Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Bố Muốn Dẫn Con Về - Longing to Take You Home, My Child


(Riêng gửi người con út )

Bố muốn dẫn con về, về lại căn nhà xưa, ở Cần Thơ, trong con hẻm nhỏ, để con nhớ lại quãng ngày thơ dại, từ khóc chào đời, đến khi tập đứng tập đi, học ăn học nói, chơi đùa cùng với các anh các chị trong nhà và các bạn ở trong chòm xóm thân thương, có ông Phán, bà Tư, chú Năm, cô Tám... cho đến ngày bố con mình bỏ xứ ra đi.

Bố muốn dẫn con về, thăm lại ngôi trường vỡ lòng học chữ của con, mà ông bà Giám Đốc còn là 2 người bạn già kính mến của bố, và cô giáo lớp mẫu giáo dạy con cũng còn là người học trò lớp luyện thi Tú Tài Toán của bố, để nhớ lại một khoảnh khắc kỳ diệu của một đời người, gửi con vào lớp rồi, trên đường về nhà, sao nước mắt bố bỗng dưng.

Bố muốn dẫn con về, theo bố lại thăm một ngôi trường cổ đã khoảng 100 năm tuổi, nơi bố đã tự nguyện trải đời mình làm viên gạch lót đường cho lớp trẻ bước lên, cho một ngày mai tốt đẹp hơn thế hệ cha anh, để con hiểu được phần nào thời gian sau này ở nơi xứ người, bất chợt thấy bố đôi lúc thẫn thờ... tưởng nhớ ngày xưa, ôi những ngày xưa yêu dấu đến tội tình của bố .

Bố muốn dẫn con về, thăm lại bến xe đò đầu tỉnh, nơi 2 bố con mình, một chiều cuối năm lóng ngóng đón Nội cho đến chuyến xe cuối cùng, mãi đến mấy ngày sau mới hay Nội đã ngã bệnh bất ngờ không đi được và đã mất vào mấy năm sau, để bố con mình từ năm đó, đã không còn dịp nào nữa, chúc tuổi mừng Nội, mỗi dịp Tết đầu năm.

Bố muốn dẫn con về, qua thăm bên Ngoại, một tỉnh nhỏ hiền hòa bên dòng sông thơ mộng, quanh năm vang tiếng ầu ơ, nơi bố tưởng là đã tìm được chốn ẩn thân cho qua thời loạn, để cho con nhớ lại quãng ngày vui sống với Ngoại, với Cậu, với Dì, và để mong cho con nhớ được mãi đừng quên, một phần đời mình đã được nuôi sống bằng sông nước Cửu Long, cơm gạo Tháp Mười, và vú sữa Sa Giang. 

Phụ Chú: Giữa thập niên 1980, 1 lần dọn nhà, trong lúc thu xếp sách vở, tình cờ đọc được một bài viết của người con út thời trung học, viết về ngày dời xứ, lúc cháu mới vừa được 6 tuổi, trích đoạn cuối: 

"I did not look back. I never wept. I never mourned. I knew we were going to America, but it never occurred to me that we were also leaving Vietnam. At the time of my departure, I did not know what I had to lose in order to gain. I did not realize that the people,language and culture that I had known so well and had taken for granted would in time become foreign to me. I was too young to understand. Not only did my parents make their own personal sacrifices, but they were also forced to deny me a large part of my heritage for the sake of a better future. I may be able to visit my native country someday, but I can never truly return to the place where I tasted my first experience of life and joy. The Vietnam that I once knew now exists only in fragile childhood recollections!

Trong xúc động thương con, thương mình, bài "Bố Muốn Dẫn Con Về " đã được viết liền một mạch sau đó. Hôm nay, nhàn lão, nhớ con, nhớ cháu, nhớ thân quen, ngồi chép và sửa lại cho chỉnh gửi đi để đọc cho vui thôi. Nhưng khi xong, lại cười mình, tuổi già đi lại đã cảm thấy bắt đầu khó khăn rồi, đâu còn được như xưa nữa. "Bố Muốn Dẫn Con Về " thật ra nên đổi là "Bố Muốn Được Con Dẫn Về " mới phải. Cũng đã bao nhiêu nước chảy qua cầu. "Sông xưa rày đã nên đồng / Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai / Vẳng nghe tiếng ếch bên tai / Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò " ̣(Thơ Tú Xương). Người xưa cảnh cũ chắc đâu còn nữa mà vẫn muốn đòi con dẫn về. 

Phạm Khắc Trí - Mây Tần


Longing to Take You Home, My Child
For my youngest child,

I long to take you back to our old home in a narrow alley, in Can Tho, so you can recall your childhood. From the time you had your first newborn’s cry to your first steps, from the time of your first bite and to first words, through the time when you first played with your siblings and other children in our loving neighborhood, ông Phán, bà Tư, chú Năm, cô Tám, to the time we left our homeland with a heavy heart.

I long to take you back to your old preschool, where the headmaster and headmistress were my dear and respectable old friends, and your kindergarten teacher who was a student I tutored for high school examination, so we can recall one of life’s miraculous moments: on the way home after leaving you in class for the first time, a sudden tear in my eyes.

I long to take you back to a hundred-year-old school where I committed to be a stepping stone for the next generation, for a brighter tomorrow than the past generations, so you can sympathize with moments here when I was lost in nostalgia of my dear sadden past. (Où sont les neiges d'antan?)

I long to take you back to the provincial bus station where both of us, one last day of the year end, eagerly waited for your paternal grandfather until the very last bus coming back, only to learn - days later - that he fell sick and could not make the trip, and then eventually passed away a few years later, and from that moment we never had the chance to greet him and wish him well on Tết, the first day of the new year celebration.

I long to take you back to your maternal grandfather’s town, a small cozy town nesting by a gentle river, year-round sound of lullabies. It was where I thought I found a refuge from the time of turmoil, so you can find yourself back in those happy time among your loving grandfather, your uncles, your aunts, and you will never forget the part of your life embraced in Mekong River’s water, nurtured with Tháp Mười rice, and filled with star apples (vú sữa) from Sa Giang.

Addendum: During one of the moves in the mid-1980s, as I went through old papers, I happened to stumble upon an essay which my son had written in high school about the day we left Vietnam when he was a 6-year-old. He ended his essay with this thought:

"I did not look back. I never wept. I never mourned. I knew we were going to America, but it never occurred to me that we were also leaving Vietnam. At the time of my departure, I did not know what I had to lose in order to gain. I did not realize that the people, language and culture that I had known so well and had taken for granted would in time become foreign to me. I was too young to understand. Not only did my parents make their own personal sacrifices, but they were also forced to deny me a large part of my heritage for the sake of a better future. I may be able to visit my native country someday, but I can never truly return to the place where I tasted my first experience of life and joy. The Vietnam that I once knew now exists only in fragile childhood recollections!

In an emotional moment, loving my son, and thinking of myself, I wrote this letter quickly. Today as I had more time, missing my children, missing my grandchildren, my loved ones, I re-read it and made a few changes. When I finished, I found myself a bit ironic, instead of “Longing to Take You Home” it should have been “Desire for You to Take Me Home”.Time changes and too much water has been flowing under the bridge. Sông xưa rày đã nên đồng / Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai /Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò (Thơ Tú Xương) ̣The old river, sedimented into land / Here a few houses, there a corn field / In the distance, the frogs sound like / Someone has just called for a boat ride

Time has passed - Places and people have changed - The desire for you to take me home - There is no longer a home for us to return.

Phạm Khắc Trí
Mây Tần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét