Nói tới Võng Lọng là người ta nghĩ tới Quan Quyền, Quí Tộc! Nhưng thực ra hai tiếng võng lọng chỉ nói lên sự sang cả mà thôi! Điều tôi nghĩ tới võng lọng là đám rước, lễ hội, lễ đình đầu năm!
Tôi nghĩ tới phương tiện di chuyển của người trên, người có quyền là võng, sau nữa là Kiệu, sau cùng là du thuyền, thuyền Rồng!
Địa chủ và lý dịch trong làng, tổng thì chỉ dùng võng đi trong tổng, lên huyện!
Sau này người ta giầu lên, bèn có võng điều , đòn võng trạm trổ, và…Võng có 4 phu khiêng cho êm!
Có lẽ cái cáng cũng là cái võng cải tiến cho vững chắc hơn ( ó lẽ chở được 2 người )
Quan võ thì cũng đi võng thôi bởi vì các ông không thể đi nhanh trước đoàn quân, trừ trường hợp đại tướng Nguyễn tri Phương phải phi ngựa cho nhanh để vào Gia Định điều động quân sĩ cho trận chiến cự kỳ quan trọng!
Tôi lại phải nhấn mạnh là người Việt mình chậm biết dùng ngựa, và ít dùng ngựa.
Lê Lợi vớ được một số ngựa của người Minh (500 con), ngài không biết dùng làm gì, nên đem thả chúng vào Hóa Châu cho chúng vào rừng chơi(?)
Có lẽ các tỉnh miền ngược phía Bắc Bộ biết tới con ngựa khi những tên giặc cỏ đệ tử Hồng Tú Toàn chạy sang ta … và sau này được biến thành những chú ngựa thồ! Sau nữa, khi người Pháp tới thì ta mới có ngưa hay: ngựa Phú Yên và vùng Sài Gòn!
Tôi cũng phải nói nhanh kẻo mất phần là xe ngựa phát triển ở thời đại cực kỳ tiến bộ !Bởi không có cao su thì xe ngựa sẽ chậm hơn xe bò (đó là chưa kể qua khỏi kinh đô hơn 10 cây số thì làng nào cũng có lỗ lội, vũng lội)
Cái con đường Thiên Lýí của các cụ nó chỉ rộng 5 thước ta, tức 2m thôi!!! Mỗi lần hành quân xa, hoặc Vua, Đại Thần đi kinh lí thì trước đó đã phải sai lính và dân phu phát cây mở đường, vì tuổi thọ của những con đường đó không qua khỏi một mùa mưa mà cây đã lấn hết đường!!!)
Tại Kinh Đô thì Vua, Hậu, Hoàng Thân Quốc Thích đi Kiệu (Nói đến Kiệu thì tôi lại mắc cười cái anh chàng này đi như… rùa bò! Không phải chủ nhân của nó rỗi hơi đâu! Mà những ông bà này rất ư khoái đi … nhàn tản! Và khoái ngồi trang trọng khi thăm nhau hoặc đi lễ đình, đền. cái kiệu này có lẽ cũng nhiều cải tiến lắm: chạm trổ, che lọng … và buông rèm!), Thuyền Rồng, thuyền cực kỳ sang trọng … đều có phép tắc cả! Triều Đình đặt lệ: Hậu, Phi, Tần… ngồi thuyền thì sẽ có 8 hoặc 10 hoặc 12 cung nữ kéo! Thế đấy! Người ta ròng dây để các cung nữ kéo mấy bà đi thưởng ngoạn ven sông nhỏ và các hồ như Hoàn Kiếm, Hồ Tây!
Những cái thuyền, Kiệu sang trọng này không phải ai tùy tiện đóng cũng được! Những người, những làng làm nghề này, tôi rất thắc mắc , sẽ trả lời quí vị vào một dịp khác, là những làng này xưa ở Bắc Ninh , Hải Dương sau mới di cư đi Hà Nội(?!)
Tóm lại, cái trò ăn chơi, xài sang, quí (sờ ) tộc, sang cả! của người xưa cũng công phu và thú vị lắm đấy! Tôi truy tìm nghiên cứu cũng đổ mồ hôi hột nhiều và tất nhiên cũng cò nhiều điều chưa giải quyết được.
Dù người trên muốn bắt dân phu bao nhiêu, muốn ra lệnh cho làng nghề tùy ý. Nhưng với những người như Trịnh Sâm (đầy tham vọng ) thì Ngài cũng … chưa vừa ý đâu!!!
Chân Diện Mục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét