Thứ Hai, 21 tháng 8, 2023

Vài Địa Mạo Trong Thi Văn Việt

  

1. Tổng quan về địa mạo.


Điạ mạo là nhng loại hình dạng của võ Trái Đát như đồi, núi, đèo, thung lũng, vịnh, vùng, đầm, ao, ghềnh.. Việt Nam có nhiều dạng địa mạo khác nhau: vùng đồi núi thấp ,vùng địa hình bằng phẳng, vùng địa hình thung lũng bãi bồi, vùng địa hình núi sót .. nên có vùng bị bào mòn, có vùng bị rửa trôi, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nước xâm thực (erosion) do tác đông thủy lực, do bào mòn (weathering) do gió, mưa, do trượt đất, chuồi đất, do khí hậu mưa cuốn trôi, do nhiệt độ, do hoá hoc khi nước acid làm hủy đá vôi v.v..Nước chuyền tải (transportation) các vật liêu và lắng tụ (deposition) to nên các bặc thm, các châu thổ, bãi bồi phù sa.

Biển, sông, hồ, suối là nơi tích lũy các trầm tích chủ yếu. Đồng bằng châu thổ là điển hình của quá trình trầm tích sông ngòi. Các dòng sông cũng có khả năng ăn mòn vào đá và tạo ra trầm tích mới. Do diện tích rừng bị thu hẹp, thảm thực vật bị tàn phá nặng nề, nên các tác động xâm thực ven sông suối, các rãnh xói trên bề mặt địa hình đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trên các vùng có hoạt động kinh tế của con người.


2. Địa mạo trong thi văn Việt


2.1.Trong truyện Kiều


-Dưới cnước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiu thướt tha

-Ngọn triều non bạc trùng trùng

-Mịt mù dm cát đồi cây.


2.2.Trong Chinh phụ Ngâm. 


Tác giả đã lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng thương nhớ và cô đơn của chinh phụ một cách đặc sắc.


“Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh”.


 Câu thơ “tuôn màu ,mày biếc, trải ngàn núi xanh” là một câu thơ có hình tượng mỹ lệ và rất hay. Hình bóng người chồng thân yêu đâu còn nhìn thấy nữa, đã “cách ngăn”,  bởi “ngàn núi xanh” cứ trải dài trải rộng và che khuất ở phía chân trời. Chinh phụ một mình một bóng lẻ loi giữa trống vắng bao la. Nỗi buồn cô đơn như thấm vào mây núi.  Nỗi buồn cô đơn của nàng chinh phụ được khắc sâu, được tô đậm qua cách nói ước lệ tượng trưng ở đoạn song thất tiếp theo:


“Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương,

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”.


Hàm Dương và Tiêu Tương, hai địa danh trên đất nước Trung Hoa bao la, cách xa hàng nghìn dặm, được nhắc đi nhắc lại đến ba lần ám ảnh. Không gian địabao la đã trở thành không gian nghệ thuật trống vắng. Cách nói ước lệ tượng trưng là một thủ pháp nghệ thuật của thi pháp cổ mang giá trị thẩm mỹ đặc sắc: tạo nên tính hàm súc và liên tưởng phong phú, đầy ý vị. Chinh phụ ngâm khúc có nhiều đoạn thơ mang tính ước lệ rất hay:

-Lúc thì gợi lên nỗi gian truân của khách chinh phụ trên chiến địa:


“Nay Hàn xuống Bạch Thành đóng lại,

Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua

 Hình khe, thế núi gần xa,

Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”.


-Lúc thì tái hiện một cách rùng rợn chốn sa trường:


Non Kì quạnh quẽ trăng treo,

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,

Mặt chinh phụ trăng dõi dõi soi”.


 Nỗi buồn cô đơn của nàng chinh phụ được khắc sâu, được tô đậm qua cách nói ước lệ tượng trưng ở đoạn song thất tiếp theo:


“Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương,

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”.


Hàm Dương và Tiêu Tương, hai địa danh trên đất nước Trung Hoa bao la, cách xa hàng nghìn dặm, được nhắc đi nhắc lại đến ba lần ám ảnh.  Không gian địa bao la đã trở thành không gian nghệ thuật trống vắng. Chinh phụ ngâm khúc có nhiều đoạn thơ mang tính ước lệ rất hay.

-Lúc thì gợi lên nỗi gian truân của khách chinh phụ trên chiến địa:

Nay Hàn xuống Bạch Thành đóng lại, Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua

 Hình khe, thế núi gần xa,Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”.

Bốn câu thơ cuối đoạn đã cực tả nỗi buồn của nàng chinh phụ trong sự trông ngóng, nhớ thương:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”.


Các từ ngữ: “cùng trông lại”, “cùng chẳng thấy”, “thấy”, “ngàn dâu”. “Ngàn dâu”, “ai… ai” đã tạo nên nhạc điệu du dương, tha thiết, diễn ra một cách xúc động một tâm trạng đầy bi kịch thời loạn lạc. Biện pháp nghệ thuật liên hoàn và cách diễn tả trùng điệp là một nét rất tài hoa của nữ sĩ được thể hiện qua 4 câu song thất này. Chữ “thấy” cuối câu bảy ở trên được nhắc lại đầu câu bảy chữ ở dưới; chữ “ngàn dâu” cuối câu bảy ở dưới lại được điệp lại đầu câu sáu, đã làm cho thơ liền mạch, làm nổi bật nỗi sầu, nỗi buồn ly biệt diễn ra triền miên khôn nguôi trong tâm hồn chinh phụ.


2.3.Trong thi văn Nguyễn Khuyến


Ao thu quạnh quẻ nước trong veo

Một chiếc thuyn câu bé  teo


 2.4.Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan


c tĐèo Ngang bóng xế tà

Co cây chen đá lá chen hoa


2.5. Trong thơ Nguyễn Trãi


Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.


2.6Trong bài hát


Qua bến nước xưa, Lá hoa v chiu


3.Địa mạo vùng đá vôi (thạch nhũ, hang động ), tức địa hình cacxtơ (reloef karstique). 


Vùng đá vôi với các hang động, các vú đá  ở Quảng Bình và một số nơi như Ninh Bình, Hạ Long. Trong các khối đá vôi thường có các khe nứt thẳng đứng và nằm ngang. Nước mưa chảy theo khe nứt này hòa tan đá vôi, mở rộng thành các hang động. Nước mưa khí quyển có chứa COsẽ hòa tan rất mạnh các khoáng vật thuộc nhóm cacbonat, sunfat, chuyển thành canxi bicacbonat (Ca(HCO3)2), theo công thức:

H2O + CO2 + CaCO3 → Ca(HCO3)2


4Địa mạo vùng sông ngòi.


Các vật liệu trên núi bi nước xâm thực (erosion), bào mòn (weathering), do gió, mưa, do trượt đất, chuồi đất, do mưa cuốn trôi, do nhiệt độ, do hoá học khi nước acid làm hũy đá vôi v.v.. Nước chuyển tải các vật liệu và lắng tụ (deposition) tạo nên các bậc thềm, các châu thổ, bãi bồi phù sa.

Qua bến nước  xưa, Lá hoa về chiu

-Dưới cnước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiu thướt tha


5. Điạ mạo vùng biển.


-Ngọn triều non bạc trùng trùng

-Mịt mù dm cát đồi cây


6. Địa mạo vùng núi


–Trong Chinh phụ ngâm: Tác giả đã lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng thương nhớ và cô đơn của chinh phụ một cách đặc sắc.


Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh”.


 Hình bóng người chồng thân yêu đâu còn nhìn thấy nữa, đã “cách ngăn”,  bởi “ngàn núi xanh” cứ trải dài trải rộng và che khuất ở phía chân trời. Chinh phụ một mình một bóng lẻ loi giữa trống vắng bao la. Nỗi buồn cô đơn như thấm vào mây núi.“. “Ngàn núi xanh” càng làm cho chân trời thêm xa xăm, cách trở. Câu thơ “tuôn màu, mày biếc, trải ngàn núi xanh” là một câu thơ có hình tượng mỹ lệ và rất hay. Nỗi buồn cô đơn của nàng chinh phụ được khắc sâu, được tô đậm qua cách nói ước lệ tượng trưng ở đoạn song thất tiếp theo:


“Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”.


Hàm Dương và Tiêu Tương, hai địa danh trên đất nước Trung Hoa bao la, cách xa hàng nghìn dặm, được nhắc đi nhắc lại đến ba lần ám ảnh.  Không gian địa bao la đã trở thành không gian nghệ thuật trống vắng. Cách nói ước lệ tượng trưng là một thủ pháp nghệ thuật của thi pháp cổ mang giá trị thẩm mỹ đặc sắc: tạo nên tính hàm súc và liên tưởng phong phú, đầy ý vị. Chinh phụ ngâm khúc có nhiều đoạn thơ mang tính ước lệ rất hay.

-lúc thì gợi lên nỗi gian truân của khách chinh phụ trên chiến địa:“Nay Hàn xuống Bạch Thành đóng lại, Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua, Hình khe, thế núi gần xa, Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”.

-lúc thì tái hiện một cách rùng rợn chốn sa trường:“Non Kì quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,Mặt chinh phụ trăng dõi dõi soi”.

. Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan


Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa


. Trong thơ Nguyễn Trãi.


Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.


Do diện tích rừng bị thu hẹp, thảm thực vật bị tàn phá nặng nề, nên các tác động xâm thực ven sông suối, các rãnh xói trên bề mặt địa hình đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trên các vùng có hoạt động kinh tế của con người.


Thái Công Tụng

Nhà Việt Nam TV thực hiện.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét