Kính gửi Quý Anh, Quý Chị,
Thời Thịnh Đường xã hội Trung Hoa được an hưởng cảnh thanh bình thịnh trị , các thi sĩ phần đông đạt được đến cảnh giới Niết-Bàn tại thế hay đã vượt qua đựợc cảnh giới đạo sĩ không còn chập chờn giữa cảnh giới tục nhân và nghệ sĩ , khi xuất thần muốn nhập cảnh giới thanh tịnh vĩnh hằng thì thường phải nhờ đến rượ̣u hay nàng tiên nâu chắp thêm đôi cánh để du nhập cảnh giới đời đời an lạc. Tiến sĩ Thôi Hiệu trong bài "Nhạn môn Hồ nhân ca " đã viết trong hai câu cuối:
"Văn đạo Liêu Tây vô đầu chiến
Thì thì tùy hướng tửu gia miên "
Có người đã dịch.
"Bờ Liêu Tây không chiến trường
Lân la quán rượu say thường ngủ luôn "
Xã hội Việt -Nam ta đã có được đời nào mà dân chúng được hưởng cảnh an bình thịnh trị, có chăng thì vào thời Đệ nhất Cọng -Hoà?. Trong cõi người an lạc tiến sĩ Thôi Hiệu đã lưu lại cho thế gian bài thơ Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng . Bài thơ này càng được thêm phầ̀n nổ̉i danh khi nhà thơ Trích tiên Lý Bạch tức cảnh muốn đề thơ thì:
"Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu"
Tạm dịch : "Trước mắt thấy cảnh không tả được
Thôi Hiệu đề thơ ở trên đầu"
Từ thời Đường cho đến về sau các thi hào thi bá Việt Nam ta theo thời gian từ thế kỷ 19 Cụ Tố Như Nguyễn Du cho đến thế kỷ 20 có các cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu rồi Thi bá Vũ Hoàng Chương và bài mới nhất là của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã dịch bài thơ này. Xin được đăng để cùng quý vị thưởng ngoạn.
Trích Văn Nghệ ngày 27/7/2023.
"Người xưa rong chim hạc đi khuất
Đất cũ để trơ lầu vắng không
Hoàng hạc thuở biệt rồi tuyệt vọng
Mây nghìn kiếp trắng mãi bông lông
Tạnh quang cây bến lung linh nắng
Xanh ngát cỏ đồng thiêm thiếp hoang
Xế muộn lòng quê nơi nào nhỉ
Mặt sông khói quyện buồn lạ lùng
(Thanh Tâm Tuyền)
Vị tác giả trong phần bình luận đã nhắc đến nhạc sĩ thiên tài Cung Tiến, người là học trò của thi hào Vũ hoàng Chương vừa là bạn thân với thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Nhạc sĩ Cung Tiến đã chọn bài dịch của thầy mì̀nh để phổ nhạc. Theo tác giả viết bài này thì Thanh Tâm Tuyền "Rất trung thực với với cái thần của Thôi Hiệu "
Bản dịch của thi hào Vũ Hoàng Chương
Xưa hạc vàng bay vút bóng người
Đây lầu Hoàng hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mất
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống đâu quê quán
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi.
Quý vị nghĩ như thế nào ?
Lời bàn của kẻ hậu học:
Thơ mà dịch thì rõ ràng là phải chịu ràng buộc theo nguyên tác. Các thi hào Việt Nam vốn đã nổi tiếng do từ những cảm tác cá nhân với nhiều thi phẩm thì đã được người đời khen tặng, thậm chí còn được đưa vào giảng dạy trong văn học . Tại sao lại phải chịu dưới cơ dịch hay phỏng dic̣h làm gì để cho mất tiếng mất danh của mình? Lại thêm nhiều nhạc sĩ, nhiều bình thơ viên theo phong trào đương đại " Áo thụng vái nhau ". Không cần quan tâm đến giới thưởng ngoạn văn thơ nghê thuật đánh giá các công trình của họ có thực sự là những tác phẩm có giá trị hay không? Trích tiên Lý Bạch ngộ " Chân Thiện Mỹ " nên đã không đề thơ thì đã cùng đạt được cảnh giới như tiến sĩ Thôi Hiệu vậy.
8/8/2023
TônThất Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét