Nỡ nào chặt khúc câu thơ
Ôi thôi lục bát bây giờ ra sao?
Nguyễn Du trông thấy lệ trào
Thấy thơ tàn phế mà ngao ngán lòng!
huuuuuuuuu
Cao Linh Tử
Đọc mấy câu thơ Lục Bát trên của người bạn, tôi chợt thấy vui vì có người cùng cảm nghĩ như mình. Tôi cũng viết ngay mấy câu:
Cũng vì tạo dáng bài thơ
Nên hình bóng cũ đến giờ thảm thay
Câu thơ người nỡ bẻ hai
Khiến tình Lục Bát đêm ngày trở trăn
Quên Đi
Sau đó, tôi vội tìm lại bài viết cách nay khá lâu, về vần đề này, được đăng trên một trang web trước đây tôi đã cộng tác:
Hãy Giữ Lấy Thơ Lục Bát
Học giả Phạm Quỳnh có một câu nói bất hủ:
" Truyện Kiều còn, tiếng Ta còn. Tiếng Ta còn, nước Ta còn "
Truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm, theo
thể thơ Lục Bát, một thể thơ thuần tuý của Việt Nam. Đây là một thi phẩm
văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi trên thế giới.
Chỉ một tác phẩm văn học thôi, sao lại có ảnh hưởng đến sự tồn tại của cả một dân tộc, một quốc gia?
Một thi phẩm dù là tuyệt tác, cũng chỉ là một thi phẩm, không
thể dính liền với cả một dân tộc nếu không còn thêm một lý do khác.
Lý do khác đó chính là thơ Lục Bát, một thể thơ quốc hồn quốc tuý của Việt Nam.
Sau đây là hình thức của thơ Song thất Lục Bát và Thơ Lục Bát, hai thể thơ thuần tuý, dáng gọi là Quốc Phong của Việt Nam:
A - Cấu trúc:
Sau đây là hình thức của thơ Song thất Lục Bát và Thơ Lục Bát, hai thể thơ thuần tuý, dáng gọi là Quốc Phong của Việt Nam:
A - Cấu trúc:
1 - Bài thơ Song Thất Lục Bát không hạn chế số câu, gồm hai câu 7 chữ rồi đến một câu 6 chữ và một câu 8 chữ.
Thí dụ:
Trích tác phẩm "Cung Oán Ngâm Khúc" của Nguyễn Gia Thiều:
Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng,
Oán chi những khách tiêu phòng,
Mà xui phận bạc nằm trong má đào.
Duyên đã may cớ sao lại rủi,
Nghĩ nguồn cơn dở dói sao đang,
Vì đâu nên nỗi dỡ dang,
Nghĩ mình, mình lại thêm thương nỗi mình.
....2 - Bài thơ Lục bát cũng không hạn chế số câu, gồm một câu 6 chữ và một câu 8 chữ.
Thí dụ:
Trích tác phẩm "Lục Vân Tiên" Của Nguyễn Đình Chiểu :
Trước đèn xem truyện Tây Minh
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le.
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
Có người ở quận Đông Thành,
Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền.
Chúng ta thấy cách sắp xếp các câu không giống với các thể thơ
khác. Đó cũng là nét riêng của thơ Việt Nam, đây chính là cách trình
bày đã có từ trước. Tất cả các câu thơ được chia đều hai bên, tự đối
xứng qua tâm điểm, và tâm của các câu nằm trên đường thẳng,
giống hai thí dụ trên
Trong thời gian sau này, để tạo phong cách mới, với hình thức
bắt mắt hơn, có một số thơ Lục Bát không còn mang dáng dấp trước đây gồm
câu 6 và câu 8 mà bị tách ra thành bốn, năm câu mỗi câu chỉ đôi ba chữ.
Có nghĩa là thơ Lục Bát vô tình bị chốí bỏ. Một thể thơ đặc thù của dân
tộc Việt Nam bị chính người Việt xoá đi do vô tình hoặc cố ý
Tuy nhiên, vẫn còn đó những người có tinh thần dân tộc, thành
lập những Thi Đàn Thơ Lục Bát, Hội Những Người Yêu Thơ Lục Bát...chủ yếu
để gìn giữ bản chất cố hữu của thơ thuần tuý Việt Nam.
Nếu thật sự chỉ vì muốn tạo nên một hình thức mới cho thơ, đâu
cần phải xé vụn thơ Lục Bát để cho ra một hình thức mới.. chẳng lẽ chúng
ta không đủ khả năng để sáng tác những bài thơ mang hình dáng mình mong
muốn bằng các thể thơ khác chăng? Chắc chắn không phải vậy.
Rất tiếc là chúng tôi không còn
lưu giữ những bài thơ Mới, có
hình thức mới lạ của các người làm thơ tài tử, nghiệp dư cách nay khoảng
40 năm. Xa hơn nữa, Vào khoảng năm 1935, Nguyễn Vỹ có bài thơ thể Thơ
Mới "Sương Rơi", Ông đã sắp xếp thành dáng những giọt sương rơi.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu vài bài thơ tượng trưng của Quên Đi, mang hình dáng theo sự sắp xếp của tác giả, được sáng tác trong
thời gian gần đây, không hề sử dụng thể thơ Lục Bát hay Song Thất Lục
Bát.
Mưa
Tiếng mưa rơi
Giọt mưa tí tách
Phải chăng than thở tình đời
Mưa rên rỉ
Như cay đắng thầm thì
Sao nghe buồn tê tái
Mưa nức nở
Thương xót cho cuộc tình tan vỡ
Duyên thì không nhưng nợ đã đeo mang
Mưa tuôn tràn
Thay dòng lệ buổi sang ngang
Sẽ nhớ mãi
Em ơi tình tuyệt vọng
Mưa bong bóng
Như mối tình còn lắng động
Trong tim ta
Dẫu năm tháng xa vời
Thôi, mưa đã dừng
Giọt tình đã ngưng
Hãy chôn dấu chuyện yêu đương một thời vụng dại
--0O0--
Dũng Khí
Đời!..
Là vô thường
Có trăm đường vạn nẻo
Mỗi chúng ta mỗi lối đi riêng
Ưu phiền
Hay vui thú
Đều có đủ ở tương lai
Không phải tất cả đều trôi chảy
Phải vấp ngã
Phải chua xót đắng cay
Phải miệt mài phải tự tìm hiểu
Mới học được những điều hay trên thực tế
Đời là thế
Chấp nhận
Chớ phân vân
Chớ né tránh
Dũng mãnh
Phải chua xót đắng cay
Phải miệt mài phải tự tìm hiểu
Mới học được những điều hay trên thực tế
Đời là thế
Chấp nhận
Chớ phân vân
Chớ né tránh
Dũng mãnh
--0O0--
Xuân Lại Buồn
Xuân!..
Lại về
Mang niềm vui tới
Những gương mặt rạng ngời
Hớn hở đón mừng
Mùa xuân
Mới!..
Vui tươi
Rộn rã tưng bừng
Hoa khoe sắc nơi nơi
Lay động lả lơi
Khêu gợi
Mời!...
Ong bướm
Vờn lượn muôn hoa
Nhưng chỉ một nụ hồng
Lôi cuốn bướm ong
Hào hoa Đến!...
Trong lòng
Tình yêu sống dậy
Một lần nữa Bướm đây
Bị đẩy bên đường
Đau thương
Buồn!...--0O0--
Đêm
Đêm...
Nghe tiếng muôn trùng
Khiến lòng ray rức nghĩ mông lung...
Thời xuân hết
Có còn gì để nhớ
Một thuở yêu người tựa giấc mơ...
Đêm
Chiếc áo đen
Che phủ kín bóng ngày
Trong tăm tối dĩ vãng dường như sống lại...
Những hôm
Tay trong tay
Ôi ngọt ngào hò hẹn
Sóng vai nhau nhịp bước gió xôn xao
Lá rung động hay chính lòng rung động...
Đêm
Đã dần tàn
Giấc mộng cũng vừa tan
Tiếc chi
Dĩ vãng đã là dĩ vãng
Sáng mai đây vẫn còn vô vàng bổn phận...
Đêm...
Nghe tiếng muôn trùng
Khiến lòng ray rức nghĩ mông lung...
Thời xuân hết
Có còn gì để nhớ
Một thuở yêu người tựa giấc mơ...
Đêm
Chiếc áo đen
Che phủ kín bóng ngày
Trong tăm tối dĩ vãng dường như sống lại...
Những hôm
Tay trong tay
Ôi ngọt ngào hò hẹn
Sóng vai nhau nhịp bước gió xôn xao
Lá rung động hay chính lòng rung động...
Đêm
Đã dần tàn
Giấc mộng cũng vừa tan
Tiếc chi
Dĩ vãng đã là dĩ vãng
Sáng mai đây vẫn còn vô vàng bổn phận...
--0O0--
Chim Chiều Vầng Ô
dần khất
đàn chim
về tổ
ríu rít
gọi bầy
Nơi những
vườn cây
chim non
trên cành
mừng rở
líu lo
Hớn hở
đón chào
Ba Mẹ
về tới
Từng đôi
chim trẻ
Âu yếm
bên nhau
đổi trao
hẹn ước
Cảnh vật
an bình
không gian
yên tịnh
xúc động
lòng ta
Quên Đi
Cầu thị, cầu tiến là bản chất của con người. Thơ cũng không
ngoài quy luật đó. Những bài thơ mang dáng dấp mới lạ, những sáng tạo
tân kỳ làm tăng thêm sức hấp dẫn của một bài thơ, lôi cuốn, thu hút
người đọc hơn, rất đáng được trân trọng, rất đáng được khích lệ và
khuyến khích nếu đó là những bài thơ Tự do, Thơ mới. Còn riêng thể thơ
Lục Bát, chúng ta cần giữ nguyên trạng như từ trước, cũng như ta đang
giữ gìn bản chất truyền thống văn hoá của dân tộc.
Quên Đi đâu thể nói càn
Chẳng qua thổ lộ tâm can cùng người
Ngàn năm văn vật ai ơi
Tiền nhân truyền lại bao đời cháu con
Hậu sinh phải giữ cho tròn
Để vầng sáu tám mãi còn về sau
Mỗi loại thơ mỗi sắc màu
Như đường thi luật của Tàu chẳng sai
Lục bát chẳng giống thơ Tây
Nếu đem bẻ vụn sau này mất luôn.
Quên Đi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét