Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Một Trang Văn Chương Lãng Mạn Pháp: Chuyện Tình Của Nữ Sĩ George Sand


Một chuyện tình khá sôi nổi trong LỊCH SỬ VĂN CHƯƠNG NƯỚC PHÁP. 

“George Sand” nhìn thoáng qua cứ tưởng như là Bút danh của một nam nhân, nhưng đây lại là Bút danh của một Nữ sĩ. Nhưng tại sao Bà lại chọn Bút danh của một nam nhân? Vì Bà muốn đường hoàng bước vào Làng Văn với tư cách một VĂN SĨ không phân biệt NAM hay NỮ. Nhưng tại sao lại phải phân biệt Nam Nữ trong lãnh vực Văn nghệ chứ? Đấy, cá tính cứng cỏi của Bà như thế, chống lại mọi bất công Phân biệt giới tính nói riêng và bất công xã hội nói chung.

Thuở thiếu thời, Bà thích ăn mặc như con trai, hút thuốc, cởi ngựa…Bà kết hôn rất sớm và cũng sớm li dị, sau đó thì đơn thương độc mã lên PARIS để tự lập, kiếm sống bằng nghề viết báo, viết văn, từng có những tư tưởng và hoạt động Chính trị, Xã hội, thuộc Nhóm GLOBE của Pierre LEROUX (1717-1871), bênh vực người nghèo, chống lại những bất công xã hội,những tập tục cũ kỹ, gò bó, sáng tác các Tiểu thuyết xã hội, mô tả cảnh đồng quê, đời sống của giai cấp bình dân ( Le Compagnon du Tour de France, Francois le Champi, Consuelo, La Mare au Diable, La Petite Fadette…)

Bà là Nữ sĩ hiếm hoi, cũng như sau nầy có FRANCOISE SAGAN, dám nghĩ, DÁM SỐNG THẬT, dám làm theo cảm nghĩ của mình và DÁM NÓI THẬT, dám nói lên, dám viết ra những việc làm của mình (Elle et Lui, L’Histoire de Ma Vie), bất chấp dư luận, cho dù có kẻ khen, người chê, tùy theo thành kiến. Chúng ta cho đó là sự can đảm vượt bực.

Cá tính thì như thế, nhưng trong TÌNH TRƯỜNG, nhiều lúc Bà tỏ ra YẾU ĐUỐI, ĐA TÌNH, ĐA CẢM, MÊ MUỘI và chiều theo bản năng NHỤC DỤC, như những thí dụ sau đây:

*Đang đưa người yêu Alfred de MUSSET, nhỏ hơn Bà 6 tuổi, đi chữa bệnh tại thành phố VENISE, Bà lại ngã vào vòng tay của tên bác sĩ tâm thần “lắm bạc, nhiều tài nghệ trong tình trường”, đang chữa bệnh cho Musset, khiến cho cuộc tình đẹp đẻ của Bà và Chàng thi sĩ trẻ rạn nứt và tai hại hơn nữa là do hành vi “phản bội” của Bà, Musset khi lành bệnh trở lại PARIS, buồn chán, sống buông thả, trụy lạc, mượn rượu giải sầu, và do đó sức khỏe và sự nghiệp văn chương của Chàng cũng “xuống dốc” luôn!

*Cũng với Musset, đang lúc say đắm trong cuộc tình, Bà đã không ngần ngại trả lời tỉnh bơ, không e thẹn, khi Musset “đòi hỏi”:
-“Quand voulez-vous que je couche avec vous?”
-“Cette nuit!”

Và trong một giai thoại khác, trong bài thơ “mời mọc” Musset, Bà không ngần ngại ởm ờ “của em” như thế nầy (profonde, étroite), “của anh” như thế kia (longue, dure, grosse), khiến độc giả phải đỏ mặt và so sánh thơ bà với thơ của Nữ sĩ HỒ XUÂN HƯƠNG .

*Cuộc tình với MUSSET chưa thực sự ngã ngũ, thì năm 1838, Bà gặp Nhạc sĩ tài ba Frédéric CHOPIN, cũng nhỏ hơn Bà 6 tuổi, rồi đem lòng say mê người nhạc sĩ nầy, hy sinh, hết lòng chăm sóc cho Chàng trong lúc Chàng đang bị bệnh phổi và cùng sống say mê, hạnh phúc bên nhau trong suốt 7 năm trời (1839-1846) trong lâu đài ở NOHANT của Bà, để rồi sau đó cũng hờn giận, tan rả, đúng như một câu Triết lý đã nói: “Mỗi người trong chúng ta chỉ gặp nhau một đoạn đường trong cuộc đời”, không chia tay sớm thì cũng chia tay khi chết!

CUỘC ĐỜI VÀ CÁC TÁC PHẨM CỦA GEORGE SAND:

George Sand et Dudevant

- CUỘC ĐỜI (1804-1876)

Bà khuê danh là Aurore DUPIN, sau hôn nhân thì được biết dưới tên là Nữ Bá tước DUDEVANT (Baronne DUDEVANT), bút danh George Sand, sinh tại PARIS năm 1804 mất năm 1876 thọ 72 tuổi. Bà thuộc dòng dõi quí tộc ở NOHANT, Miền Trung nước Pháp (Comm.. de l’Indre,Départment de la Région Centre), mồ côi Cha năm lên 4, nhưng sớm đưọc theo học về các môn Văn (tiếng La tinh) và Khoa học.

Có một điều đặc biệt là cuộc đời và các tác phẩm của Bà biến chuyển theo những quan hệ tình cảm nóng bỏng của Bà (Sa vie et son oeuvre évoluèrent au gré de ses attachements passionnés)

1/ Bá tước DUDEVANT (Baron DUDEVANT) 

Năm 1822, lúc18 tuổi, Bà kết hôn với Bá tước DUDEVANT và có với ông 2 con, một trai, một gái, nhưng chỉ được tám năm thì li dị năm 1830, Bà 26 tuổi. chồng Bà giữ con trai, Bà giữ con gái.

2,JULIEN SANDEAU


dit Jules (1811-1883)- Académicien Francais ( Hàn lâm viện sĩ Pháp), nhỏ hơn George 7 tuổi. George toàn yêu những người đàn ông nhỏ hơn Nàng 6,7 tuổi, xử sự như người Mẹ, người Chị, thương yêu, bảo bọc, chăm sóc, che chở, mà những anh Chàng nầy lại mê mệt Nàng mới lạ, có lẽ chỉ vì Nàng đẹp, trông trẻ hơn tuổi thật, có những nét đẹp, cử chỉ đặc biệt quyến rủ, hay còn có bí quyết tình trường nào khác chăng, sách vỡ không thấy nói.

Sau khi ly dị, G. SAND bỏ lên Paris tự lập, viết Báo và viết Văn để “kiếm sống” và họp tác với nhà văn SANDEAU, Julien SANDEAU, theo kiểu “già nhân ngải, non vợ chồng”, để viết tác phẩm “Rose et Blanche” (1831), nhưng không bao lâu thì hai người chia tay , chấm dứt mối tình “chênh lệch tuổi tác”

Ca dao Vlệt Nam có câu

“Chồng già vợ trẻ là duyên
Vợ già chồng trẻ là tiên trên đời”

Không biết có phải đúng như thế không mà cuộc hôn nhân nào của Nàng với những ông chồng trẻ cũng trắc trở, chia ly!

. Tuy nhiên, chính sự họp tác với SANDEAU đã giải thích Bút danh của Bà: Bà sửa bút hiệu của Julien SANDEAU môt chút để làm bút hiệu của mình: Jules SAND, đánh dấu sự họp tác của 2 người trong lúc còn mặn nồng và sau khi chia tay, Bà thay chữ Jules bằng chữ George, thế là thành George SAND. George là tên đàn ông, nhưng Bà không care, Bà muốn như thế, vì quan niệm rằng trong văn chương, đàn ông cũng như đàn bà và không hơn gì đàn bà. 

3/ Alfred de MUSSET (1880-1857)


Văn, Thi sĩ và Nhà viết kịch Pháp, nhỏ hơn Bà 6 tuổi,con nhà quyền thế, bẩm chất thông minh, không thích môn Khoa học, bằng cớ là khước từ không theo học Trường ĐH Bách Khoa POLYTECHNIQUE như ý muốn của gia đình, nhưng lại có năng khiếu về văn chương và sớm nổi tiếng với Contes d’Espagne et d’Italie (1830). Trong khi George SAND viết văn để kiếm sống thì A. de MUSSET làm thơ, viết kịch, để vui chơi. Họ gặp nhau tại nhà Giám đốc Báo REVUE DES DEUX MONDES, “rất tâm đầu ý hợp”, “tiếng sét ái tình đã bùng nổ” và một mối tình sôi nổi, nóng bỏng đã xảy ra giữa nữ sĩ 29 tuổi và thi sĩ và kịch tác gia trẻ 23 tuổi với sự cổ vũ, tán đồng của giới văn nghệ sĩ Paris. Nhũng vở kịch không thành công lắm và tiếp theo cuộc tình bảo tố với George SAND đã làm đảo lộn cuộc sống của Chàng ( Des essais malheureux au théâtre, et puis une liaison orageuse avec George Sand bouleversèrent sa vie). Đôi tình nhân say đắm bên nhau, dùng văn thơ đối đáp nhau, lã lơi với nhau.

Chàng Alfred “mèo nheo” Nàng George:

Quand le vous fais, hélas, un éternel hommage
Voulez-vous qu’un instant je change de langage?
Vous seule possédez mon âme et mon coeur

Que ne puis-je avec vous gouter le vrai bonheur!
Je vous aime, ma belle, et ma plume en délire
Couche sur ce papier ce que je n’ose dire.
Avec soin de mes vers, lisez les premiers
Vous saurez quel remède apporter à mes maux!

A.de MUSSET
Cette grande faveur que votre ardeur réclame
Nuit peut-être à l’honneur mais répond à ma flamme.

G. SAND

Trên đây là loại thơ Khoán thủ (Acrotiche), nếu đem ráp các từ đầu của các câu thơ sẽ có lời đối đáp “ngây thơ vô số tội” của đôi Nhân tình đang say đắm yêu nhau!

Tạm dịch 

Thư gửi: Khi hiến dâng nhau cả tấm lòng

Nào ai không nghĩ chuyện trăm năm
Em đang ngự trị tim anh đó
Cho đến bao giờ được sống chung?

Anh muốn nói yêu lại ngại ngùng
Được vần mược bút tỏ tình chung
Yêu em anh nếm mùi tân khổ
Em đọc thư nầy sẽ cảm thông.

Phúc đáp: Đêm đêm vẫn biết anh say đắm
Nay đáp tình anh nghĩ thẹn lòng! 

Và đây là thơ “mời mọc” của Nàng George gửi Alfred, lời lẽ âu yếm , ý tứ nhẹ nhàng như bất cứ một bức thư tình nào khác, nếu đọc toàn bức thư, nhưng nếu ráp các “câu lẻ” (in đậm) lại với nhau thì đó là những lời quyến rũ, khiêu gợi, dung tục với những nhóm từ như “toute nue”, “ la plus profonde comme la plus étroite”, “bien longue, bien dure et souvent grosse”… 

Cher Ami,

Je suis très émue de vous dire que j’ai
bien compris l’autre soir que vous avez
toujours une envie folle de me faire
danser. Je garde le souvenir de votre
baiser et je voudrais bien que ce soit
une preuve que je puisse être aimée
par vous. Je suis prête à vous montrer mon …
affection toute désintéressée et sans calcul et si
Vous voulez vraiment me voir aussi
vous dévoiler sans artifice mon âme
toute nue, venez me faire une visite!
Nous causerons en amis, franchement.
Je vous prouverai que je suis la femme
sincère, capable de vous offrir l’affection
la plus profonde comme la plus étroite
en amitié, en un mot la meilleure preuve
que vous puissiez rêver, puisse que vôtre …
âme est libre. Pensez que la solitude où j’habite est
bien longue, bien dure et souvent
difficle. Ainsi, en y songeant j’ai l’âme
grosse. Accourez donc vite et venez me la
faire oublier par l’amour où je veux me
mettre entièrement.

George SAND

Đây là một bức thư tình viết bằng văn xuôi, nhưng được trình bày theo hình thức một bài thơ, với lốl ngắt câu bất thường, như thường thấy trong văn chương Việt Nam, và một vài lỗi cố ý cho hợp với ý muốn diễn đạt.

Nhưng cuộc tình say đắm nào rồi cũng đến lúc đổ vở

“Tình mất vui khi đã vẹn câu thể
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dỡ”
(Ngập Ngừng-Hồ Dzếnh)

Một ngày kia, trong khi đôi tình nhân đang dạo chơi trong một khu rừng, thình lình Alfred, không biết “ông ứng bà hành” gì, tự nhiên giở chứng điên loạn, khiến George lo sợ, đưa Chàng đến VENISE tìm Thầy chữa trị bệnh tâm thần, hy vọng trong cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, Alfred sẽ chóng lành bệnh, nhưng rồi “định mệnh an bài”, “tai họa ập đến” trong giây phút cô đơn , yếu lòng, Nàng đã buông thả như đã trình bày ở phần trên. Cả hai cùng đau khổ, giận hờn, nhưng không thể quên nhau, chia tay rồi gặp lại; làm hòa để rồi lại gây gổ, lại chia tay, cứ đuổi bắt nhau như thế trong suốt hai năm trời. “Yêu là chết trong lòng” “nhiều” chứ không phải “một ít” như một thi sĩ đã viết.. 

Phần Alfred, Chàng tự dằn vặt trong khổ đau, muốn tìm quên trong các cuộc tình ít nhiều sóng gió và tai tiếng với các fans của mình, nhưng không thể được, muốn đoạn tuyệt với quá khứ cũng không xong

A D I E U

Il est temps, ô mon Coeur, de faire nos adieux
Je vais partir bientôt sur la route des hommes
Je vous laisse, ô mon Coeur, les souvenirs trop vieux
D’un cher passé mourant en ses lointains aromes.

Les rêves d’autrefois, ah, je sais ce que c’est
Coeur,coeur de dix-huit ans, vous êtes une tombe
Où retentit encore du fossoyeur lassé
Le bruit lugubre et sourd du lourd pilon qui tombe.

Car je me sens très las de porter, ô mon coeur
L’inutile regret des choses qui sont mortes
Voyez, l’âge est venu sur ma jeunesse en fleur
Le hibou a trois fois crié devant nos portes.

Il est temps, il est temps, de faire nos adieux
Je veux tout oublier de mes lointaines heures.
Je vais vivre ma vie et rallumer les feux
Les feux qui sont éteints dans nos pauvres demeures.

Alfred de MUSSET

Chua chát, đắng cay. Một trong những tác phẩm của Chàng sáng tác trong giai đoạn nầy mang tựa đề “LE MERLE BLANC”, được đánh giá là tầm thường, mô tả một con sáo ĐEN (loài sáo cũng như loài quạ có lông đen), trong một đêm, rụng hết lông đen mọc lông trắng, trở thành một con sáo TRẮNG, ám chỉ việc “thay lòng đổi dạ” của người yêu Chàng. Mà hình như cái xã hội bấy giờ cũng lạ, họ xem việc “ngoại tình”, “phản bội nhau” là việc “bình thường”, họ công khai ve vãn nhau dù biết rằng đối tượng đã có gia đình. Trong tác phẩm LA PRINCESSE DE CLÈVE,Hầu tước NEMOURS biết rằng Công nương De CLÈVE xinh đẹp đã có chồng, mà vẫn cứ theo ve vãn cho bằng được. Trong chuyện tình của G.Sand và A. de Musset, hình như họ đứng cả về phe Nàng George. không thấy ai bênh vực Chàng và kết tội Nàng cả! Chàng cô đơn, quẩn trí là phải. Thời bấy giờ, người đàn ông bị “cặm sừng” là “đáng xấu hổ” vì thua kém,“bất tài vô tướng”,không nên làm “to chuyện” mà cần phải che dấu, chịu đựng, câm nín và tìm cách lảng quên. 

Nói thì nói vậy, chứ tuy biết rằng “Hạnh phúc của con người ta là quên, nhưng không thể quên thành ra khổ đau”. Chàng cứ miệt mài trong các cuộc truy hoan, rượu chè túy lúy “mượn rượu giải sầu”( dục phá thành sầu dụng tửu binh), nhưng giải sầu đâu chẳng thấy, chỉ biết là cuộc sống không lành mạnh đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tư cách đạo đức và văn phong của Chàng, đến nỗi các nhà xuất bản, các nhà đạo diễn sân khấu từ chối các sáng tác của Chàng. Quá chán chường với cuộc sống, Chàng mòn mõi đi lần đến cái chết non ở tuổi 47 (1810-1857), để rồi người đời cứ đổ thừa cho số mạng: “thiên tài mệnh yểu”, mà chẳng qua là chỉ vì “lụy vì tình quá sớm”!” Đa tình thiên cổ lụy” mà! 

Còn Nàng thì già dặn hơn, khôn ngoan hơn, đau khổ thì cũng có đau khổ, nhưng những lúc đau khổ, Nàng biết lui về tìm sư yên tịnh, khuây khỏa nơi đồng quê, trong tòa lâu đài của tổ phụ ở NOHANT, để nhờ thời gian hàn gắn vết thương lòng.

4/Pierre LEROUX (1797-1871) 

Trong số các bạn vong niên , trong giai đoạn nầy, George có giao du thân mật và chịu ảnh hưởng của một Lảnh tụ Chính trị Xã hội là Pierre LEROUX, lớn hơn Nàng 7 tuổi, sáng lập viên Nhóm CTXH GLOBE, thành ra tư tưởng, tác phẩm của Nàng trong giai đoạn nầy cũng chuyển hướng theo, tức là từ khuynh hướng tình cảm (inspiration sentimentale) như trong Indiana, Lélia…, sang khuynh hướng xã hội (sociale) như trong Le Compagnon du Tour de France, Consuelo,…)) và thôn dã như trong La Mare au Diable, Francois le Champi, La Petite Fadette. 

5/ Frédéric CHOPIN ( 1810-1849)


 Đến năm 1838, ở tuổi 34, G, Sand gặp gở và say mê F. Chopin 28 tuổi, cũng nhỏ hơn Nàng 6 tuổi.
Đôi bên cảm mến và yêu nhau vì tài sắc. 
Lúc bấy giờ Frédéric đã nổi tiếng Dương cầm thủ và Nhà Soạn nhạc tài ba, góc người Balan, Cha là người Pháp làm nghề dạy học. Mẹ là một Nhạc sĩ . Họ gặp nhau là lúc Chopin đang dốc hết tài ba và sức khỏe soạn 24 bài Hòa tấu OPÉRA, làm việc bất kể giờ giấc, suốt ngày đêm, trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, lạnh lẻo của mùa Đông , sức khỏe giảm sút rõ rệt, nên chớm mắc bệnh Lao phổi. Chính trong giai đoạn nầy, George như người Mẹ, người Chị đã tận tình, hy sinh chăm sóc cho Chopin qua cơn bệnh hiểm nghèo để rồi từ 1839 đến 1846, trong 7 năm, tình nghĩa gắn bó, họ đưa nhau về sống hạnh phúc bên nhau trong tòa lâu đài của George ở NOHANT. 

. Chính tại lâu đài sang trọng nầy, trong niềm hạnh phúc chan chứa, Chopin đã cho ra đời những Bản nhạc bất hủ như LA POLONAISE HÉROIQUE, LA 4ÈME BALLADE, LES DERNIÈRES VALSES, LA BARCAROLLE.

Nhưng, lại nhưng,” định mệnh lại xen vào”. Tình yêu bắt đầu bớt nồng thắm từ năm 1847 để rồi đi đến đổ vở vì một lý do không đâu: đó là sự cải nhau giữa George và người con gái riêng của Bà, mà Chopin thì lại bênh vực người con gái nầy, khiến George giận sôi lên, “từ” Chopin luôn, không thèm nhìn mặt. Chỉ một năm sau, hai người mới tình cờ gặp lại nhau lần cuối, để vĩnh biệt nhau, như một bài hát

“Vẩy tay, vẩy tay chào nhau
Vẩy tay chào nhau lần cuối và trọn cuộc đời!” (trích từ một bài hát) 

Trước khi Chopin rời sang Anh quốc và mất ở đấy hai năm sau, năm 1849, vì bệnh lao, hưởng dương 39 tuổi. Lại thêm một thiên tài mệnh yểu có dính dáng đến người đẹp George SAND!

Riêng George SAND, kể từ “ngũ thập tri thiên mệnh”, bà sống một cuộc sống ổn định trở lại, thanh thản, “thân tâm an lạc”, để lại sau lưng những cuộc tình sôi nổI, nóng bỏng thời son trẻ, mà Bà không quên kể lại trong hai quyển CHÀNG VÀ NÀNG (Elle et Lui) và CÂU CHUYỆN ĐỜI TÔI (L’Histoire de ma vie) và mất năm 1876,hưởng thọ 72 tuổi.

Dương Tử 
(June. 2014)

Chú Thích:

TÁC GIẢ:


-DƯƠNG NGỌC SUM, Cử nhân giáo khoa Văn chương (ĐHVK SAIGON)
-Giáo sư các Khóa Cải ngạch GSĐIC, các Trường PETRUS KÝ và SƯ PHẠM SAIGON , Trường VĂN HÓA QUÂN ĐỘI, TRƯỜNG CỐP 63 HÙNG VƯƠNG
Một số Tư thục TÂN VĂN, ĐẮC LỘ, ĐỒNG NAI, HUỲNH THỊ NGÀ, HOÀNG NGUYÊN, các Khóa bồi dưỡng, các Lớp Tráng niên, Bổ túc Văn Hóa, Các Lớp Thiếu niên thất học, bụi đời. Xóa Nạn Mù Chữ
-Phụ Tá Giám học (Lớp Ngày) và Giám học (Lớp Đêm) Trường PETRUS KÝ 
-Thanh Tra 
-Phụ Tá Khối Nghiên Cứu và Phát Triển Giáo Dục tại Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên/ Việt Nam Cộng Hòa. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét