Tấm lòng Sông Núi chết còn mang
" Trạng Tộ " thông minh nhứt Nghệ An
Niên thiếu chuyên văn chương Khổng thuyết
Trưởng thành chuộng thực học Tây phang
Điều Trần cải cách đường hưng quốc
Thông Dịch tấu trình việc ngoại bang
Nguyện vọng Canh Tân dần bế tắc...
Trầm kha u uất... nhập̣ Thiên đàng...
(Nguyễn Minh Thanh kính bút)
Hồi học Trung Học, Thầy dạy Việt Sử có dạy về Ô, Nguyễn Trường Tộ. Thầy bảo: khi Ô. Nguyễn Trường Tộ đi Tây về, nói: Ở bên Tây: - Đèn chút đầu xuống vẫn sáng, Thuyền không người chèo vẫn lướt trên sông... Triều đình, quan lại ngẩn ngơ... không ai tin... Dưới đây Sử Truyện Ô. Nguyễn Trường Tộ...
I - Lược sử:
Ô.Nguyễn Trường Tộ (1830? – 1871), còn gọi là Thầy Lân, là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19. Con một gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.
Những năm học tập: Thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ học chữ Hán với cha và các thầy Nho ở trong vùng. Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là "Trạng Tộ"
Sau khi thôi học, ông mở trường dạy chữ Hán tại nhà, rồi được mời dạy chữ Hán trong Nhà Chung Xã Đoài.
- Năm 1846 :Tại Nhà Chung Xã Đoài, Ông được Giám mục người Pháp tên là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu) dạy cho học tiếng Pháp và giúp ông có một số hiểu biết về các môn khoa học thường thức của phương Tây.
- Năm 1858, ông đi cùng Giám mục Gauthier vào Đà Nẵng do việc Đạo
- Năm 1859, Giám mục Gauthier đưa ông sang Hương Cảng và một số nơi khác...
- Năm 1861: Làm Phiên Dịch cho Pháp, để mong góp phần vào việc hòa đàm...
Nhưng khi Đô đốc Louis-Adolphe Bonard lên thay, hắn liền mở rộng cuộc chiến. Thấy vậy, Nguyễn Trường Tộ không trông mong gì ở cuộc "nghị hòa" nên xin thôi việc làm Phiên Dịch.
II - Tận Tâm Vì Nước
Sau khi thôi việc Phiên Dịch, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch Canh Tân đất nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...phương Tây
- Năm 1863 - 1866 Ông đã viết ba bản Điều Trần gửi lên Triều đình Huế là "Tế cấp luận", "Giáo môn luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận".
Ông nhận định bối cảnh và khuynh hướng chung của thế giới thời bấy giờ rằng:
Các nước Tây phương và Nga đã xâm lăng gần như toàn cầu.
Ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa. Ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh. Trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Ông đề nghị triều đình Huế nên tạm thời hoà hoãn với họ.
Vào tháng 4 năm 1866 Ông về Nghệ An.
Ở Nghệ An, Ông cũng viết thư cho Triều đình để báo tin về việc Giám mục Gauthier nhận lời đi Pháp để mua các thứ cần thiết về mở trường Kỹ Thuật ở Huế.
Sau đó, ông được lệnh đi cùng Giám mục Gauthier ra Huế để chuẩn bị đi Pháp. Khi ấy là giữa tháng 8 năm 1866. Lần này, Nguyễn Trường Tộ được vua Tự Đức cho tiếp kiến, được hỏi nhiều điều, và được nhà vua nghe theo.
- Ngày 10 tháng 1 năm 1867, phái đoàn đáp tàu L’Orne đi Pháp. Trong 8 tháng ở đây, họ đã mua sách vở, dụng cụ, máy móc... để lập trường Kỹ Thuật ở Huế. Ngoài ra, Giám mục Gauthier cũng đã tới Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Hàng hải và Thuộc địa Pháp để xin tài trợ cho các chương trình của mình; đồng thời tiếp xúc với một số thương gia và kỹ nghệ gia người Pháp.
- Ngày 25 tháng 11 năm 1867, phái đoàn trở về Việt Nam.
- Ngày 29 tháng 2 năm 1868, phái đoàn Giám mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ về tới Huế. Cùng theo về còn có hai Linh mục, một giáo dân (bác sĩ Hemaiz) và một người thợ máy (tất cả đều là người Pháp, và đều do Giám mục Gauthier vận động được). Sau khi xem xét các thứ mua về cho trường học và các thứ mà Bộ Hàng hải Pháp gửi tặng, vua Tự Đức cho phép Giám mục Sohier được xây trường học Kỹ Thuật trên mảnh đất đã đề nghị.
- Năm 1868 những tháng đầu năm Ô.Nguyễn Trường Tộ đã gởi cho Triều đình nhiều văn bản. Nói về việc mở trường và phát triển đất nước, cải cách, canh tân...
Khoảng giữa tháng 3 năm 1868, Nguyễn Trường Tộ được cấp phát ngựa và chi phí về Nghệ An thăm Mẹ già...
- Năm1870, Ở Nghệ An Ô. Nguyễn Trường Tộ gửi thư lên Triều đình đề nghị lập lãnh sự ở Sài Gòn và sứ quán ở Pháp để nắm tình hình. Đầu tháng 11 năm đó, ông lại xin được vào Nam tổ chức đánh úp quân Pháp để thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ, nhân lúc Pháp đang thua Phổ (Đức) và Cách mạng Pháp đang nổi dậy.
- Đầu năm 1871, ông nhận được lệnh cấp tốc ra Huế với lý do "đưa học sinh đi Pháp", nhưng chính là để bàn bạc với vua Tự Đức về: Quân sự và Ngoại giao mà ông đã trình bày trong các văn bản gởi cho Triều đình cuối năm 1870.
Nhưng Triều đình Huế bàn đi tính lại mà không đi đến được một quyết định nào:
III - Mệnh Chung
Sau mấy tháng ở Huế, Ô.Nguyễn Trường Tộ đã xin phép trở về Xã Đoài (Nghệ An). Đến ngày 22 tháng 11 năm 1871 thì ông đột ngột từ trần. Lúc ấy, ông chỉ mới 41 tuổi.
Con ông là Nguyễn Trường Cửu, trong Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ chỉ nói gọn rằng:
"Qua năm sau, Tự Đức năm 24 (1871), ngày 10 tháng 10, Ô. Nguyễn Trường Tộ làm thơ:
"Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu thị bách niên cơ"
(Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận
Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm)
Rồi thì qua đời. Mới 41 tuổi".
Nhiều chứng cứ cho thấy ông mất vì bệnh xuất huyết bao tử. Và cho rằng Ông bị tâm bệnh. Tư thương tì...!! Song, cũng có người cho rằng Ông bị đầu độc...
IV - Tiếc Thương:
Người Tài Cao, Mệnh Yểu, Ông vĩnh biệt khi sông núi còn quá nhiều hoạn nạn...!! Và rồi di lụy mãi đến ngày nay. Trước đại họa VC, Tàu Cộng, nòi giống đang đi vào đêm đen trùng trùng thăm thẳm...!!
Tiếc Thương
Ông Nguyễn Trường Tộ
Ưu Tư mải miết chuyện sơn hà
Cải Cách con đường dệt gấm hoa
Khốn nỗi triều đình e... biển lạ
Ngặt vì quan lại chuộng... ao nhà
Tài cao tế thế đành mai một
Mệnh yểu qui tiên vẫn thiết tha
Vận Nước đêm đen dài dặc dặc...
Thiên thu chôn chặt đấng tài ba...!!
(Nguyễn Minh Thanh kính bút)
Để kết thúc Sử truyện Ô. Nguyễn Trường Tộ, hậu sinh trân trọng kính viếng Ông với câu đối:
" Thông minh xuất chúng Canh Tân Tổ Quốc bất thành... dạ ưu tư mải miết... thân trọng bệnh "
" Tài trí tuyệt vời Cải Cách San Hà nan đắc... tâm uất ức đến đổi... mệnh viên chung...!!"
Nguyễn Minh Thanh biên soạn
(GA, July 23 - 2024)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét