Trại thuỷ phi cơ trước chợ Biên Hoà
Địa Thế, Núi Non, Và Khí Hậu Trong Vùng Đất Biên Hòa:
Tuy có nhiều sông ngòi và kinh rạch, nhưng địa thế đất lại cao nên Biên Hòa không thuận tiện cho việc trồng lúa nước. Ngược lại, tính từ năm 1924, Biên Hòa đứng đầu toàn quốc về ngành trồng cao su. Ngoài ra, Biên Hòa rất thích hợp cho việc trồng dừa, cà phê, thuốc lá, đậu phộng, thơm và các loại rau quả. Rừng Biên Hòa có rất nhiều gỗ quí như gỗ lim, gỗ trắc, gõ, cẩm lai, thao lao, sao, dầu, vân vân. Thời Nam Kỳ Lục Tỉnh, Biên Hòa là một vùng bao la rộng lớn chạy dài từ Bình Long, Phước Long, Long Khánh, Thủ Dầu Một, xuống Biên Hòa bây giờ, đến tận Bà Rịa.
Bắc giáp tỉnh Bình Tuy và Bình Thuận (Phan Thiết), nam giáp tỉnh Gia Định, đông ra tận biển Đông, tây giáp vùng Sài Gòn và tỉnh Hậu Nghĩa thời VNCH(28). Về núi non thì có núi Chứa Chan, núi Chiêu Thái (Châu Thới), núi Long Ẩn... Về phía nam huyện Phước Chính là các núi Bảo Phong, Bạch Thạch, Long Ẩn, Châu Thới, núi đá chen lẫn cây cỏ tốt tươi. Về phía tây bắc huyện Phước Bình có núi Tấn Biên. Về phía nam huyện Phước Bình là các núi Chánh Hưng, Yến Cẩm, núi Văn, núi Thần Qui, núi Nưa, núi Xoài, núi Thỏ, núi Mô Khoa, núi Tà Mô Liên, núi Trà Cụ, núi Châu San. Về phía nam huyện Phước An có các núi Tiên Cước, Bà Rịa, Thùy Vân, núi Nứa. Về phía đông và đông nam huyện Phước An là núi Đất, núi Ghềnh Rái, và núi Thần Mẫu. Phía bắc huyện Phước An là núi Kho, núi Đỏ. Phía nam huyện Long Thành là núi Ký Sơn, núi Nữ Tăng. Phía tây và tây bắc Long Thành là gò Khổng Tước và núi Thiết Khâu. Phía tây của Phước Long là núi Uất Kim. Đông bắc của Long Khánh là núi Hương Sơn và núi Nha Duẫn, núi Làng Giao. Phía tây của Long Khánh là núi Câu Khánh. Phía Bắc của huyện Phước Khánh là núi Chứa Chan. Như vậy Biên Hòa xưa bao gồm một vùng rộng lớn mà bây giờ gồm các tỉnh Biên Hòa, Phước Long, Vũng Tàu, Và Rịa và một phần của Gò Công.
Trong vùng đồi thấp giữa Vĩnh Cửu và Tân Uyên, trước khi sông Bé gặp sông Đồng Nai là thác Trị An, khúc nầy thế đất cao với toàn những đá lỡm chởm. Thác Trị An tọa lạc trong vùng xóm Cát, cách quận lỵ Hiếu Liêm, tức xóm Sông Bé ngày xưa, khoảng 3 cây số, và cách thành phố Biên Hòa khoảng 36 cây số nếu đi theo tỉnh lộ 762. Hồ Trị An chảy trở vào sông Đồng Nai, khi qua khỏi khu Vĩnh An, có một cụm đá nằm chắn ngang giữa lòng sông, gần như lấp mất dòng chảy của con sông. Về mùa khô, bảy tảng đá lớn nầy nhô lên khỏi mặt nước, vì vậy mà dân trong vùng còn gọi là ‘Thất Thạch Than’. Có những tảng đá bóng nhẵn, cũng có những tảng bị rạn nứt, hoặc có hình dạng sù sì. Về mùa mưa, nước trên nguồn đổ xuống rất mạnh, đến chỗ đá cản, tạo thành hàng trăm cây nước vọt lên cao, rồi rơi xuống như những chùm hoa bạc đang rơi lả tả trong gió vậy. Những chùm nước nầy vọt qua khỏi rào cản, rơi xuống trở lại dòng nước theo hình vòng cung, đó là thác nước Trị An(29).
Sau năm 1975, chánh quyền mới bãi bỏ tỉnh Long Khánh và sáp nhập các vùng
Long Khánh và Xuân Lộc vào Biên Hòa để thành lập tỉnh Đồng Nai. Về phía Bắc của huyện Phước Khánh là núi Chứa Chan(30). Núi tọa lạc trên phần đất xã Gia Ray, cách lỵ sở xã Gia Ray chừng 2 cây số dọc theo quốc lộ 1A. Núi chiếm một diện tích
khoảng 600 mẫu đất, gồm ba ngọn, và ngọn cao nhất khoảng 803 mét. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, núi Chứa Chan tọa lạc khoảng 56 dặm về phía bắc huyện Phước Khánh, hình núi cao sừng sững, gần chân núi có khe Dạ Lao, giáp giới với huyện Long Khánh, tức tỉnh Long Khánh thời Việt Nam Cộng Hòa. Trên núi có nhiều loại dây mây, như mây thiết, mây tàu, cũng như nhiều loại cây gỗ khác. Ỏ giữa núi có thạch động và thạch tỉnh. Theo truyền thuyết của dân bản địa tại đây thì vùng đất Long Khánh ngày nay đã từng là bãi chiến trường giữa Chân Lạp và Champa.
Về khí hậu, toàn vùng Biên Hòa là vùng đất cao ráo, lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, nên khí hậu gần như nóng và ẩm quanh năm, nhưng tương đối ôn hòa và ít bị thiên tai bão lụt. Cũng như các vùng khác ở miền Nam, toàn vùng Đồng Nai-Biên Hòa có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình khoảng 26oC. Số giờ có nắng trung bình là 6 giờ trong một ngày. Đây là vùng đất có lượng nước mưa khá cao: 2.080 mm mỗi năm. Dầu có lượng nước mưa khá cao, không như vùng đồng bằng sông Cửu Long, cảnh quang trong núi rừng phía bắc Biên Hòa về mùa khô có vẻ xơ xác, với những con suối cạn nước, nhưng về mùa mưa thì cây cối trở lại xanh um. Bằng chứng điển hình là những con thác Giang Điền và Thác Mai, vào mùa mưa thì nước đổ ầm ầm, nhưng vào mùa khô thì lượng nước chỉ còn lại khoảng phân nửa thác mà thôi. Tuy nhiên, vùng Biên Hòa chỉ có mưa rào chứ không bị mưa dầm. Đến gần tiết Đông Chí, thỉnh thoảng về đêm mới có sương nên tiết trời có phần khá lạnh. Mùa hè và mùa thu có gió Nồm, mùa đông và mùa xuân có gió Bấc. Trong những năm gần đây, cũng như nhiều nơi khác ở miền Nam, tiết trời có vẻ nóng hơn, có lẽ vì rừng rậm ngày càng bị thu hẹp.
Cù Lao Phố Một Thời Vang Bóng:
Từ hồ Trị An ra đến Biển Đông, sông Đồng Nai để lại nhiều cù lao lớn nhỏ trên dòng chảy. Đặc biệt, khi chảy đến gần khu tỉnh lỵ Biên Hòa thì chia làm hai nhánh, chính giữa là một cù lao thuộc làng Hiệp Hòa, có tổng diện tích khoảng 6,93 cây số vuông. Không biết trước khi Tướng Trần Thượng Xuyên đến đây thì cù lao nầy có tên gì, nhưng sau khi ông lập ra phố phường trên cù lao nầy thì từ đó dân gian gọi nó là ‘Cù Lao Phố’. Vì người Trung Hoa thì gọi những phần đất thuộc lãnh thổ Chân Lạp là ‘Giản Phố Trại’, nên có lẽ khi đến định cư tại đây, tướng Trần Thượng Xuyên đã dùng tên nầy mà đặt cho vùng đất mà mình mới khai phá là ‘Nông Nại Đại Phố’.
Người dân địa phương tại còn gọi là ‘Đông Phố’ hay phố ‘Bàng Lân’. Đây là một trong những thương cảng sầm uất nhất của xứ Đàng Trong vào cuối thế kỷ thứ XVII. Các thương thuyền từ các nơi khác như Trung Hoa, Nhật Bản, Mã Lai, Ấn Độ, và ngay cả từ các xứ Âu Châu... ra vào buôn bán tấp nập. Ngay từ giữa thế kỷ thứ 18, nhờ thương mại phát triển nên lưu dân từ các miền Thuận Quảng đổ xô về đây lập nghiệp. Và cũng nhờ đó mà các ngành nghề khác cũng phát triển theo, nhất là các ngành thủ công nghiệp và nông nghiệp.
Chỉ không đầy 10 năm sau khi tướng Trần Thượng Xuyên vào đây khai hoang lập phố thì vùng Cù Lao Phố đã nhanh chóng trở thành vùng đất trù phú nhất miền Nam. Nông nghiệp tăng năng suất rất nhanh; trong khi các ngành nghề thủ công truyền thống như dệt chiếu, trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải, gốm sứ, trồng mía để làm đường, ngành mộc và chạm trổ mỹ thuật, rèn dao mác và cung tên, vân vân, phát triển rất mạnh. Hiện nay tại vùng xung quanh chùa Tân Giám Bình hãy còn lưu lại nhiều dấu tích và di vật của những ngành nghề cổ truyền của vùng đất nầy hơn 300 năm về trước.
Người dân địa phương tại còn gọi là ‘Đông Phố’ hay phố ‘Bàng Lân’. Đây là một trong những thương cảng sầm uất nhất của xứ Đàng Trong vào cuối thế kỷ thứ XVII. Các thương thuyền từ các nơi khác như Trung Hoa, Nhật Bản, Mã Lai, Ấn Độ, và ngay cả từ các xứ Âu Châu... ra vào buôn bán tấp nập. Ngay từ giữa thế kỷ thứ 18, nhờ thương mại phát triển nên lưu dân từ các miền Thuận Quảng đổ xô về đây lập nghiệp. Và cũng nhờ đó mà các ngành nghề khác cũng phát triển theo, nhất là các ngành thủ công nghiệp và nông nghiệp.
Chỉ không đầy 10 năm sau khi tướng Trần Thượng Xuyên vào đây khai hoang lập phố thì vùng Cù Lao Phố đã nhanh chóng trở thành vùng đất trù phú nhất miền Nam. Nông nghiệp tăng năng suất rất nhanh; trong khi các ngành nghề thủ công truyền thống như dệt chiếu, trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải, gốm sứ, trồng mía để làm đường, ngành mộc và chạm trổ mỹ thuật, rèn dao mác và cung tên, vân vân, phát triển rất mạnh. Hiện nay tại vùng xung quanh chùa Tân Giám Bình hãy còn lưu lại nhiều dấu tích và di vật của những ngành nghề cổ truyền của vùng đất nầy hơn 300 năm về trước.
Triều đình xứ Đàng Trong cũng gọi khu nầy là Đại Phố Châu, tức Bãi Đại Phố.
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển Thượng: “Cù Lao Phố chỗ sông sâu thuận tiện cho tàu biển đậu. Năm 1679, Tổng Binh Trần Thượng Xuyên dẫn theo một đoàn người xin cư trú tại Việt Nam và được chúa Nguyễn chấp thuận cho vào khai khẩn đất Nông Nại. Sau khi khẩn hoang lập ấp, Trần Thượng Xuyên đã chiêu tập thương buôn nước Tàu, xây dựng đường sá, nhà lầu đôi tầng, mái ngói đỏ, tường quét vôi trắng rực rỡ bên sông, liền lạc năm dặm và phân hoạch ra ba nhai lộ, nhai(31)lớn ở giữa phố lót đá trắng, nhai ngang lót đá ong, và nhai nhỏ lót đá xanh, đường rộng, bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tàu biển, ghe sông đến đậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to ở đây thì nhiều hơn hết, lập thành một đại đô hội”. Trần Thượng Xuyên lại khéo chỉ huy và tổ chức, quy tụ các thương nhân người Hoa ở các nước khác đã có mối quan hệ từ trước, các nhà buôn bán chuyên nghiệp có vốn lớn, giàu kinh nghiệm đến xây dựng Cù Lao Phố thành một thương cảng quốc tế phồn thịnh vào bậc nhất thời đó, được mang tên là “Châu Đại Phố Cảng.” Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Nông Nại, ông đã đặt Tổng hành dinh của mình tại Cù Lao Phố để từ đó tiến hành xây dựng bộ máy hành chánh cho toàn vùng đất Nam Kỳ.
Nhờ đó mà Cù Lao Phố nhanh chóng đi vào nề nếp kỷ cương và ổn định tại miền Nam. Hiện tại, trong địa phận Cù Lao Phố còn có một di tích lịch sử khá lâu đời, đó là ngôi mộ và miếu thờ quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh là con của quan Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật, một danh tướng thời Nguyễn Sơ (Nguyễn Hữu Cảnh sanh năm 1650 và mất vào năm 1700). Ông chính là người đầu tiên thiết lập bộ máy hành chánh cho vùng Biên Hòa nói riêng, và cho cả miền Nam nói chung. Năm 1698, sau , chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh vào Kinh Lược vùng đất Nông Nại. Ông đã vâng lệnh chúa chia đất Đồng Nai ra làm hai huyện Phước Long có dinh Trấn Biên, và huyện Tân Bình có dinh Phiên Trấn. Về sau, miền Nam có loạn Hoàng Tiến, chúa Nguyễn sai Mai vạn Long đem quân đánh dẹp, nhưng không xong; chúa lại sai Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào (anh ruột Nguyễn Hữu cảnh) vào thay, nhưng cũng không xong. Chúa Nguyễn bèn sai quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đem quân sang chinh phạt Chân Lạp. Sau khi thắng trận, trên đường trở về, khi đóng quân tại cù lao Ông Chưởng bây giờ, ông lâm bệnh, rồi qua đời trên đường trở về Gia Định. Di hài của ông được mang về chôn cất tại quê hương Quảng Bình.
Trên đường đưa linh cữu về quê quán, quan quân đã ghé lại cù lao Phố, nơi mà ngày trước ông đã đặt đại bản doanh khi còn làm quan Kinh Lược. Dân chúng trong vùng nhớ ơn ông nên lập miếu thờ. Hiện đền thờ của ông tại đình Bình Kính vẫn ngày ngày khói hương nghi ngút. Đến năm 1776, sau cuộc kịch chiến giữa nghĩa binh Tây Sơn và quân đội của Nguyễn Ánh, toàn bộ vùng Cù Lao Phố đã bị tàn phá, đến nay không còn lưu lại dấu vết nào cả.
Nhờ đó mà Cù Lao Phố nhanh chóng đi vào nề nếp kỷ cương và ổn định tại miền Nam. Hiện tại, trong địa phận Cù Lao Phố còn có một di tích lịch sử khá lâu đời, đó là ngôi mộ và miếu thờ quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh là con của quan Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật, một danh tướng thời Nguyễn Sơ (Nguyễn Hữu Cảnh sanh năm 1650 và mất vào năm 1700). Ông chính là người đầu tiên thiết lập bộ máy hành chánh cho vùng Biên Hòa nói riêng, và cho cả miền Nam nói chung. Năm 1698, sau , chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh vào Kinh Lược vùng đất Nông Nại. Ông đã vâng lệnh chúa chia đất Đồng Nai ra làm hai huyện Phước Long có dinh Trấn Biên, và huyện Tân Bình có dinh Phiên Trấn. Về sau, miền Nam có loạn Hoàng Tiến, chúa Nguyễn sai Mai vạn Long đem quân đánh dẹp, nhưng không xong; chúa lại sai Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào (anh ruột Nguyễn Hữu cảnh) vào thay, nhưng cũng không xong. Chúa Nguyễn bèn sai quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đem quân sang chinh phạt Chân Lạp. Sau khi thắng trận, trên đường trở về, khi đóng quân tại cù lao Ông Chưởng bây giờ, ông lâm bệnh, rồi qua đời trên đường trở về Gia Định. Di hài của ông được mang về chôn cất tại quê hương Quảng Bình.
Trên đường đưa linh cữu về quê quán, quan quân đã ghé lại cù lao Phố, nơi mà ngày trước ông đã đặt đại bản doanh khi còn làm quan Kinh Lược. Dân chúng trong vùng nhớ ơn ông nên lập miếu thờ. Hiện đền thờ của ông tại đình Bình Kính vẫn ngày ngày khói hương nghi ngút. Đến năm 1776, sau cuộc kịch chiến giữa nghĩa binh Tây Sơn và quân đội của Nguyễn Ánh, toàn bộ vùng Cù Lao Phố đã bị tàn phá, đến nay không còn lưu lại dấu vết nào cả.
Vùng Cù Lao Phố còn được dân chúng một truyền tụng rất nhiều về ông ‘Thủ Huồng’. Thủ Huồng tên thật là Võ Thủ Hoằng, một thương gia giàu có khét tiếng dưới thời chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn. Tuy nhiên, ông không có con cái, mà vợ lại chết sớm, nên ông tỏ ra buồn rầu trong cuộc sống hiu quạnh của mình trong lúc tuổi về già. Khi sống trong cô quạnh, ông tỏ ra hối hận về những hành động bất chánh của mình lúc sinh thời. Từ đó, để chuộc lại lỗi lầm của mình, ông đã cho trả hết ruộng vườn cho những ai đã cầm cố cho ông. Bên cạnh đó, ông bỏ ra hết số tiền của của mình để làm phước đức như làm đường, bắc cầu, xây chùa, cất chợ, dựng nhà tế bần. Đáng kể nhất là việc ông lập nên một chiếc nhà bè thật lớn trên sông Đồng Nai, trên nhà bè có đầy đủ gạo, mắm, than, củi, vân vân, nhằm giúp đỡ những khách lỡ đường trên dòng sông nầy. Về sau nầy, nhiều người đã tới đây lập nghiệp bằng cách xây dựng một khu nhà bè trên khúc sông nầy, và danh từ ‘Nhà Bè’ cũng từ đó mà có.
Sau khi ông Thủ Huồng mất rồi, người dân trong vùng đem bài vị của ông vào thờ trong chùa và gọi đó là chùa ‘Thủ Huồng’. Khoảng năm 1845, vua Đạo Quang (1821-1850) có gửi qua cúng cho chùa Thủ Huồng 3 pho tượng Phật bằng vàng(32).
Vùng Cù Lao Phố còn là quê hương của Trịnh Hoài Đức, một trong ba nhân vật kiệt xuất(33) của vùng đất Gia Định vào cuối thế kỷ thứ XVIII. Trịnh Hoài Đức(34) là hậu duệ của Trịnh Khánh, một trong những người Minh Hương đã theo tướng Trần Thượng Xuyên đến khai phá vùng Cù Lao Phố. Vì thân phụ mất lúc ông vừa tròn 10 tuổi, nên thân mẫu của ông phó thác ông cho cụ Võ Trường Toản dạy dỗ. Ông đậu cử nhân vào năm 1778 tại Gia Định. Sau khi thi đỗ, ông được tiến cử chức Hàn Lâm Chế Cáo, rồi được Nguyễn Ánh cho sung chức Đông Cung Thi Giảng. Năm 1794 được thăng chức Ký Lục dinh Trấn Định, tức vùng Định Tường ngày nay. Năm 1801, nhậm chức Hộ Bộ Tham Tri.
Năm 1802, Thượng thư Bộ Hộ. Cùng năm đó, ông đã cùng Ngô Nhơn Tịnh đi sứ sang Trung Hoa để dâng quốc thư cầu phong lên vua nhà Thanh. Dưới thời vua Minh Mạng, ông được cử làm Lại Bộ thượng thư, rồi Phó Tổng Quốc Tử Giám, Hiệp Biện Đại Học Sĩ, Thượng Thư Bộ Binh. Trong các kỳ thi tại Huế, ông đều được nhà vua cử làm chánh chủ khảo. Ngoài ra, ông còn là một nhà biên khảo nổi tiếng với những tác phẩm ‘Lịch Đại Kỷ Nguyên’, ‘Khương Tế Lục’ và ‘Gia Định Thành Thông Chí’. Riêng bộ ‘Gia Định Thành Thông Chí’ là một bộ biên khảo quí giá về cả địa lý lẫn lịch sử của miền Nam vào khoảng thế kỷ thứ XVIII và XIX. Đây là một trong những kho tàng tài liệu vô giá cho tất cả những nhà biên khảo về sau nầy. Trịnh Hoài Đức mất tại Huế vào năm 60 tuổi. Thi hài của ông được đưa về an táng tại vùng Bình Trước, thuộc tỉnh Biên Hòa ngày nay. Ông là một vị quan tài ba xuất chúng, tài đức vẹn toàn; một vị quan thanh liêm giản dị, luôn luôn hết lòng vì vua vì nước và luôn chăm lo làm những việc ích nước lợi dân. Trải qua hai triều Gia Long và Minh Mạng, lúc nào ông cũng hoàn thành trọng trách được nhà vua giao phó.
Năm 1802, Thượng thư Bộ Hộ. Cùng năm đó, ông đã cùng Ngô Nhơn Tịnh đi sứ sang Trung Hoa để dâng quốc thư cầu phong lên vua nhà Thanh. Dưới thời vua Minh Mạng, ông được cử làm Lại Bộ thượng thư, rồi Phó Tổng Quốc Tử Giám, Hiệp Biện Đại Học Sĩ, Thượng Thư Bộ Binh. Trong các kỳ thi tại Huế, ông đều được nhà vua cử làm chánh chủ khảo. Ngoài ra, ông còn là một nhà biên khảo nổi tiếng với những tác phẩm ‘Lịch Đại Kỷ Nguyên’, ‘Khương Tế Lục’ và ‘Gia Định Thành Thông Chí’. Riêng bộ ‘Gia Định Thành Thông Chí’ là một bộ biên khảo quí giá về cả địa lý lẫn lịch sử của miền Nam vào khoảng thế kỷ thứ XVIII và XIX. Đây là một trong những kho tàng tài liệu vô giá cho tất cả những nhà biên khảo về sau nầy. Trịnh Hoài Đức mất tại Huế vào năm 60 tuổi. Thi hài của ông được đưa về an táng tại vùng Bình Trước, thuộc tỉnh Biên Hòa ngày nay. Ông là một vị quan tài ba xuất chúng, tài đức vẹn toàn; một vị quan thanh liêm giản dị, luôn luôn hết lòng vì vua vì nước và luôn chăm lo làm những việc ích nước lợi dân. Trải qua hai triều Gia Long và Minh Mạng, lúc nào ông cũng hoàn thành trọng trách được nhà vua giao phó.
Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.
Nhấp vào Links:
1/ Cựu Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm Giới Thiệu Vể Tác Giả Người Long Hồ
2/ Đất Phương Nam (Tập I) - Lời Đầu Sách
3/Đất Phương Nam - Đôi Nét Về Tác Giả Người Long Hồ & Mục Lục
4/ Đất Phương Nam - Công Nghiệp Của Các Chúa Nguyễn Đối Với Vùng Đất Nam Kỳ
5/ Đất Phương Nam - Theo Dòng Thời Gian
6/ Đất Phương Nam - Tiến Trình Nam Tiến
7/ Đất Phương Nam I - Thu Phục Champa
8/Đất Phương Nam I - Thu Phục Thủy Chân Lạp
2/ Đất Phương Nam (Tập I) - Lời Đầu Sách
3/Đất Phương Nam - Đôi Nét Về Tác Giả Người Long Hồ & Mục Lục
4/ Đất Phương Nam - Công Nghiệp Của Các Chúa Nguyễn Đối Với Vùng Đất Nam Kỳ
5/ Đất Phương Nam - Theo Dòng Thời Gian
6/ Đất Phương Nam - Tiến Trình Nam Tiến
7/ Đất Phương Nam I - Thu Phục Champa
8/Đất Phương Nam I - Thu Phục Thủy Chân Lạp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét