Bài "Túc Châu Thứ Vận Lưu Kinh" nổi tiếng là một trong những bài thơ hay của Tô Đông Pha , đời Tống. Từ mấy năm trước, tôi đã thử chuyển dịch nhiều lần nhưng chỉ bằng thể thơ lục bát vì đã không thể chuyển qua thể thơ Đường Luật thất ngôn bát cú như nguyên tác. Tuổi "già" mà vẫn còn "hiếu thắng" , lần này có thêm bài Đường Luật , vẫn thấy chẳng ra làm sao cả , chắc là sau này sẽ phải ngồi sửa lại thôi , nhưng vẫn muốn gửi đến mọi người thân quí để thỉnh ý và để cuối tuần đọc cho vui. (Chỉ là cái cớ cho tôi bày tỏ lòng quí mến của tôi đối với mọi người thôi mà). Cầu chúc an lành. PKT 04/11/2014
宿州次韻劉涇
蘇軾
我欲歸休瑟漸希,
舞雩何日著春衣!
多情白髮三千丈,
無用蒼皮四十圍。
晚覺文章真小伎,
早知富貴有危機。
為君垂涕君知否?
千古華亭鶴自飛。
蘇軾
我欲歸休瑟漸希,
舞雩何日著春衣!
多情白髮三千丈,
無用蒼皮四十圍。
晚覺文章真小伎,
早知富貴有危機。
為君垂涕君知否?
千古華亭鶴自飛。
Túc Châu Thứ Vận Lưu Kinh
Tô Đông Pha (1037 - 1101)
Ngã dục qui hưu sắt tiệm hi
Vũ Vu hà nhật trước xuân y
Đa tình bạch phát tam thiên trượng
Vô dụng thương bì tứ thập vi
Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ
Tảo tri phú quí hữu nguy ky
Vị quân thùy thế quân tri phủ
Thiên cổ hoa đình hạc tự phi
Tô Đông Pha (1037 - 1101)
Ngã dục qui hưu sắt tiệm hi
Vũ Vu hà nhật trước xuân y
Đa tình bạch phát tam thiên trượng
Vô dụng thương bì tứ thập vi
Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ
Tảo tri phú quí hữu nguy ky
Vị quân thùy thế quân tri phủ
Thiên cổ hoa đình hạc tự phi
Dịch Xuôi : Ở Túc Châu Viết Bài Họa Vận Gửi Lưu Kinh
Nghe tiếng đàn Tăng Điểm ngân tôi muốn về nghỉ hưu thôi
Để ngày ngày mặc áo xuân múa hát cùng các bạn ở trên đài Vũ Vu
Giờ đây tóc bạc đa tình đã dài ba ngàn trượng
Và, da mồi trên cái thân già lão này đã nhăn nheo bốn mươi vòng rồi
Cũng đã là muộn để nhận biết văn chương thật chỉ là tài mọn có ích gì đâu
Và, cũng đã là sớm biết phú quí chỉ là nguy cơ cạm bẫy cho tội lỗi
Ai có biết chăng ai đã vì ai mà nước mắt lặng rơi
Từ ngàn năm cánh hạc hoa đình mãi mãi vẫn bay
Chú Thích :
Hai
câu đầu trong nguyên tác, lấy ý từ một câu chuyện giữa Khổng Tử và các
môn đệ, chép trong Luận Ngữ. Khi đức Khổng Tử hỏi đến chí hướng của đám
học trò, đến lượt,Tăng Điểm, ngưng gẩy đàn, chờ tiếng đàn ngân tắt
hẳn, mới cung kính thưa, là chỉ muốn mặc áo xuân, vào lúc cuối xuân đầu
hạ ,cùng các bạn, sau khi tắm mát dưới sông Nghi, rủ nhau lên đài Vũ
Vu múa hát, rồi thảnh thơi đi về nhà. Nghe xong, Khổng Tử than:"ta
cũng muốn được như Điểm vậy"("Ngô dữ Điểm dã").
Về Thôi
Đàn ngân Tăng Điểm gọi ai ,
Áo xuân hong nắng trên đài Vũ Vu .
Tóc dài xõa trắng thiên thu ,
Da mồi mắt lão mịt mù trăng sao.
Văn chương giờ đã tào lao ,
Sớm đà danh lợi lao đao tội tình.
Thương người hạt lệ lung linh,
Ngàn xưa cánh hạc hoa đình vẫn bay
Áo xuân hong nắng trên đài Vũ Vu .
Tóc dài xõa trắng thiên thu ,
Da mồi mắt lão mịt mù trăng sao.
Văn chương giờ đã tào lao ,
Sớm đà danh lợi lao đao tội tình.
Thương người hạt lệ lung linh,
Ngàn xưa cánh hạc hoa đình vẫn bay
Về Thôi
Tiếng đàn ngân dứt hãy về thôi ,
Hong áo chiều xuân chỉ một thời.
Tóc bạc ngẩn ngơ ngày tháng lụn ,
Da mồi nhăn nhúm tuổi đời trôi.
Văn chương tiểu kỹ giờ hay nhỉ ,
Danh lợi nguy cơ sớm biết rồi.
Thiên cổ đa tình thiên cổ lụy ,
Hoa đình cánh hạc những chơi vơi !
Phạm Khắc Trí 04/11/2014Hong áo chiều xuân chỉ một thời.
Tóc bạc ngẩn ngơ ngày tháng lụn ,
Da mồi nhăn nhúm tuổi đời trôi.
Văn chương tiểu kỹ giờ hay nhỉ ,
Danh lợi nguy cơ sớm biết rồi.
Thiên cổ đa tình thiên cổ lụy ,
Hoa đình cánh hạc những chơi vơi !
***
Dịch Thơ:
Ở Túc Châu Tiếp Vần Lưu Kinh
Đàn dừng lại muốn bỏ quan ngay
Hưởng thú Vũ Vu ước có ngày
Tóc bạc phau phau tình nặng gánh
Da mồi lớp lớp phủ thân gầy
Văn chương tài mọn nay vừa hiểu
Phú quý nguy nhiều sớm đã hay
Có biết vì người tôi đổ lệ
Đình hoa thuở trước hạc buồn bay
Quên Đi
* * *Đàn dừng lại muốn bỏ quan ngay
Hưởng thú Vũ Vu ước có ngày
Tóc bạc phau phau tình nặng gánh
Da mồi lớp lớp phủ thân gầy
Văn chương tài mọn nay vừa hiểu
Phú quý nguy nhiều sớm đã hay
Có biết vì người tôi đổ lệ
Đình hoa thuở trước hạc buồn bay
Quên Đi
Vần Thơ Gửi Bạn
Cũng muốn theo Tăng(*),về nghỉ ngơi
Áo xuân múa hát, mặc tình chơi
Xõa dài mái tóc phơ phơ bạc
Khô héo làn da lốm đốm mồi
Thơ phú chẳng qua trò huyễn ảo
Giàu sang nào khác cuộc hên xui
Vì ai lặng lẽ rơi dòng lệ
Cánh hạc ngàn năm vẫn cuối trời.
Phương Hà
(*) Tăng Điềm, học trò của Khổng Tử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét