Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu

 

Hoàng Hạc Lâu 

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu

Thôi Hiệu
 ***
Bài dịch:Hoàng Hạc Lâu

Hạc vàng tiên cỡi đi đâu
Đất không Hoàng Hạc trơ lầu bên sông
Hạc vàng bay bỏ trời không
Ngàn năm mây trắng hư không bềnh bồng
Hán Dương cây chiếu lòng sông
Xanh tươi Anh Vũ cỏ non sáng ngời
Quê hương đâu bóng chiều rơi
Trên sông khói sóng chơi vơi niềm sầu

Tôn Thất Hùng

Thời Thịnh Đường, thanh bình an lạc, dân chúng được hưởng cảnh an cư lạc nghiệp. Đa số các thi nhân đều đạt được cảnh giới Niết Bàn tại thế thâm nhập vào cảnh quan thanh tịnh hồn nhiên của tạo hóa  Tiến sĩ Thôi Hiệu đã sớm ngộ:Tâm không, ông đã nhận ra Đất không nên đã viết "Thử ̣địa không dư Hoàng hạc lâu"
Đại đa số thi hào thi bá tâm còn chấp vọng. Chánh sứ đi sứ sang Tàu chỉ mong làm tròn sứ mệnh được vua giao phó, người thì thân bị giam hãm trong tù không có ngày ra,v.v mà không dịch sát nghĩa.
Câu: "Hòang hạc nhất khứ bất phục phản " Hoàng hạc bay bỏ Trời không. Nên ông ngộ cái Hư không của mọi pháp " Bạch vân thiên tải không du du ",. Ngàn năm mây trắng hư không bềnh bồng.
Thiền sư Thích Mãn Giác(1042-1096) đời nhà Lý trong bài "Cáo tật thị chúng" đã viết" Sự trục nhãn tiền quá " Trước mắt việc qua mãi "Trong 1 Sát Na không có 1 niệm để trụ, không có 1 niệm để thành, không có 1 niệm để diệt , không có một niệm để sinh. Không có hiện tại , không có quá khứ , không có vị lai. Hiện tại quá khứ vị lai trong 1 Sát Na trôi qua trước mắt. Biết lấy cái Biết để ngộ được như vậy là ngộ phật tánh.
Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu là một công án Thiền hay là bài Kệ để để tuỳ vào mức độ ngộ tánh Phật do chấp vọng của mỗi cá nhân mà kiến giải tánh phật của mình " Đối cảnh tâm cứ sanh "? Nỗi buồn của Thôi Hiệu trước khói sóng (Yên ba) là một Sát Na chạnh lòng của 1 tâm người hữu hạn trước cảnh giới thiên nhiên vô hạn chứ không bị đè trĩu nặng nề như thế nhân thường tình?. "Thu ẩm thu phong sầu sát nhân ". Tâm ngộ không, nên nhận ra Đất không, Trời không và mọi pháp đều Hư Không Bềnh Bồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét