Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

Có Một Điều Hiện Hữu: Pháp Luân


Sách viết rằng "phép của Phật gọi là pháp luân, Đức Phật thuyết pháp thì gọi là pháp luân hay chuyển (lăn) bánh xe pháp luân!"

Viện Đại Học Đà Lạt là một cơ sở giáo dục được thành lập do giáo hội công giáo, điều hành Viện cũng đa số là người công giáo... thế nhưng sinh viên thì gồm đủ các tôn giáo khác nhau và trong khuôn viên của trường có một bánh xe pháp luân! Như thế thì món quà kỷ niệm cuả Đại học Sư Phạm Huế tặng cho trường mình ắt hẳn phải mang một ý nghĩa sâu xa lắm! Có khác gì các anh chị ngoài Huế nhắc cho các bạn Đà Lạt rằng hãy yêu quý lời giảng dậy dạy của thầy Thầy vì các bài vở giảng huấn của các thầy ở trường đâu khác gì những lời hay đẹp của Đức Phật đã ban cho chúng sinh!

Tôi đã học ở trường như các anh chị khác, thế mà người thì biết có bánh xe pháp luân, người thì thấy bánh xe pháp luân từng ngày mà tôi thì không, dù tôi vẫn nghe lời giảng huấn của các Thầy thầy, từng ngày bánh xe pháp luân vẫn xoay tròn chung quanh tôi! Quả là điều lạ lùng, có đó mà vẫn không có đó, khác gì "sắc tức thị không, không tức thị sắc !"

Những lời thầy dậy dạy ngày xưa, luôn luôn còn đó nhưng cũng biến hoá hóa nhiều qua thời gian, không gian và cũng chính những lời thầy (ấy), khi đến với mình thì khác khi đến với người, dù ngồi cùng bàn, học cùng một bài học! Nếu không chẳng hoá ra chỉ sản sinh ra những con người theo khuôn đúc! Có những người cha người mẹ sung sướng, hãnh diện khi thấy con hơn mình khi họ nói rằng "con hơn cha là nhà có phúc". Có những người thầy cảm thấy hãnh diện khi thấy học trò giỏi giang hơn mình, thành tựu được những công trình lớn hơn mình, và tất cả các lớp người ấy đều hình như vẫn theo dòng chẩy chảy của pháp luân!

Bánh xe kia bằng đá, đã hiện hữu ở đấy mấy mươi năm qua và còn ở đấy mãi mãi vài ngàn năm nữa nếu không có những biến cố long trời lở đất xảy đến. Nó nằm yên đó hay nó vẫn âm thầm quay hoài quay mãi? Ai biết được? Chỉ biết rằng người đã thấy nó thì biết rằng nó hiện hữu, và cũng hiểu rằng nó vẫn xoay vần theo thời gian, nhưng người chưa từng thấy nó thì không biết nó có mặt ở đấy hay không nghĩ gì về nó cả, không thấy nó quay hay không quay nhưng trong cái mông lung vô tận của thời gian, bánh xe pháp luân ấy vẫn có, vẫn quay, vẫn chuyển vì lời thầy vẫn được loan truyền, vẫn được rao giảng như lời Chúa, lời Phật luôn luôn được sống lại, được nhớ lại hằng ngày trong đời sống chúng ta. Lời giảng của thầy cô, lời giáo huấn của cha mẹ, lời hay ý đẹp học được ở trường đời, tất cả những "xoay vần " đó một khi đã được bắt đầu thì sẽ theo ta mãi mãi trên quãng đời còn lại.

Đời người cũng như là dòng chẩy chảy luân lưu của con sông, liên tu bất tận, không bao giờ ngưng. Khi nhìn làn nước trong dòng sông, nước ấy vẫn chẩy và ta vẫn tưởng như luôn luôn là nước ấy nhưng biết đâu rằng có rất nhiều phân tử nước đã bốc hơi, đã bay lên chín từng mây và đến một lúc nào đó trở thành những hạt nước mưa, bay trở về nguồn để lại rơi xuống dòng nước bạc đang chẩy kia. Vậy thì dòng chẩy đã theo một chu trình bất biến nhưng đồng thời cũng theo một chu trình biến! Vì cũng có người nói rằng không ai tắm trên cùng một dòng sông hẳn là muốn nói lên ý đó. Cái vòng tròn không dứt ấy điển hình là bài Thề Non Nước của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:

Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mua về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi...

Đi liền với ý niệm pháp luân là luân hồi vì hễ cái gì hiện hữu thì nó cũng nằm trong dòng chảy của vạn vật, đến rồi đi nhưng đi rồi sẽ lại đến. Luân hồi là một trong những hình thái của pháp luân. Và cũng vì tin có luân hồi nên khi sống ở đời này ta phải làm điều tốt để dành cho đời sau vì muốn cho bánh xe pháp luân quay đến đâu mà cỏ phiền não và mê hoặc bị diệt sạch đến đấy thì chính chúng ta phải đừng bao giờ đi gieo cỏ phiền não, đừng bao giờ làm những điều xấu xa mà hãy gieo hạt tốt để được quả ngon cho đời mình và cả đời con cháu...

Không chỉ lời Phật, lời Chúa ban mà ngay cả những lời đạo đức cha mẹ dậy dạy, những kiến thức thầy truyền cho, ta hãy mang theo trên đường đời và gieo rắc cho con cháu, cho thế hệ sau để cho xã hội ngày thêm tốt đẹp, tiến bộ... Bánh xe Pháp Luân bằng đá mãi mãi nằm yên kia trên một ngọn đồi trong khuôn viên của Viện Đại Học Đà Lạt nhưng lời Phật dậy dạy, lời Thầy thầy phải được sống động, phải được rao giảng muôn nơi có như thế ý nghĩa của hai chữ pháp luân vừa là lời Phật vừa là chuyển lời Phật khi ấy mới thật sự vẹn toàn và thật sự hiện hữu trong ta.

Dalat en Provence, tháng 8/2007
Quản Mỹ Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét