Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

Ký Dương Châu Hàn Xước Phán Quan 寄揚州韓綽判官 - Đỗ Mục (Vãn Đường)


Đỗ Mục 杜牧 (803-853) tự Mục Chi 牧之, hiệu Phàn Xuyên 樊川, người Vạn Niên, quận Kinh Triệu (nay là Trường An, tỉnh Thiểm Tây). Ông nội Đỗ Hựu vừa là một tể tướng giỏi về lý tài, vừa là một sử gia biên soạn sách Thông điển. Anh là Đỗ Sùng, phò mã, làm đến tiết độ sứ, rồi tể tướng. Đỗ Mục có dáng dấp thanh tú, tính thích ca nhạc, ưa phóng túng, còn nhỏ đã nổi tiếng văn tài. Khi mới lên kinh sư, được Thái học bác sĩ Ngô Vũ Lăng đưa thư văn đến cho quan chủ khảo là thị lang Thôi Uyển xem. Thôi rất kinh ngạc về bài A Phòng cung phú. Năm 828, hai mươi sáu tuổi, ông đỗ tiến sĩ, lại đỗ luôn khoa chế sách Hiền lương phương chính, được bổ chức hiệu thư lang ở Sùng văn quán, rồi ra làm đoàn luyện tuần phủ tại Giang Tây, sau đó đến Hoài Nam làm thơ ký cho tiết độ sứ Ngưu Tăng Nhụ, lại đổi về làm giám sát ngự sử tại Lạc Dương. Năm 835, ông đi chơi Hồ Châu, rồi cứ bị đổi làm thứ sử hết nơi này đến nơi khác (Hoàng Châu, Từ Châu, Mục Châu). Năm 849, ông nhờ một người bạn làm tướng quốc xin cho về thái thú Hồ Châu, sau đổi khảo công lang trung tri chế cáo, và cuối cùng làm Trung thư xá nhân. Tác phẩm có Phàn Xuyên thi tập (20 quyển), chú giải Tôn Vũ binh pháp (13 thiên, do Tào Tháo soạn).

Đỗ Mục có lý tưởng khôi phục thịnh thế của nhà Đường nên chú ý nghiên cứu các vấn đề kinh tế, quân sự, viết những bài chính luận bàn về trị loạn, thủ chiến, chú giải cả bộ binh thư Tôn Vũ. Trong sinh hoạt ông phóng túng tự do, không câu nệ tiểu tiết, coi thường lễ giáo. Về văn học, ông có những kiến giải tiến bộ, “lấy ý làm chủ, lấy khí làm phụ, lấy từ ngữ chương cú làm binh vệ” (Đáp Trang Sung thư), làm văn vì sự việc chứ chẳng phải “không ốm mà rên” (vô bệnh thân ngâm). Ông cố gắng đem chủ trương ấy vào trong sáng tác nên có ý nghĩa hiện thực khá mạnh, khả dĩ nối tiếp dư phong Bạch Cư Dị.

Đỗ Mục có nhiều bài thơ ưu thời mẫn thế, nặng lòng lo cho dân cho nước (Cảm hoài, Quận trai độc chước, Hà hoàng, Tảo nhạn, ...) hoặc bi phẫn khiển trách bọn hôn quân bạo chúa (Quá Ly Sơn tác, Quá Hoa Thanh cung, ...), cũng có bài cảm tác về đời người vì bản thân lận đận, bất đắc chí (Cửu nhật Tề sơn đăng cao, Lạc Dương trường cú, ...). Một số vần thơ ngắn trữ tình của ông là những bài xuất sắc nhất. Mỗi bài vừa là một bức tranh màu sắc tươi tắn, vừa là một tâm tình nhàn nhã, có khi phảng phất buồn, lãng mạn mà không suy đồi (Sơn hành, Bạc Tần Hoài, Thán hoa, Giang Nam xuân, ...). Thơ thất ngôn tứ tuyệt của ông rất được ưa thích, ngay vịnh sử cũng không khô khan (Xích Bích hoài cổ, Kim Cốc viên, Đề Ô giang đình,...). Ông có thể dựng nên những cảnh đẹp trong một khuôn khổ ngắn gọn; ý tình hàm súc được diễn đạt qua những lời lẽ điêu luyện. Ông không trội ở ngôn từ hoa mỹ bóng bẩy, cũng không trội ở chỗ cầu kỳ, quái đản mà bằng ngòi bút nhẹ nhàng vẽ nên những cảnh sắc đẹp đẽ, rung động lòng người một cách rất tự nhiên...

Nguyên tác          Dịch âm

寄揚州韓綽判官 Ký Dương Châu Hàn Xước Phán Quan 

青山隱隱水遙遙 Thanh sơn ẩn ẩn thuỷ diêu diêu (dao dao),
秋盡江南草未凋 Thu tận Giang Nam thảo vị điêu.
二十四橋明月夜 Nhị-Thập-Tứ-Kiều minh nguyệt dạ,
玉人何處教吹簫 Ngọc nhân hà xứ giáo xuy tiêu.

Chú giải

隱隱 ẩn ẩn: lúc ẩn lúc hiện, mờ mờ, ẩn hiện.
遙遙 diêu diêu (còn đọc là dao dao): xa xa.
凋 điêu: tàn lụi, héo rụng.
教 giáo: dạy dỗ, báo cho biết

* Nhị-Thập-tứ-Kiều: Còn có tên là Hồng Dược kiều, ở huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô. Tương truyền rằng thời xưa có 24 cô gái đẹp thổi ống tiêu tại đây, nên cầu mang tên này.

Dịch nghĩa:

Gửi Phán Quan Hàn Xước  Dương Châu

Núi xanh mờ mờ nước xa xa,
Giang Nam cuối thu cỏ còn chưa xơ xác.
Tại Nhị-thập-tứ-kiều (cầu 24-kiều-nữ) đêm trăng sáng,
Không biết người ngọc ở đâu để nhờ dạy thổi ống tiêu.

(Dương Châu giờ là huyện Giang Đô tỉnh Giang Tô).

Dịch thơ:

Gửi Phán Quan Hàn Xước  Dương Châu

Non xanh ẩn hiện nước xa xa,
Thu tại Giang Nam cỏ chửa già.
Nhị-Thập-Tứ-Kiều* đêm trăng sáng,
Mỹ nhân nào thổi ống tiêu ta?

Lời bàn:

Một bài thất ngôn tứ tuyệt bất hủ: ý tứ hàm súc, lời thơ điêu luyện, văn phong lãng mạn, cảnh sắc khêu gợi. Hãy mổ xẻ từng câu:

- Câu 1:
Non xanh ẩn hiện nước xa xa, Câu mở đề mờ ảo, báo trước một màn giao hoan khép hở, giống như diễn ra sau bức màn the thâm…

- Câu 2:
Thu tại Giang Nam cỏ chửa già. Gái thu (gái xồn xồn) tại Giang Nam vẫn còn xuân (câu này ngụ ý rằng cỏ tại “ngã ba Ông Tạ” của 24 cô gái xồn xồn miền Giang Nam chưa héo). Khéo vô cùng.

- Câu 3:
Nhị-Thập-Tứ-Kiều* đêm trăng sáng, Báo hiệu một màn sexy tuyệt vời sắp diễn ra trên cầu “Hai-Mươi-Bốn-Kiều- nữ” … giữa đêm trăng.

- Câu 4:
Mỹ nhân nào sẽ dạy ta thổi ống tiêu? Câu này là một ước mơ: không biết người đẹp nào (trong số 24 kiều nữ) sẽ biểu diễn thổi ống tiêu của ta? Một màn sexy tuyệt hảo. Dịch thoát là: Mỹ nhân nào thổi ống tiêu ta?
Màn Monica thổi ống tiêu của Bill Clinton trong phòng bầu dục tòa Bạch Ốc cuối thế kỷ 20 thua xa cảnh này! (Clinton cho 1 cô gái thổi ống tiêu lén lút trong phòng bầu dục giữa ban ngày nên thân bại danh liệt; Đỗ Mục chọn 1 trong 24 cô kiều nữ thổi ống tiêu công khai cho mình trong đêm trăng trên cầu thì được hậu thế chiêm ngưỡng!). Ai cao tay hơn ai?

Tái bút:

Cái đầu đề cũng ẩn một ý độc đáo: một bài thơ sexy như vậy, đáng nhẽ phải gửi cho một gã đa tình thì lại gửi cho phán-quan Hàn Xước. Chả biết phán quan họ Hàn phán thế nào?

Đọc một bài thơ Đường toàn bích có thể đoán được tác giả là ai. Muốn biết biệt tài của Lý Bạch thì cần đọc đủ loại thơ của ông (ngũ ngôn & thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn & thất ngôn bát cú, ngũ ngôn & thất ngôn trường thiên, cổ phong) vì loại thơ nào ông cũng có những bài trác tuyệt. Nhưng muốn biết biệt tài của Đỗ Mục thì chì cần đọc ngũ ngôn hoặc thất ngôn tứ tuyệt là đủ. (Diễn đàn LTCD thế kỷ 21 sẽ ra mắt khoảng 20 bài thơ tứ tuyệt của Đỗ Mục).

Con Cò
***
Nguyên Tác: Phiên Âm:

寄揚州韓綽判官 Ký Dương Châu Hàn Xước Phán Quan

杜牧 Đỗ Mục

青山隱隱水迢迢 Thanh sơn ẩn ẩn thủy điều điều
秋盡江南草未凋 Thu tận Giang Nam thảo vị điêu
二十四橋明月夜 Nhị thập tứ kiều minh nguyệt dạ
玉人何處教吹簫 Ngọc nhân hà xứ giáo xuy tiêu

Bài thơ được khắc đăng trong nhiều sách:

Tài Điều Tập - Thục - Vi Hộc 才調集-蜀-韋縠
Đường Nhân Vạn Thủ Tuyệt Cú Tuyển - Tống - Hồng Toại 唐人萬首絕句選-宋-洪遂
Đường Âm - Nguyên - Dương Sĩ Hoằng 唐音-元-楊士弘
Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺
Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁
Sách của Vi Hộc cho tựa là Ký Nhân 寄人. Sách đời Thanh cho dị bản trong câu 1: 遙遙diêu diêu thay vì 迢迢điều điều.

Ghi Chú:

Hàn Xước: không có chi tiết về cuộc đời, là bạn đồng nghiệp của Đỗ Mục. Vào thời Đường Văn Tông Đại Hòa năm thứ bảy đến năm thứ chín (833-835), Đỗ Mục làm Tiết độ sứ Chưởng thư ký Hoài Nam, Hàn Xước làm Phán quan Hoài Nam. Đỗ Mục về Trường An làm Giám sát Ngự sử làm tặng bài thơ này. Sau khi Hàn Xước qua đời, Đỗ Mục có làm bài thơ Khốc Hàn Xước 哭韓綽. Triệu Hổ 趙嘏/Tiết Phùng薛逢cũng có làm một bài thơ cho Hàn Xước tựa Tống Hàn Giáng Quy Hoài Nam Ký Hàn Xước Tiền Bối送韓絳歸淮南寄韓綽先輩.
Dương Châu: giờ là huyện Giang Đô tỉnh Giang Tô.
Ẩn ẩn: mơ hồ, không rõ ràng
Điều điều: chỉ nước sông chảy dài xa xôi.
Diêu diêu: khoảng cách xa, cũng như điều điều
Giang Nam: thời Hán Đường là khu vực phía nam sông Dương Tử gồm tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam và Giang Tây.
Nhị thập tứ kiều: Có 2 giả thuyết:
Tên là cầu Hồng Dược của gia đình họ Ngô, ở huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô. Thời xưa có 24 cô gái đẹp thổi sáo tại đây, nên cầu có tên này.

Dương Châu thời Đường rất phồn thịnh. Thành cổ nam bắc hơn mười lăm dặm, đông tây hơn bảy dặm có 24 cây cầu với hướng và tên được ghi trong Mộng Khê Bút Đàm- Bồ Bút Đàm 夢溪筆談-補筆談 đời Bắc Tông.
Ngọc nhân: mỹ nhân chỉ ca kỹ Dương Châu; một ý cho là Hàn Xước vì Đỗ xài chữ ngọc thay vì mỹ.

Dịch Nghĩa:

Gởi Phán Quan Hàn Xước Ở Dương Châu

Núi xanh mờ mờ hai bên dòng nước trôi xa xa,
Giang Nam cuối thu cỏ cây còn chưa xơ xác.
Tại cầu Nhị Thập Tứ đêm trăng sáng,
Ai biết người ngọc dạy thổi sáo bây giờ ở đâu?

Dịch Thơ:

Gởi Hàn Xước

Nước trôi xa thẳm núi xanh mờ
Thu hết Giang Nam cỏ xác xơ
Hồng Dược cầu xưa trăng sáng tỏ,
Hỏi người dạy sáo đâu bây giờ.

To Official Han Chao of Yang Zhou by Tu Mu

The mountains are fade blue on the two sides of the far away flowing river,
The grass begins to wither in Jiang Nan at the end of autumn.
The moon is bright at the Twenty Four Lady bridge,
Where does the fair lady teach flute nowdays?

To Judge Han Chuo by Tu Mu
Translation by Ying Sun © 2008

From mist the green hills emerge and afar the river flows.
Grass still grows in Jiangnan, yet the end of fall is close.
Over the Twenty-Four Bridges the bright moon glows.
Where the fair lady teaches the flute no one knows. 

Phí Minh Tâm:
***
Gửi Phán Quan Hàn Xước Ở Dương Châu.

Mờ ảo non xanh nước thẳm sầu,
Thu tàn cỏ úa cảnh Dương Châu.
Cầu Hai Bốn dưới đêm trăng sáng,
Người ngọc năm nào dậy sáo đâu?

Mỹ Ngọc 
Dec. 29/2023.
***
Góp ý:

韓綽=Hàn Xước. Không có sử liệu nào về phán quan Hàn Xước cả nhưng Đỗ Mục cũng có một bài thơ tựa đề 哭韓綽=khốc Hàn Xước

平明送葬上都門 bình minh tống táng thượng đô môn
紼翣交橫逐去魂 phất sáp giao hoành trục khứ hồn。
歸來冷笑悲身事 quy lai lãnh tiếu bi thân sự
喚婦呼兒索酒盆 hoán phụ hô nhi tác tửu bồn

(nghĩa đại khái là sau khi dự lễ hạ huyệt Hàn Xước, thi nhân về nhà cảm thấy buồn vì thân phận và hô hoán vợ con đem rượu.)

Ho Đỗ buồn vì thấy đời người ngắn ngủi, chí nguyện không thành, hay vì nguyên ủy của cái chết của Hàn Xước thì không ai hay nhưng bài thơ gửi họ Hàn làm trước đó, sau khi Đỗ đã rời Dương Châu.

二十四橋=Nhị Thập Tứ kiều. Từ thời Tống, không còn ai biết đây là tên của một cái cầu hay của 24 cầu và có lẽ chỉ anh Minh Di có đủ tài liệu để tìm! Chúc Mục (祝穆, thời Tống) viết rằng nhà Tùy xây 24 cái cầu ở Dương Châu, mỗi cầu có một tên riêng, nhưng học giả Thẩm Quát (沈括, cũng thời Tống) xác quyết rằng có 24 cái cầu ở vùng đó nhưng chỉ còn sáu cái trong thời ông. Thời bây giờ người vùng Dương Châu vẫn còn dùm cụm từ 二 十=nhị thập để chỉ số nhiều hay tất cả (tựa như trường hợp 三十六 của tam thập lục kế). Giả thuyết, hay huyền thoại, trong thời Thanh nói có một cây cầu tên Ngô gia kiều (吳家磚) hay Hồng Dược kiều (紅藥橋) và có 24 kiều nữ (嬌女, và ta nên để ý rằng 嬌/đẹp là từ đồng âm của 橋/=cầu) thường thổi sáo trên cầu.- nguồn gốc 'tân thời" cho điển cố 玉人何處教吹簫=ngọc nhân hà xứ giáo xuy tiêu; huyền thoại cũng nói thi nhân hay tụ họp trên cầu ngâm thơ (念詩=niệm thi) và ở Dương Châu bây giờ còn có một con đường tên 念四=Niệm Tứ; người địa phương viết thành 廿四=nhập tứ (vì 念 và 廿 là hai từ đồng âm theo pinyin niàn) nhưng 廿 cũng có nghĩa là nhị thập nên tên cầu 'Niệm Tứ' biến thành Nhị Thập Tứ.

教吹簫= giáo xuy tiêu nghĩa là sao? Đỗ Mục muốn nói người đương thời không còn biết thổi sáo, chuyện kiều nữ thổi sáo chỉ là huyền thoại, hay khung cảnh bên cầu không còn quyến rũ?

Huỳnh Kim Giám

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét