Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Phật Lịch Và Phật Đản

 

(Buddha Day is celebrated every first full moon of the ancient lunar month of Vesakha, which usually falls in May or June. This year, it takes place on May 26, 2023. To commemorate Buddha Day, I have
written this article: Buddhist Era and Buddha’s Birth Year).

Nhiều Phật tử hỏi người viết về sự khác biệt giữa hai con số 2567 và 2647 trên các thông báo trong Mùa Phật Đản năm 2023 nên người viết xin được trình bày vắn tắt vấn đề này để phân biệt hai con số đó. Thật ra không có gì mâu thuẫn giữa năm Đức Phật đản sinh 2647 BE và năm

Đức Phật viên tịch 2567 BE cả, nhưng trước hết cần phân biệt vài chữ viết tắt về niên đại. (*)

BE là Buddhist Era, niên đại Phật giáo, Phật lịch tính từ khi Đức Phật đản sinh.

CE là Common Era, niên đại Dương lịch, đồng nghĩa với CE là

Christian Era, niên đại Thiên Chúa giáo tính từ khi Đức Chúa Jesus giáng sinh.

BC là Before Christ, trước Đức Chúa Jesus giáng sinh.

BCE là Before Christian Era, Before Common Era, trước Dương lịch.

Phật Đản (Buddha's birthday) căn cứ vào năm Đức Phật đản sinh cộng với năm dương lịch, tức là Ngài đã đản sinh 2647 năm trước: 624 BCE + 2023 CE = 2647 BE.

Theo Sử học thì ngày sinh của một vĩ nhân đã mở ra một thời đại mang tên tuổi của vị vĩ nhân đó; do vậy Phật lịch (BE / Buddhist Era) được tính từ ngày Đức Phật đản sinh. Nhưng một số nước Đông phương, nhất là Trung Hoa và ba nước “đồng văn dị chủng” là Nhật Bản, Nam Bắc

Hàn quốc, và Việt Nam lại có truyền thống văn hóa lấy ngày từ trần làm ngày kỷ niệm và tưởng nhớ người quá vãng. Chính vì thế mà đôi khi người ta thấy một số tự viện dùng niên đại Đức Phật viên tịch để tính

Phật lịch, tức là lấy năm Đức Phật đản sinh trừ đi 80 năm trụ thế của Ngài:

624 BCE - 80 = 544 BCE.

Tính ra Dương lịch thì Đức Phật đã niết bàn 2567 năm trước:

544 BCE + 2023 CE = 2567 BE.

Cách tính Phật lịch này lý luận rằng khi Đức Phật đã thành Phật rồi thì mới tính Phật lịch chứ khi mới sinh thì Thái tử Siddartha Gautama vẫn là người bình thường. Nếu nói như thế thì phải căn cứ vào ngày Đức Phật thành tựu giải thoát và giác ngộ mới đúng, tức là ngày Đức Phật Thích

Ca Mâu Ni thành đạo khi Ngài 35 tuổi. Ngài xuất gia năm 29 tuổi để đi vào rừng tu tập trong 6 năm và giác ngộ qua con đường Trung Đạo sau 49 ngày thiền định.

“ Sáu năm khổ hạnh rừng già,
“ Bảy thất nghiêm tinh thiền tọa."

Thật ra ngày Đức Phật xuất gia cũng có sự chênh lệch giữa hai khuynh hướng lịch sử. Một khuynh hướng cho rằng Đức Phật xuất gia năm

Ngài được 19 tuổi, thành đạo năm Ngài đã 30 tuổi, và hoằng pháp trong 49 năm (Thích Thiện Hoa: Phật học Phổ thông, Quyển 1, tr. 32-33).

Một khuynh hướng khác thì cho rằng Đức Phật xuất gia năm Ngài được 29 tuổi, thành đạo năm Ngài đã 35 tuổi, và hoằng pháp trong 45 năm

(Narada Maha Thera: The Buddha and His Teachings, p. 6). Phật giáo thế giới hầu hết đều chấp nhận khuynh hướng này, kể cả tổ chức Liên Hiệp Quốc.

Tóm lại, có ba niên đại cần để ý và phân biệt là ngày Phật Đản, ngày Phật Thành Đạo, và ngày Phật Niết Bàn, trong đó Phật Lịch phải căn cứ vào ngày Đức Phật Đản Sinh mà thôi.

Phật Đản và Phật Lịch: 624 BCE + 2023 CE = 2647 BE.
Phật Thành Đạo: 624 BCE - 35 = 589 BCE và 2647 BE - 35 = 2612 BE.
Phật Niết Bàn: 624 BCE - 80 = 544 BCE và 2647 BE - 80 = 2567 BE.

Lại có Phật tử muốn biết tại sao có nơi, có sách viết Đức Phật đản sinh năm 563 BCE và niết bàn năm 483 BCE? Sự khác biệt 61 năm này là do hai nguyên nhân.

Một là, theo niên đại truyền thống của Phật giáo thì Đức Phật đản sinh năm 624 BCE và niết bàn năm 544 BCE. Niên đại này căn cứ vào những chiếc lá bối ghi lại ngày và nơi sinh của Đức Phật còn được một số tu sĩ Phật giáo Tích Lan lưu giữ.

The birth date given here [26 April 624 BCE (-623)] is based on "palm leaves in possession of certain Ceylonese priests" (tu sĩ SriLankan, tu sĩ người Tích Lan) which allegedly state that "the Buddha was born in

Kaliyuga 2478, on the Full Moon day of the lunar month of Vaisakha,

Tuesday, at about midday" (B.V. Raman, "Notable Horoscopes" 1991(6), pp. 9ff., footnote).

Nhưng theo truyền thống Nam Truyền Theravada thì Đức Phật đản sinh năm 563 BCE và niết bàn năm 483 BCE (Theravada Buddhist Chronology). Niên đại này, 563 BCE và 483 BCE, được căn cứ vào cột
đá do Vua A-Dục thiết lập tại nơi Đức Phật đản sinh Lâm Tỳ Ni trong giữa thế kỷ thứ 3, và vào Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahāparinibbāṇa Sutta), kinh thứ 16 trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya / Collection of

Long Discourses), nói về những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài niết bàn, và sự cung nghinh xá lợi Đức Phật của các vương quốc trong nước Ấn Độ vào thời đó.

Hai là, trong khi hầu hết các nước thì năm Đức Phật đản sinh đều được ghi là năm thứ nhất (1) trong khi đó Lịch Sri Lanka ghi là năm zero (0) thành thử chúng ta có hai con số cách nhau một năm.

Lịch Sri Lanka: Đức Phật đã đản sinh năm 563 BCE và niết bàn năm 483 BCE.

Lịch Thái Lan: Đức Phật đã đản sinh năm 564 BCE và niết bàn năm 484 BCE.

Trong bài viết "Simple Buddhist-Christian Era Conversion Forms. May 2011" cũng ghi rõ về sự cách biệt 1 năm và 61 năm đó như sau.

According to the traditional dating the Buddha was born in 624 BC, attained Awakening 35 years later in 589 BC and entered Paribbāna in 544 BC. It is from the latter date that we take the Buddhist Era
(Thailand dates it as year 1, Sri Lanka as year zero).

Most scholars now think that the actual dates should be set approx. 100years later (there is much difference in opinion), but the dates in any case should not be taken as hard and fast, but rather as agreed times for the purposes of celebrations, etc.

Christians may not realize that the same situation applies to Christ as there was a miscalculation in the early Church and it is now believed
Jesus was born between 2 and 7 years before Christ.

Thật ra ngày giờ cùng năm tháng đản sinh của Đức Phật còn có nhiều dị biệt mà nguyên nhân chính là do các tổ chức Phật giáo tại mỗi địa phương của nhiều quốc gia chọn ngày cử hành Lễ Đức Phật Đản Sinh tùy theo thời tiết và ngày trăng sáng trong quá khứ khi mà sự giao thông liên lạc giữa các địa phương còn quá khó khăn trong lịch sử nhân loại hơn hai ngàn năm trước. Ngày nay Liên Hiệp Quốc đã tuyên xưng ngày đản sinh của Đức Phật trong Lễ Vesak như là một ngày kết hợp cả ba ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo gồm các ngày Đức Phật đản sinh, thành đạo, và niết bàn (The Day of Vesak commemorates Buddha’s birth, enlightenment, and death), và Liên Hiệp Quốc cũng ghi nhận Đức

Phật đản sinh năm 624 BCE và xem năm đó là năm khởi nguyên cho Phật lịch. Phật Giáo thế giới cũng đã đồng thuận như một quy ước năm Đức Phật đản sinh là 624 BCE, tức là 2647 BE trong năm 2023.

Người viết xin được đề nghị và ước mong tất cả các tự viện Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước thống nhất ngày Đức Phật đản sinh là ngày khởi nguyên Phật lịch, 624 BCE (Before Christian Era) hay 2647

BE (Buddhist Era) của năm 2023.

Trần Việt Long.

(*) Thật ra chữ đúng để chỉ sự kiện Đức Phật qua đời (death) là “viên tịch” nhưng vì để tôn kính Đức Phật, gần như mọi người đều dùng chữ “niết bàn” (nirvana, 涅 槃 ) theo tập tục từ rất xa xưa trong khi Đức

Phật sau khi đắc tam minh (túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh) thì Ngài đã đạt trạng thái Vô y dư Niết bàn vì rằng Đức Phật đã giảng rất rõ Niết bàn là tình trạng chứng đắc trong bước thứ ba (Diệt đế) của diễn trình Tứ Diệu đế (Tứ Thánh đế). Theo đó, niết (nir) là thoát ra khỏi; bàn (vana) là vô minh và phiền não. Đức Phật giảng về Niết bàn lần thứ nhất trong Kinh Chuyển Pháp Luân (Tứ Thánh đế) trong đó Đức Phật phân tích Hữu dư y Niết bàn (chưa đoạn diệt hết tam độc tham sân si và phiền não một cách rốt ráo của chư Tôn giả đạt quả vị Thất lai, Nhất lai, và Bất lai) và Vô dư y Niết bàn (thoát khỏi vô minh và phiền não hoàn toàn của chư Tôn giả A-la-hán). Đức Phật giảng về Niết bàn lần cuối cùng như là lời di giáo dành cho các đệ tử của Ngài trong Kinh

Đại Bát Niết Bàn. Chữ “dư” ở đây có nghĩa là “phần còn lại / remainder.” Cần phần biệt sự đau đớn của uẩn [sắc (form) và cảm thọ (feeling của thân)] là một quy luật sinh lý vật chất khác với sự đau khổ của uẩn [cảm thọ (sensation của tâm), tưởng, hành, thức] vì rằng tinh yếu của Phật học là “tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.” Không nắm vững “pháp” là gì thì chưa hiểu được lời Phật dạy. Pháp là ý niệm của mình về sắc, về sự kiện, về tâm, hay nói cách khác thì pháp là cái gì gợi cho mình một ý niệm (notion, concept, mind) về nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét