Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách Trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
----oOo---
Mục Lục
1 - Lời Mở Đầu
2 - Ngô Vương Quyền
3 - Chiến tranh Lý - Tống
- Lý Thường Kiệt
- Tôn Đản
4 - Bài ĐọcThêm
- Dương Thái Hậu (Dương Vân Nga?)
- Tìm hiểu nghi vấn Ngoạ Triều của Vua Lê Long Đỉnh
- Vương Phi Ỷ Lan
***
Lời Mở Đầu
Trong Hùng Ca Sử Việt Phần Một từ thời Huyền Sử Một Mẹ Trăm Con cho đến Bố Cái Đại Vương
tức từ năm 2879 trước Công Nguyên(Tây Lịch) cho đến năm 935 sau Công Nguyên là khoảng thời gian dựng nước:
- Năm 2879 trước Công Nguyên – 258 trước Công Nguyên là thời đại Họ Hồng Bàng.
- Từ năm 258 trước Công Nguyên – 111 trước Công Nguyên: triều đại Nhà Thục và Nhà Triệu tuy còn thuộc về huyền sử, nhưng đã hình thành guồng máy quân chủ.
-Từ năm 111 trước Công Nguyên – 43 sau Công Nguyên là thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ Nhất trong khoảng thời gian này có những cuộc nổi lên khởi nghĩa. Đáng kể nhất là cuộc khởi Nghĩa của Hai Bà Trưng.
- Từ năm 43 – 602: Bắc Thuộc lần thứ Hai. Có các cuộc khõi nghĩa thành công như Bà Triện, Lý Bôn
(Lý Bí), Triệu Quang Phục, Hậu Lý Nam Đế.
- Từ 602 - 939 bắt đầu chính sử của nước ta cũng bắt đầu thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ Ba. Với những
cuộc nổi dậy của dân tộc ta đứng lên đánh đuổi giặc xâm lăng phương Bắc nhưng chưa thể giữ được
nền độc lập lâu bền. Như Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương, Khúc Thừa Dụ, Dương Diên Nghệ. Đến
Ngô Quyền, nước ta mới thoát khỏi ách đô hộ lâu dài của Phương Bắc.
Sang Hùng Ca Sử Việt Phần Hai trở đi, khởi sự từ triều đại Nhà Ngô, nước Ta thực sự độc lập hoàn
toàn, các triều đại tiếp nối theo như Lý, Lê, Trần...thay nhau bảo vệ và mở rộng đất nước.
Tiền Nhân đã đổ biết bao là xương máu mới có được dãy giang sơn gấm vóc để lại cho chúng ta như
hôm nay.
***
Ngô Vương Quyền
Theo truyền thuyết kể rằng, vào năm Mậu Ngọ(898), nơi Gia đình của Châu Mục họ Ngô, vốn là dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, vừa sinh một quý tử. Lúc mới sinh, nơi lưng hài nhi có ba nốt ruồi son. Các thầy tướng số cho là đặc biệt, chắc chắn sau này cậu bé sẽ làm chúa một phương. Nghe thế, Vợ chồng Ngô Mân đặt tên là Ngô Quyền.
Từ thuở nhỏ đã được luyện tập cung, kiếm, võ nghệ tinh thông, đèn sách văn thơ đều tỏ ra thông minh, tiếng tăm lẫy lừng khắp nơi. Càng lớn, Ngô Quyền càng khôi ngô tuấn tú, dáng đi tuy khoan thai nhưng vẫn lộ nét oai dũng tựa như rồng như cọp. Sức khoẻ khó ai bì, có thể cử nổi ngàn cân. Được nuôi dưỡng trong gia đình võ nghệ, lại thêm thông minh hơn người, nên Ngô Quyền có được tài kiêm văn võ, trí lực vẹn toàn.
Năm 920, Ngô Quyền đi theo Dương Diên Nghệ, một tướng của họ Khúc ở đất Ái Châu (Thanh Hóa). Dương Diên Nghệ là anh hùng dân tộc từng có công đánh đuổi giặc Nam Hán, chiếm được thành Đại
La năm 931, thúc đẩy bước tiến của cuộc chiến giải thoát dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của ngoại bang. Dương Diên Nghệ lên cầm quyền, tự xưng Tiết độ sứ. Yêu mến tài năng cũng như tấm lòng yêu nước thương dân của Ngô Quyền, Dương Diên Nghệ nhận làm con nuôi và gả con gái là Dương Thị Như Ngọc, đồng thời giao cho ông coi giữ vùng đất Ái Châu – Thanh Hóa.
Trong suốt 7 năm nơi đất Ái Châu, Ngô Quyền đem tài trí của mình, mang đến yên vui no ấm cho dân trong đất Ái.
Năm 937, Dương Diên Nghệ bị Kiều Công Tiễn, một thuộc tướng và là hào trưởng đất Phong Châu
giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Hành động phản trắc của Kiều Công Tiễn đã gây nên một làn sóng
căm phẫn trong lòng người dân, khắp nơi lòng người đều oán ghét. Ngô Quyền vô cùng căm giận, liền bí mật kéo quân từ Ái Châu ra đóng ở vùng Hải Phòng chiêu một thêm binh lực, lập đại bản danh ở vùng Lương Sâm, ra công bố trí thành lũy luyện tập binh sĩ chờ ngày ra quân diệt trừ quân phản trắc.
Trước nguy cơ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã bí mật cho người đem vàng bạc châu báu sang đút lót
vua Nam Hán xin cứu viện.
Cuối năm Mậu Tuất (938), thấy khí thế của ba quân dâng cao, cùng lòng mong đợi của muôn dân,
trước nguy cơ thù trong giặc ngoài, Ngô Quyền cùng người em vợ là Dương Tam Kha đem 5 vạn quân đi đánh Kiều Công Tiễn ở Giao Châu.
Trời đang tiết mưa dầm gió bấc. Đoàn quân Ngô Quyền, người người lớp lớp vượt đèo Ba Dội tiến ra
bắc. Quân xâm lược còn đang ngấp nghé ngoài bờ cõi thì đầu tên phản bội Kiều Công Tiễn đã bị bêu
ở ngoài cửa thành Đại La (Hà Nội). Mối hoạ bên trong đã được trừ khử.
Vua Nam Hán lúc đó là Lưu Yểm muốn nhân cơ hội này sang cướp nước ta, bèn sai con trai là Vạn
Vương Lưu Hoằng Tháo chuẩn bị binh lực sang xâm lược nước ta và phong sẵn chức cho con là Giao Vương.
Cuối năm 938, Hoằng Tháo thống lĩnh đội thủy quân gồm 20 vạn quân và hàng ngàn chiến thuyền theo bờ biển vùng đông bắc ồ ạt tiến vào nước ta. Còn Lưu Yểm mang quân đóng giữ Hải Môn (thuộc tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc) để sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
Hoạ trong đã giải quyết xong, trước cảnh đất nước sắp bị quân thù xâm lấn, nhân dân đã bao đời bị thống trị, lầm than cực khổ. Ngô Quyền luôn luôn suy tính để tìm cách đánh đuổi bọn xâm lược cứu
nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than. Ông tập trung lực lượng khắp nơi về để chống giặc xâm lăng. Anh hùng khắp nơi kéo về phục vụ dưới cờ của Ngô Quyền.
Trai tráng các làng Lâm Động (Thủy Nguyên, Hải Phòng), Đằng Châu (Kim Động, Hải Hưng), người mang vũ khí, kẻ mang chiến thuyền, tìm đến cửa quân xin diệt giặc. Ba anh em Lý Minh, Lý Bảo, Lý
Khả ở Hoàng Pha (Hoàng Động, Thủy Nguyên), ông tổ họ Phạm ở Đằng Giang (An Hải, Hải Phòng)
cũng chiêu mộ dân binh, hăng hái tham gia chiến đấu. 38 chàng trai làng Gia Viễn (Hải Phòng) do
Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận dẫn đầu, đã tự vũ trang, xin theo Ngô Quyền phá giặc.
Sau khi ổn định quân tình, Ngô Quyền họp các tướng tá, bàn rằng:
- "Chiến thuyền của Quân Nam Hán sẽ theo cửa sông Bạch đằng tiến vào, Hoằng Tháo là một đứa trẻ
dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã bị giết chết, không có
người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được!
Song chúng có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng trước thì chuyện được thua cũng chưa thể biết được!
Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của chúng
nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hay hơn kế ấy cả".
Chư tướng đều phục kế sách ấy là tuyệt vời. Chiến trường được ông chọn là cửa Sông Bạch Đằng. Ngô Quyền kéo quân về vùng ven biển Đông Bắc chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
Theo truyền thuyết dân gian, các làng thuộc xã Nam Hải, Đằng Hải đều nói rõ từ Bình Kiều, Hạ Đoạn tới Lương Khê (thuộc An Hải, Hải Phòng) là khu vực đóng quân của Ngô Quyền. Hơn 30 đền miếu thờ Ngô Quyền và các tướng phá giặc Nam Hán đã được phát hiện, đều phân bố tập trung ở vùng hạ lưu sông Bạch Đằng. Đồn trại của Ngô Quyền đóng tại các thôn Lương Xâm (An Hải, Hải Phòng), Gia Viên (nội thành Hải Phòng)
Sông Bạch Đằng rộng hơn hai dặm (hơn 900 m), ở đó có núi cao ngất, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng
cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến, là cửa ngõ phía đông bắc và là đường giao thông quan trọng từ Biển vào nội địa Việt Nam. Cửa biển Bạch Đằng to rộng, rút nước từ vùng đồng bằng đổ ra biển. Từ cửa biển ngược lên gần 50 dậm (khoảng 20km) là đến cửa sông Chanh. Phía hữu ngạn có dãy núi vôi Tràng Kênh với nhiều hang động, sông lạch và thung lũng hiểm trở.
Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số. Lòng sông đã rộng, lại sâu, từ 8m-18m. Triều lên xuống vào độ nước cường, nước rút đến hơn 30cm trong một giờ, ào ào xuôi ra biển, mực nước chênh lệch khi cao nhất và thấp nhất khoảng 2,5 - 3,2m.
Lợi dụng sự chênh lệch nhiều của mực nước thuỷ triều, Ngô Quyền gấp rút bày một thế trận hết sức
mưu trí, lợi hại để chủ động phá giặc.Ông huy động quân dân vào rừng đốn cây, vót nhọn, bịt sắt rồi
cho đóng xuống lòng sông thành hàng dài tạo thành một bãi cọc, một bãi chướng ngại dày đặc nơi lòng sông. Khi triều lên mênh mông, thì cả bãi cọc ngập chìm, khi triều xuống thì hàng cọc nhô lên cản trở thuyền qua lại. Bãi cọc tăng thêm phần hiểm trở cho địa hình thiên nhiên.
Theo kế hoạch, Ngô Quyền giao Nguyễn Tất Tố, vốn giỏi bơi lặn và quen thuộc sông nước,chuẩn bị
200 chiến thuyền nhẹ tới chỗ giặc đóng quân để khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, nhử chiến thuyền của giặc, vượt qua bãi cọc vào cạm bẫy bên trong, lọt vào trận địa mai phục để phản công. Dương Tam
Kha chỉ huy đạo quân bên tả ngạn, Ngô Xương Ngập và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy đạo quân bên hữu ngạn, mai phục ở hai bên bờ sông để cùng phối hợp với thủy binh đánh tạt ngang vào đội hình quân địch và sẵn sàng tiêu diệt số quân địch trốn chạy lên bờ. Ngược lên phía thượng lưu là một đạo thủy quân mạnh phục sẵn làm nhiệm vụ chặn đầu, chờ khi nước xuống sẽ xuôi dòng đánh vỗ mặt đội binh thuyền của
địch.
Tháng 10 năm đó (938). Đúng như tiên liệu, cả một đoàn binh thuyền lớn của giặc vừa vượt biển tiến
vào, lợi dụng nước thủy triều dâng lên, lại có gió mùa đông bắc, đoàn chiến thuyền của giặc do chủ
soái Hoàng Thao chỉ huy ồ ạt tiến vào sông Bạch Đằng, gặp đoàn thuyền chiến nhẹ của ta ra khiêu
chiến, đoàn thuyền giặc đốc thúc đuổi theo. Chờ cho nước thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh phản công từ các mũi. Bị đánh bất ngờ quân giặc vô cùng kinh hoàng hạ lệnh cho quân quay mũi thuyền định tháo
chạy, vừa lúc thủy triều rút, thuyền giặc càng lao nhanh càng đâm vào mũi cọc. Thuyền bị tan vỡ, toàn
bộ quân sĩ của giặc phần thì bị giết, phần thì bị chìm, xác chật cả một khúc song, máu loang đỏ dòng
nước. Tên tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị giết trong đám loạn quân. Âm mưu xâm lược của Nam Hán
bị đại bại.
Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh, gọn, đến mức độ vua Nam Hán đang đóng quân ở sát biên giới
mà không sao kịp tiếp ứng. Nghe tin quá bất ngờ và kinh hoàng, chúa Nam Hán chỉ biết thương khóc
con, rồi gom quân quay về nước, không còn dám mơ mộng xâm chiếm nước ta. Y hèn hạ đổ tội cho
Trước Tác Tá Lang Hầu Dung "làm cho khí thế quân binh không phấn chấn lên được". Lúc này Dung
đã chết, Vua Nam Hán còn sai quật mả, phơi thây Dung để trả thù!
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc. Đất nước không còn bóng dáng quân xâm lược, Ngô Quyền bắt tay xây dựng quốc gia.
Ngài xưng vương, bãi bỏ chức Tiết độ sứ, định đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Tại kinh đô Cổ Loa, Ngô Vương bước đầu tổ chức một triều chính độc lập: "đặt trăm quan, chế định
triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của đế vương".
Bà vợ họ Dương, con gái Dương Đình Nghệ, được lập làm hoàng hậu. Triều đình của Ngô Vương tuy
còn đơn sơ, nhưng được xây dựng theo thể chế của một vương triều hoàn toàn độc lập.
Các tướng sĩ có công trong cuộc chiến tranh chống Nam Hán đều được phong tước, cấp thái ấp như
Phạm Lệnh Công được phong đất ở miền Nam Sách Giang (Nam Sách, Hải Dương). Ông đặt ra chức
quan văn, võ, nghi lễ trong triều.
Nhưng đáng tiếc thời gian tại ngôi của ông thật ngắn ngủi, chỉ được 6 năm (939-944). Ông mất ngày
18 tháng Giêng năm Giáp Thìn, thọ 47 tuổi.
Sự kiện Ngô Quyền xưng Vương lập ra nhà Ngô đã đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đô hộ của phong
kiến phương Bắc, đập tan tham vọng chiếm lĩnh nước Nam của chúng, đưa nước ta vào một thời kỳ
mới - thời kỳ độc lập lâu dài, bứt ra khỏi sự đô hộ của ngoại bang. Lịch sử đã ghi nhận: Ngô Quyền là
vị vua đã khai tử thời đại Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm (từ năm 111 TCN đến năm 938, trừ ba năm
40-42 nước ta được độc lập dưới triều Trưng Vương). Ông là người có công tái tạo, đã khai sinh ra thời
đại tự chủ của dân tộc Việt với các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Hồ - Hậu Trần - Hậu Lê -
Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn...
Về chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, các nhà sử học Việt Nam thời trung đại như Lê
Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên đề cao và ca ngợi công trạng của Ngô Quyền.
Lê Văn Hưu nhận định về ông rằng :
"Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương bắc không dám sang nữa. Có thể nói là một cơn
giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi
niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại được".
Ngô Sĩ Liên ca tụng ông là mưu tài đánh giỏi, làm nên công dựng lại cơ đồ, đứng đầu các vua, đồng
thời cho rằng cách thức cai trị của ông có quy mô của bậc đế vương.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ (thế kỷ XVIII) đã nhận xét đúng vị trí và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng khi viết: "Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là căn bản sau này cho việc phục lại Quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào cái uy lẫm liệt để lại ấy."
"Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy
giờ mà thôi đâu”
Phan Bội Châu và Trần Quốc Vượng đều tôn vinh ông là "Vua Tổ Phục Hưng Dân Tộc"
- Đền Thờ và Lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm Hà Nội:
Đền được xây dựng bằng gạch, lợp ngói mũi hài, quay về hướng đông, có tường bao quanh. Qua tam
quan, hai bên có tả mạc, hữu mạc, mỗi dãy nhà gồm năm gian nhỏ. Đại bái có hoành phi khắc bốn chữ "Tiền Vương bất vọng". Ngày nay tòa đại bái được dùng làm phòng trưng bày về thân thế, sự nghiệp
của Ngô Quyền và nhà triển lãm chiến thắng Bạch Đằng. Hậu cung kiến trúc theo kiểu chữ đinh (丁),
có tượng Ngô Quyền, đã được tu tạo vào năm 1877. Lăng Ngô Quyền có mái che, cao 1,5 mét, bia đá được khắc thời Tự Đức, có ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương lăng"
Lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm
Năm 1953 - 1954, nhân dân địa phương phát hiện được những cọc gỗ gần cửa sông Chanh, cách sông
Bạch Đằng hơn 400 m, thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.Ngoài ra, còn phát
hiện những cọc tương tự ở cửa sông Kênh (đồng Vạn Muối), cửa sông Nam giáp sông Bạch Đằng, phía dưới sông Chanh...
- Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng. Dân gian ở đây đã có câu ca dao:
Bạch Đằng hơn 400 m, thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.Ngoài ra, còn phát
hiện những cọc tương tự ở cửa sông Kênh (đồng Vạn Muối), cửa sông Nam giáp sông Bạch Đằng, phía dưới sông Chanh...
- Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng. Dân gian ở đây đã có câu ca dao:
Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to sóng cả động qua sông Rừng
Sông Rừng thường có sóng bạc đầu nên mới có tên gọi Bạch Đằng giang
Bối Cảnh Lịch Sử
I.— TIỀN NGÔ-VƯƠNG (939-965). Năm kỷ-hợi (939) Ngô Quyền 吳權xưng vương, đóng đô ở
Cổ-loa 古螺(thuộc huyện Đông-anh, tỉnh Phúc-yên). Ngô-vương đặt quan chức, chế triều-nghi, định
phục-sắc và chỉnh-đốn việc chính-trị trong nước, chí muốn dựng nghiệp lâu dài, nhưng chỉ làm vua
được có 6 năm, đến năm giáp-thìn (944) thì mất, thọ 47 tuổi.
2. DƯƠNG TAM KHA (945-950). Ngô-vương trước lấy con Dương diên Nghệ là Dương-thị lập làm vương-hậu; đến lúc mất, vương ủy-thác con là Ngô xương Ngập 吳昌岌cho Dương tam Kha 楊三哥 là em Dương-hậu 楊后. Dương tam Kha bèn cướp lấy quyền của cháu, tự xưng là Bình-vương 平王.
Ngô xương Ngập thấy biến, chạy trốn sang Nam-sách 南 册(thuộc Hải-dương) vào ẩn ở nhà Phạm
Lịnh-công 范令公ở Trà-hương 茶鄕(huyện Kim-thành). Tam Kha sai quân đi đuổi bắt. Phạm Lịnh
công đem vào dấu trong núi. Dương tam Kha bắt em Ngô xương Ngập là Ngô xương Văn 吳昌文nuôilàm con nuôi.
Năm canh-tuất (905) có dân ở tại thôn Thái-bình (thuộc Sơn-tây) làm loạn. Dương tam Kha sai Ngô
xương Văn cùngvới tướng là Dương cát Lợi 楊吉利và Đỗ cảnh Thạc 杜景碩đem quân đi đánh. Đi đến
Từ-liêm, Ngô xương Văn mưu với hai tướng đem quân trở về bắt Dương tam Kha.
Ngô xương Văn nghĩ tình cậu cháu không nỡ giết, chỉ giáng xuống làm Trương Dương-công 張楊公.
3. HẬU NGÔ-VƯƠNG (950-965). Ngô vương Văn bỏ Dương tam Kha đi rồi, xưng là Nam-tấn-vương
南 晉王và sai người đi đến làng Trà-hương rước anh là Ngô xương Ngập về cùng coi việc nước. Ngô xương Ngập về xưng là Thiên-sách-vương 天策王. Cả hai anh em làm vua, sử gọi là Hậu Ngô-vương.
Làm vua được ít lâu, Thiên-sách vương đã toan giữ lấy quyền một mình, nhưng đến năm Giáp Dần
(954) thì mất.
Thế-lực nhà Ngô bấy giờ mỗi ngày một kém, giặc-giã nổi lên khắp cả mọi nơi. Nam-tấn-vương phải thânchinh đi đánh dẹp. Khi đi đánh giặc ở hai thôn Thái-bình, không may bị tên bắn chết. Bấy giờ là
năm ất-sửu (965), Nam-tấn-vương làm vua được 15 năm.
II. THẬP-NHỊ SỨ-QUÂN (945-967). Từ khi Dương tam Kha tiếm-vị rồi, những người thổ-hào ở các
nơi như bọn Trần Lãm, Kiểu công Hãn v. v... đều xướng lên độc-lập, xưng là Sứ-quân 使君. Về sau
Nam-tấn-vương đã khôi-phục được nghiệp cũ, nhưng mà các sứ-quân vẫn không chịu về thần-phục.
Bởi vậy nhà vua cứ phải đi đánh dẹp mãi, mà không yên được. Đến khi Nam-tấn-vương bị giặc bắn
chết, thì con Thiên-sách-vương là Ngô xương Xí 吳昌熾lên nối nghiệp, nhưng thế nhà vua lúc ấy suy nhược lắm, không ai phục-tùng nữa. Ngô xương Xí về đóng giữ đất Bình-kiều. Tướng nhà Ngô là Đỗ
cảnh Thạc cũng giữ một chỗ xưng là Sứ-quân.
Lúc bấy giờ trong nước có cả thảy 12 Sứ-quân, gây ra cảnh nội loạn kéo dài đến hơn 20 năm.
Mười hai Sứ-quân là:
1. Ngô xương Xí 吳昌熾giữ Bình-kiều 平橋(nay là làng Bình-kiều, phủ Khoái-châu, Hưng-yên)
2. Đỗ cảnh Thạc 杜景碩giữ Đỗ-động-giang 杜洞江(thuộc huyện Thanh-oai)
3. Trần Lãm 陳覧, xưng là Trần Minh-công 陳明公giữ Bố-hải-khẩu 布海口(Kỳ-bố, tỉnh Thái-bình)
4. Kiểu công Hãn 矯公罕, xưng là Kiểu Tam-chế 矯三制giữ Phong-châu 峰州(huyện Bạch-hạc)
5. Nguyễn Khoan 阮寬, xưng là Nguyễn Thái-bình 阮太平giữ Tam-đái 三帶(phủ Vĩnh-tường)
6. Ngô nhật Khánh 呉日慶, xưng là Ngô Lãm-công 呉覽公giữ Đường-lâm 唐林(Phúc-thọ, Sơn-tây)
7. Lý Khuê 李奎, xưng là Lý Lang-công 李郞公giữ Siêu-loại 超類(Thuận-thành)
8. Nguyễn thủ Tiệp 阮守挾, xưng là Nguyễn Lịnh-công 阮令公giữ Tiên-du 仙逾(Bắc-ninh)
9. Lữ Đường 呂唐, xưng là Lữ Tá-công 呂佐公giữ Tế-giang 細江(Văn-giang, Bắc-ninh)
10. Nguyễn Siêu 阮超, xưng là Nguyễn Hữu-công 阮右公giữ Tây-phù-liệt 西扶烈(Thanh-trì, Hà-đông)
11. Kiểu Thuận 矯順, xưng là Kiểu Lịnh-công 矯令公giữ Hồi-hồ 回湖(Cẩm-khê, Sơn-tây)
12. Phạm bạch Hổ 範白虎, xưng là Phạm Phòng át 範防遏giữ Đằng-châu 滕洲(Hưng-yên)
2. Đỗ cảnh Thạc 杜景碩giữ Đỗ-động-giang 杜洞江(thuộc huyện Thanh-oai)
3. Trần Lãm 陳覧, xưng là Trần Minh-công 陳明公giữ Bố-hải-khẩu 布海口(Kỳ-bố, tỉnh Thái-bình)
4. Kiểu công Hãn 矯公罕, xưng là Kiểu Tam-chế 矯三制giữ Phong-châu 峰州(huyện Bạch-hạc)
5. Nguyễn Khoan 阮寬, xưng là Nguyễn Thái-bình 阮太平giữ Tam-đái 三帶(phủ Vĩnh-tường)
6. Ngô nhật Khánh 呉日慶, xưng là Ngô Lãm-công 呉覽公giữ Đường-lâm 唐林(Phúc-thọ, Sơn-tây)
7. Lý Khuê 李奎, xưng là Lý Lang-công 李郞公giữ Siêu-loại 超類(Thuận-thành)
8. Nguyễn thủ Tiệp 阮守挾, xưng là Nguyễn Lịnh-công 阮令公giữ Tiên-du 仙逾(Bắc-ninh)
9. Lữ Đường 呂唐, xưng là Lữ Tá-công 呂佐公giữ Tế-giang 細江(Văn-giang, Bắc-ninh)
10. Nguyễn Siêu 阮超, xưng là Nguyễn Hữu-công 阮右公giữ Tây-phù-liệt 西扶烈(Thanh-trì, Hà-đông)
11. Kiểu Thuận 矯順, xưng là Kiểu Lịnh-công 矯令公giữ Hồi-hồ 回湖(Cẩm-khê, Sơn-tây)
12. Phạm bạch Hổ 範白虎, xưng là Phạm Phòng át 範防遏giữ Đằng-châu 滕洲(Hưng-yên)
Những Sứ-quân ấy cứ đánh lẫn nhau, làm cho dângian khổ-sở. Sau nhờ có ông Đinh bộ Lĩnh ở Hoa Lư đem quân đi đánh, mới dẹp xong cái loạn sứ-quân, đem giang-sơn lại làm một mối, và lập nên cơ
nghiệp nhà Đinh vậy. Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét