Sài Gòn Dưới Thời Việt Nam Cộng Hòa:
Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, từ năm 1954 đến 1975, Sài Gòn chẳng những là biểu trưng chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế cho miền Nam mà còn cho cả nước, vì thời đó tổng sản lượng của Sài Gòn chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng toàn quốc. Sài Gòn còn là địa bàn phát triển kinh tế, chẳng những đối với miền Nam, mà còn trên bình diện cả nước nữa. Nhờ nằm giữa hai vùng trù phú nhất của Việt Nam, đó là miền Đông và miền Tây Nam Kỳ, Sài Gòn đã nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế và thương mãi cho toàn vùng. Sau năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa, nơi tập trung tất cả những cơ quan đầu não, gồm các bộ và các tổng nha của chánh phủ, các tòa đại sứ, và trụ sở Thượng và Hạ Nghị Viện của VNCH. Chỉ riêng phi cảng Tân Sơn Nhất, trên các tuyến đường bay quốc tế tăng từ 35 ngàn hành khách mỗi năm từ năm 1958 đến năm 1961; từ 1966 đến 1970 tăng lên 435 ngàn mỗi năm. Trên những tuyến đường bay quốc nội tăng từ 50 ngàn hành khách năm 1961 lên đến trên một triệu mỗi năm từ năm 1966 đến năm 1970.
Về giao thông đường bộ, nhờ vị trí trung tâm của Sài Gòn khiến nó trở thành giao điểm của các trục lộ của miền Nam. Quốc lộ 1, chạy dọc theo bờ biển Đông, nối liền Nam Bắc Việt Nam, đến Sài Gòn, quốc lộ 1 tiếp tục đi lên Nam Vang, trong khi quốc lộ 4 đi về miền Tây(26). Riêng tại vùng Xa Cảng Miền Tây, khu thương mãi vùng Phú Lâm phát triển rất nhanh, nên trên trục lộ nầy chánh phủ đã cho xây lên nhiều cơ xưởng và kho chứa hàng hóa. Đồng thời, chợ búa, nhà cửa, phố xá cũng được xây dựng. Đến thời Việt Nam Cộng Hòa thì hai thành phố Sài Gòn-Gia Định gần như tiếp giáp nhau, nghĩa là những khu đồng ruộng đã từ từ biến thành đường phố và nhà cửa.
Những khu đồng ruộng giữa Sài Gòn và Gia Định trong các quận Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh cũng biến thành các khu phố liền nhau. Quốc lộ 20 nối liền Sài Gòn-Lâm Đồng-Đà Lạt. Đầu thập niên 1960, chánh phủ VNCH xây dựng Xa Lộ Sài Gòn-Biên Hòa nối liền thành phố với các khu kỹ nghệ trên vùng Biên Hòa. Sau năm 1955, tuyến đường xe lửa từ Sài Gòn đi Mỹ Tho bị hủy bỏ vì quá cũ kỹ và không còn đủ tiêu chuẩn an toàn. Thay vào đó, chánh phủ VNCH nới rộng các tuyến đường bộ khác như Trần Hưng Đạo, Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ), và Hồng Thập Tự (nay là Xô Viết Nghệ Tĩnh). Đến năm 1956, tuyến đường xe lửa từ Sài Gòn đi Gò Vấp cũng bị hủy bỏ.
Chánh phủ VNCH cho xây dựng đường Bùi Hữu Nghĩa ngay trên tuyến đường xe lửa nầy nhằm nối liền thành phố Sài Gòn với tỉnh Gia Định. Sau đó chánh phủ lại nới rộng tất cả những con đường xung quanh đó khiến cho việc lưu thông từ Sài Gòn đi Gia Định và đến tận thương cảng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Đến năm 1959, chánh phủ VNCH cho thành lập các tuyến đường xe buýt công cộng nối liền Sài Gòn-Gia Định với các quận ngoại thành như Tân Bình, Bình Thạnh và Phú Nhuận, nhằm giúp đở công nhân và công chức có lợi tức thấp. Riêng tuyến xe lửa Sài Gòn-Hà Nội, nằm dọc theo bờ biển miền trung, đã bị gián đoạn từ năm 1954, đến năm 1977 tuyến đường nầy mới được tái hoạt động.
Chánh phủ VNCH cho xây dựng đường Bùi Hữu Nghĩa ngay trên tuyến đường xe lửa nầy nhằm nối liền thành phố Sài Gòn với tỉnh Gia Định. Sau đó chánh phủ lại nới rộng tất cả những con đường xung quanh đó khiến cho việc lưu thông từ Sài Gòn đi Gia Định và đến tận thương cảng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Đến năm 1959, chánh phủ VNCH cho thành lập các tuyến đường xe buýt công cộng nối liền Sài Gòn-Gia Định với các quận ngoại thành như Tân Bình, Bình Thạnh và Phú Nhuận, nhằm giúp đở công nhân và công chức có lợi tức thấp. Riêng tuyến xe lửa Sài Gòn-Hà Nội, nằm dọc theo bờ biển miền trung, đã bị gián đoạn từ năm 1954, đến năm 1977 tuyến đường nầy mới được tái hoạt động.
Vị trí địa lý thật đặc biệt của Sài Gòn cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nó. Sài Gòn nằm dọc theo hữu ngạn sông Sài Gòn(27), một nhánh của sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn chảy vào sông Đồng Nai trên khúc sông Nhà Bè, rồi sau đó theo hai nhánh đổ ra biển, đó là nhánh sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu. Dầu thương cảng Sài Gòn cách bờ biển trên 80 cây số, nhưng nhờ lòng sông sâu (khoảng trên 12 mét) nên tàu bè trên 20 ngàn tấn có thể cập bến Sài Gòn. Trên địa bàn miền Nam, Sài Gòn nằm ngay trung tâm của 2 vùng đồng bằng lớn của miền Nam, đó là đồng bằng miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long. Từ miền Tây qua miền Đông bằng cả đường bộ lẫn đường thủy đều phải lên Sài Gòn; và ngược lại, từ miền Đông qua miền tây, cũng phải đi ngang qua Sài Gòn.
Bên cạnh những trục lộ giao thông trên bộ, Sài Gòn còn được nối kết với cả miền Đông lẫn miền Tây một mạng lưới kinh rạch, khiến cho việc giao giữa Sài Gòn và các miền đất trên khắp Nam Kỳ rất thuận tiện. Sự vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về Sài Gòn và ngược lại, rất nhanh chóng. Sông Sài Gòn và hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây được một hệ thống kinh rạch chằng chịt nối liền nhau, cộng thêm với hệ thống sông ngòi kinh rạch tự nhiên của vùng châu thổ sông Cửu Long, nên việc giao thông đường thủy từ Sài Gòn đi khắp nơi rất lý tưởng. Riêng giang cảng Sài Gòn, dầu lòng sông chỉ sâu độ 12 mét, cũng có thể tiếp nhận các tàu hàng có trọng tải 12 ngàn tấn. Đây là một trong những giang cảng lớn và thuận tiện vào bậc nhất trong vùng Đông Nam Á. Từ khoảng những năm từ 1955 đến 1965, giang cảng Sài Gòn là trung tâm qui tụ và phân phối 2,5 triệu tấn hàng hóa. Đến sau năm 1965, con số nầy tăng lên gấp 3 lần, nên dưới thời đệ nhị Cộng Hòa, chánh phủ chỉnh trang lại vùng cảng Nhà Bè, cách Sài Gòn khoảng 15 cây số về phía hạ lưu sông Đồng Nai, có khả năng tiếp nhận tàu hàng trên 18 ngàn tấn. Riêng số lượng dầu lửa nhập cảng tại cảng Nhà Bè mỗi năm lên đến 5,5 triệu tấn(28). Sau năm 1965, chánh quyền đệ nhị Cộng Hòa xây dựng thêm Tân Cảng Sài Gòn, cách cảng Sài Gòn cũ khoảng 10 cây số về phía thượng lưu sông Sài Gòn. Thoạt đầu Tân Cảng chỉ sử dụng vào mục tiêu quân sự, nhưng về sau nầy nó cũng được sử dụng cho cả các tàu hàng dân sự.
Bên cạnh những trục lộ giao thông trên bộ, Sài Gòn còn được nối kết với cả miền Đông lẫn miền Tây một mạng lưới kinh rạch, khiến cho việc giao giữa Sài Gòn và các miền đất trên khắp Nam Kỳ rất thuận tiện. Sự vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về Sài Gòn và ngược lại, rất nhanh chóng. Sông Sài Gòn và hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây được một hệ thống kinh rạch chằng chịt nối liền nhau, cộng thêm với hệ thống sông ngòi kinh rạch tự nhiên của vùng châu thổ sông Cửu Long, nên việc giao thông đường thủy từ Sài Gòn đi khắp nơi rất lý tưởng. Riêng giang cảng Sài Gòn, dầu lòng sông chỉ sâu độ 12 mét, cũng có thể tiếp nhận các tàu hàng có trọng tải 12 ngàn tấn. Đây là một trong những giang cảng lớn và thuận tiện vào bậc nhất trong vùng Đông Nam Á. Từ khoảng những năm từ 1955 đến 1965, giang cảng Sài Gòn là trung tâm qui tụ và phân phối 2,5 triệu tấn hàng hóa. Đến sau năm 1965, con số nầy tăng lên gấp 3 lần, nên dưới thời đệ nhị Cộng Hòa, chánh phủ chỉnh trang lại vùng cảng Nhà Bè, cách Sài Gòn khoảng 15 cây số về phía hạ lưu sông Đồng Nai, có khả năng tiếp nhận tàu hàng trên 18 ngàn tấn. Riêng số lượng dầu lửa nhập cảng tại cảng Nhà Bè mỗi năm lên đến 5,5 triệu tấn(28). Sau năm 1965, chánh quyền đệ nhị Cộng Hòa xây dựng thêm Tân Cảng Sài Gòn, cách cảng Sài Gòn cũ khoảng 10 cây số về phía thượng lưu sông Sài Gòn. Thoạt đầu Tân Cảng chỉ sử dụng vào mục tiêu quân sự, nhưng về sau nầy nó cũng được sử dụng cho cả các tàu hàng dân sự.
Về mặt dân cư, đến năm 1954, gần 2 triệu dân miền Bắc di cư vào Nam, trong số đó có khoảng gần 900 ngàn người đã định cư tại vùng ngoại ô Sài Gòn. Từ đó, bên kia sông Sài Gòn bắt đầu phát triển mạnh. Hồi nầy về phía Bắc Sài Gòn lấn dần qua tỉnh Gia Định, mở rộng sang các vùng Tân Bình, Phú Nhuận, và Bình Thạnh. Đây là một vùng quan trọng vì nó là điểm đi qua của các trục lộ nối liền Sài Gòn với các tỉnh miền Đông khác như Tây Ninh, Thủ Đức và Biên Hòa.
Về phía Nam, thành phố Sài Gòn mở rộng đến vùng Khánh Hội; về phía Tây Nam, Sài Gòn mở rộng dọc theo đường Trần Hưng Đạo nối liền đường Đồng Khánh của Chợ Lớn. Tuy nhiên, sau khi thu hồi nền độc lập, miền Nam có một lúc thanh bình, từ năm 1954 đến 1960. Trong giai đoạn nầy có rất nhiều người hồi cư, vì vậy mà theo thống kê của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1955, dân số Sài Gòn là 1.900.800 người, nhưng đến năm 1958, dân số Sài Gòn giảm xuống còn 1.383.000 người. Như vậy, đã có trên nửa triệu người hồi cư trong giai đoạn nầy. Sau năm 1954, nhằm mở rộng những tuyến đường bộ, nên tất cả các tuyến đường xe lửa nối Sài Gòn với các địa phương lân cận đều bị hủy bỏ(29). Năm 1959, nhằm mục đích kiến thiết và chỉnh trang thánh phố, Tổng Nha Kiến Thiết và Thiết Kế Đô Thành Sài Gòn đã cho lấp những khu ao đầm và ruộng rẫy tại các vùng ven đô để xây cất nhiều khu cư xá bán rẻ lại cho cư dân Sài Gòn.
Về phía Nam, thành phố Sài Gòn mở rộng đến vùng Khánh Hội; về phía Tây Nam, Sài Gòn mở rộng dọc theo đường Trần Hưng Đạo nối liền đường Đồng Khánh của Chợ Lớn. Tuy nhiên, sau khi thu hồi nền độc lập, miền Nam có một lúc thanh bình, từ năm 1954 đến 1960. Trong giai đoạn nầy có rất nhiều người hồi cư, vì vậy mà theo thống kê của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1955, dân số Sài Gòn là 1.900.800 người, nhưng đến năm 1958, dân số Sài Gòn giảm xuống còn 1.383.000 người. Như vậy, đã có trên nửa triệu người hồi cư trong giai đoạn nầy. Sau năm 1954, nhằm mở rộng những tuyến đường bộ, nên tất cả các tuyến đường xe lửa nối Sài Gòn với các địa phương lân cận đều bị hủy bỏ(29). Năm 1959, nhằm mục đích kiến thiết và chỉnh trang thánh phố, Tổng Nha Kiến Thiết và Thiết Kế Đô Thành Sài Gòn đã cho lấp những khu ao đầm và ruộng rẫy tại các vùng ven đô để xây cất nhiều khu cư xá bán rẻ lại cho cư dân Sài Gòn.
Đến sau năm 1960, chiến tranh tại miền Nam bắt đầu lan rộng, nên dân chúng ở các vùng nông thôn phụ cận Sài Gòn lại bắt đầu tản cư về Sài Gòn. Theo thống kê của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1967, dân số Sài Gòn giảm xuống còn 1.376.00, nhưng đến đầu năm 1975, lại tăng lên đến 1.825.000 người. Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, dân số Sài Gòn là 1.860.000 người. Nếu tính luôn dân cư các vùng Hốc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè... dân Sài Gòn lúc đó đã lên tới 2.680.000 người.
Với số lượng dân chúng ngày càng gia tăng như vậy, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa đã phải xúc tiến gấp rút việc chỉnh trang thành phố và nhà cửa. Riêng khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1975, đô thành Sài Gòn phát triển một cách nhanh chóng, nhà cửa và đường sá lấn dần những khu đồng ruộng chung quanh thành phố. Trong lúc chiến tranh đến hồi khốc liệt nhứt, tức là từ khoảng 1967 đến 1975, cư dân các vùng nông thôn đều tản cư về các thành thị. Lúc đó các vùng nông thôn gần như hoang vu, và Sài Gòn là nơi mà dân tản cư chạy về nhiều nhất. Theo thống kê của Việt Nam Cộng Hòa, năm 1967, có khoảng 17,7 phần trăm dân nông thôn chạy về thành thị, nhưng đến cuối năm 1974, con số ấy tăng lên đến trên 30 phần trăm.
Lúc đó miền Nam Việt Nam phải vừa đương đầu với chiến tranh, vừa chỉnh trang các thành phố để có chỗ cho dân tản cư, mà lại vừa phải phát triển kỹ nghệ trong nước để đáp ứng như cầu của dân chúng. Trong thời gian nầy, khu kỹ nghệ Sài Gòn-Biên Hòa được thành hình, và rất nhiều xí nghiệp được xây dựng tại vùng ngoại ô Thủ Đức. Chỉ riêng kể từ năm 1957 đến năm 1965, kỹ nghệ Sài Gòn phát triển vượt bực về mọi phương diện từ may dệt, thực phẩm, dược phẩm, hóa học, đến kỹ nghệ biến chế đồ dùng bằng nhựa, vân vân. Từ năm 1965 đến năm 1975, chánh phủ VNCH đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng những xí nghiệp chuyên ngành lớn như kỹ nghệ luyện gang, thép, và nhôm tại khu kỹ nghệ Sài Gòn-Biên Hòa. Đặc biệt, chánh phủ VNCH đã tận dụng tất cả những phế liệu chiến tranh cho ngành kỹ nghệ tái chế biến những vật dụng cần thiết hằng ngày. Theo thống kê của Bộ Công Nghệ VNCH năm 1973, tại Sài Gòn có trên 6.471 xí nghiệp nhỏ, 1.494 xí nghiệp trung bình và 167 xí nghiệp lớn. Riêng hai ngành kỹ nghệ dệt và thực phẩm chiếm 55 phần trăm tổng số xí nghiệp tại Sài Gòn; trong khi các ngành kỹ nghệ nhẹ chế biến cơ khí, điện, và hóa học chiếm trên 33 phần trăm tổng số xí nghiệp tại Sài Gòn.
Với số lượng dân chúng ngày càng gia tăng như vậy, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa đã phải xúc tiến gấp rút việc chỉnh trang thành phố và nhà cửa. Riêng khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1975, đô thành Sài Gòn phát triển một cách nhanh chóng, nhà cửa và đường sá lấn dần những khu đồng ruộng chung quanh thành phố. Trong lúc chiến tranh đến hồi khốc liệt nhứt, tức là từ khoảng 1967 đến 1975, cư dân các vùng nông thôn đều tản cư về các thành thị. Lúc đó các vùng nông thôn gần như hoang vu, và Sài Gòn là nơi mà dân tản cư chạy về nhiều nhất. Theo thống kê của Việt Nam Cộng Hòa, năm 1967, có khoảng 17,7 phần trăm dân nông thôn chạy về thành thị, nhưng đến cuối năm 1974, con số ấy tăng lên đến trên 30 phần trăm.
Lúc đó miền Nam Việt Nam phải vừa đương đầu với chiến tranh, vừa chỉnh trang các thành phố để có chỗ cho dân tản cư, mà lại vừa phải phát triển kỹ nghệ trong nước để đáp ứng như cầu của dân chúng. Trong thời gian nầy, khu kỹ nghệ Sài Gòn-Biên Hòa được thành hình, và rất nhiều xí nghiệp được xây dựng tại vùng ngoại ô Thủ Đức. Chỉ riêng kể từ năm 1957 đến năm 1965, kỹ nghệ Sài Gòn phát triển vượt bực về mọi phương diện từ may dệt, thực phẩm, dược phẩm, hóa học, đến kỹ nghệ biến chế đồ dùng bằng nhựa, vân vân. Từ năm 1965 đến năm 1975, chánh phủ VNCH đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng những xí nghiệp chuyên ngành lớn như kỹ nghệ luyện gang, thép, và nhôm tại khu kỹ nghệ Sài Gòn-Biên Hòa. Đặc biệt, chánh phủ VNCH đã tận dụng tất cả những phế liệu chiến tranh cho ngành kỹ nghệ tái chế biến những vật dụng cần thiết hằng ngày. Theo thống kê của Bộ Công Nghệ VNCH năm 1973, tại Sài Gòn có trên 6.471 xí nghiệp nhỏ, 1.494 xí nghiệp trung bình và 167 xí nghiệp lớn. Riêng hai ngành kỹ nghệ dệt và thực phẩm chiếm 55 phần trăm tổng số xí nghiệp tại Sài Gòn; trong khi các ngành kỹ nghệ nhẹ chế biến cơ khí, điện, và hóa học chiếm trên 33 phần trăm tổng số xí nghiệp tại Sài Gòn.
Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, đa số các phi trường tại Việt Nam đều sử dụng cho quân sự. Riêng phi cảng Tân Sơn Nhất tại Sài Gòn vẫn có một bên được dùng cho hàng không dân dụng. Trung bình từ năm 1958 đến năm 1961, hàng năm có khoảng 35 ngàn hành khách trên đường bay quốc tế, riêng tại quốc nội có khoảng 50.600 hành khách. Đến khoảng thời gian từ 1962 đến 1966, số lượng hành khách có gia tăng nhưng không nhiều lắm. Đến năm 1966, chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, nên giao thông đường thủy và đường bộ không còn an toàn nữa. Chính vì vậy mà số lượng hành khách, cả quốc nội và quốc tế, đặc biệt là hành khách quốc nội, tăng lên hơn 20 lần, kể cả dân sự và quân sự. Trong thời gian nầy, nhiều phi trường được xây dựng khắp nơi tại miền Nam để nối kết đường hàng không với Sài Gòn.
Trải qua bao thời đại, Sài Gòn luôn là trung tâm quyền lực, là đô thị tập trung các ngành nghề thủ công đang phát triển, kể cả những xí nghiệp lớn nhỏ. Dưới thời Nguyễn Ánh, Sài Gòn là hậu phương chính của nhà Nguyễn trong cuộc chiến tranh với Tây Sơn. Chính tại đây, Nguyễn Ánh đã xây dựng những xưởng đúc súng, đóng tàu cung cấp cho quân đội nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, họ đã nhanh chóng biến Sài Gòn thành thủ phủ của Đông Dương, nơi có dinh Thống Đốc Nam Kỳ và dinh Toàn Quyền Đông Dương. Đến khi quân đội Nhật đảo chánh Pháp vào năm 1945, Nhật cũng đã nhanh chóng biến Sài Gòn thành trung tâm hành quân cho tất cả các cuộc hành quân của họ tại Đông Nam Á vào thời đệ nhị thế chiến. Sau khi Việt Nam bị chia đôi, Sài Gòn biến thành thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa trong suốt 20 năm, từ năm 1954 đến năm 1975.
Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.
Links xem tiếp:
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.
Links xem tiếp:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét