Năm 1940 cha xứ Đường lệ có nuôi một người bị mù từ lúc mới sinh: khi tôi gặp thì ông ta đã đứng tuổi rồi. Ông này có trí nhớ rất đặc biệt: Ông thuộc hầu hết các kinh mà một Giáo dân thường đọc mỗi ngày, nhất là Kinh bổn (Giáo lý).
Tôi còn nhớ năm đó, tại một giáo họ
có lớp giáo lý cho các em nhỏ Chịu Lễ Lần Đầu và một lớp Tân Tòng cho
người lớn. Giáo họ này cách nhà xứ khoảng ba cây số; một chặng đường
chia làm ba khúc: Từ nhà xứ đi ra là con đường làng, quẹo phải vào một
khúc đê, đi khoảng một cây số, tới ngã tư, quẹo phải vào con dường làng
khác, cũng khoảng một cây số nữa, tới nhà thờ Họ đạo, nơi ông được cha
xứ sai đến để dạy Kinh và Giáo lý cho dân làng.
Đầu tiên, người nhà dẫn ông này đi vài lần, rồi sau đó ông tự đi lấy một mình. Hằng tuần, cứ chiều Chủ nhật cơm nước xong, ông ra đi tới họ đạo, ở đó dạy Giáo lý, tới chiều thứ Bảy, ông trở lại nhà xứ, dự lễ ngày Chủ nhật. Có lần tôi thắc mắc, hỏi cho biết làm thế nào ông ta đi, về như vậy mà không lạc đường; ông nói rằng ông vừa đi vừa lần chuỗi , và ông tính đến chục thứ mấy (1,2,3,4 hay 5) thì tới bờ đê, và đến “sự” nào (Vui,Thương hay Mừng) thì quẹo vào họ đạo…Nghe nói thì biết vậy, chứ tôi vẫn không hiểu làm sao ông ta lại đi tới nơi, về tới chốn được như thế?
Ông này làm tôi nhớ đến năm 1937, tại xứ Mỹ lộc có một bà độc thân, khỏang 40 tuổi, và một cô gái mồ côi, người Nùng, khoảng 19, 20 gì đó; hai người này chuyên lo xay lúa, giã gạo cho nhà xứ. Tôi không còn nhớ cô gái này tên là gì, chỉ biết cô ta có một thân hình thật cân đối; hai bàn tay với những ngón tay thon dài, nước da trắng mịn, gương mặt xinh xắn, đôi môi đỏ, cặp má hồng; chỉ tội hai lỗ mắt sâu hoắm, kéo ngang bởi hai màng trắng, trông thật tội nghiệp!
Bây giờ nghĩ lại, nếu không bị mù, cô ta có thể đăng ký thi hoa hậu và đoạt giải một cách dễ dàng. Điều đáng nói ở đây là cô ta nhận ra người trong nhà: từ cha xứ, tới các thầy đến các chú giúp lễ, bằng cách nghe tiếng chân đi của từng người. Mỗi khi có ai tới gần, cô liền cất tiếng chào, kèm theo tên của người đó một cách chính xác, không bao giờ lầm lẫn! Phải chăng những người khiếm thị thường có giác quan thứ sáu hay thứ bảy nào đó?
Thạch Trong(HĐN)
Đầu tiên, người nhà dẫn ông này đi vài lần, rồi sau đó ông tự đi lấy một mình. Hằng tuần, cứ chiều Chủ nhật cơm nước xong, ông ra đi tới họ đạo, ở đó dạy Giáo lý, tới chiều thứ Bảy, ông trở lại nhà xứ, dự lễ ngày Chủ nhật. Có lần tôi thắc mắc, hỏi cho biết làm thế nào ông ta đi, về như vậy mà không lạc đường; ông nói rằng ông vừa đi vừa lần chuỗi , và ông tính đến chục thứ mấy (1,2,3,4 hay 5) thì tới bờ đê, và đến “sự” nào (Vui,Thương hay Mừng) thì quẹo vào họ đạo…Nghe nói thì biết vậy, chứ tôi vẫn không hiểu làm sao ông ta lại đi tới nơi, về tới chốn được như thế?
Ông này làm tôi nhớ đến năm 1937, tại xứ Mỹ lộc có một bà độc thân, khỏang 40 tuổi, và một cô gái mồ côi, người Nùng, khoảng 19, 20 gì đó; hai người này chuyên lo xay lúa, giã gạo cho nhà xứ. Tôi không còn nhớ cô gái này tên là gì, chỉ biết cô ta có một thân hình thật cân đối; hai bàn tay với những ngón tay thon dài, nước da trắng mịn, gương mặt xinh xắn, đôi môi đỏ, cặp má hồng; chỉ tội hai lỗ mắt sâu hoắm, kéo ngang bởi hai màng trắng, trông thật tội nghiệp!
Bây giờ nghĩ lại, nếu không bị mù, cô ta có thể đăng ký thi hoa hậu và đoạt giải một cách dễ dàng. Điều đáng nói ở đây là cô ta nhận ra người trong nhà: từ cha xứ, tới các thầy đến các chú giúp lễ, bằng cách nghe tiếng chân đi của từng người. Mỗi khi có ai tới gần, cô liền cất tiếng chào, kèm theo tên của người đó một cách chính xác, không bao giờ lầm lẫn! Phải chăng những người khiếm thị thường có giác quan thứ sáu hay thứ bảy nào đó?
Thạch Trong(HĐN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét