Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Sonnet D‘avers " Tình Tuyệt Vọng " - Félix Arvers & Khái Hưng

Sơ Lược Tiểu Sử Félix Arvers:

      Không có nhiều tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Félix Arvers (1806-1850) Sách văn học sử Pháp (Collection littéraire LAGARDE & MICHARD , XIXe siècle) không hề nhắc đến Ông. Từ điển Hachette giới thiệu rất nhiều nhà văn, nhà thơ thuộc nhiều thời đại cũng không ghi tên Ông. Larousse thì chỉ nói vắn tắt: “ Thi sĩ Pháp, nổi tiếng với bài Sonnet bắt đầu bằng câu: Mon âme a son secret, ma vie a son mystère”. Một tư liệu khác có vẻ cụ thể hơn cũng chỉ ghi vẻn vẹn đôi dòng ngắn ngủi:
      “Félix Arvers là tác giả nhiều vở kịch khá thành công. Tác phẩm của Ông đã bị lãng quên, ngoại trừ tập thơ Mes heures perdues (Những giờ khắc hoài phí).”
      (Félix Arvers fut l’auteur d’un grand nombre de pièces de théâtre qui connurent un grand succès. Son œuvre fut oubliée à l’exception de son recueil de poèmes “ Mes heures perdues.”)

SONNET D ‘ARVERS

Mon âme a son secret, ma vie a son mystère
Un amour éternel en un moment conçu :
Le mal est sans espoir, aussi j’ai dû le taire,
Et celle qui l’a fait n’en a jamais rien su.

Hélas ! j’aurais passé près d’elle inaperçu,
Toujours à ses côtés, et pourtant solitaire,
Et j’aurais jusqu’au bout fait mon temps sur la terre,
N’osant rien demander et n’ayant rien reçu.

Pour elle, quoique Dieu l’ait faite douce et tendre
Elle ira son chemin, distraite, et sans entendre
Ce murmure d’amour élevé sur ses pas;

À l’austère devoir, pieusement fidèle,
Elle dira, lisant ces vers tout remplis d’elle :
“ Quelle est donc cette femme ?” et ne comprendra pas.

Félix Arvers

* * *

Sơ Lược Tiểu Sử Khái Hưng:

      Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
- Ông sinh năm 1896, một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897
  Xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. 
  Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
- Khái Hưng mất năm 1947. 
 Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi 22/1/1947

      Khái Hưng hẳn không phải là nhà thơ, lại càng không phải là người dịch thơ nhưng bỗng dưng với bản dịch tài tình bài thơ của Arvers, Ông lại được biết đến ở một lĩnh vực khác với sự nghiệp tiểu thuyết của mình.

Bản dịch của Khái Hưng:

Tình tuyệt vọng

Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Hỡi ôi !người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân ?
Dẫu ta đi trọn đường trần
Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi
Người dù ngọc nói, hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Nào ngờ chân đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng,
Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây ?!


Khái Hưng
(Kim Oanh sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét