Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Theo nghi lễ truyền thống các gia đình sẽ làm mâm cơm tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, để cầu mong một năm mới ấm no, sung túc.Thế nhưng, rất nhiều người chưa biết sắm lễ ra sao? Thời gian cúng ông Táo như nào? Bài cúng ông Công ông Táo và cần lưu ý gì sau khi cúng Ông ông ông Táo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Cẩm nang az để hiểu rõ hơn, chuẩn bị thật chu đáo cho lễ cúng ông Công ông Táo.
Cúng Ông Công ông Táo 2024 vào ngày nào?
Ngày ông Công Ông Táo 2024 sẽ rơi vào thứ 6 ngày 02/02/2024 dương lịch (Tức ngày 23/12/2021 Âm lịch).
Truyền thuyết về Cúng Ông Công ông Táo
Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núp. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của loài người.
Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.
Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách long trọng.
Theo lịch âm dương, lễ cúng ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào thứ sáu, ngày 2 tháng 2.
Tuy nhiên, nhiều người dân có quan niệm lễ phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, nên nhiều gia đình cúng từ ngày 22 vì quan niệm phải kịp giờ cho ông Táo về Thiên Đình.
Cúng ông công ông táo vào ngày nào thì tốt năm 2024
Theo truyền thống dân gian, ông Công ông Táo là hai vị thần cai quản bếp núc trong nhà. Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, ông Công ông Táo sẽ lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm của gia chủ trong suốt một năm. Vì vậy, người Việt Nam thường chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo rất chu đáo để tiễn ông Táo lên trời.
Năm 2024, ngày 23 tháng Chạp âm lịch rơi vào thứ Sáu, ngày 2 tháng 2 dương lịch. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, giờ Ngọ là giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo. Giờ Ngọ năm 2024 rơi vào khoảng 11 giờ 00 - 12 giờ 00 trưa.
Trường hợp gia chủ bận việc, có thể cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp. Tùy điều kiện gia đình, bạn có thể cúng ông Công ông Táo trước từ 1 ngày - 1 tuần, nhưng tốt nhất là trong khoảng thời gian từ 20 - 23 tháng Chạp.
Theo quan niệm xưa, việc chọn ngày, giờ cúng ông Công ông Táo năm 2024 có ảnh hưởng rất lớn đến vận may của gia đình trong năm mới.
Dưới đây là một số ngày, giờ hoàng đạo để bạn có thể thực hiện lễ cúng ngày 23 tháng Chạp một cách trọn vẹn, giúp đem lại nhiều bình an, tài lộc và may mắn: Ngày 20 tháng Chạp (tức ngày 30/01/2024 dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 7-9h; 13-15h, 19-21h.
Ngày 21 tháng Chạp (tức ngày 31/01/2024 dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 15-17h; 17-19h.
Ngày 22 tháng Chạp (tức ngày 01/02/2024 dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 9-11h; 15-17h; 19-21h.
Ngày 23 tháng Chạp (tức 02/02/2024 dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 7-9h; 9-11h.
Khi cúng, gia chủ cần ăn mặc lịch sự. Trang phục nam nữ là quần dài, áo đẹp, sáng màu, không hở và thành tâm lễ bái khấn nguyện với ngôn từ chuẩn mực.
Năm hành kim thì dùng màu vàng
Năm hành mộc thì dùng màu trắng
Năm hành thủy thì dùng màu xanh
Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
Năm hành thổ thì dùng màu đen
Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Ngày nay, cá chép có thể là cá sống hoặc làm bằng giấy.
Lưu ý: Bạn có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo. Thường thì ở miền Bắc, người ta sẽ cúng ông Táo bằng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”, còn ở Nam bộ, người ta dùng cá chép giấy nhiều hơn. Ngoài bộ ông Công, ông Táo, người ta còn mua thêm tiền vàng cho lễ cúng 23 tháng Chạp.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Tùy theo từng gia đình có thể chuẩn bị những lễ vật cúng ông Công, ông Táo khác nhau và còn phù thuộc vào văn hóa của từng vùng miền. Ngoài các lễ vật chính kể trên, thì còn có lễ mặn, hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.
Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm các thứ sau:
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
1 con gà luộc ngậm hoa hồng
1 bát canh mọc hoặc canh măng
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò
1 đĩa thịt kho đông (miền Bắc)
1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
1 đĩa nem rán truyền thống
1 đĩa chè kho
5 lạng thịt vai luộc
3 chén rượu
1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen
1 quả bưởi
1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ
1 lọ hoa cúc
1 tập giấy tiền, vàng mã
Lưu ý: Mâm cỗ cúng luôn đầy ắp màu sắc với mong muốn một năm sung túc.
+ Ngoài ra, cúng ông Công ông Táo ở miền Bắc các gia đình cũng mua thêm 3 con cá chép, cá vàng sống (hoặc cá giấy - sau lễ đốt cùng vàng mã) thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả, chúng được coi như là phương tiện đưa Táo quân lên trời. Ngoài ra, hình tượng cá chép cũng truyền tải khát vọng "cá chép hóa rồng" ngụ ý thăng hoa, tinh thần bền lòng chinh phục tri thức và sự thành công.
+ Ở miền Trung thì thường cúng một con ngựa giấy đầy đủ yên cương.
+ Ở miền Nam chỉ cúng áo, mũ giấy là đủ.
Mâm cúng ông Táo, ông Công đặt ở đâu?
Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ở đâu bởi tùy vào phong tục cũng như quan niệm từng vùng miền sẽ có những quy ước khác nhau đối với vị trí đặt mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo.
Nhưng, theo truyền thống của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được thực hiện ở nơi trang trọng và gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.
Văn khấn, Mẫu sớ cúng ông công ông táo
“ Nam Quốc….. ……………………………………….
*Tỉnh….. …………………………………………….
*Thị….. ………………………………………..
*Địa danh.Phường,Xã,Thôn ………………………..
*Đệ tử……………..Tên…………………
Hôm nay ngày ……Tại ………
Tấu thỉnh Thổ Công táo quân thiên đình, tam giới, thần thánh chư thiên.
Thiên phủ, địa phủ, thủy phủ. Nhạc phủ vạn pháp thần thông. Tấu thỉnh Thổ Địa thần kỳ, Thành Hoàng xá lệnh. Cung duy Thổ Công Táo Quân thiên đình.
Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Thổ Gia Thổ Trạch Tứ Phương Ứng Giáng.
Thỉnh Môn Thần, Phúc Sự. Thỉnh Tĩnh Thần Thanh Thủy. Thỉnh Hỏa Thần Thượng thiên
Thỉnh Bếp Thần Linh Hỏa. Thỉnh Vua Bếp Tam Tài. Thỉnh Xí Thần. Thỉnh Khố Cung Thần trông nom trông gia nhân. Thỉnh Ngũ Phương Ngũ Đế.
Hỏa hóa ngân lưỡng tống táo vương. Thượng thiên hảo sự quảng tuyên dương. Phụng đạo tụng kinh
Kì thao thanh bình đệ tử…… Phàm cư đại trung hoa…tỉnh…thị…hiệu. Kim nhật kiền thành. Dĩ hương chúc thanh sái chi nghi kính cáo
Cửu thiên trù phủ tôn thần chi vị tiền viết duy:
Thần linh thông thiên phủ. Trạch phái nhân hoàn. Công sùng viêm đế. Đức bị dưỡng quần sinh.
Đệ tử mỗi niên tứ quý. Ngưỡng lại tôn thần bảo hữu. Nhật thực tam xan. Toàn cảm đại đức khuông phù.
Thánh đức quảng bác. Thốn tâm nan báo. Nhật thường chi gian. Ngôn hoặc phi lễ. Hành hoặc phi nghi. Trù tạo chi tế. Hoặc phần mao cốt. Hoặc đôi uế ô.
Bất tri cấm kị. Mạo phạm táo quân đại vương. Hàng tai trí họa. Dĩ trí gia trạch bất an.
Kinh doanh bất thông. Nhân đinh bất vượng. Sinh súc bất lợi. Thường sinh tật bệnh chi tai.
Đệ tử hạp gia kiền niệm. Bắc kim đại cát lương thần.
Phụng tụng táo vương phủ quân chân kinh nhất quyển
Bổ tạ linh văn nhất hàm.
Thành khẩn lễ bái.
Thượng phụng
Cửu thiên nhạc trù tư mệnh
Thái ất nguyên hoàng định phúc . Phụng thiện thiên tôn vị tiền. Phục nguyện đại thi xá hựu.
Vĩnh tăng phúc lộc. Phùng hung hóa cát. Phổ ước an ổn. Thánh từ động hồi. Chiêu cách văn sơ
Thiên vận…niên….nguyệt….nhật.”
Lệnh Hồ Công Tử sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét