(Chợ Hoa Nguyễn Huệ - SàiGòn xưa)
Mỗi dịp Tết đến, tôi lại thèm được đắm mình trong nắng vàng rực rỡ nơi quê nhà. Bởi cái lạnh nơi đất khách càng lạnh lẽo hơn khi mỗi độ tiết xuân về. Xa quê xưa rồi, tôi mới thấm thía nỗi nhớ quê, mới thấm nỗi nhung nhớ quê mình, vì sự thiếu vắng vùng đất phải được tự do bởi bẩm sinh, không van nài, xin xỏ ai cả.
Bên thềm mùa xuân
Xa quê hay ly hương là điều ít ai muốn vì vấn đề nào đó như chính kiến, vào kỷ niệm xưa vào dịp Tết là điều buồn vơi, và là điều ta phải chấp nhận. Với những người con xa quê, tất cả những gì có trong ngày Tết, những gì thuộc về cảnh cũ người xưa đã trở thành nỗi thầm mong, nỗi khao khát mà thôi. Với tôi, quê hương là nơi của cha và quê hương là nơi của mẹ. Quê hương cũng là nơi của vợ. Trong bài này nhà thơ Thái Tú Hạp nhắc tôi ở vị trí ngã ba đường đời, nơi có Tây Ninh, có Vũng Tàu và có Bến Tre, những vùng đất mỹ miều trong tâm khảm tôi và những vùng đất yêu thương luôn tươi cười chào đón tôi.
Trong một tâm thức của riêng mình tôi chạnh nghĩ quê hương cũng là khoảng trời xanh bao la, xa xăm mà tôi ngước nhìn về bên kia bờ đại dương từ California. Quê hương đã là tiếng ru êm ấm của mẹ đưa tôi vào những giấc ngủ thiên thần tuổi nhỏ.
Như vậy, quê hương có thể được xem như nơi ta mở mắt chào đời, nơi nuôi ta khôn lớn, quê hương tiềm ẩn trong ký ức, rất khó quên. Lòng yêu mến quê hương mà quyển sách xưa của văn hào người Ý, Edmondo de Amicis, tác giả của danh tác "Tâm Hồn Cao Thượng" (Les Grands Coeurs, coeuo [Heart] 1886), kể về lòng yêu nước của cậu bé Thành Padova yêu thương quê hương, một dấu ấn cho nhiều chúng ta của một thuở đã qua. Một chế độ chính trị, một thể chế cầm quyền có thể vi phạm sai lầm bởi yếu tố nhân tai, nhưng quê hương bởi bản sắc không bao giờ sai trái cả. Hãy ca tụng nơi bạn sinh ra, dù quê làng thôn xóm có nghèo khổ, nhưng đó là quê hương bởi định nghĩa, bởi tình yêu cho quê hương, quê hương là nôi sưởi ấm trong góc nhớ trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
Tôi khởi sự bước đi từ quê cha... tỉnh Tây Ninh với sơ lược như sau:
Về địa lý, Tây Ninh cách Sài Gòn 99km về hướng bắc, chu vi dài 214km. Phía bắc Tây Ninh tiếp giáp với tỉnh Kampong Cham của Cao Miên, phía nam giáp tỉnh Hậu Nghĩa, phía đông giáp tỉnh Bình Dương và phía tây giáp 2 tỉnh Prey Veng và Svay Rieng của Cao Miên. Do đó, khi nhìn vào bản đồ địa lý thì Tây Ninh có biên giới chia chung với xứ láng giềng Cao Miên khá nhiều. Về diện tích thì Tây Ninh choáng khoảng 3850km vuông. Địa thế Tây Ninh quan trọng là vì nằm ngay trên trục giao thông nối liền Sài Gòn sang Miên. Tây Ninh nằm trên địa thế khá cao là 15 mét trên độ cao của mặt biển. Về khí hậu thì Tây Ninh rất nóng, ẩm ướt vào mùa nóng bức, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Ghé quê cha, có lẽ tôi nên đề cập về ngọn núi Bà. Núi Bà Tây Ninh nằm ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố 11km. Đây là ngọn núi cao nhất Nam phần (986m). Kể về sự tích núi Bà Đen Tây Ninh, theo lịch sử núi Bà Đen, vào thời nhà Nguyễn, Lý Thiên (quan trấn nhậm Trảng Bàng) và ái thê Ðặng Ngọc Phụng có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương. Trong một lần lên núi vãng cảnh chùa. Nàng chẳng may bị côn đồ ức hiếp và được Lê Sĩ Triệt cứu giúp. Khâm phục tài đức hơn người của thiếu niên họ Lê, cha mẹ Thiên Hương đã hứa gả nàng cho Sĩ Triệt. Khi chờ đợi Sĩ Triệt tòng quân đánh Tây Sơn trở về. Thiên Hương lại bị kẻ xấu vây bắt toan hãm hiếp. Để giữ đức hạnh, Thiên Hương đã nhảy xuống khe núi tiết tử. Hương hồn Thiên Hương trở về báo mộng cho vị sư trụ trì của ngôi chùa trên núi trong diện mạo màu đen sẫm. Từ đó, người đời gọi nàng là Bà Đen và lập miếu thờ để an ủi vong linh nàng tiểu thư đẹp người, đẹp nết nhưng yểu mệnh. Trên núi có ngôi cổ tự, Linh Sơn Tiên Thạch. Tại nơi đây có thờ Bà Đen, vốn được mệnh danh ngôi chùa của sự linh thiêng. Trong tiềm thức của người dân địa phương nơi đây luôn tin rằng bà sẽ hiển linh phù hộ và giúp đỡ cho dân chúng. Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ 18 và trải qua nhiều lần trùng tu hầu giữ sắc thái uy nghi của di tích.
Về sử lược, sau khi Pháp chiếm Nam kỳ chúng thành lập tỉnh Tây Ninh để dễ bề kiểm soát với 2 thị trấn là Tây Ninh và Gò Dầu Hạ và 2 quận Thái Bình và Trảng Bàng. Thời đệ nhứt Cộng Hòa, Tây Ninh có 3 quận là Châu Thành, Gò Dầu Hạ và Trảng Bàng. Đến năm 1961, Tây Ninh có 4 quận là Phú Khương, Phước Ninh, Hiếu Thiện (Gò Dầu hạ) và Khiêm Hạnh. Về giao thông đường thủy, nhờ hai con sông Sài Gòn và Vàm Cỏ cũng như rất nhiều rạch lớn trong tỉnh, nên sự lưu thông đường thủy trong địa phận cũng như từ Tây Ninh đến các tỉnh thành lân cận rất thuận tiện.
Tây Ninh có con sông lớn Vàm Cỏ Đông chảy từ biên giới Cao Miên tại xã Hòa Hội, Tân Biên rồi qua các địa danh Châu Thành, Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng, sông dài hơn 150 km. Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu vào cửa Soài Rạp đổ ra biển.
Tôi nhớ từ Gò Dầu đi Tây Ninh, liên tỉnh lộ này trở thành liên tỉnh lộ 22B lên Tân Biên rồi chạy đến biên giới Việt Miên ở Xa Mát. Tại biên giới liên tỉnh lộ này qua Soài Riêng rồi nối liền với quốc lộ 1 đi Nam Vang. Tỉnh lộ nối liền Tây Ninh-Katum dài 36 cây số. Ngoài ra Tây Ninh còn có tỉnh lộ 787 đi Thủ Dầu Một (con đường này chạy qua Chợ Lớn, Trảng Bàng, rồi từ Trảng Bàng đi Thủ Dầu Một). Từ Trảng Bàng có tỉnh lộ 784 đi Tây Ninh (ngang qua Tòa Thánh Tây Ninh). Từ thị xã Tây Ninh có tỉnh lộ 785 đi Tân Châu, tỉnh lộ 788 đi Tua Hai đến tận biên giới Việt Miên, tỉnh lộ 781 đi Phước Tân, tỉnh lộ 786 đi Bến Cầu và biên giới Mộc Bài. Từ Tân Biên qua Tân Châu có tỉnh lộ 795. Biên giới Tây Ninh là vùng đất mà 2 dân tộc Việt Miên hãy còn tranh chấp cho đến bây giờ. Năm 1890, nhân danh là chủ nhân ông của Nam kỳ, thực dân Pháp ác ôn tự ý đã cắt phần đất dọc theo rạch Ngã Bát nhượng cho Cao Miên. Đây là phần đất rất quan trọng cho nền kinh tế của Tây Ninh.
Bước tiếp ghé về Vũng Tàu quê ngoại
Vũng Tàu nằm trên bán đảo cùng tên, là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14km và chiều rộng khoảng 6km. Từ nơi đây, người ta có thể nhìn biển Đông cả khi trời mọc lẫn lúc hoàng hôn. Vốn là một thành phố ven biển, có bờ biển trải dài 20km Vũng Tàu trở thành nơi du lịch nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Vũng Tàu còn là miền đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời với những di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử. Hiện toàn tỉnh có 29 khu di tích lịch sử thu hút khách du lịch. .
Vũng Tàu là một thành phố ven biển nên nơi đây có những bãi biển lý tưởng để du khách nghỉ mát và tắm biển. Bãi Sau là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam còn có tên gọi là Thùy Vân (Thùy Dương). Nằm phía Nam Vũng Tàu kéo dài từ chân Núi Nhỏ chạy dài gần 10km đến Cửa Lấp, bãi cát dài phẳng, nước biển sạch, trong xanh, sóng lớn. Mặt trước là biển Đông, phía sau là những đồi cát trắng và rừng phi lao ngút ngàn.
Tôi nhớ bãi Trước còn gọi là bãi Tầm Dương, nước biển không sạch bằng bãi Sau vì thế mà hầu như du khách thường tập trung ở bãi Sau để tắm. Nhưng ở bãi Trước này du khách sẽ tìm được cái cảm giác khó quên và lãng mạn, đó là được ngắm hoàng hôn vào lúc xế chiều và bình minh vào buổi sớm mai đẹp thơ mộng tuyệt vời. Dọc theo bờ biển là những hàng dừa, chính vì vậy mà trước đây nơi này còn có tên gọi là vịnh Hàng Dừa. Bên dưới là khu công viên đầy hoa dành cho du khách bộ hành bên cạnh tiếng sóng vỗ dào dạt. Đêm đến, dọc bên đường chính rực sáng với hệ thống đèn cao áp, những quán café tỏa sáng muôn ánh đèn đủ màu sắc. Tả về bãi Sau với nét đẹp dịu dàng và rực rỡ, nếu so với bãi trước lộng lẫy, và Vũng Tàu còn có bãi Dâu yên bình, tĩnh lặng. Bãi này có nhiều ghềnh đá thơ mộng và kín gió, hai đầu bãi có nhiều mỏm đá lớn nhô ra biển, sau lưng bãi là địa hình lòng chảo được cây cối um tùm bao bọc tựa triền núi lớn, chân núi dốc đứng và ăn sát ra biển. Đến bãi Dâu, không khí ồn ào, náo nhiệt tách rời hẳn và mang lại cho du khách cái cảm giác thanh bình.
Cuối Núi Nhỏ về phía Nam là ngọn núi Nghinh Phong ôm lấy bãi Vọng Nguyệt phía Đông và bãi Dứa hướng Tây, gió thổi quanh năm. Tiếp tục đi một khoảng không xa lắm từ bãi Nghinh Phong, hay Ô Quắn (Au Vent) ta bắt gặp Hòn Bà- một bãi đá lởm chởm làm cầu. Nằm song song với bãi biển chạy từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp dài khoảng 10km là dãy đồi cát cao từ 4m đến 12m. Cũng nhờ vào đồi cát này mà những luồng gió lớn từ biển Đông thổi vào không gây nhiều thiệt hại cho nơi đây. Vị trí thị xã Vũng Tàu nằm về phía Tây Nam tỉnh lỵ Phước Tuy và cách Sài Gòn khoảng 125 cây số. Đường vào thị xã Vũng Tàu chỉ có một con đường duy nhất là quốc lộ 15 đi từ tỉnh Phước Tuy, qua rạch Cây Khế rồi dẫn vào trung tâm thị xã. Liên tỉnh lộ 51 từ thành phố Biên Hòa đi Phú Mỹ, Suối Tiên, qua thị xã Bà Rịa, rồi đến thành phố Vũng Tàu. Liên tỉnh lộ 56 từ thị xã Long Khánh đi Bà Rịa. Liên tỉnh lộ 55 từ thị xã Bà Rịa đi Long Điền ...
Chung quy, Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh. Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi.
Như vậy, tính đến cuối tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu có tổng cộng 6 phường: Vũng Tàu, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Hải và Phước Thắng.
Bến Tre, Quê Vợ Thương Nhớ.
Bến Tre quê vợ về vị trí phía Nam của Định Tường và phía Đông của Vĩnh Long là tỉnh Bến Tre, một tỉnh nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với Biển Đông. Còn về vị trí thì Bắc giáp Định Tường, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh Long, và phía Nam giáp Trà Vinh, hướng Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Hiện tại Bến Tre có 9 quận: Trúc Giang, Hàm Long, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Mỏ Cày, Hương Mỹ và Thạnh Phú. Sau năm 1975, Chợ Lách được sáp nhập vào Bến Tre, tuy nhiên, quận Đôn Nhơn được sáp nhập vào Mỏ Cày, Hương Mỹ và Thạnh Phú, và Hàm Long được sáp nhập vào Ba Tri nên Bến Tre chỉ còn có 7 quận. Bến Tre là một vùng đất phù sa màu mỡ, gồm ba cù lao lớn là cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Tuy mang tên Bến Tre, nhưng đây chính là quê hương xứ dừa với những vườn dừa ngút ngàn. Ngoài ra, Bến Tre còn trồng lúa, mía, thuốc lá, dưa, bông vải và đủ loại trái cây. Vùng đất Cái Mơn còn là quê hương của cụ bác học Trương Vĩnh Ký, một người hiếu học thông minh, và nói được nhiều thứ tiếng. Cụ có công rất lớn với sự phát triển của chữ Quốc ngữ tại Việt Nam. Cụ chủ trương canh tân cải cách và mang văn Tây về truyền bá cho dân Việt.
Trở lại địa lý tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bến Tre có bốn con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc đồng thời chia Bến Tre thành ba phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê ...Rễ tôi về quê vợ ăn trái cây thay cơm.
Vì bà nhà của tôi có sanh quán gốc Ba Tri, nên tôi xin hiếu để thêm chuyện ông Già Ba Tri, ông tên thiệt là Thái Hữu Kiểm, sống ở Ba Tri, Bến Tre từ thế kỷ 18. Năm 1806, ông Kiểm dựng chợ Trong bên cạnh rạch Ba Tri, giύp cho dân cư ở khu này mần ăn. Dѐ đâu mấy cha ở chợ Ngoài đắp đập chặn không cho ghe thuyền từ sông Hàm Luông vô chợ Trong. Chợ ế ẩm quá, dân tình khόc rὸng !
Ông Kiểm nổi quạu, kiện lên quan huyện. Hổng biết quan cό ăn hối lộ không, mà phán:“Sông bên làng xã nό đắp đập thây kệ cha nό !”. Ông Kiểm thua kiện! Già mà gân, ông Kiểm nόi : “Kiện lên quan hổng được, lão kiện lên… vua !”. Kể tiếp về chuyện Ông Già Ba Tri, sau khi đσn khiếu nại được vua Minh Mạng xem xе́t, thấu đáo tὶnh hὶnh, nhà vua đã bác bὀ cách xử cὐa quan phὐ Vῖnh Long và phán rằng : “Lὸng sông lὸng rạch là cὐa chung, không phải cὐa làng này, làng kia nên quan huyện, phὐ phải coi phá đập để dὸng chảy thông thưσng”. Điều đό cό nghῖa là ông Cả Kiệm đã thắng kiện và việc tự у́ đắp đập khi dὸng kênh Ba Tri chảy qua địa phận làng mὶnh cὐa ông xã Hạc là sai trái. Cό thể nόi, đây cῦng chίnh là vụ án đầu tiên được đίch thân vua Minh Mạng xét xử và ra phán quyết ngược với những “luật làng” truyền miệng từ trước đến nay. Bản án này (phép vua ăn luật làng), sau đό đã làm nức lὸng không chỉ người dân trong vὺng Ba Tri mà ngay cả những người dân miền Tây đi mở cōi khác, giύp cho hệ thống sông ngὸi kênh rạch được thông thưσng.
Sau đây, người viết bài xin đề cập về quê hương đáng yêu của hai ông bà song thi sĩ Hạp Cầm, người của quê hương Đà Nẵng …
Ta nghe Đà Nẵng tự tình
Tiên Sa Sơn Trà địa hình ngàn năm
Hội An quê quán Hạp Cầm
Mỹ Khê sóng nước xa xăm trắng ngần
Bạch vân lãng đãng Hải Vân
Hàn giang uốn khúc nắng vàng vấn vương
Ngũ Hành Sơn mãi nhớ thương
Hòa Vang đất mẹ quê hương hữu tình.
Trần Việt Hải.
Địa danh Đà Nẵng (chữ Hán: 沱㶞 hoặc 陀㶞) được nói đến sớm nhất trong sách Ô Châu cận lục (in lần đầu năm 1555 của Dương Văn An), quyển 5, "Tự từ" (chữ Hán: 寺祠, chùa và đền), "Thần từ" (chữ Hán: 神祠, đền thờ thần), "Tùng Giang từ" (chữ Hán: 松江祠, đền Tùng Giang):
Đà Nẵng ở vị trí chiến lược, khi thất thủ vùng đất này ngoại bang dễ bề chiếm đoạt Việt Nam. Đà Nẵng mang vai trò cửa ngõ phía đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây. Hải cảng Đà Nẵng là điểm cuối phía đông của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC, East West Economic Corridor route). Đóng vai trò là cửa ngõ ra Thái Bình Dương và là hải cảng xuất nhập hàng hóa của vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào, Đông bắc Thái Lan, Miến Điện và miền Trung Việt Nam. Đây là một lợi thế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng mở rộng giao thương kinh tế với các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS, Greater Mekong Subregion) và các vùng kinh tế ở lưu vực sông Hằng (Ấn Độ).
Địa lý chiến lược Đà Nẵng
Quân Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858
Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1965
Bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng: Bãi biển đẹp thiên đàng biển cả.
Được bình chọn từ tạp chí Forbes, bãi biển Mỹ Khê được đánh giá là bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Đà Nẵng là nơi tập hợp nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng như Bãi biển Tiên Sa, hay Bãi biển Non Nước, nhưng bãi biển Mỹ Khê vẫn nổi lên như một viên ngọc thạch trong sáng, thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước.
Biển Mỹ Khê
Bãi biển Mỹ Khê có đường bờ biển dài khoảng hơn 900 mét. Nổi tiếng với thảm cát trắng mịn, dòng nước ấm quanh năm, nhịp sóng biển ôn hoà và được bao phủ bởi rặng dừa trải dài bao quanh, bãi biển Mỹ Khê toát lên vẻ đẹp hấp dẫn khó cưỡng. Bởi vậy, đa số người dùng trên trang mạng du lịch Tripadvisor cũng đã nhận xét bãi biển Mỹ Khê là 1 trong 10 bãi biển châu Á được yêu thích nhất thế giới.
Bãi biển Tiên Sa
Bãi biển được ví như một dải lụa mềm. Tương truyền, các nàng tiên thường rủ nhau xuống đây dạo chơi, ngắm cảnh. Vì vậy, cái tên “Tiên Sa” đã được đặt cho nơi này. Vài năm trở lại đây, địa điểm nghỉ mát ở Đà Nẵng này đã trở thành “thỏi nam châm” thu hút, hấp dẫn du khách thăm viếng.
Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (Việt Nam), cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ XIX, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4 tháng 12), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chuẩn. Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế, và Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Hội An còn được gọi là Hoài Phố, sau Hoài Phố biến thành Phai Phố, từ đó xuất hiện cái tên Faifo. Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, những cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso, Facfo... từng xuất hiện nhiều lần. Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 có ghi rõ tên Haifo. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An.
oOo
Mừng Tết Quý Mão 2023.
Bài "Tết bước đi lại quê hương trong nỗi nhớ" khá dài, xin gởi tặng bạn bè, độc giả thân hữu những kỷ niệm quê hương khi xuân về.
Sau đây là đoạn kết bài theo ý tưởng quê xưa, quê mình trong tiết xuân đón năm mới trở về. Xin cám ơn quý thi nhạc sĩ cho phép tôi chuỵển ý thơ của quý vị đượm sắc nét quê nhà, quê ta,... như sau:
Ta về gợi nhớ Tiên Sa,
Vui xuân Đà Nẵng quê nhà Hội An
Quảng Đà xa biệt nghe ra giọng chào,
(theo ý thơ cảm đề của Bùi Giáng).
Có một chút Faifo
Xuân về để anh làm thi sĩ
Hay nửa đêm Hội An...
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới.
(“theo ý thơ Thanh Tâm Tuyền)
ta về lặng lẽ nhìn Hải Vân đỉnh
trên cao vút mây ngàn bỗng nhớ em.
(theo ý thơ Thái Tú Hạp HBNBQ)
Nắng Tiên Sa anh đi mà chợt mát
Biển sóng chập chùng gió thoảng nhớ xuân sang
(theo ý thi ca Nguyên Sa).
Em về rũ dáng Tiên Sa
Ru anh biển mộng Sơn Trà Mỹ Khê.
(theo thi ca Việt Hải).
Đầu năm tết đến, xin kính chúc quý độc giả một Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023:
Năm mới phát tài và Vạn sự như ý.
Trần Việt Hải.
(24/10/2022)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét