Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2025

Thông Minh Nhân Tạo Và Vấn Đề Đạo Đức


Lm Paolo Benanti, chũ tịch Hội Đồng thông minh nhân tạo Ý. Credit:Courtesy of Paul VI foundation/Screenshot.

Thời gian gần đây người ta nói đến thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence AI) rất nhiều. Nó khá thông dụng và được ca ngợi vô cùng. Nhưng không vì vậy mà không có những vấn đề cần phải được suy nghĩ lại.

Linh mục Paolo Benanti dòng Phanxico, là chuyên viên về thông minh nhân tạo đã cảnh báo sự nguy hiểm về luân lý đạo dức của thông minh nhân tạo trong một cuộc hội thảo chuyên đề được tổ chức tại cơ sở Paul VI ở Madrid, Ý đã chỉ cho thấy “những người điều khiển loại kỹ thuật này đang kiểm soát thực tế -the people who control this type of technoloy control reality.”

Chúng ta thử suy nghĩ về lời phát biểu này.

Linh mục Paolo Benanti người Ý là chủ tịch Hội đồng Thông Minh Nhân Tạo của chính phủ đã nhấn mạnh là “thực tế mà chúng ta hiện đang phải đối diện khác với thực tế ở 10 và 15 năm về trước và đó là một thực tế vì nó được xác định bởi phần mềm/software của máy điện toán.”

“Khởi điểm này có một tác động ảnh hưởng đến các tiến trình khi chúng ta thực hành ba quyền căn bản liên hệ đến chủ thể của vấn đề là: cách sử dụng, sự lạm dụng và quyền được hưởng hoa lợi,” -cha cắt nghĩa.

Đây thực sự là một hoa lợi, vì “những giá trị mà bạn làm ra được do bạn dùng những thiết bị không phải là của bạn mà là vay mượn ở kho dự trữ mây/cloud phần mềm của máy (software)” -Lm chú thích.

Vậy thì ai là người không có hoa lợi? Là các nô lệ.” -cha cắt nghĩa.

Do đó, cha khuyên nên suy nghĩ tìm cách làm sao để sống được trong một thực tế (reality) được xác định bởi phần mềm (software). Chúng ta phải tìm hiểu “sự liên kết giữa luân lý đạo đức và kỹ thuật” và đặc biệt với những gì có liên hệ đến thông minh nhân tạo, -cha nói- “bởi vì những thứ đó nó uốn nắn thực tế của thế giới chúng ta, và những người điều khiển kỹ thuật này sẽ điều khiển và kiểm soát thực tế.”
“Chúng ta phải nhận thức rõ ràng là chúng ta đang sống trong một thực tế khác biệt. Phần mềm/software không phải là thứ phụ mà là những vấn nại thắc mắc thực tế là gì, tư hữu là gì, những quyền lợi mà chúng ta có là gì?” -cha Paolo cắt nghĩa.

Tập trung và phân quyền

Thứ đến, cha cắt nghĩa làm sao sự phát triển của kỹ thuật máy điện toán sau thế chiến II lại làm ra được những qui trình khác nhau có liên hệ đến vấn đề quyền lực, dân chủ và tư hữu.

Vào thập niên 1970 những tiến trình phân quyền xẩy ra ở Hoa Kỳ và Âu Châu và rồi những năm sau đó đã có những máy vi tính cá nhân “có thể giúp con người đạt được những việc rất đơn giản.”

Vào thập niên 1990, sau khi bức tường Bá Linh xụp đổ, lý tưởng lúc đó là một thị trường được tự do hơn “sẽ dẫn đến và cổ võ một mẫu mực dân chủ tự do và lành mạnh hơn ở những nước có những hình thức tự do khác. Tuy nhiên, chính sách này“đã làm cho nước Tầu giầu hơn mà không dân chủ hơn.”

Vậy thì, giá trị dân chủ Tây Phương đã bị khủng khoảng khi thực tế cho thấy “bạn có thể trở nên giầu có và ngon lành mà không cần phải có dân chủ.”

Vào năm 2011 thời mùa xuân Ả Rập, việc dùng điện thoại di động “đã cho thấy sức mạnh và quyền năng của máy điện toán cá nhân ảnh hưởng lớn lao thế nào.” Nhưng nhanh chóng sau đó, sức mạnh này bắt đầu bị nghi ngờ: “Điện thoại di động không còn là đồng minh của dân chủ nhưng là loại đồng minh tệ hại nhất của tin giả/fake news, phân cực, sự thật chủ quan, và tất cả những gì tương tự như vậy,”-cha Benanti chú thích.

Khi dịch Covid-19 xẩy ra và với chiến dịch phong tỏa, “chúng ta có thể thích ứng với cuộc sống nhờ sức mạnh và quyền năng của máy điện toán cá nhân” bằng cách dùng cách gọi nhau, liên lạc với nhau qua video-zoom hay áp dụng cách trả tiền qua ngân hàng trong số những dụng cụ thông dụng khác để thay thế.

“Chúng ta đã lặng lẽ từ từ nhận ra là từ năm 2012 đến 2020 điện thoại thông minh (smart phone) đã được xếp vào loại hữu dụng và rất thực tế, mà thực tế thì nó đã xẩy ra rồi ngay ở trên điện thoại.”

Nguy hiểm cho nền dân chủ trong thời đại điện toán

Vào thập niên 2 của thế kỷ 21 “chúng ta có thông minh nhân tạo ở trong smart phone” và, theo cha Benanti thì nển dân chủ tự do cổ điển đang đi vào nền dân chủ gọi là “dân chủ máy vi tính.” Trong đó chúng ta dùng thông minh nhân tạo để làm mất đi khả năng của con người và để dùng máy vi tính thay cho con người và đem nó vào “trung tâm dữ liệu -data center” nơi tập trung mọi tin tức. Theo cách đó thì một thách thức mới về luân lý đạo đức lại xẩy ra: “Bấy giờ thì tất cả mọi tiến trình lại được tập trung vào kho dự trữ mây/cloud” trong software của máy vi tính.

Chuyên viên nhấn mạnh là “những clouds hay trung tâm dữ liệu này thuộc về năm công ty” là chủ “tất cả những dữ liệu”. Trung tâm dữ liệu này không chỉ đại diện cho thách thức cá nhân mà còn cho cả “các tiến trình dân chủ.”

Nói về những thách thức này, linh mục Benanti cắt nghĩa cách thức mà thông minh nhân tạo có thể đe dọa tự do của con người qua khả năng của nó là nó có thể đoán trước được cách xử sự, hành vi hay mọi biến động. “Ý tưởng trong đầu bạn có thể bạn rất thích hay chỉ là biết hoặc nghĩ trước là bạn có thể mua, nó cũng tạo ra được những cái mà bạn sẽ mua.”

Sự khả thi này là“một vấn đề có thật” vì loại hệ thống này thực sự có, nó ở trong túi chúng ta, nó “có khả năng bắt buộc và định hướng tự do của những không gian công cộng.”

Những thắc mắc vể cái yếu, cái mạnh, cơ hội và các đe dọa của thông minh nhân tạo đã là lý do tại sao buộc “chúng ta phải hành động để vượt qua những loại cải tiến canh tân này.”

Về tương lai, như vậy thông minh nhân tạo sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong ngành thông tin, y khoa và thị trường lao động. Về chuyện này, nếu chúng ta không chỉnh đốn được những ảnh hưởng của nó trên thị trường lao động thì chúng ta có thể phá hủy mất cả xã hội như chúng ta đang thấy hiện nay.”

Fleming Island, Florida
March 3, 2025
Nguyễn Tiến Cảnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét