Đường về Miền Tây hồi xưa phải qua Sa Đéc, thậm chí đi Miên cũng phải qua Sa Đéc!
Bản đồ ngưởi Pháp xưa vẻ Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc vắt ngang qua hai con sông Tiền và Hậu! Bản Đồ này sau đem về Pháp nên sau này chẳng ai được xem , tham khảo bản đồ này! Thưa quý vị cái địa điểm Phong Nhiêu ở tuốt phía Bắc sông Tiền đấy!!!
Thưa quý vị Trước khi đặt tỉnh thì cái thủ phủ của Sa Đéc nó ở tận bên Cái Bè đấy. Tổng Đốc Trần Bá Lộc ở trên đó và cậu con cưng Trần Bá Thọ cũng ở trên đó , và ông thầy dạy cậu hai Thọ là Phan văn Thạnh cũng ở trên đó . Ông thầy Thạnh (hay Trị) chán cái anh học trò này và chán luôn cả cái vùng này:
Nực cười Hòa Khánh quá nên bư
Cha mẹ chằng nuôi, nuôi Đạo Tư
Chỉ có cô em của Thọ là bà Đốc Phủ Mầu kinh doanh cái Cù Lao Năm Thôn ở giữa sông Tiền ! Nhưng cuối cùng bà Mầu cũng bỏ của chạy lấy người. Đất thì quá mầu mỡ đi chứ (!) nhưng những kẻ tối rượu sâm banh sáng sữa bò nào biết gọi hồn đất theo kiểu Việt Nam!!!
Thưa quý vị, đây là giữa đường , trạm dừng chân của người Pháp và người Việt khi đi qua Miền Tây và Cao Miên! Họ đi qua Mỹ Tho tới Cái Bè rồi Sa Đéc, Lấp Vò để qua Miên. Tại sao lại đi vòng vèo như thế! Chắc là nơi đó đang sinh tụ đông dân và trình độ cao (?) (dĩ nhiên đi đường Tây Ninh và các đường khác không được, vì người Pháp cai trị Miền Nam bằng Ca Nô mà!
Tôi đồ chừng là những người buôn cây , gỗ quý đã tiếp chuyển hay là sơ chế những gỗ quý từ Miên về ...
Chợ Lấp Vò, Chợ Lấp Vò, chốn chốn người no
Chả biết từ đây lên Tân Châu dân trí thế nào, nhưng người Pháp đặt Tân Châu làm một quận khá lớn , rồi đông dân .Người Việt cũng ăn ké theo, mặc cho đi ghe nhỏ khá nguy hiểm vì con sông Vàm Nao (nước chảy đứ đuôi xà).
Tôi cũng nhắc lại một điểm là vùng này còn nhiều người Miên và người Chà. Tôi đồ chừng Sa Đéc là nơi ở của một ông " Vua " Miên SamDek , Lai Vung là nơi ở của một ông Lãnh Tụ Chà: Lai chính là Lái ( Lái Vung ) . Lái là một Lãnh Tụ Chà cũng như ông Lái Gấm bị xử tử dưới thời vua Thiệu Trị !
Lấp Vò sau này suy tàn , nhưng Sa Đéc cứ nhẩn nha đi lên!
Cũng nên nói qua về cái thăng trầm củ tỉnh lỵ hay thị xã ... Cái danh hiệu tỉnh lỵ hay thị xã cũng làm cho tôi bận tâm nữa! Sau 1975 người ta thành lập tỉnh Đồng Tháp, tỉnh lỵ đặt ở thị xã Sa Đéc ! nhưng ở bên kia sông đất rộng mênh mông, dễ xây cất, dễ xây cất, kinh doanh nên người ta dời tỉnh lỵ qua đó, ngày nay phát triển quá mau nên ... Sa Đéc có vẻ lép vế (?) nhưng tôi vẫn thích cái vẻ cổ kính của Sa Đéc. Điều làm tôi ngạc nhiên không ngờ là nó đẹp, đep cổ kính! Dọc sông Tiền rất đẹp và nên thơ. Trước đây đi xe đò qua tôi tưởng nó bé! Ai ngờ nó đẹp cổ kính! Mặc dù bên kia hoành tráng hơn, nhưng tôi vẫn thích vẻ đẹp cổ kính bên này!
Truyền Thuyết nói rằng con gái Nha Mân rất đẹp. Truyền thuyết này có từ thời Gia Long lận(?). Vua Gia Long chạy loạn tới đây gặp một người con gái đẹp mê hồn , ngài định lập làm Phi . Nhưng chạy loạn Tây Sơn thất điên bát đảo , bá thiên bá di nên ... thất lạc ... Đây là một xã không giầu , nhưng khi tôi đến 2020 thì xã này đường xá nhà cửa rất khang trang, mến khách , thức ăn ngon mà rẻ (!) ... thật không hổ là con cháu của một bà Phi ... hụt(?)
Một chuyện để đời hơn của Sa Đéc là Bữa Tiệc "Thịt Bò Lồi", Người ta đốt một đống củi lớn, gác một con bò lên trên , khi bò ta nở căng lên, người ta lấy một con dao nhỏ sắc bén lụi dô một phát vào đùi, thịt bên trong lồi ra, người ta bèn xẻo, nhậu tươi ... quá đã!
Cụ Vương Hồng Sển còn nói những màn Văn nghệ đẹp mắt... vui tai!!! Thật đúng là một bữa tiệc dành cho các chức sắc cao cấp... nhà giầu mà có máu văn nghệ ngút ngàn! Tôi nghĩ vượt xa bữa tiệc của Từ Hi Thái Hậu đãi các sứ thần liền tù tì 5 ngày đêm ... bẩy chục món!!!
Chân Diện Mục
Sa Đéc tuy xa mà gần, tuy gần mà xa.
Trả lờiXóa