuối nếu nằm liệt giường thì sẽ vào khu chăm sóc kiểu nursing home, cơm mang đến giường đút ăn, có người tắm rửa thay áo quần, chăm sóc y tế 24/24. Thoạt nghe thì thấy ngán ngẩm, đào đâu ra số tiền lớn như vậy để vào những nơi này? Thật ra một người đơn thân không con cái, làm việc cả đời, đã trả sạch nợ ngôi nhà đang ở, nay bán đi giao tất cả tiền cho dịch vụ rồi thì yên chí có nơi dưỡng già đến ngày cuối. Tuy tốn kém nhưng người già được hưởng nơi ở sang trọng, dịch vụ chu đáo, và khi nào sức khỏe “xuống cấp” nằm một chỗ thì được chăm sóc toàn diện cho đến cuối đời. Vì đóng trước số tiền rất lớn nên mình được bảo đảm nếu lỡ tán gia bại sản vì lý do nào đó (con cháu lừa quỵt, thị trường chứng khoán sụp đổ, v.v.) họ cũng không đuổi mình ra khỏi cửa. (Chắc hẳn họ đã nắm sẵn số tài sản lớn của mình từ đầu nên cứ thế trừ dần đi). Có nơi cam kết sẽ trả lại cho người thừa kế một số phần trăm số tiền đóng khi dọn vào, tùy vào thời gian mình sống ở những nơi này lâu hay mau. Ai muốn biết thêm xin Google “Continuing Care Retirement Community near me” để biết thêm và có thể xin hẹn đến thăm cho biết.

Tâm lý người Việt thường không muốn chọn loại dịch vụ này vì mặc cảm tội lỗi khi chi nhiều tiền cho bản thân, sợ “ăn mất phần của con”. Thật ra khi con cái đã thành tài tự sống được, thì ước nguyện của chúng là gì? Chúng nó trông mong cha mẹ chết đi để lại tài sản kếch xù, hay mong cha mẹ sống thoải mái đến ngày cuối, được chăm sóc chu đáo khiến chúng khỏi phải bận tâm lo lắng, không phải thay đổi công việc hay xáo trộn gia đình riêng để phụng dưỡng cha mẹ?

Một lý do khác người Việt không hưởng ứng dịch vụ này vì vào đó phải “hội nhập hoàn toàn”, tức là ăn cơm Mỹ ngày 3 bữa, (không có canh chua cá kho đâu nhé), phải hòa đồng với dân cư chung quanh, hoặc bước ra đánh bạn với người Mỹ hay người khác chủng tộc, hoặc nằm trong phòng một mình.

4. Sở hữu nơi ở mới: mua hay thuê?

a. Mua: Người Việt luôn có khuynh hướng nhìn về lợi ích lâu dài. Người ta cho rằng trả tiền thuê là “mang tiền đổ xuống cống”, đến ngày ra đi chẳng còn lại gì. Bán nhà đang ở rồi mua căn hộ nhỏ theo nhu cầu mới sẽ giữ được tài sản dài lâu, sau này để lại cho con cháu.

Tuy nhiên, khi mua một căn hộ ở tuổi gần đất xa trời, ta cần dự định xem sẽ ở được bao lâu. Mua nhà ở tuổi lão niên không như mua nhà khi còn là vợ chồng trẻ. Vợ chồng trẻ mua nhà rồi sinh con đẻ cái, lo cho con đi học đến thành tài, có thể hai ba chục năm. Người già khi mua nhà chỉ tính được vài ba năm trước mặt. Một ngày nào đó ông đột quỵ phải vào dưỡng lão, bà té ngã hay vướng bệnh lãng không còn ở nhà được nữa thì ngôi nhà mới mua vài năm phải xử thế nào? Bán lại để thu vén theo cảnh sống mới một lần nữa cũng đau đầu như lần downsize trước, nhất là khi một người đã mất khả năng phụ giúp, chỉ còn lại một người già yếu phải tự mình lo toan lấy mọi chuyện.

b. Thuê: thuê nhà thì đúng là “mang tiền đổ xuống cống” nhưng không phải gắn bó lâu dài. Khi cần dời đi thì trả nhà lại dễ dàng. Ngược lại, khi ở nhà thuê thì luôn có yếu tố phụ thuộc khi mình không làm chủ. Khi cần gắn thêm thanh vịn dọc tường hay trong nhà tắm cũng phải xin phép chủ nhà. Nới rộng cửa phòng cho xe lăn ra vào càng to chuyện hơn. Có thể một ngày nào đó có nhà đầu tư thu mua toàn bộ khu mình đang ở để đập đi xây condo mới và mình phải dọn đi, v.v.

5. Thời gian ở bao lâu? Chuyện này chỉ có Trời tính dùm ta. Như đã bàn ở phần 4 trên, tuổi già chỉ biết được từng năm một hay vài ba năm trước mắt. Cách tốt nhất là toan tính bước tiến lẫn bước lui, bước vào lẫn bước ra trước khi chọn chỗ ở mới. Khi nào không còn ở được tại nhà mới này thì sẽ đi đâu? Chuyện không đơn giản nhưng đừng để mình bị động khi có chuyện ngoài dự tính xảy ra.

D. Nghiên cứu/Chuẩn bị

Ở tuổi lão niên, việc chuẩn bị cho quãng đời còn lại rất quan trọng, vì ta không có thì giờ hay khả năng xóa bàn làm lại. Cần tìm hiểu mọi ngõ ngách, xem xét học hỏi chu đáo mọi khía cạnh, và tận dụng mọi nguồn thông tin để đi đến quyết định thích hợp.

1. Nguồn nội bộ trong gia đình: n
hiều cha mẹ ngần ngại không muốn làm phiền con, tự “nghĩ dùm” là chúng nó không quan tâm, chúng nó bù đầu chuyện gia đình không có khả năng giúp đỡ, dâu hay rể sẽ phiền hà, v.v. Dù sao cũng phải lên tiếng, họp “hội đồng gia đình” để chia sẻ suy nghĩ của cha mẹ và nghe qua ý kiến của con. Dù có giữ quyết định của mình thì ít nhất cũng hiểu được lập trường ý kiến của con, hay hiểu được chúng nó muốn mình làm gì, hay vì sao chúng nó không thể giúp đỡ theo ý mình được. Và quan trọng hơn cả, nếu còn cả ông lẫn bà, thì hai người cần trao đổi ý kiến với nhau thấu đáo, kẻo ông muốn gà, bà muốn vịt thì không thể nắm tay nhau đồng hành trên quãng đường trước mắt được.

2. Nguồn tài liệu từ cộng đồng chung quanh:
Các county đều có dịch vụ cho người lớn tuổi (Department of Aging), từ việc đưa xe đón buýt đến đến giao cơm tận nhà, giúp làm giấy tờ (di chúc, “chỉ thị tương lai” – Advance Directive), đến giới thiệu những dịch vụ tư vấn luật pháp, tiện ích công cộng mà mình chưa biết đến.

3. Đến thăm “hiện trường”: 
Có những nhà già hay dịch vụ phục vụ người cao tuổi sẵn sàng mời mình đến viếng thăm, xem qua cho biết các khu ăn ở sinh hoạt, gặp gỡ nói chuyện với những cư dân đang ở đó, ăn thử một bữa cơm tại nhà hàng của họ, hỏi han kỹ vấn đề tổn phí, v.v.

4. Một số văn thư pháp lý cần chuẩn bị sẵn:. 
Điều khá buồn cười (hay buồn đau) là khi một người mất đi thì dễ, người còn lại sẽ thừa hưởng hay quyết định mọi việc như mua bán nhà cửa hay thanh toán tài sản. Ngược lại khi một người nằm liệt giường hay hôn mê mất sáng suốt thì người còn khỏe phải lo thủ tục giám định y khoa, thủ tục luật pháp, xin phép ba làng bảy tổng rằng người kia không thể quyết định được nữa, mới có thể giải quyết chuyện gia đình.

a. Advance Directive (“chỉ thị trước”) giao quyền quyết định y tế cho người kia khi mà một trong hai người không còn khả năng tự quyết định vấn đề chăm lo sức khỏe cho mình được nữa, kể cả mọi phương diện liên quan khác như tang ma, hiến tạng, hay cả việc có giữ cho sống bằng ống nghiệm hay rút ống để ra đi, phương thức chôn cất, v.v.

b. Power of Attorney (giấy ủy quyền) giao cho người khác giải quyết tài chánh, có thể hạn hẹp như chỉ khi nào mình đi vắng ra nước ngoài, chỉ được đại diện thưa kiện về bất động sản chứ không được đụng đến tài khoản ngân hàng (trường hợp ủy quyền cho người ngoài), v.v.

c. Family Trust (ủy thác gia đình) để tài sản chung vào văn kiện này để khi một người mất đi không phải qua thủ tục thừa kế mất thời gian, và tránh thuế thừa kế nếu có tài sản lớn (trên $13 triệu năm 2023 thì phải đóng thuế thừa kế; dưới $13 triệu thì không phải đóng thuế). Family trust có thể bao gồm cả 2 văn kiện đầu (advance directive & power of attorney) thành một gói đầy đủ. Tuy nhiên family trust không phải là điều ai cũng cần có: tài sản dưới 13 triệu thì không chịu thuế thừa kế nên không cần bỏ vào trust để tránh thuế; hai vợ chồng cùng đứng tên chung mọi tài sản thì người còn lại đương nhiên sở hữu toàn quyền tài sản khi một người mất đi không phải lập trust; khi một người mất đi thì phải chia tài sản ra làm 2 trust: trust A cho người còn lại, trust B cho người nằm xuống, và hàng năm phải khai thuế cả hai trust. (Turbotax không có mẫu 1041 để khai thuế trust, phải nhờ CPA tốn kém).

Cần tham khảo luật sư về những lý do nên hay không nên và những điều kiện cần ghi rõ ràng trong các văn kiện này.

Không có công việc lớn nhỏ nào có thể hoàn thành tốt đẹp mà không có chuẩn bị chu đáo. Ta không biết tương lai sẽ ra sao, vì thế càng phải học hỏi thật nhiều ngay từ bây giờ để chuẩn bị tốt.
Có một câu nói lưu truyền rộng rãi ngày nay được cho là của nhiều người danh tiếng khác nhau: (Thomas Jefferson, Samuel Goldwyn, Ralph Waldo Emerson, v.v.) “I'm a great believer in luck. The harder I work, the more of it I seem to have." (Tôi rất tin tưởng vào sự may mắn. Tôi nghiệm rằng tôi càng nỗ lực thì tôi càng may mắn).

Chúc các bậc lão niên nhiều may mắn!

Thuy Messegee
12/2023

Tài liệu đọc thêm:
Những khu dành cho người cao tuổi:
Leisure World ở Maryland
Làng Tre Vàng ở Houston, TX
The Villages ở Florida
Dịch vụ “chăm sóc bao trọn gói” đến cuối đời (Continuing Care Retirement Community)
Power of Attorney

Embracing Old Age – Where to Move?

During their youth, people work hard, raise children, struggle daily to make a living and rarely have time to stop to:

Taking a moment from daily chores, I think about what's happening now
Counting on my fingers, I envision the years ahead…

Then time quickly flew. and suddenly old age is knocking at the door!. The children have moved out, leaving the old couple (sometimes only a lonely widow/widower) sitting in a house that is too empty and too spacious. Dust is getting thicker day by day; health is getting thinner and thinner. The ability to work, cook, and clean is reduced. Driving is gradually limited; we avoid driving at night, avoid the highway, getting in and out of the parking lot becomes difficult. We would unexpectedly brush against barriers and scratch our cars. Sometimes we even accidentally crash into the back of someone else's car without understanding why we didn't see it in the first place.

I’s time to think about reorganizing for the new phase of life, unlike the life we knew in the past decades. Where to go? How to live?

A. Aging in Place: 

Some people plan to live out their old age in their old sweet home until the end. They renovate it according to new needs: putting up an elevator in the house, leaving the upper floor rooms empty and moving down to the ground floor, building an additional bedroom and bathroom downstairs, leveling the floor so you don't have to step up and down from room to room, adding railings along the wall, widening the door to allow wheelchair access, leveling the front steps to accommodate wheelchair movement, etc.

The need for shelter then can be settled. However, the need for care can be costly, quite costly, when you become frail and cannot take care of yourself. A couple I know have high income and have made up their mind to age in place. They set up a budget to spend $10k-15k each month to hire aids and feel ok with this plan. Not everyone can do this, though.

B. Move in with the children: 

Some grandparents move in to live with their children or stay close to them. This is a long-standing tradition of Asian people, the three generations, sometimes even four generations, under the same roof. Grandparents help take care of the grandchildren, and on their days off, the children take the grandparents to go shopping, to doctors’ appointments, etc. However, at the end of life, illnesses sometimes become too much of a burden for the children, and eventually the old couple end up in nursing homes.

This article will only discuss a few issues for those who want to find a place to move to in the new phase of life.

C. Downsize to a smaller house

We just want just enough for our needs and we do not need more than we can utilize. A house that is more than our needs no longer serves us; on the contrary, we have to work hard to serve it. Cleaning the spacious living room, the unused spare bedrooms, unused upper bathroom, lower bathroom, etc. is a waste of effort, when we need to utilize what little health we have left to relax and have fun.

Downsizing is easy to say but not easy to do. There is no fairy who can wave a magic wand and overnight transport us from a huge house of 2000-3000 sqf to a small, neat apartment just enough for a silvered-haired couple in their golden years.

Standards for the new home:

1. Compact: just big enough for one or two people.
2. Easy to get in and out: on the ground floor or on an upper floor with an elevator; close to shops and conveniences
3. Location: in a neighborhood for the elderly or in a diverse neighborhood?
4. Ownership: rent or buy?
5. Time: how long will the stay be? What then?

Here we will discuss items 3, 4 and 5, because the first two items are obvious and need no deliberation.

3. Location:

Living in the city: older people do not need to live in suburbs with green gardens and quiet streets but which require them to get in the car and drive some distance for shopping. Dwellings in downtown areas, on the ground floor or on upper floors that have elevators, are better suited. There should be cafes, mini marts, various stores, etc. all around within walking distance. However, such comfortable apartments right in the center of the town mostly serve young single working professionals because this group also wants these amenities and can afford them.

One needs to consider costs and location when choosing to live in the city.

- Cost: New, clean neighborhoods (about $3-5k/month in Bethesda, Maryland or Falls Church, Virginia; $3-6 k in San Jose, California; $1-2k Houston, Texas) are mostly for young working people who have the ability to pay high rent, while most elderly people have modest fixed income. If you choose a cheap, affordable area without an elevator, you’d want to be on a ground floor unit, which is not always possible to find. The surrounding population can be complicated with petty thefts, littering, noisy quarrels & altercations, etc.

- Neighborhood: Living with people of all ages allows you to be surrounded by the fun and energetic lifestyle of young people around you, instead of the scene of "two old monkeys sitting at home looking at each other" all day long. However, the hustle and bustle sometimes goes beyond acceptance with loud late-night parties, drunken brawls, violent arguments, etc.

Entering a senior community, 55+ community: These communities take into account the needs of the elderly. Leisure World in Maryland, Bamboo Villages (Golden Bamboo I, II, III) in Texas, The Villages in Florida, Sun City in Arizona, etc. are in separate areas with thousands of apartments or small houses that are easy to get in and out of, surrounded by libraries, cinemas, swimming pools, tennis courts, with markets right outside the gate, etc. The prices of these places are relatively affordable, sometimes lower than the outside market price because they are located away from the city, where land prices are cheap (sale prices are within $200k-400k in Leisure World - Maryland, $300k-400k in the Villages - Florida). The benefit is making friends with people of the same age, meeting for tea and coffee, going to the theater, playing games, chatting, etc. The not-so-good part is that you still have to drive around or use regional transportation services. All around you are old people; you do not hear children laughing and talking, and you live apart from the "normal life out there".

There are also apartment complexes in the city for older people to live together, with entertainment services and dining provided at request. The price is quite high, about $3k/month in Maryland-Virginia. Rent prices in Golden Bamboo Village (Golden Bamboo II, Golden Bamboo III), Houston, TX, however, are only from $700 to $1100/month.

c. Move to one place for the rest of your life with "Continuing Care Retirement Community": These are care services designed to serve elderly people through successive phases until the end of life:

1) independent living: there will be meals provided part of the time and cleaning services
2) assisted living: provides three meals a day, laundry and cleaning services while residents are still relatively healthy
3) nursing home: total incapacity or memory loss care: feeding, bathing, laundry, round-the-clock medical attention, etc.

These places offer continuous services from the same location. When "changing phases", you just need to move from area 1 to area 2 and then to area 3, for instance. This service is costly and probably affordable only to well-to-do people. Usually when entering these places, you’d be required to pay upfront a large amount, from $500k to $1 million, and each month from $4k for one person to $6-8k for two people (Maryland-Virginia area). When you can still live independently, you are provided a number of meals at a 4-5 star restaurant on the premises (16 meal tickets per month, for example.) Unused tickets can be carried forward but expire within a quarter. You are also provided cleaning services, recreation such as swimming, ping pong, movies, reading, etc. When the time comes for more care, you will progress to assisted living, with daily meals provided, cleaning, laundry, medication reminders, etc. In the final stage, if you are bedridden or suffer from dementia, you will receive nursing home-style care, where meals will be brought to your bed, someone will bathe you and change your clothes, and you will receive 24/7 medical attention. At first, one might be discouraged. How to get such a large sum to afford these places? Actually, I heard of a single person without children, who has worked all his/her life and paid off the mortgage on the house, sold it and gave all the proceeds to the service to be assured of a place to live until the end of life. Although it is expensive, the elderly enjoy luxurious housing, attentive services, and when their health deteriorates, comprehensive care to the last day. Because you pay a large entrance fee initially, you can be assured that if your resources are unexpectedly depleted for any reason (fraud by children or loved ones, the stock market’s collapse, etc.), you would not be kicked out the door. (The business collects a large sum from you at the beginning and can spend it down on you gradually, I assume.) Some places promise to return a percentage of the deposit to the heirs at the departure, through death or other reasons, depending on how long you stay in these places. If you want to know more, please search for “Continuing Care Retirement Community near me” to learn more and maybe make an appointment to visit.

Vietnamese people often do not want to choose this type of service because they feel guilty about spending a lot of money on themselves, about "stealing their children's share". However, when children can make it on their own, what are their wishes? Do they hope that their parents will leave behind a huge fortune, or do they hope that their parents will live comfortably until the last days, being well taken care of so they don't have to worry about them, change jobs or disrupt their families to take care of them?

Another reason why this service does not appeal to Vietnamese people is because they’d have to "completely integrate", eating 3 American meals a day (no sour fish soup or salty braised fish for you, sorry!). And you either go out and interact with people of other races in English or stay isolated in your own room.

4. Ownership: buy or rent?

a. Buy: Vietnamese people always tend to look at long-term benefits. They consider paying rent "pouring money down the drain". When you leave, there's nothing left. Selling the house you lived in most of your life and buying a small apartment according to your new needs will preserve the asset you can later pass on to your children and grandchildren.

However, when buying an apartment at this late age, we need to think of how long we will stay in it. Buying a house in old age is not like buying a house as a young couple. A young couple buy a house, have children, then raise them until they are on their own, perhaps for twenty or thirty years. When buying a house in old age, people only have a few years ahead of them. One day, if he has a stroke and has to go to a nursing home, or if she falls or develops dementia and can no longer live at home, what will happen to the house that they just bought a few years ago? Selling again for another “downsizing” is as painful as the previous one, especially when one person has lost the ability to help, leaving the remaining person to take care of everything.

b. Rent: renting a house is truly "pouring money down the drain", but it doesn't have to be a long-term commitment. When you need to move, you’ll just leave. On the other hand, there are restrictions living in a rented place because you do not own it. If you need to install additional grab bars along the wall or in the bathroom, you must get the landlord's permission. Widening the door to allow wheelchair access is even more of a hassle. One day an investor might buy the entire building to demolish it and build a new condos for resale at higher prices, etc.

5. How long is the stay? Only God can figure this out for us. As discussed in part 4 above, old-age people can only know one year at a time or a few years ahead. The best way is to plan your steps forward and backward, both in and out, before choosing a new place to live. When I can no longer live in this new home, where will I go? It's not simple, but don't let yourself be caught off-guard when something unexpected happens.

D. Research/Preparation

In old age, taking time to prepare for the rest of your life is very important because you don't have the time or ability to erase the current plan and start over. It is necessary to explore every corner, carefully consider every aspect, and utilize every source of information to come to an appropriate decision.

1. Internal resources: many parents are hesitant to bother their children, thinking and “speaking” on their behalf that they do not care, that they are too busy taking care of their own family, the son/daughter-in-law will oppose, etc. Regardless, we must bring up the topic of our aging and hold a "family council meeting” to share parents' thoughts and listen to the children's opinions. Even if you keep your own decision in the end, at least you can understand your children's opinions, or understand what they want you to do, or why they can't help you the way you want. And most importantly, the couple themselves need to exchange ideas thoroughly, so they can hold hands and accompany each other on the journey ahead.

2. External resources: Every county has services for the elderly (Department of Aging), from taking buses to home delivery of meals, helping with paperwork (wills, Power of Attorney, Advance Directive), providing legal and public services that you might not know about.

3. Site visits: there are homes or services for the elderly that invite you to visit, take a look at the living areas, meet and talk with the residents, try a meal at their restaurant, or ask questions about payments, etc.

4. Important legal documents: The funny (or sad) thing is that when one person dies, the remaining person will inherit or decide on everything, such as buying and selling assets. On the contrary, when a person is still alive but in a physically or mentally incapacitated, the other person must go through complicated medical assessment and court procedures to get permission to transact joint possessions.

​a. Advance Directive: grants the right to make medical decisions to the other spouse (or someone else, such as a child(ren) ) when one spouse is no longer able to make their own health care decisions. This includes the authority to act on other related aspects. such as funeral arrangements, organ donations, even whether to keep the sick person alive on tubes or remove them, burial methods, etc.

b. Power of Attorney entrusts another person to handle what you decide to grant power to. Power can be granted in a very limited scope, such as only when you are out of the country, or only to represent you to enter lawsuits related to real estate holdings, etc. Such limited power of attorney does not allow the designee to access your bank accounts or other matters that you do not grant power to. But you can grant all and absolute power to a person if you trust him/her. Just elaborate details & conditions clearly.

c. Family Trust: places common assets in this document so that when one person passes away, the other person does not have to go through the time-consuming probate process and avoid inheritance tax if you have large assets. A family trust can include the first two documents (wills, advance directive & power of attorney) into one complete package. However, a family trust is not something everyone needs. Assets under $13 million are not subject to inheritance tax in 2023, so there is no need to put assets under $13m in a trust if you only want to avoid inheritance taxes. Without a trust, if both husband and wife jointly hold all assets in their names, the remaining person will automatically own full rights to the assets anyway. When one person passes, the assets in the trust must be divided equally into 2 new trusts: trust A for the remaining person, trust B for the deceased, and each year the estate must file tax returns on both trusts. (Turbotax does not have a 1041 form to file tax returns for trusts; therefore costly CPA services are needed).

You should consult a lawyer on what you should or should not do and the conditions that you desire need to be clearly stated in these documents.

No job, big or small, can be completed successfully without careful preparation. As we don't know what the future will hold, we need to learn as much as we can now to be well prepared.

There is a widely circulated saying attributed to many different famous people: (Thomas Jefferson, Samuel Goldwyn, Ralph Waldo Emerson, etc.) “I'm a great believer in luck. The harder I work, the more of it I seem to have."

Wishing you seniors the best of luck!

Thuy Messegee
December 2023

Useful readings:
Leisure World, Silver Spring, Maryland
Gold Bamboo Village, Houston, TX
The Villages, Florida
Continuing Care Retirement Community
Power of Attorney

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét