Hãy nghe một nhà sư nói đây: lau chùi dọn dẹp tốt cho bạn đấy
Các thói quen quét tước, chùi bóng, và dọn dẹp cho ngăn nắp có ý nghĩa tâm linh, và bạn không phải theo tôn giáo nào mà vẫn hưởng lợi.
Những nhà tư vấn sức khỏe tâm thần thường khuyên thân chủ nên lau dọn nhà cửa mỗi ngày. Bụi bặm và nhớp nháp có thể là triệu chứng của đau khổ hay bệnh tật. Tuy nhiên, sự sạch sẽ không chỉ liên quan đến sức khỏe tâm thần. Nó là sự thực hành cơ bản nhất mà tất cả các hình thức Phật giáo Nhật đều cùng công nhận như nhau. Phật giáo Nhật có nói rằng điều bạn cần làm để tìm đến tâm linh là lau dọn, lau dọn, lau dọn. Đó là vì sự thực hành lau dọn có sức mạnh đáng kể.
Tất nhiên, vì tôi là một nhà sư dâng hiến cả đời cho đời sống tâm linh nên tôi quảng bá những quan niệm và thực hành Phật giáo. Nhưng bạn không cần phải đi theo tôn giáo mới (của tôi) để học hỏi từ nó. Nhiều người cho rằng từ “tôn giáo” bao gồm một bộ những qui luật để cai quản giá trị và hành động của con người, rằng nó là sự sáng tạo ra một thực thể siêu việt, hay nó là điểm dựa cho những người không tự mình suy nghĩ phán đoán được. Theo tôi thì một tôn giáo đàng hoàng sẽ không buộc con người vào những giá trị hay hành động nào cả. Nó hiện hữu để giải thoát con người ra khỏi hệ thống và tiêu chuẩn vận hành xã hội. Trong tiếng Nhật, từ “tự do” được chiết tự là “tự mình tạo ra”.
Sự thực hành lạu dọn không phải là một công cụ mà tự nó là mục đích
Sự thực hành lau dọn, tức là những thao tác quét tước, lau chùi, đánh bóng, rửa dọn và sắp lại cho gọn, là một bước trên đường tiến đến an nhiên tự tại. Trong Phật giáo Nhật, chúng tôi không tách rời bản thể và môi trường, và lau dọn là bày tỏ lòng tôn trọng và sự hòa đồng với thế giới quanh ta.
Bạn có thể thấy sự hiện hữu của thiên nhiên trong truyền thống sado (lễ trà) hay kado (cắm hoa) của Nhật, cả hai đều phát xuất từ đạo Phật. Nhưng ý tưởng “thiên nhiên” tại Nhật đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa phương Tây. Được phát âm là “shizen”, từ thiên nhiên phản ảnh một thế giới duy nhân trong đó con người đứng đầu các thứ bậc như thể con người là đại diện hay sứ giả của đấng tạo hóa.
Tuy nhiên, còn có một ý nghĩa khác của “thiên nhiên” đến từ tiếng Nhật cổ đại. Được phát âm là “jinen”, cũng chữ viết đó ngày xưa từng có ý nghĩa là “hãy buông bỏ” hay “nó là như thế đấy”, một định nghĩa gần gũi với triết lý Phật giáo hơn, và liên kết với thuyết vật linh (animism) và sự thờ phượng thiên nhiên.
Sau khi Phật giáo và những triết lý khác được đưa đến với người Nhật, người ta bắt đầu thấy thiên nhiên không những trong con người mà trong cả trong những vật thể có tri giác khác, ngay cả trong núi non, sông ngòi, hoa cỏ, và cây cối. Quan niệm về thiên nhiên này vẫn tồn tại trong văn hóa Nhật ngày nay, chẳng hạn như những nhân vật Pokémon hay trong những phim của xưởng phim Ghibli như Arriety, với những thông điệp về môi trường của chúng. Vì thế, ngay cả khi ta phát âm từ thiên nhiên là “shizen”, thuật ngữ ấy vẫn mang trong nó ý tưởng Nhật là con người không phải tách rời khỏi thiên nhiên mà là một phần của thiên nhiên.
Phật giáo cho rằng quan niệm rằng ta có nhân cách riêng của mình là một ảo tưởng do cái tôi của mình tạo ra, và lau dọn là cách để buông bỏ cái tôi ấy. Trong tiếng Nhật, chiết tự “con người” có nghĩa là “người” và “ở giữa”. Con người là “một người đang ở giữa”. Thế thì bạn với tư cách là một con người chỉ hiện hữu qua quan hệ giữa bạn với người khác, như bạn hữu, đồng nghiệp, và gia đình. Bạn với tư cách là một con người có một số từ ngữ của mình, có những nét diễn tả trên mặt, có một số hành vi, nhưng những điều đó chỉ xảy ra khi bạn tương tác và liên hệ với người khác. Đó là quan niệm “en” hay “lệ thuộc lẫn nhau” trong tiếng Nhật.
Sự lau dọn của đạo Phật tạo cho mỗi người chúng ta cơ hội để hiểu được quan niệm này. Bạn không cần phải học cho được một kỹ thuật đặc biệt nào, thuê một nhà tư vấn lau dọn, hay thực hiện những nghi thức đặc biệt của các vị cao tăng.
Những điều căn bản rất đơn giản. Quét nhà của bạn từ trên xuống dưới, lau dọc theo các vật, và làm một cách cẩn thận. Sau khi bạn bắt đầu lau dọn nhà mình, bạn có thể mở rộng ra lau dọn những cái khác, kể cả thân thể mình. Với câu hỏi làm sao áp dụng việc lau dọn vào tâm hồn mình thì tôi xin để trống không trả lời, nhưng nếu bạn thực hành lau dọn, lau dọn, lau dọn, và lau dọn thêm nữa, dần dà bạn sẽ ngộ rằng khi bạn lau dọn bên ngoài thì bạn cũng đang lau dọn thế giới nội tâm của mình nữa đó.
Tất nhiên, nhiều chùa Nhật thỉnh thoảng cũng phải dùng người lau dọn khi họ thiếu tay làm việc. Nhưng chính các nhà sư Nhật cũng tự họ lau dọn. Đó chính vì hành động lau dọn không phải là một công cụ mà tự nó chính là mục đích. Thử nghĩ, bạn có thể nào thuê người tập thiền dùm mình được không?
Cũng giống như thực hành thiền, lau dọn không bao giờ là xong được. Ngay khi tôi vừa ưng ý vì khu vườn tôi quét đã sạch sẽ thì lá lại rơi và bụi bặm lại tích tụ. Cũng vậy, ngay khi tôi vừa cảm thấy an nhiên trong trạng thái chánh niệm vô ngã của mình thì tức giận hay lo âu lại bắt đầu xuất hiện. Cái ngã không ngừng hiện trong tâm tôi, nên phải luôn tay lau dọn để tìm lại an nhiên trong lòng. Không lau dọn thì không có đời sống.
Sư Shoukei Matsumoto là nhà tu hành Phật giáo tại chùa Komyoji, Tokyo. Tác phẩm “Hướng dẫn của một vị sư để tạo nhà sạch và tâm sạch” được nhà xuất bản Penguin phát hành.
Thúy Messegee dịch sang tiếng Việt
***
Take it from me, a Buddhist monk: cleaning is good for you
Shoukei Matsumoto
Shoukei Matsumoto is a Buddhist monk at the Komyoji temple in Tokyo
The routines of sweeping, polishing and tidying have spiritual meaning, and you don’t have to be religious to benefit from them
Mental health counsellors often recommend that clients clean their home environments every day. Dirt and squalor can be symptoms of unhappiness or illness. But cleanliness is not only about mental health. It is the most basic practice that all forms of Japanese Buddhism have in common. In Japanese Buddhism, it is said that what you must do in the pursuit of your spirituality is clean, clean, clean. This is because the practice of cleaning is powerful.
Of course, as a monk who is dedicated to spiritual life, I recommend Buddhist concepts and practices. But you don’t have to convert to a new religion to learn from it. Many people’s associations with the word “religion” may include a set of rules to regulate people’s values and actions; the creation of an irrational transcendent entity; or the idea of a crutch for people who cannot think for themselves. In my view, though, a respectable religion does not exist to bind one’s values or actions. It is there to free people from the systems and standards that order society. In Japanese characters, the word “freedom” is written as “caused by oneself”.
Cleaning practice is not a tool but a purpose in itself
Cleaning practice, by which I mean the routines whereby we sweep, wipe, polish, wash and tidy, is one step on this path towards inner peace. In Japanese Buddhism, we don’t separate a self from its environment, and cleaning expresses our respect for and sense of wholeness with the world that surrounds us.
You can see the presence of nature in the Japanese traditions of sado (tea ceremonies) or kado (flower arranging), which were both originally born from Buddhism. But the idea of “nature” in Japan has been strongly influenced by western culture. Pronounced “shizen”, the characters reflect a human-centred version of the world in which humans stand at the top of a hierarchy as the agent or messenger of the creator.
But there is another sense of “nature” derived from ancient Japanese. Pronounced “jinen”, the same characters once meant “let it go” or “it is as it is” – a definition much closer to Buddhist philosophy, with its links to animism and the worship of nature.
After Buddhism and the other philosophies were introduced to the Japanese people, they began to see nature not only in humans, but also in all sentient beings, and even in mountains, rivers, plants and trees. This view of nature persists in modern Japanese culture – for example in Pokémon’s characters or Studio Ghibli films such as Arrietty, with their environmentalist messages. As a result, even when we pronounce the characters for nature as “shizen”, the term still carries with it the Japanese idea that humans are not excluded from nature, but are part of it.
Buddhism says the notion that you have your own personality is an illusion that your ego creates – and cleaning is a means to let go of this. The characters for “human being” in Japanese mean “person” and “between”. Human being is “a person in between”. Thus, you as a human being only exist through your relations with others – people such as friends, colleagues and family. You as a person have some particular words, facial expressions and behaviours, but these arise only through your interaction and connections with other people. This is the Buddhist concept “en” or interdependence.
Buddhist cleaning practice provides each of us with an opportunity to understand this concept. You don’t have to acquire special techniques, hire a professional cleaning consultant, or perform the special rituals used by senior monks.
The basics are very simple. Sweep from the top to the bottom of your home, wipe along the stream of objects and handle everything with care. After you start cleaning your home, you can extend cleaning practice to other things, including your body. How you can apply cleaning practice to your mind is a question I want to leave unanswered, but if you practise cleaning, cleaning and more cleaning, you will eventually know that you have been cleaning your inner world along with the outer one.
Of course Japanese temples sometimes employ cleaners when they are short of hands. But Buddhist monks also clean by themselves. This is because the cleaning practice is not a tool but a purpose in itself. Would you outsource your meditation practice to others?
As with meditation practice, there is no endpoint of the cleaning practice. Right after I am satisfied with the cleanliness of the garden I have swept, fallen leaves and dust begin to accumulate. Similarly, right after I feel peaceful with my ego-less mindfulness, anger or anxiety begin once again to emerge in my mind. The ego endlessly arises in my mind, so I keep cleaning for my inner peace. No cleaning, no life.
Shoukei Matsumoto is a Buddhist monk at the Komyoji temple in Tokyo. A Monk’s Guide to a Clean House and Mind is published by Penguin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét