Đờn ca tài tử là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đó là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng với phạm vi 21 tỉnh thành của vùng phía Nam được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19 bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca do đại chúng tụ lại để cùng hau đàn hát chia sẻ thú vui tao nhã. Họ diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. Âm nhạc dân tộc là tài sản qúy của đất nước, đó là món ăn tinh thần và cần thiết đối với những người sống ở hải ngoại, vì khi rời xa quê hương họ mang theo những kỷ niệm được gắn bó qua câu hò điệu hát. Người Việt đặt chân lên xứ Pháp từ những thế kỷ trước, nhưng vào thập niên 40, 50 và sau năm 1975 của thế kỷ trước đã có một số nghệ sĩ đến Paris trong đó có các nhạc sĩ đã sáng tác những ca khúc tiền chiến nổi tiếng từng vang bóng một thời:
Nhạc sĩ Đan Trường: Trách Người Đi, nhạc sĩ Lương Ngọc Châu: Tiếng Hát Lênh Đênh, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên:Trăng Mờ Bên Suối, nhạc sĩ Trần Văn Khê: Đi Chơi Chùa Hương, nhạc sĩ Lê Trạch Lựu: Em Tôi.
Những ca khúc vang bóng sau năm 1954:
Nhạc sĩ Trịnh Hưng: Lối Về Xóm Nhỏ, nhạc sĩ Xuân Lôi: Nhạt Nắng, nhạc sĩ Mạnh Bích: Thôn Trăng. nhạc sĩ Lam Phương: Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Kiếp Nghèo...
Những nhạc sĩ có ca khúc được công chúng ưa chuộng vào thập niên 60, 70 ở Miền Nam :
Nhạc sĩ Anh Việt Thanh: Vùng Lá Me Bay, nhạc sĩ Xuân Vinh : Chuyện Tình Đã Mất, nhạc sĩ Vũ Thái Hòa :Tự Tình…
Paris còn có một số những nhạc sĩ khác viết những ca khúc hay và giá trị từ trước năm 1975 và sau này nhung tác giả chỉ phổ biến giới hạn trong thân hữu.
Giới nghệ sĩ đờn ca tài tử và nghệ sĩ sân khấu cải lương đến Pháp không nhiều. Paris dù là thủ đô ánh sáng, cái nôi quy tụ nhiều nền văn hóa của thế giới nhưng đối với ngành sân khấu cải lương Việt Nam vẫn không có một sân khấu nhỏ cải lương vì người Việt ở rải rác khắp nước Pháp! Vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước phải kể đến nhạc sĩ Michel Mỹ là người Pháp có mẹ là người Việt. Là cựu công chức cao cấp của chính phủ Pháp khi hồi hương về Pháp ông mang theo một số đàn cổ nhạc Việt Nam gồm đàn kìm, đàn nhị, đàn tranh và guitare phím lõm…ông là nhạc sĩ đờn ca tài tử nhưng chơi điêu luyện các loại khí cụ này, ông độc tấu đàn kìm những bài Trăng Thu Dạ Khúc, Phụng Hoàng và ca những bài ca cổ rất mùi … Chữ “Tài tử” ở đây không có nghĩa là “không chuyên nghiệp” vì trong số đờn ca tài tử có những người tài nghệ là những bực thầy, họ chơi rất bài bản, những ngón đờn điêu luyện những chữ trong bài ca nhấn độc đáo, tuyệt vời.
Trong những sinh hoạt văn hóa của người Pháp ở Paris thỉnh thoảng nhạc sĩ Michel Mỹ được mời diễn thuyết về đề tài Đông Dương, vào những dịp đó ông thường giới thiệu nhạc dân tộc Việt Nam cho công chúng Pháp thưởng thức. Ông vừa đàn vừa hát những bài Tứ Đại Oán, Dạ Cổ Hoài Lang tiếng hát quyện tiếng đàn khoan nhặt trầm bổng nghe tha thiết buồn bã, thoáng như cả một khung trời quê hương miền Nam được hòa vào âm nhạc, và chắc hẳn trong số ít khách người Việt được mời tham dự buổi sinh hoạt hôm ấy tâm hồn không khỏi bùi ngùi nhớ quê hương!
Ở Paris thuở ấy còn một người đờn ca tài tử khác nữa là nhạc sĩ Trần Văn Khê, tác giả ca khúc tiền chiến: Đi Chơi Chùa Hương phổ thơ của Nguyễn Nhược Pháp năm xưa. Khi sang Pháp du học ông đã sử dụng điêu luyện một số nhạc cụ dân tộc. Trong đại học Sorbonne Paris và nhiều nơi khác giáo sư Trần Văn Khê trong diễn thuyết cũng vừa đàn vừa hát cho sinh viên và công chúng người Pháp. Nhờ sự nghiên cứu tìm tòi một cách hàn lâm của ông đã góp phần quảng bá nhạc dân tộc Việt Nam với nhiều nước trên thế giới, và ông đã đi nhiều nước biểu diễn cho công chúng nhiều dân tộc khác nhau thưởng thức.
Trong những sinh hoạt văn hóa của người Pháp ở Paris thỉnh thoảng nhạc sĩ Michel Mỹ được mời diễn thuyết về đề tài Đông Dương, vào những dịp đó ông thường giới thiệu nhạc dân tộc Việt Nam cho công chúng Pháp thưởng thức. Ông vừa đàn vừa hát những bài Tứ Đại Oán, Dạ Cổ Hoài Lang tiếng hát quyện tiếng đàn khoan nhặt trầm bổng nghe tha thiết buồn bã, thoáng như cả một khung trời quê hương miền Nam được hòa vào âm nhạc, và chắc hẳn trong số ít khách người Việt được mời tham dự buổi sinh hoạt hôm ấy tâm hồn không khỏi bùi ngùi nhớ quê hương!
Ở Paris thuở ấy còn một người đờn ca tài tử khác nữa là nhạc sĩ Trần Văn Khê, tác giả ca khúc tiền chiến: Đi Chơi Chùa Hương phổ thơ của Nguyễn Nhược Pháp năm xưa. Khi sang Pháp du học ông đã sử dụng điêu luyện một số nhạc cụ dân tộc. Trong đại học Sorbonne Paris và nhiều nơi khác giáo sư Trần Văn Khê trong diễn thuyết cũng vừa đàn vừa hát cho sinh viên và công chúng người Pháp. Nhờ sự nghiên cứu tìm tòi một cách hàn lâm của ông đã góp phần quảng bá nhạc dân tộc Việt Nam với nhiều nước trên thế giới, và ông đã đi nhiều nước biểu diễn cho công chúng nhiều dân tộc khác nhau thưởng thức.
Sau biến cố năm 1975 nhiều văn nghệ sĩ bỏ nước ra đi trong số đó có những nghệ sĩ cải lương đã từng vang bóng một thời trên sân khấu Miền Nam năm xưa, họ đã đến định cư ở Paris:
Nữ nghệ sĩ Kim Chung, nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền, nữ nghệ sĩ Tài Lương, nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân, nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Liên, nữ nghệ sĩ Hương Lan, nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai, nữ nghệ sĩ Bạch Lê, nữ nghệ sĩ Thanh Bạch, nữ nghệ sĩ Kim Chính, nghệ sĩ Thy Mai…
Những nghệ sĩ, từng ca vọng cổ trên sân khấu ở Paris:
Nữ nghệ sĩ Mỹ Hòa, nữ nghệ sĩ Kim Hoa, nữ nghệ sĩ Kim Anh, nữ nghệ sĩ Ngọc Xuân, nữ nghệ sĩ Hải Yến, nữ nghệ sĩ Trúc Tiên. Riêng Mỹ Hòa trước năm1975 ở Sài Gòn là ca sĩ trong ban tam ca: Ba Con Mèo, và từng đóng một số phim. Ngọc Xuân là ca sĩ, Hải Yến là giáo sư tiến sĩ.
Những nam Nghệ sĩ Cải Lương đã từng vang bóng một thời trên sân khấu Miền Nam năm xưa đến định cư ở Paris:
Nghệ sĩ Hữu Phước, nghệ sĩ Thành Được, nghệ sĩ Phương Thanh, nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm, nghệ sĩ Hoàng Long, nghệ sĩ Thanh Bạch, nghệ sĩ Chí Tâm, nghệ sĩ Minh Đức, nghệ sĩ Hoàng Minh Phương, nghệ sĩ Hùng Yến, nghệ sĩ Tòng Hiếu.
Những nghệ sĩ, từng ca vọng cổ trên sân khấu ở Paris:
Bác sĩ Lai, nghệ sĩ Lý Kim Thành, nghệ sĩ Dương Kỵ…
Những Soạn giả: soạn giả Tây Giang Tử, soạn giả Trần Trung Quân.
Đàn Kìm:Nhạc sĩ Michel Mỹ, giáo sư Nguyễn Xuân Phong
Đàn Vọng Cổ: Nhạc sĩ Minh Đức, nhạc sĩ Mai Thanh Hùng, nhạc sĩ Văn Được, nhạc sĩ Văn Trực.
Đàn Bầu: nhạc sĩ Xuân Lôi, nhạc sĩ Đoàn Văn Linh, nhạc sĩ Trọng Lễ.
Đàn Tranh: Giáo sư Trần Văn Khê, giáo sư Phương Oanh , giáo sư Quỳnh Hạnh, giáo sư Nguyễn Thanh Vân, giáo sư Hồ Thụy Trang, bác sĩ Thu Thảo.
Nếu trong giới đờn ca tài tử ở quê nhà họ gặp nhau trong những buổi hòa nhạc đờn hát để thưởng thức tài nghệ chớ không phải để kiếm tiền mưu sống, thì những nghệ sĩ cải lương ở Paris vì yêu nghề họ đã bỏ tiền, bỏ thì giờ để tập dượt tuồng cải lương cố xây dựng một sân khấu nghệ thuật phục vụ người đồng hương nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc nhưng ước nguyện đó không thành! Kể từ sau năm 1975 đến nay người Việt dù sinh sống ở khắp nơi hải ngoại nhưng vẫn giữ được một số truyền thống dân tộc, những thế hệ sau vẫn tiếp tục học tiếng Việt và nói tiếng Việt. Những thế hệ sinh ở Pháp hoặc qua Pháp lúc còn bé nếu nói được Tiếng Việt thì đã qúy, hát được tiếng Việt và trình diễn cho những người đồng hương thưởng thức thì càng qúy hơn. Đó là công việc góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc nơi xứ người mà Học giả Phạm Quỳnh ngày trước đã nói: "Truyện Kiều còn thì Tiếng Ta còn, Tiếng Ta còn thì Nước Ta còn ".
Nghệ sĩ Trúc Tiên thuộc thế hệ tiếp nối qua Pháp tuổi còn quá nhỏ nên ngôn ngữ chính sử dụng hàng ngày trong trường vẫn là Pháp ngữ. Để nói và viết được tiếng Việt thông thạo không phải là điều dễ thế mà Trúc Tiên không những nói còn nói hay nên thường được giao làm MC cho các chương trình văn nghệ đòi hỏi người dẫn chương trình ngoài tài ăn nói, kiến thức rộng còn phải biết biên soạn những đoản văn. Ngoài ra cô còn có năng khiếu hội họa, trình bày bìa sách. Trúc Tiên có giọng hát truyền cảm, chất giọng trời cho mà đờn ca tài tử gọi là giọng ca mùi. Phải chăng trong con người của Trúc Tiên đã có sẵn máu nghệ sĩ nên thích văn nghệ.
Lòng đam mê văn nghệ đã thúc dục cô tìm kiếm, nghiên cứu sách tự học hát để thỏa mãn sự yêu thích của mình, nhưng chất giọng đó lại giúp cô đạt được một số thành quả nhỏ trong lãnh vực văn nghệ trong sinh hoạt cộng đồng. Vì muốn tiến xa hơn trên con đường nghệ thuật cô đã tìm học một số thầy giỏi trong ngành đờn ca tài tử để học luyện thanh. Nhờ năng khiếu văn nghệ bẩm sinh Trúc Tiên lại thấm nhuần thêm nghệ thuật từ các bậc nghệ sĩ tiền bối như nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai mặc dù không phải là học trò, các nghệ sĩ tài danh này thường hay đến sân khấu của giáo xứ Việt Nam Paris trình diễn vào những Ngày Văn Hóa và dịp Tết Nguyên Đán.
Những câu hát trầm bổng, luyến láy, nhấn chữ, hay lối diễn xuất từ điệu bộ cách đưa tay lên, hạ tay xuống trong khi hát, đến những chi tiết rung vai, lắc đầu, xê dịch, đổi bước chân…của các bậc nghệ sĩ tiền bối đã được thu vào đôi mắt của cô bé Trúc Tiên. Những hình ảnh đó đã nhập tâm cô bé Trúc Tiên từ bao giờ, nên đến khi Trúc Tiên bước ra sân khấu trình diễn cách ra bộ rất tài tình đầy sáng tạo, có những lúc xuất thần như một nghệ sĩ lâu năm trên sân khấu màn nhung. Nghệ sĩ Trúc Tiên đã phát hành 2 CD nhạc cổ. CD đầu phát hành 2017 mang tên: Trúc Tiên Đàn Ca Tài Tử, gồm 10 bài ca qua các thể điệu: Song Ngâm, Phụng Cầu, Đại Oán, Xàng Xê, Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo Song Cước, Ngũ Đối Hạ. Tiếp theo năm 2018 Trúc Tiên cho phát hành CD Trúc Tiên Đàn Ca Tài Tử có tựa là Thương gồm những bài ca:
Lòng đam mê văn nghệ đã thúc dục cô tìm kiếm, nghiên cứu sách tự học hát để thỏa mãn sự yêu thích của mình, nhưng chất giọng đó lại giúp cô đạt được một số thành quả nhỏ trong lãnh vực văn nghệ trong sinh hoạt cộng đồng. Vì muốn tiến xa hơn trên con đường nghệ thuật cô đã tìm học một số thầy giỏi trong ngành đờn ca tài tử để học luyện thanh. Nhờ năng khiếu văn nghệ bẩm sinh Trúc Tiên lại thấm nhuần thêm nghệ thuật từ các bậc nghệ sĩ tiền bối như nữ nghệ sĩ Bích Thuận, nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai mặc dù không phải là học trò, các nghệ sĩ tài danh này thường hay đến sân khấu của giáo xứ Việt Nam Paris trình diễn vào những Ngày Văn Hóa và dịp Tết Nguyên Đán.
Những câu hát trầm bổng, luyến láy, nhấn chữ, hay lối diễn xuất từ điệu bộ cách đưa tay lên, hạ tay xuống trong khi hát, đến những chi tiết rung vai, lắc đầu, xê dịch, đổi bước chân…của các bậc nghệ sĩ tiền bối đã được thu vào đôi mắt của cô bé Trúc Tiên. Những hình ảnh đó đã nhập tâm cô bé Trúc Tiên từ bao giờ, nên đến khi Trúc Tiên bước ra sân khấu trình diễn cách ra bộ rất tài tình đầy sáng tạo, có những lúc xuất thần như một nghệ sĩ lâu năm trên sân khấu màn nhung. Nghệ sĩ Trúc Tiên đã phát hành 2 CD nhạc cổ. CD đầu phát hành 2017 mang tên: Trúc Tiên Đàn Ca Tài Tử, gồm 10 bài ca qua các thể điệu: Song Ngâm, Phụng Cầu, Đại Oán, Xàng Xê, Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo Song Cước, Ngũ Đối Hạ. Tiếp theo năm 2018 Trúc Tiên cho phát hành CD Trúc Tiên Đàn Ca Tài Tử có tựa là Thương gồm những bài ca:
Dạ Cổ Hoài Lang, Hòn Vọng Phu, Trọng Thủy Mỵ Châu, Điệu Buồn Phương Nam, Khúc Biệt Ly, Thiếu Phụ Nam Xương, Cung Đàn Nước Mắt, Tiếng Sáo Đêm Trăng, Tình Nghĩa Vợ chồng.
Đầu tháng 6 năm 2019 Trúc Tiên và các bạn nghệ sĩ cùng thế hệ đã cho trình diễn trên sân khấu Raspail Paris màn:
Nhạc Kịch Đàn Ca Tài Tử LỤC VÂN TIÊN
Đây là vở nhạc kịch đàn ca tài tử mà nhiều năm qua Trúc Tiên vẫn miệt mài bỏ công sức góp nhặt, biên soạn. "Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đó là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam. Tác phẩm được dịch giả Abel des Michels chuyển ngữ sang tiếng Pháp với tên gọi Lục Vân Tiên cổ tích truyện - Histoire de Luc Van Tien năm 1899."
Cụ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho đã can đảm dám đứng lên chống thực dân Pháp. Cùng thời với những hào kiệt như Huỳnh Mẫn Đạt, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định. Công sứ tỉnh Bến Tre nhiều lần đến nhà thuyết phục dụ dỗ cụ theo Pháp nhưng Cụ luôn luôn quyết liệt từ chối. Mặc dù bị khiếm thị nhưng ý chí vẫn kiên cường.Truyện Lục Vân Tiên là một cuốn tiểu thuyết về luân lý, đề cao tính nghĩa khí của dân Nam Bộ , xây dựng lại đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Tác giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường đạo nghĩa.
Đỗ Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét