送靈澈上人Tống Linh Triệt* Thượng Nhân
Lưu Trường Khanh 劉長卿 Liú Cháng Qīng
(Thân tặng ÔC và nhóm LTCD 21)
* Linh Triệt 靈澈 (746-816) là một nhà sư rất lỗi lạc thời Đường, hiệu là Nguyên Trừng, tên tục Tính Thang, quê ở Hội Kê (nay là Thiệu Hưng, Chiết Giang). Ông xuất gia ở chùa Vân Môn, Hội Kê lúc nhỏ và tu ở chùa Trúc Lâm,
Nhuận Châu, nay là Trấn Giang, Giang Tô. Tuy tiếp thu Phật học, ông chăm chỉ đọc sách, có năng khiếu thi văn. Vào cuối thời Kiên Trung, ông sống ở Ngô Hưng Hà Sơn, du giảng và ngao du với hai nhà sư và cũng là nhà thơ: Linh Nhất 靈一 và Kiểu Nhiên 皎然. Các ông thường xướng họa thơ với nhau.
Trở lại phía nam, đến Lư Sơn, và sau đó là Việt Châu. Ông xướng họa thơ với Lưu Trường Khanh, Hoàng Phủ Tằng... Vào năm Đức Tông Hưng Nguyên đầu tiên (784), Kiểu Nhiên đã viết một cuốn sách cho Bao Cát và Lý Thư, hai nhà lãnh đạo của giới văn học đương thời, và bài thơ của ông đã được đánh giá cao.
Vào thời điểm đó, các nhà thơ như: Kiểu Nhiên, Lưu Trường Khanh, Quyền Đức Dư, Liễu Tông Nguyên, Lưu Vũ Tích, Lữ Ôn Đẳng, đều có giao du với ông.
Vào năm Trấn Nguyên thứ sáu (790), ông lại đến Trường An, nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Vào cuối năm Trấn Nguyên, Lưu Ngữ làm Trung Quý tức giận, ông bị vu cáo oan, nên bị chuyển đến Đinh Châu, và sau đó được ân xá về Đông Ngô. Đầu năm Nguyên Hòa, ông thăm lại Giang Tây, sau đó đến
Giản Châu, Hồ Châu. Vào năm Nguyên Hà thứ 4 (809), ông sống ở Sơn Đông
Lâm chùa Lộc Sơn và trở về Giang Tây. Cuối cùng Ông đuợc mời đến chùa Khai Nguyên ở Huyền Châu và mất tại đây năm Nguyên Hòa thứ 11 (816).
Ông làm khoảng 2.000 bài thơ, trong đó 300 bài đã được các đệ tử tổng hợp lại thành 10 tập Linh Triệt Thi Tập灵澈诗集. Ngoài ra thơ của Ông còn được sưu tầm trong 50 năm từ Đại Lý đến Nguyên Hòa để hát thưởng cho dân chúng, và được biên soạn thành 10 tập Thù Xướng Tập 酬唱集. Ông giỏi về Luật Học, và là tác giả của 21 tập Luật Tông Dẫn Nguyên 律宗引源. Nhưng tất cả đều bị thất lạc, không có tập nào tồn tại cho đến ngày nay. Toàn Đường Thi 全唐詩 còn giữ được 16 bài thơ của ông và một số đoạn viết.
Nguyên Tác Phiên Âm:
蒼蒼竹林寺 Thương thương Trúc Lâm tự
杳杳鐘聲晚 Yểu yểu chung thanh vãn
荷笠帶斜陽 Hà lạp đới tà dương
青山獨歸遠 Thanh sơn độc quy viễn
Ghi chú:
Thương thương: màu xanh đậm
- Trúc Lâm Tự: chùa ở Nhuận Châu, nay là Trấn Giang, Giang Tô. Nay có chùa
Trúc Lâm trên núi Thái Sơn ở Yên Đài, Sơn Đông; và chùa Trúc Lâm ở Vũ Hán, Hồ Bắc
- Yểu yểu: mờ nhạt, mông lung, xa cách
- Hà lạp: nón làm bằng lá sen, có vành rộng
- Tà dương: phía tây của ngọn núi, buổi chiều tà
- Thanh sơn: núi xanh, nơi ẩn cư; tên núi Thanh Sơn/Thanh Linh Sơn, ngày nay ở đông nam Đang Đồ, An Huy.
Sư Linh Triệt ở chùa Trúc Lâm đến thăm thi nhân Lưu Trường Khanh. Chùa ở khá xa nên chỉ nhìn thấy màu xanh thăm thẳm và tiếng chuông vọng lại từ xa.
Khi sư ra về trời về chiều nắng đã dịu, nhưng vẫn còn chiếu trên chiếc mũ rộng vành. Khung cảnh cô tịch, sư đi một mình về núi xanh.
Dịch Nghĩa:
Tiễn Sư Linh Triệt
Chuông chiều nghe văng vẳng từ xa thẳm
Chiếc nón lá vành to nhuộm ánh nắng xế
Một mình về núi xanh xa xôi.
Dịch Thơ:
Tiễn Sư Linh Triệt
Chùa Trúc Lâm xanh rậm
Hồi chuông vọng thật xa
Một mình về núi vắng.
Vành nón hứng nắng tà.
Thể thất ngôn
Vùng Trúc Lâm cỏ cây xanh thẳm
Chuông chùa văng vẳng thoảng dư âm
Nắng chiều đổ xéo trên vành nón
Núi xanh đơn độc bước âm thầm.
On Parting With Buddhist Master Ling Che by Liu Chang Qing
The Bamboo Forest Temple looked dark dark green,
From far away resounded the late afternoon temple bell.
The broad rim hat carried the light setting sunshine,
Alone he returned to the blue mountain, his retreat.
On Parting With The Buddhist Pilgrim Ling Che by Liu Changqing
From the temple, deep in its tender bamboos,
Comes the low sound of an evening bell,
While the hat of a pilgrim carries the sunset
Farther and farther down the green mountain. 300 Tang Poems
On Parting with the Buddhist Master Ling Che by Liu Changqing
O green, so green: your Bamboo Forest Temple,
From afar, come faintly: its bell’s evening tolls.
Broad hat on your back, while the sun is yet to set,
Alone you return to your distant green hills abode.
Translated by Andrew W.F. Wong (Huang Hongfa) 譯者: 黃宏發
Phí Minh Tâm biên soạn
***
Tiễn Thiền Sư Linh Triệt
Chùa Trúc Lâm thanh thoát,
Chuông xa nghe mong manh,
Mũ loe che nắng tắt,
Đơn côi về núi xanh.
Con Cò.
***
Thương thương Trúc Lâm tự,
Yểu yểu chung thanh vãn,
Hà lạp đới tà dương,
Thanh sơn độc quy viễn.
Bài này không nhiều chữ khó:
- Yểu yểu là sâu xa, thăm thẳm, dịch là văng vẳng cũng được.
- Đới, hay Đái, là mang theo.
- Hà là sen, lá sen.
- Lạp là cái nón rộng vành (không phải mũ)
Bài thơ rất giản dị, dễ hiểu, đọc xong ta tưởng tượng ra cảnh một nhà sư (Linh Triệt) tới thăm bạn là Lưu Trường Khanh. Khi Lưu tiễn khách là lúc trời đã về chiều, nhưng còn chút nắng (tà dương) … Chùa Trúc Lâm xanh xanh. Chùa xanh vì đã cũ, rêu phong phủ đầy, khi chiều tà, thấy mầu xanh đậm hơn. Tiếng chuông chiều từ chùa văng vẳng vọng lại. Nhà sư đội nón lá sen rộng vành, còn chút nắng chiều rọi trên nón, trông tựa như chiếc nón mang theo ánh tà dương...
Nhà sư một mình trở về núi xanh xa xa, là nơi chùa toạ lạc. Cảnh trí thanh thoát, êm đềm, lộ rõ vẻ an nhàn, thoát tục của bậc chân tu.
Nếu ngẫm cho kỹ, thì cả bài thơ, trừ câu thứ 2 nói về tiếng chuông, 3 câu còn lại cốt ý tả mầu xanh: Chùa xanh đậm, nón lá sen mầu xanh, núi xanh… Không hiểu khi làm bài thơ, tác giả có dụng ý như vậy không? Sau đây là bài dịch:
Tiễn Thượng Nhân Linh Triệt.
Xanh xanh chùa Trúc Lâm,
Văng vẳng tiếng chuông chiều,
Nón sen mang vạt nắng,
Núi xanh về tịch liêu.
***
Tiễn Thiền Sư Linh Triệt
1-
Chuông chiều buông ảm đạm
Nón sen nhuốm nắng tà
Cô lẻ về non thẳm.
2-
Trúc Lâm chùa cổ nhạt nhòa
Chuông chiều thong thả điểm qua tiếng buồn
Nón sen nhuốm ánh tà dương
Đơn côi thiền trượng lên đường non xanh!
***
Cảm Tác:
Mờ mờ sương phủ bóng vàng hoàng hôn
Tiếng chuông vang vọng đổ dồn
Thầy tăng tay nải bồn chồn đường xa
***
Góp ý của Mirordor:
蒼蒼
1. ( literary , of vegetation ) dark green ; luxuriantly green
o0o
hà lạp: nón làm bằng lá sen, có vành rộng
荷 đọc là hạ thay vì hà có nghĩa là 背着=bối trứ, mang trên lưng và 荷笠=hạ lạp có nghĩa là 背着斗笠=bối trứ đấu lạp, mang (thay vì đội) nón trên lưng. 笠 =lạp là cái nón; 斗笠=đấu lạp là cái nón gần giống hệt nón lá Việt và là tên người Tàu dùng để gọi nón lá Việt. (tài liệu từ 送灵澈上人_百度百科 )
Huỳnh Kim Giám
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét