Bầy chim Nhạn thật đông đang đáp xuống mom sông, thảm cỏ!
Lại nhớ đến danh tài thời cổ, Hoàng Đế Thi Sĩ Lê Thánh Tôn!
Bài Thơ Nôm “Chim Nhạn Đáp Xuống Bãi Cát Phẳng”! Khẩu khí nhập hồn! (1)
Minh Quân! Niềm tự hào cho dân Việt! Bảo tồn, phát huy Lễ Nghi, Xã Tắc!
Đầy đàn rộn rã Trung, Nam, Bắc!
Nhớ tổ bôn ba Họp, Nhắn, Thăm!
Nhà Vua khen “ Đệm hoa than thán khi thức, lúc nằm”
“Cũng khăn khắn không quên Đạo Chúa Tôi”! Lời năm xưa còn đấy!
Nay! Quốc Gia Hành Chánh! Tình Thầy Trò, Nghĩa Đồng Môn! Một chữ viết ra đã tràn mặt giấy!
Nhìn những Nụ Cười Hội Ngộ già nua mà tươi tắn! Thương quý mấy cho vừa?!
Dẫu ngày một “vắng”! Lưa thưa!
Giữ lề dù rách! Nắng mưa chẳng nề!
Quan san cách trở sơn khê!
Theo đàn chim Nhạn bay về họp vui!
Xem hình đẹp! Lại ngậm ngùi!
Đức Hùng
Sydney, Úc Châu, 09/04/2023
------------
Cước Chú:
(1) Chép lại và ghi chú một bài Thơ Khẩu Khí rất hiếm của Vua Lê Thánh Tôn :
Chim Nhạn Đáp Xuống Bãi Cát Phẳng
(Bài Đường Thi rất hiếm được liệt vào loại Thơ Khẩu Khí. Tác Giả : Vua Lê Thánh Tôn (25/08/1442 – 03/03/1497), Minh Quân Nhà Hậu Lê)
Than thán ngàn Tương cát một doi,
Trên không man mác trận nhàn thoi.
Ngàn hiu gió, cái bay lẻ
Nước rặc lui, hàng đỗ đôi.
Vàng khắp Ruộng Thu ăn dễ đủ,
Bạc in Bãi Sở chén thưa rồi.
Đệm hoa đầm ấm khi nằm, thức,
Khăn khắn nào quên Đạo Chúa Tôi.
Lê Thánh Tôn
Thời Nhà Hậu Lê.(1428 – 1789) tại miền Bắc Việt Nam. Không rõ ngày tháng năm sáng tác.
----------------
Ghi Chú:Lê Thánh Tôn : Miếu Hiệu của Nhà Vua là “Lê Thánh Tông”. Nhưng ở miền Trung và Nam Việt Nam viết là “Lê Thánh Tôn” do lệ xưa kỵ húy tên của Vua Thiệu Trị Nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Miên Tông;
Than thán : phẳng phiu;
Nhàn thoi : Chim Nhạn đưa thoi
Cái : Một con;
Rặc : Xuống;
Hàng : Hàng Nhạn;
Ruộng Thu : Ruộng Mùa;
Bãi Cây Sở : Loài cây dại mọc ỡ bãi sông, quả có hạt trắng như bạc. Chim ăn (chén) thưa đi rồi! Chắc là những loài chim khác ăn trước vì thức ăn của chim Nhạn là những loài cá nhỏ;
Khăn khắn : Canh cánh;
Đạo Chúa Tôi : Nhà Vua khen chim Nhạn nằm cả đàn ở bãi cát tựa như nằm trên tấm đệm lớn, rất đầm ấm mà lúc nào cũng giữ Nghĩa Chúa Tôi, thứ tự lớp lang của cả đàn chim, chồng, vợ, cha, mẹ, con cái đàng hoàng, không lộn bậy!
Ý trong bài Hát Nói “Nhàn, Nhạn Nói Chi?” là Tập Thể CSV/QGHC/VNCH khắp thế giới, kể cả Việt Nam lúc nào cũng tôn trọng, bảo tồn Đạo Đức Cổ Truyền, “giấy rách luôn giữ lấy lề”, dù vận nước như thế, nhưng vẫn Tôn Sư Trọng Đạo, giữ gìn Tình Nghĩa Đồng Môn, Tỷ Trưởng, Huynh Trưởng, Đàn Em, Cùng Lớp lúc nào cũng cố gắng hết lòng đối xử với nhau đầm ấm, tương thân, tương trợ, chân thành, chung thủy!
Lành thay!
----------------
Ghi Chú:Lê Thánh Tôn : Miếu Hiệu của Nhà Vua là “Lê Thánh Tông”. Nhưng ở miền Trung và Nam Việt Nam viết là “Lê Thánh Tôn” do lệ xưa kỵ húy tên của Vua Thiệu Trị Nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Miên Tông;
Than thán : phẳng phiu;
Nhàn thoi : Chim Nhạn đưa thoi
Cái : Một con;
Rặc : Xuống;
Hàng : Hàng Nhạn;
Ruộng Thu : Ruộng Mùa;
Bãi Cây Sở : Loài cây dại mọc ỡ bãi sông, quả có hạt trắng như bạc. Chim ăn (chén) thưa đi rồi! Chắc là những loài chim khác ăn trước vì thức ăn của chim Nhạn là những loài cá nhỏ;
Khăn khắn : Canh cánh;
Đạo Chúa Tôi : Nhà Vua khen chim Nhạn nằm cả đàn ở bãi cát tựa như nằm trên tấm đệm lớn, rất đầm ấm mà lúc nào cũng giữ Nghĩa Chúa Tôi, thứ tự lớp lang của cả đàn chim, chồng, vợ, cha, mẹ, con cái đàng hoàng, không lộn bậy!
Ý trong bài Hát Nói “Nhàn, Nhạn Nói Chi?” là Tập Thể CSV/QGHC/VNCH khắp thế giới, kể cả Việt Nam lúc nào cũng tôn trọng, bảo tồn Đạo Đức Cổ Truyền, “giấy rách luôn giữ lấy lề”, dù vận nước như thế, nhưng vẫn Tôn Sư Trọng Đạo, giữ gìn Tình Nghĩa Đồng Môn, Tỷ Trưởng, Huynh Trưởng, Đàn Em, Cùng Lớp lúc nào cũng cố gắng hết lòng đối xử với nhau đầm ấm, tương thân, tương trợ, chân thành, chung thủy!
Lành thay!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét