Cung Tích Biền
Anh Lê Văn Tân thân,
1. Nhà văn Cung Tích Biền tên thật là Trần Ngọc Thao, quê ở Quận Thăng Bình, Quảng Nam, là lớp đàn anh của Anh Tân và tôi khoảng 7-8 tuổi. Nhà văn Cung Tích Biền là Cựu Đại úy QLVNCH ngành Hành chánh Tài chánh, giải ngũ năm 1973, nguyên là Giảng sư (Giáo sư Thỉnh giảng) Đại học Cộng đồng Quảng Đà trước năm 1975. Hiện Anh Cung Tích Biền và Gia đình đang sống ở California. Sức khỏe của Anh Cung Tích Biền không được tốt vì sau 1975 Anh quá vất vả. Nhà văn Cung Tích Biền lại là "chàng rễ" của QGHC vì Anh là em rể Anh Nguyễn Chi Lăng, Cao học 3.
(Cung Trầm Tưởng)
2. Họ Cung là một dòng họ hiện diện ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản,và Việt Nam.
Dòng họ Cung khá nổi tiếng về văn học và văn nghệ nhưng không phải khoa bảng ở Miền Bắc; đặc biệt người nữ họ Cung nổi tiếng duyên dáng và thanh lịch, là người được "cung tiến / tiến cung" trong các triều đại Lý, Trần, Lê.
Nhà thơ tài hoa Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thúc Cần. Người ta biết đến ông như là một Nhà thơ lớn của VNCH qua những bài thơ được Nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành những bản tình ca như,
Lên xe tiễn em đi,
Chưa bao giờ buồn thế,
Trời mùa Đông Paris,
Suốt đời làm chia ly ...
Chưa bao giờ buồn thế,
Trời mùa Đông Paris,
Suốt đời làm chia ly ...
Họ Cung này có những nhân vật Anh Tân đã biết mà Anh không để ý thôi; chăng hạn như Giáo sư Cung Giũ Nguyên (học giả văn học, thân phụ của người con đầu tiên của Nhà văn NTH), Nhạc sĩ Cung Tiến (tên thật là Cung Thúc Tiến), Cung Khắc Lược, một nhà thư pháp lẫy lừng của Hà thành, và Quan Phủ Cung Đình Vận bị Việt Minh giết trong năm 1945.
Giáo sư Cung Giũ Nguyên còn có một gười anh em là Ông Cung Giũ Hùng, Giám đốc Công quản Xe Buýt Sài Gòn (1970s).
Nhạc sĩ Cung Tiến ở vào hàng chú bác của Nhà thơ Cung Trầm Tưởng. Cung Tiến không những là một Nhạc sĩ tài hoa -- hai bản nhạc Thu Vàng và Hoài Cảm của ông tôi đã "mê" ngay khi tôi còn là một cậu bé -- mà ông còn là một nhà kinh tế được học hành bài bản tại Đại học Úc và Anh với Master degree và là một giới chức cao cấp của Bộ Kế Hoạch với những đóng góp rất cụ thể qua những kế hoạch và chương trình kinh tế được nghiên cứu công phu và phúc trình rất rõ ràng cho Nội Các của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm.
3. Có một tình sử giữa một chàng QGHC và một nàng tên là Cung Diệu ... hiện còn ở Bình Dương mà chàng thì ở Úc vì rằng chàng lo dồi mài kinh sử để lấy bằng cấp từ Trường QGHC rồi đến Đại học Đà Lạt nên nàng phải lập gia đình theo lệnh song thân với những lời thơ cuối cùng thật cảm động:
" Biết anh về có ghé thăm không,
" Ngày anh về em chắc tay bồng,
" Tiếng ru thay điệu tình ca cũ,
" Trưa muộn phiền theo giấc trở con!
Cũng đành,
Trần Việt Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét