Mỗi lần đến nhà em gái, nhìn giàn Bông Giấy, trên cành đầy hoa, tôi chạnh lòng, ngậm ngùi, se thắt nhớ. Nhớ ai không nhớ, lại nhớ Ba của mình!
Ba là con trai út của ông Bang Biện, một đại điền chủ ở ấp Phú Hữu, Xã Trung Ngãi, tỉnh Vĩnh Long. Sống trong một gia đình giàu có, của ăn của để, kẻ hầu người hạ, học trường Tây. Nhưng, ba vẫn giữ được tính chân quê của người miệt vườn, không học đua đòi ăn chơi của cậu ấm. Bấy giờ, nền kinh tế trên đà suy thoái, khi đang chuẩn bị sang Pháp du học, ba phải sớm rời trường trở về giúp đỡ ông nội cai quản sự nghiệp. Từ trong nhà đến ngoài đồng áng, việc nào Ba cũng làm và bắt tay vào, thì đều xong.
Sau khi lập gia đình, có con đến tuổi đi học, ba chuẩn bị dọn đường trước đưa các con lên tỉnh theo đuổi việc học hành. Từ năm 1949-1950 ba cất căn nhà gần Kho Dầu Cũ ở Vinh Long, việc đốn cây Sao làm cột, chầm lá dừa để lợp mái do chính ba tự tay làm. Theo thời gian, con càng đông, ngày một lớn. Căn nhà gỗ được thay thế căn nhà lá. Rồi Ba kéo dây kẽm gai làm rào, đúc xi măng làm đan lót đường đi, hết lòng chăm lo cho các con, sống xa gia đình được an toàn, sạch sẽ và tiện lợi.
Sau 1975, vật đổi sao dời! Ba Má bỏ xứ ra đi. Đến Úc định cư năm 1984, Căn nhà của Ba Má tuy nhỏ, đất không rộng. Nhưng đôi tay ba nào có yên, trồng cây bông này, chăm chậu kiểng nọ, giâm thùng rau kia. Ngày ngày, tưới nước, bắt sâu, tỉa cành. Cành cắt bỏ khỏi cây, nhưng ba nào bỏ, lấy lại, giâm thêm cây con. Mỗi cây con, ba xem như một đứa trẻ, cần chăm sóc để lớn lên. Ba còn để mắt đến ngõ trước, vườn sau, nhà các con.
(Khu vườn của Ba Má - Nhà Kim Diệp. Tháng 3/1989)
Ba chiết cây Bông Giấy, cho đứa con này, đến cho đứa khác. Đặc biệt hơn, chính tay ba trồng một cây Bông Giấy, trước hiên nhà tôi. Tôi chúa ghét loài hoa này, cứ viện cớ... Bông thiệt mà bảo là Bông Giấy! Ghét hoa, nhưng chuộng màu, màu nào tôi cũng thích, nhưng cây Bông Giấy Ba trồng có màu tim tím mà tôi không ưa.
Vội tìm thanh sắt cao cao
Thay làm cọc đỡ tựa vào gốc kia
Thay làm cọc đỡ tựa vào gốc kia
(Ảnh:Bông Giấy của Ba- Nhà Kim Phượng)
Cây Bông Giấy của các chị, em tôi, hoa trổ đẹp, xum xuê bao nhiêu thì cây hoa nhà tôi đèo đẹt bấy nhiêu. Không đèo sao được, cây Ba trồng đã không được tưới nước, chăm bón mà còn bị lắc gốc. Chưa chết cũng là điều lạ!
Xong rồi Ba phải đi dìa
Con ơi đừng để "ra rìa" cây ba
Có lần Ba bảo, “tức mình” vì không hiểu sao… “cây bông nhà con không lớn nổi”. Rồi Ba ra nhà sau, chọn ngay cây sắt làm cọc và cột vào thân cây Bông Giấy, cho vững chắc, đồng thời không quên dặn dò… “nhớ tưới nước nghe con”!
Dạ!
Tiếng “dạ” của tôi theo...nước chảy qua cầu…
Ba đã vào cõi thiên thu. Dù cây Bông Giấy không được chăm sóc, nhưng bỗng lớn hẳn, lộc biếc thi nhau vươn, hoa đua nhau trổ, đỏ rực một góc nhà. Đặc biệt có một nhánh dài hơn cả mét, mọc đâm ngang, chắn cả lối đi trước sân nhà. Đùa với Oanh, cô em tôi, rằng..."có lẽ Ba muốn khiêu chiến với chị". Đó là chuyện vui, thường hay nhắc khi nhớ về Ba. Ba giờ này ở đâu? Căn nhà có cây Bông giấy do Ba trồng đó, đã đổi chủ.
Con ơi đừng để "ra rìa" cây ba
Có lần Ba bảo, “tức mình” vì không hiểu sao… “cây bông nhà con không lớn nổi”. Rồi Ba ra nhà sau, chọn ngay cây sắt làm cọc và cột vào thân cây Bông Giấy, cho vững chắc, đồng thời không quên dặn dò… “nhớ tưới nước nghe con”!
Dạ!
Tiếng “dạ” của tôi theo...nước chảy qua cầu…
Ba đã vào cõi thiên thu. Dù cây Bông Giấy không được chăm sóc, nhưng bỗng lớn hẳn, lộc biếc thi nhau vươn, hoa đua nhau trổ, đỏ rực một góc nhà. Đặc biệt có một nhánh dài hơn cả mét, mọc đâm ngang, chắn cả lối đi trước sân nhà. Đùa với Oanh, cô em tôi, rằng..."có lẽ Ba muốn khiêu chiến với chị". Đó là chuyện vui, thường hay nhắc khi nhớ về Ba. Ba giờ này ở đâu? Căn nhà có cây Bông giấy do Ba trồng đó, đã đổi chủ.
(Ảnh:Bông Giấy của Ba- Nhà Kim Phượng)
Đã nhiều lần, tôi đến nhà chị, sang nhà em, cắt nhánh Bông Giấy về
giâm, nhưng đã mấy năm qua, căn nhà tôi đang ở, chưa có đuợc cấy Bông
Giấy nào. Phải chăng, còn thiếu bàn tay Ba và cây cọc sắt!?
Ba
đã xa, Ngày Nhớ Ơn Cha hàng năm lại trở về, những tấm ảnh với cây cọc
sắt, là bài học đích thực, ba đã dạy cho tôi,“của cho không bằng tấm
lòng người cho”. Tôi ngồi ngơ ngẩn, nhìn ra vườn sau, mênh mông, mà khóc
như trẻ con.
Kim Phượng
Ngày Nhớ Ơn Cha 6.9.2020
Kim Phượng
Ngày Nhớ Ơn Cha 6.9.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét