(Kim Phượng là cô bé trong vòng tay ôm của má)
"Phượng, con ăn mít phải không con? Má hỏi vì miệng tôi còn thơm mùi mít."
"Tại ai quẹt mít lên miệng của con."
Còn nhỏ, mới 3, 4 tuổi đầu mà tôi biết nói dối rồi. Câu nói dối ấy không làm má giận, nhưng cho tôi biết tai hại thế nào về sự nói dối. Má còn ôn tồn giải thích, đang bệnh, tôi không nên ăn mít, sẽ bị “nặng bụng vì khó tiêu”. Và má hứa khi nào tôi hết bệnh sẽ cho ăn.
Thời gian chờ đợi cũng trôi qua, bệnh tình rồi khỏi hẳn…
- Má con khoái ăn mít.
Má nhìn tôi, mỉm cười, ngồi xuống đối diện với tầm mắt và nắm lấy tay tôi.
- Tiếng “khoái” nghe không hay mà con hãy nói “thích”. Với lại, là con gái con càng không nên nói tiếng đó.
Một đứa trẻ, được hứa cho ăn, chỉ cần nói “thích” thay cho tiếng “khoái” thì vâng lời là chuyện dễ. Từ lần tiếng “khoái” thoát khỏi đầu môi tôi, má dạy tôi những tiếng thanh tao, lễ phép và lịch sự hơn. Nói phải biết thưa biết thốt, tiếng dạ tiếng thưa đặt đầu và ngôi thứ của người mà mình tiếp chuyện cần đặt sau cùng để câu nói nghe nhẹ nhàng hơn.
- Phượng, con ăn cơm chưa vậy con?
- Dạ con ăn rồi má.
Tiếng “chi” thay thế cho “gì”…
- Phượng có nghe má nói không con?
- Dạ má nói cái chi má? Đó là lời đối thoại được má chỉ dẫn.
Có những tiếng rất bình dân, dùng hàng ngày má không quên, như tiếng “đi tiểu”, “đi tiêu” thay cho việc tiểu tiện mà nhân gian thường hay sử dụng.
Ngoài ra, quan trọng hơn, dù là trai hay gái, má tôi cấm ngặt không cho nói. Đó là tiếng “quá đã”.
Bây giờ tôi là mẹ của 3 đứa con, với thói quen từ lúc nhỏ, nên ngay cả với bạn bè hay các con, tôi vẫn dùng ngôi thứ mà mình đang tiếp chuyện để đặt ở cuối câu.
- Phượng, mầy nhớ hồi còn nhỏ, đi đâu tao với mầy cũng dành ngồi phía trước hôn? Đó là câu nói Mỹ Hạnh bạn thời Tiểu học của tôi, hay nói khi nhắc lại chuyện cũ.
- Nhớ chớ sao không nhớ mậy!
- Mẹ con ăn bánh này được không mẹ? Các con đã hỏi.
- Ờ ăn đi con.
Chữ “mậy”, chữ “con” được áp dụng, là những gì má tôi đã từng dạy qua.
Lúc các con còn nhỏ, tôi cũng dùng chữ “chi” với chúng:
- Con ăn chi?
- Con hỏi chi?
Các bạn đến nhà chơi, cười mà rằng, sao tôi nói chuyện với con mà lễ phép quá, nhưng tôi lễ phép với con là để giáo dục cho con noi theo.
Giờ phút này, với từng tuổi đầu này, trong trò chơi bút mực cùng các bạn bè trên trang Web hay Blog. Mỗi lần đùa cho câu chuyện thêm vui, khi tôi dùng chữ “quá đã” thì tôi đều mở ngoặc và đóng ngoặc...(Chữ này má tui không cho nói.). Vui thật, nhưng là tôi tự nhắc nhớ chính mình.
Má không còn nữa, đã 17 năm vắng bóng, nhưng những lời dạy dỗ đơn giản nhất của thời thơ dại, đến nay tôi vẫn không quên.
Ơn ấy như trời như biển, tôi muốn đền đáp công dưỡng dục sinh thành, thì nay không thể được. Có chăng, những lời vàng ngọc ấy, cố gắng trao truyền cho con cháu đời sau để chúng noi theo. Trao truyền bằng cách nào đây? Thật khó cho tôi, sống trong một xã hội đầy vật chất này và mớ kiến thức của mình quá nhỏ nhoi so với sự hiểu biết của chúng. Nhưng tôi phải, vâng tôi phải...phải cố gắng.
Cây có có cội, ra hoa, kết trái và tỏa hương. Cây đời cũng vậy, lời nói tốt thốt ra như hoa trổ trên cành, làm điều tốt như nụ được kết trái, suy nghĩ tốt, đấy là hương tỏa từ hoa quả.
Cuộc đời tôi không êm ả, con người tôi không toàn mỹ và những cố gắng của tôi không như ý, nhưng chắc chắn một điều, tôi luôn cố gắng…
"Tại ai quẹt mít lên miệng của con."
Còn nhỏ, mới 3, 4 tuổi đầu mà tôi biết nói dối rồi. Câu nói dối ấy không làm má giận, nhưng cho tôi biết tai hại thế nào về sự nói dối. Má còn ôn tồn giải thích, đang bệnh, tôi không nên ăn mít, sẽ bị “nặng bụng vì khó tiêu”. Và má hứa khi nào tôi hết bệnh sẽ cho ăn.
Thời gian chờ đợi cũng trôi qua, bệnh tình rồi khỏi hẳn…
- Má con khoái ăn mít.
Má nhìn tôi, mỉm cười, ngồi xuống đối diện với tầm mắt và nắm lấy tay tôi.
- Tiếng “khoái” nghe không hay mà con hãy nói “thích”. Với lại, là con gái con càng không nên nói tiếng đó.
Một đứa trẻ, được hứa cho ăn, chỉ cần nói “thích” thay cho tiếng “khoái” thì vâng lời là chuyện dễ. Từ lần tiếng “khoái” thoát khỏi đầu môi tôi, má dạy tôi những tiếng thanh tao, lễ phép và lịch sự hơn. Nói phải biết thưa biết thốt, tiếng dạ tiếng thưa đặt đầu và ngôi thứ của người mà mình tiếp chuyện cần đặt sau cùng để câu nói nghe nhẹ nhàng hơn.
- Phượng, con ăn cơm chưa vậy con?
- Dạ con ăn rồi má.
Tiếng “chi” thay thế cho “gì”…
- Phượng có nghe má nói không con?
- Dạ má nói cái chi má? Đó là lời đối thoại được má chỉ dẫn.
Có những tiếng rất bình dân, dùng hàng ngày má không quên, như tiếng “đi tiểu”, “đi tiêu” thay cho việc tiểu tiện mà nhân gian thường hay sử dụng.
Ngoài ra, quan trọng hơn, dù là trai hay gái, má tôi cấm ngặt không cho nói. Đó là tiếng “quá đã”.
Bây giờ tôi là mẹ của 3 đứa con, với thói quen từ lúc nhỏ, nên ngay cả với bạn bè hay các con, tôi vẫn dùng ngôi thứ mà mình đang tiếp chuyện để đặt ở cuối câu.
- Phượng, mầy nhớ hồi còn nhỏ, đi đâu tao với mầy cũng dành ngồi phía trước hôn? Đó là câu nói Mỹ Hạnh bạn thời Tiểu học của tôi, hay nói khi nhắc lại chuyện cũ.
- Nhớ chớ sao không nhớ mậy!
- Mẹ con ăn bánh này được không mẹ? Các con đã hỏi.
- Ờ ăn đi con.
Chữ “mậy”, chữ “con” được áp dụng, là những gì má tôi đã từng dạy qua.
Lúc các con còn nhỏ, tôi cũng dùng chữ “chi” với chúng:
- Con ăn chi?
- Con hỏi chi?
Các bạn đến nhà chơi, cười mà rằng, sao tôi nói chuyện với con mà lễ phép quá, nhưng tôi lễ phép với con là để giáo dục cho con noi theo.
Giờ phút này, với từng tuổi đầu này, trong trò chơi bút mực cùng các bạn bè trên trang Web hay Blog. Mỗi lần đùa cho câu chuyện thêm vui, khi tôi dùng chữ “quá đã” thì tôi đều mở ngoặc và đóng ngoặc...(Chữ này má tui không cho nói.). Vui thật, nhưng là tôi tự nhắc nhớ chính mình.
Má không còn nữa, đã 17 năm vắng bóng, nhưng những lời dạy dỗ đơn giản nhất của thời thơ dại, đến nay tôi vẫn không quên.
Ơn ấy như trời như biển, tôi muốn đền đáp công dưỡng dục sinh thành, thì nay không thể được. Có chăng, những lời vàng ngọc ấy, cố gắng trao truyền cho con cháu đời sau để chúng noi theo. Trao truyền bằng cách nào đây? Thật khó cho tôi, sống trong một xã hội đầy vật chất này và mớ kiến thức của mình quá nhỏ nhoi so với sự hiểu biết của chúng. Nhưng tôi phải, vâng tôi phải...phải cố gắng.
Cây có có cội, ra hoa, kết trái và tỏa hương. Cây đời cũng vậy, lời nói tốt thốt ra như hoa trổ trên cành, làm điều tốt như nụ được kết trái, suy nghĩ tốt, đấy là hương tỏa từ hoa quả.
Cuộc đời tôi không êm ả, con người tôi không toàn mỹ và những cố gắng của tôi không như ý, nhưng chắc chắn một điều, tôi luôn cố gắng…
Điếu
Văn “Lời Cuối Cho Cụ Bà Võ Thị Thoại”của Linh Mục Đinh Thanh Bình trong ngày tiễn đưa má, phải chăng đó là lời thay
má nhắc nhở cho các con cháu của má.
“Cảm ơn cụ bà đã để lại cho cuộc đời những người con, dâu, rể, cháu chắt. Họ sẽ là những chứng nhân đích thực của cách sống độ lượng Võ Thị Thoại, để người khác khi nhìn vào hoa trái đời sau sẽ biết giá trị của cội nguồn đời trước.”*
Má ơi, thì ra… “khi nhìn hoa trái đời sau sẽ biết giá trị của cội nguồn đời trước.”. Nhìn con để biết côi nguồn của mình như thế nào ư!? Con là một trong những nhân chứng đích thực đó ư!?
Tôi nghĩ cây đời tôi bám trên đất lạ, chắc chắn rằng tôi sẽ cố gắng và luôn luôn cố gắng. Đó là cách báo hiếu hữu hiệu nhất mà tôi có thể đền đáp cho má.
Kim Phượng
Tưởng nhớ Giỗ thứ 17 ngày 24- 9-2019
* Điếu Văn Của Linh Mục Đinh Thanh Bình Trong Ngày Tiễn Đưa Má.
“Cảm ơn cụ bà đã để lại cho cuộc đời những người con, dâu, rể, cháu chắt. Họ sẽ là những chứng nhân đích thực của cách sống độ lượng Võ Thị Thoại, để người khác khi nhìn vào hoa trái đời sau sẽ biết giá trị của cội nguồn đời trước.”*
Má ơi, thì ra… “khi nhìn hoa trái đời sau sẽ biết giá trị của cội nguồn đời trước.”. Nhìn con để biết côi nguồn của mình như thế nào ư!? Con là một trong những nhân chứng đích thực đó ư!?
Tôi nghĩ cây đời tôi bám trên đất lạ, chắc chắn rằng tôi sẽ cố gắng và luôn luôn cố gắng. Đó là cách báo hiếu hữu hiệu nhất mà tôi có thể đền đáp cho má.
Kim Phượng
Tưởng nhớ Giỗ thứ 17 ngày 24- 9-2019
* Điếu Văn Của Linh Mục Đinh Thanh Bình Trong Ngày Tiễn Đưa Má.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét