Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

La Veuve Du Loup (René Bazin) Bà Góa Của Ông Sói (Thái Lan Dịch)

(René Bazin)

La Veuve Du Loup -René Bazin

« Petite Élise, qu’y a-t-il dans l’étang d’Agubeil ?
– Des fleurs de roseau que personne n’ose cueillir et des poissons que personne n’ose pêcher.
– Qu’y a-t-il encore ?
– Un martin-pêcheur, des demoiselles à ailes vertes, des grenouilles qui coassent, des poules d’eau qui plongent, des salamandres qui chantent le soleil mort, des corbeaux qui volent et ne s’arrêtent pas.
– Est-ce tout ?
– Non, il y a l’ombre de la Veuve du loup, qui va, qui vient, et ne s’éloigne guère.
– N’y passe donc jamais, petite Élise ; car il t’arriverait malheur, au bord de l’étang d’Agubeil. »

L’enfant promettait. Et le grand-père, qui était de son métier colporteur, avait bien soin de se détourner de sa route et d’éviter les abords de cet endroit sauvage, où un péril trop réel le guettait, lui et sa race. C’était un très vieil étang formé par l’écoulement des eaux d’une vallée étroite, tournante, sans habitations, qui, sur plus d’une lieue de long, constamment fidèle au même pittoresque, offrait aux yeux le paysage d’une bande de prés serrée par des collines boisées. La colline qui barrait la vallée, tout au bout, était d’ardoise, abrupte, crevassée, pleine de failles profondes où les serpents avaient leur nid, et où s’enfonçaient les racines de genêts. Nul autre arbuste que celui-là n’avait pu s’implanter sur cette butte de rochers.
Mais il y atteignait une taille magnifique ; il y régnait ; il jetait, pendant cinq mois de l’année, la gaieté de ses fleurs jaunes parmi les frondaisons vertes des bois de chêne qui aboutissaient à l’étang. Il y avait souvent des pétales fanés qui tombaient sur l’eau, et que le vent poussait comme des voiles, si bien que les paysans disaient : « Quand même tous les genêts de la terre disparaîtraient, on en trouverait encore de la graine dans Agubeil. » Ils n’aimaient pas cependant de s’approcher du bord. Ils regardaient le clair de l’eau, en labourant les champs situés sur les plateaux.

Quelques-uns se risquaient à y tendre une ligne de fond ou une nasse au temps des fenaisons ; mais nul ne se souciait de demeurer dans le voisinage de la Veuve du loup, dont c’était le domaine. Hélas ! Que cela nous reporte à une époque lointaine et lamentable ! Je n’ai connu la Veuve du loup que très vieille et détestée. Les gens du bourg se détournaient sur son passage, pour ne pas avouer par un signe qu’ils la connaissaient. Plusieurs refusaient de lui vendre la farine, le sel ou les quelques boisseaux de pommes de terre dont elle avait besoin pour vivre, et elle devait, le plus souvent, s’adresser aux paysans et aux marchands des bourgs plus éloignés.
Elle était grande, sèche, impérieuse et dure de figure, et elle faisait peur aux enfants quand elle s’approchait d’eux. Ses cheveux, ses épaules, tout son corps disparaissaient dans les plis d’un manteau noir que les femmes d’autrefois portaient le dimanche, et qu’elle portait toujours, dès qu’elle quittait sa maison. Était-ce par pauvreté, ou bien en signe de deuil ? Qui eût pu le savoir ? Elle était toute mystérieuse.

Personne ne tendait la main à cette femme, personne ne la saluait, personne n’aurait eu l’idée d’entrer chez elle pour savoir même si elle vivait, quand depuis des semaines et des semaines on ne l’avait pas vue.
Les mères disaient : « Si tu n’es pas sage, je le raconterai à la Veuve du loup », et le petit se taisait et se réfugiait dans leurs bras.
Elle avait été fort belle cependant, et peut-être bonne, la Veuve du loup. Elle avait aimé et épousé un meunier dont le moulin, aujourd’hui ruiné, levait sa roue de bois à la bonde de l’étang, à l’endroit même où, avec des débris de pierres et de poutres, la femme avait rebâti la hutte qu’elle habite encore.

Les temps étaient alors troublés, comme je l’ai dit, et les hommes se battaient, les uns dans les dernières bandes de chouans qui tenaient la campagne pour le roi, les autres dans les armées de la République.
Il vint un jour où, par lassitude de la guerre, la paix fut faite. Les volontaires rentrèrent chez eux ; les partisans quittèrent les bois et les champs d’ajoncs. On commença à réentendre la voix des enfants autour des métairies, et à voir des femmes avec un rouet, tranquilles, sur le seuil des maisons.
Le grand-père de la petite Élise et le meunier, qui appartenaient aux deux partis ennemis, jeunes alors, ardents, animés l’un contre l’autre par d’anciennes rivalités de village, on ne sait trop lesquelles, revinrent le même jour des deux armées. Ils s’étaient cherchés dix fois, sans se trouver, dans les batailles.
Et voici que, dans le chemin qui sortait du bois et longeait le pied de la crête rocheuse, ils se rencontrèrent, un soir de mai. Le meunier portait son uniforme de grenadier, les guêtres hautes, l’habit à la française, la cocarde tricolore sur son grand chapeau de feutre. Le chouan avait un brin d’aubépine à la boutonnière de sa veste de futaine rousse.
De plus loin qu’ils se virent, ils armèrent leurs fusils.
« Jean-François ! cria le meunier, tu vas me saluer, car j’sommes vainqueur !
– N’y a pas de vaincus, dit Jean-François en enfonçant son chapeau sur ses oreilles. Prends à droite, et je prendrai à gauche. La paix est faite.– Pas avec moi. Tu as dit du mal de ma femme ! Tu as ri de l’incendie de mon moulin ! Tu as tiré sur mes camarades !
– Toi sur les miens ; je faisions la guerre.
– T’as rien perdu, et tu es vaincu ; j’ai tout perdu, et je reviens gueux. Lève ton chapeau !
– Jamais devant toi ! »
Ils levèrent leurs fusils. À ce moment la femme du meunier parut sur la butte. Elle poussa un cri. Au-dessous d’elle, dans le chemin tout vert de feuilles nouvelles, deux hommes se visaient, à quarante pas, sur la pente.
« Jean-François ! » cria-t-elle. Mais le cri se perdit dans le bruit de deux détonations.
Une fumée monta du chemin creux.
Le grenadier était couché, renversé sur le dos, le cœur traversé d’une balle. Jean-François sautait par-dessus la haie voisine, et s’évadait dans la campagne. Oh ! l’affreuse vision ! Quarante ans s’étaient écoulés, et elle était encore là, emplissant d’horreur ce lieu maudit, où le dernier coup de feu de la grande guerre paysanne avait retenti.
La meunière, devenue à peu près folle, avait relevé de ses mains les ruines de sa maison, et, sauvage, enlaidie par le chagrin et la misère, avait perdu jusqu’à son nom d’autrefois. Car les paysans, la voyant vivre comme elle vivait, et se souvenant de la violence d’humeur de son mari, ne l’appelaient plus que la Veuve du loup.
Elle pillait les champs de pommes de terre pour sa nourriture et les bois pour son feu ; elle braconnait comme un homme, et surtout elle tendait des lignes et des filets dans l’étang d’Agubeil.
Le plus rarement qu’elle pouvait, et seulement quand les provisions manquaient ou qu’elle avait quelque pièce de choix à vendre, elle se rendait au village. On la croyait capable de tout, parce qu’elle ne parlait que d’une chose.
Elle disait : « Le meunier est mort, Jean-François mourra. Il tombera où est tombé l’autre. J’ai une balle pour lui, en réserve. Quand il passera devant l’étang d’Agubeil, il y restera. Je n’irai pas le tuer ailleurs ; mais je le tuerai là, lui ou ceux qui sont nés de lui. »

Et, depuis quarante ans, elle guettait sa vengeance. Le colporteur évitait, pour cette raison, de s’approcher des collines qui enfermaient l’étang, et il défendait à son unique petite-fille Élise, toute sa famille, hélas !
De s’avancer sur la route où il avait jadis rencontré son ennemi. Comme il était d’un âge avancé, maintenant il s’accusait, comme d’un péché, de s’être défendu en ce temps-là, et il faisait dire, tous les ans, une messe pour le grenadier de la République. C’était un homme triste. Quelquefois, quand il rentrait à la brune, avec son ballot de marchandises sur les épaules, et qu’il découvrait tout à coup, par-dessus les talus des chemins creux, une touffe de coquelicots, il aimait mieux faire un détour d’une demi-lieue que de passer devant.
Toute sa joie, sans cesse inquiète, était de voir grandir Élise. La petite eut bientôt dix ans.
Et ce fut une fête très douce quand, vêtue de blanc, et pâle, et débile parmi ses compagnes, mais plus gracieuse et plus recueillie que la plupart, elle fit sa première communion. Le bourg était décoré de guirlandes vertes.

On était au commencement de juin. Toutes les mères avaient leurs places, ce jour-là, dans l’église, derrière les petites. Toutes pleuraient. Jean-François, parmi elles, faisait comme elles, et, bien qu’il ne la quittât point des yeux, il pouvait à peine voir son enfant, à cause des larmes qui coulaient malgré lui. Il avait tant de raisons de pleurer, tant de deuils dans le passé, tant d’émotion profonde dans le présent, et une crainte, malgré lui, pour l’avenir !
Le matin, Élise lui avait dit : « Grand-père, je prierai pour celui de la Veuve du loup, veux-tu ? »
et il avait répondu : « Voilà quarante ans que je le fais. »
Aussi, las de cette fatigue insolite, il la laissa rentrer seule à la maison, qui était tout à l’extrémité du bourg, et la confia à deux femmes qui faisaient route de ce côté ; puis il entra à l’auberge.
« Donnez-moi du vieux vin bouché, dit-il, pour que je voie si je suis jeune encore. »
Le vin tarit ses larmes, l’égaya, et lui fit oublier Élise. L’enfant se trouva bientôt seule, dans la maison qui avait une porte sur la route et une autre sur la campagne. Elle était bien habituée à la solitude. Mais, ce jour-là, il lui parut dur de n’être pas entourée. Elle entendait passer des bandes d’enfants et de mères, qui avaient des voix plus retenues que de coutume et plus chantantes.

Elle se prit à considérer, sur la table, trois gâteaux de pain bénit qu’elle avait rapportés de l’église, et qui étaient faits en forme d’étoiles, oui, comme les étoiles en papier doré qu’on met sur les oriflammes.
« Une pour mon grand-père, songea-t-elle, une pour ma tante Gothon. Pour qui la troisième ? »
Elle réfléchit, n’ayant personne qui troublât son rêve. Et elle se sentait le cœur si large, si content et si pur, qu’elle n’avait peur de rien, et qu’elle se répondit à elle-même : « Pour la Veuve du loup ! »
Pauvre petite de dix ans, qui ne croyait pas au mal parce qu’elle était blanche, et qui avait plus de courage qu’un homme parce qu’elle était heureuse ! Aussitôt, sans plus réfléchir, elle prend un gâteau de pain, et sort par la voyette du champ, le long d’un blé, ses souliers blancs dans l’herbe haute.
Elle va posément, et sans peur, et sans tourner la tête. Son voile s’accroche aux épines, et elle le retient en le croisant sur sa poitrine. Elle a l’air d’une apparition au-dessus des épis. Et la campagne devient déserte, boisée, farouche, et on n’entend plus les voix qui bourdonnent dans l’air des villages. Le grand-père boit toujours à la table de l’auberge. Élise approche de l’étang d’Agubeil.

Elle ne pense pas aux défenses qu’on lui a tant de fois répétées. N’est-ce pas un jour comme il n’y en a pas d’autre ? Et qui donc irait, si ce n’est elle, donner du pain bénit à la Veuve du loup ? Personne n’a pensé à la veuve du meunier, qui n’a ni enfants, ni parents, ni amis qui songent à elle, si ce n’est la petite qui monte à présent, parmi les genêts, sur le roc fendu et mousseux.
Elle est arrivée au sommet. Elle a descendu la pente de l’autre côté, jusqu’à une cabane de pierres couverte en branches, et dont la porte bâille à moitié. Que c’est pauvre chez la Veuve du loup ! On dirait une étable à pourceaux. La clarté de l’eau monte entre les collines et remplit la vallée prochaine.
En se penchant, en s’accrochant aux touffes de genêt, on pourrait se mirer tout en bas. Le cœur de la petite Élise s’est mis à battre.
Elle a franchi le seuil, avec sur les lèvres : « Bonjour, madame la Veuve du loup ! »
Mais il n’y a personne. Des pots pour faire la cuisine, des paquets d’herbes, un fusil dans un coin, un vieux chapeau avec une cocarde, une chaise, un foyer d’ardoise calciné, c’est tout. Le grand soleil de juin fait craquer les branches mortes de la genêtière. Les grillons chantent éperdument.
« Je veux pourtant qu’elle sache que je suis venue », dit Élise. Et elle a pris son couteau, et, de la pointe, elle a écrit les six lettres de son nom sur le gâteau de pain bénit. Puis elle a posé le gâteau tout au bord du foyer.
Elle s’en va. Elle a peur à présent.
Elle court jusqu’au logis de l’aïeul. « Grand-père, grand-père, j’ai porté un gâteau à la Veuve du loup!»

Quand le vieux, qui rentrait, entendit ça, il devint blanc comme l’aubépine qu’il avait autrefois à sa boutonnière, au temps de la grande guerre.

Quatre mois ont passé. La petite Élise est malade, et tout le voisinage croit qu’elle va mourir. Elle est si faible, que sa pauvre petite tête déraisonne, et que les gars du bourg, tant qu’ils voient le toit de la maison, retiennent leurs attelages et évitent de crier sur les bêtes qu’ils mènent aux champs.
Jean-François ne rit plus, Jean-François ne boit plus avec ses amis ; il ne quitte pas la salle carrelée où les minutes sont comptées par la respiration haletante de l’enfant, qui a l’air de vouloir épuiser la vie à la boire si vite, si vite. C’est un souffle à peine perceptible, mais que Jean-François entend mieux que tous les bruits du dehors, et qui le tient éveillé des nuits entières. Oh ! s’il pouvait s’espacer ! Si la fièvre tombait ! Si seulement Élise ouvrait les yeux qu’elle tient obstinément fermés !
Elle n’a pas prononcé une parole depuis une semaine. Le grand-père a vu défiler près du lit toutes les enfants du même âge, et sur leur visage, quand elles se retiraient, il a lu le même mot : « Adieu, petite Élise ! » Elles l’ont quittée.

Personne n’ose plus entrer, parce que le malheur est trop proche. Le médecin a dit : « Je repasserai », et il n’est pas revenu. Jean-François n’a plus de larmes à pleurer. Il est assis dans le fauteuil de paille que la rentière du bourg lui a prêté. Il regarde le lit blanc qui se voile d’ombre, la tête pâle qui ne vit plus que par le menu souffle des lèvres écartées, et la nuit tombe, et les campagnes sont muettes pour douze heures à présent.
Vers le milieu de la nuit, un rayon de lune a glissé par la fenêtre, et au même moment Élise a relevé ses deux paupières blanches. Le vieux s’est penché au-dessus du regard de son enfant, et il n’a reconnu ni le sourire, ni la clarté, ni la joie qui étaient toute la petite Élise ; mais il a entendu une voix non éveillée qui demandait : « Grand-père, où êtes-vous ?– Ici, ma petite, tout près. Tu ne me vois donc pas ? »

Elle a continué : « Je voudrais un poisson d’argent qui nage dans l’étang d’Agubeil. Il est au bord ; il a deux nageoires rouges ; il passe entre les roseaux. Allez le chercher. Je serai sauvée si je mange du poisson d’Agubeil. »

Élise a refermé les paupières. Elle n’a pas compris ce que Jean-François lui a répondu. Elle a eu seulement un de ces sourires d’enfants qui demandent et qui remercient, comme si c’était une même chose. Le vieux n’a pas hésité longtemps. Il a réveillé la voisine, et, tandis qu’elle veille auprès du lit de la malade, il est monté au grenier, où est serré un carrelet de fil de lin avec une armature de coudrier. Le voilà qui sort par la porte du jardin, son filet sur l’épaule.

La campagne ouvre ses chemins bleus, ses voyettes où la trace des bêtes rôdeuses raye les herbes gonflées d’eau. Pauvre Jean-François, tu sais quelle vengeance te guette là-bas ; tu sais qu’elle ne dort guère, et qu’au bruit du carrelet tombant dans l’étang d’Agubeil, une femme va se glisser entre les genêts, et que le caprice de la petite Élise va te coûter la vie. Mais le vieux est de ceux qui aiment. Pas un moment il n’a ralenti sa marche. Seulement, au lieu d’aborder l’étang par la chaussée, il a tourné à travers les bois, et quand il a eu descendu la pente, qu’il a senti l’ombre des branches qui se retirait de dessus lui et le laissait en pleine lumière de lune, sur une bordure de pré qu’effleurait la nappe immobile, il a signé son front et son cœur qui tremblait un peu.
Il tend les perches de coudrier ; il cherche de l’œil le poisson d’argent. Il n’aperçoit que les lueurs mêlées de ténèbres qui rôdent à la surface, et s’épanouissent, et se meuvent très vite sans qu’on puisse suivre le mouvement. Où est le bon endroit ? Il lève au hasard le filet et le plonge entre deux touffes de roseaux.
Toutes les étoiles ont tremblé du frémissement de l’eau.
La Veuve du loup ne dormait pas. Elle avait entendu un bruit de branches brisées dans le bois, et elle avait vu sortir du taillis celui qu’elle attendait depuis tant d’années, le meurtrier de son mari, l’ennemi qu’une inconcevable folie ramenait à cette place du crime inexpié. Chez elle, il y eut un sursaut de plaisir sauvage.
Par la lucarne de sa maison, elle regarda Jean-François debout sur la marge de l’étang. « Je te tiens ! » dit-elle tout bas.
Et elle se mit à rire. Et elle décrocha le fusil rouillé avec lequel, bien souvent, elle avait abattu les canards ou les cygnes qui se posaient sur l’étang d’Agubeil.
genêts étaient si hauts, que Jean-François ne pouvait découvrir la forme noire qui se courbait et s’approchait du bord de la crête. Le canon d’un fusil passa entre les brins de verdure, s’inclina vers la rive voisine, chercha la place du cœur sur la poitrine de l’homme, et les anges de Dieu qui volaient dans la nuit eurent ce spectacle d’horreur : la Veuve du loup visant son ennemi et touchant la gâchette de l’arme.

Mais, au moment où le doigt allait presser la détente, sur la surface de l’étang la femme aperçut les étoiles qui dansaient. Elles couvraient l’eau de leurs flammes vivantes ; elles enveloppaient la motte de terre où l’homme était posé. Et chacune d’elles ressemblait au pain bénit et doré que la petite Élise avait laissé dans la cabane. « Allez-vous-en, les étoiles, allez-vous-en ! »
Mais les étoiles ne s’en allaient pas. Trois fois la Veuve du loup releva son arme et la rabaissa. La troisième, Jean-François prit un poisson au fond de son carrelet, le saisit, et s’enfuit en laissant le filet sur les herbes.
Le bois craqua comme au passage d’un cerf poursuivi.

Alors, poussant un grand cri de rage, ayant laissé échapper sa proie, la Veuve du loup se dressa sur l’extrême bord du rocher, et lança dans l’étang l’arme qui avait fait la grande guerre.

Le fusil tournoya, tomba, troua les eaux pleines d’étoiles, qui se refermèrent à jamais sur lui.

Jean-François courait déjà par les sentiers, hors du bois, avec le poisson d’argent qui devait sauver la petite Élise.

Le lendemain, la Veuve du loup quitta l’étang d’Agubeil. Elle se mit en marche vers la ville, arriva à la porte d’une maison de refuge pour les vieillards, et dit : « Je suis la Veuve du loup, qui a, pendant quarante ans, vécu pour sa vengeance. L’homme est venu à l’endroit marqué. Je l’ai vu au bout de mon fusil. Mais les étoiles ressemblaient trop au pain bénit de la petite. Ça m’a fait faillir le cœur. Je ne suis plus bonne à rien : prenez-moi. »

On la crut un peu folle, et on la prit. C’est là que je l’ai connue, et qu’elle est morte.
René Bazin

Bà Góa Của Ông Sói (Thái Lan Dịch)

t

- " Élise bé nhỏ của ông nè, trong ao hồ Agubeil có những gì hả cháu?- Hoa của lau sậy mà không ai dám hái và bao nhiêu cá mà cũng không ai dám câu, ông ạ.- Có gì nữa cháu?- Ông ơi có con chim bói cá, rồi những cô nàng với đôi cánh xanh biếc, những chú ễnh ương kêu vang, những con kỳ nhông, đám quạ bay không ngớt.
- Hết chưa? - Chưa ông ạ, còn có cả hình bóng của bà Góa của ông Sói , bà ấy đang đi qua đi lại, vòng vòng quanh đây.- Thế thì Elise à, đừng bao giờ đi gần khu đó nhe cháu ; vì cháu sẽ gặp nạn, ta nói cho cháu biết đó, gặp nạn bên bờ ao Agubeil này."

Đứa bé liền hứa với ông. Ông ngoại của bé, là người bán hàng rong, mỗi khi vừa đến nơi đó liền chuyển sang hướng khác và tránh những vùng lân cận, nơi đó có mối hiểm nguy luôn rình rập ông và những người trong dòng họ. Đó là một ao hồ rất xưa cũ có nguồn nước từ một ngọn đồi bé nhỏ, quanh co,ở đó không có cư dân, quanh vùng ao hồ là vài khu rừng. Và ngọn đồi cạnh thung lũng thì thẳng đứng, là mõm đá đen, và đầy cả vết nứt rất sâu nên đám rắn rết đã có thể làm tổ trong đó, và những cây đậu kim thì đâm rễ thật sâu vào. Và chỉ có loại cây này là có thể sống trên mô đất này mà thôi. Nhưng chúng đã có thể vươn cao một cách diệu kỳ, rồi ngự trị trên ấy, và trong suốt năm tháng trời chúng đã rải những nụ hoa vàng tươi thắm lên đám lá xanh ngát của những cánh rừng cây sồi dẫn đến ao hồ. Những cánh hoa tàn vàng ươm rơi lã tả trên mặt ao được gió mang đi lăng tăng như những cánh buồm, và các bác nông dân nói rằng: " Nếu như tất cả loại cây đậu kim trên trái đất biến mất, thì vẫn tìm thấy hột ở Agubeil."

Tuy nhiên họ không thích đến cạnh bờ ao. Họ vừa cuốc cày ruộng rẫy trên vùng cao nguyên ấy vừa ngắm nhìn dòng nước trong vắt. Một vài người mạo hiểm thả cần câu hoặc giăng đó vào mùa cắt cỏ; nhưng không một ai màng đến việc lang thang quanh vùng đó, vì là đất sở hữu của Bà Góa.
Hỡi ôi! khi kể lại việc này tôi lại nhớ đến thời kỳ thật xa xưa và thảm thương làm sao! Tôi biết bà Góa đã rất nhiều tuổi và bị ghét bỏ. Người dân ở thị trấn thì quay mặt đi khi bà đến gần, để khỏi phải chứng tỏ rằng họ biết bà ta. Nhiều người đã từ chối không bán len, muối hoặc ngay cả vài đấu khoai mà bà cần để duy trì cuộc sống, vì thế bà thường phải đến hỏi nông dân và cửa hàng ở các thị trấn xa hơn.
Bà ấy cao lớn, khô cằn, uy nghiêm và gương mặt cộc cằn, và bọn trẻ rất sợ hãi khi bà đến gần chúng. Mái tóc, đôi vai, toàn thân mình bà chìm trong nếp gấp của chiếc áo khoác đen mà phụ nữ lúc xưa thường mặc vào ngày chủ nhật, nhưng bà ấy lúc nào cũng khoác vào mỗi khi ra khỏi nhà. Đó là dấu hiệu của sự nghèo khó, hay là để tang? Ai có thể biết được? Bà ấy thật là bí mật.

Không một ai dám đưa tay ra bắt tay bà, không một ai chào hỏi bà, và ngay cả nếu trong nhiều tuần lễ liên tiếp họ không nhìn thấy bà cũng không một ai có ý nghĩ đến nhà xem thử bà còn sống không. Những bà mẹ thì nói: " Nếu con không ngoan thì mẹ sẽ đến nói cho bà Góa đó", thế là bé im ngay và thu mình vào tay họ. Tuy nhiên cái bà Góa ấy, ngày xưa chắc bà rất xinh đẹp, và cũng có thể là người tốt, . Bà đã yêu và làm vợ của một người làm thợ xay lúa; ngày nay thì máy xay đã đổ nát, giương cao cái bánh xe bằng gỗ bên trên lỗ tháo nước ở bờ ao; và ngay nơi này bà đã xây lại cái chòi để ở bằng những mảnh đá và thanh xà còn sót lại.

Vào thời điểm đó, ở đâu cũng loạn lạc, như tôi đã kể, và cánh đàn ông người thì theo phe bảo hoàng cuối cùng chống lại cách mạng, người thì vào quân đội Cộng Hoà. Rồi đến một ngày, quá mỏi mệt với chiến tranh, hòa bình đã trở lại. Mọi người đều trở về nhà. Thế là tiếng trẻ lại vui đùa la hét quanh những trại gác xưa, và cánh đàn bà thì đang thư thả ngồi kéo sợi trước thềm nhà.
Ông Ngoại của bé Élise và người thợ xay lúa, lúc trước thuộc hai phái thù nghịch nhau, trẻ trung, hăng say, lòng sôi nổi khí thế với nhau vì sự ganh đua nào rất xa xôi trước đó, không ai biết được thế nào, đều trở về nhà cùng một lúc từ hai đội quân. Lúc xưa khi còn chiến trận, họ đã tìm nhau cả mười lần khi chiến đấu mà không gặp nhau. Và giờ đây, trên con đường ở bìa rừng dọc theo chỏm núi đá, họ đã gặp nhau, vào một chiều tháng năm.

Người thợ xay lúa mặc bộ quân phục lính xung kích, với bộ vải da bọc ống chân, áo quần kiểu Pháp, trên chiếc mũ dạ rộng có gắn phù hiệu tam tài. Người theo phe bảo hoàng thì gắn một cành hoa đào gai vào lỗ khuy áo vét bằng vải bông màu đỏ hoe. Khi nhìn thấy nhau từ xa, họ lên cò súng liền.
"Này Jean-François ! người thợ xay hét lên, mi phải chào ta đi chứ, vì đội ta là kẻ chiến thắng mà!-
- Không ai là kẻ chiến bại cả, Jean-François vừa nói vừa kéo cái mũ xuống tai. Mi hãy đi qua bên phải đi, còn ta sẽ đi lối bên trái. Bây giờ là hòa bình rồi.
- Đối với ta thì không. Mi đã nói xấu vợ ta! Mi đã nhạo báng khi nhà máy xay của ta bị cháy! Mi đã nhắm bắn vào các bạn của ta!
- Còn mi cũng đã bắn vào bạn của ta kia mà; đó là chiến tranh mà.
- Mi không mất gì cả, và mi là kẻ chiến bại; còn ta thì đã mất tất cả, và ta trở về là một kẻ đói rách. Nào, bỏ nón ra đi!
- Không bao giờ trước mặt mi!" Rồi họ giương súng lên.
Ngay lúc đó người vợ của ông thợ xay lúa xuất hiện trên mô đất. Bà hét lên thật to ... Bên dưới kia, trên con đường tràn ngập toàn một màu xanh lá mới đầu mùa, hai người đàn ông đang chĩa súng vào nhau, ở sườn dốc, cách đó chừng bốn mươi bước sãi. "Jean-François !", bà la lên. Nhưng tiếng la thất thanh đã chìm mất trong hai tiếng súng nổ. Một luồn khói bay lên từ con đường sâu hút dưới đồi. Người lính xung kích nằm dài ra đó, úp mặt xuống đường, một viên đạn xuyên qua tim. Jean-François nhảy qua bờ rào cạnh đó, và chạy sổng vào thôn trang.

Ôi , hình ảnh kinh hoàng làm sao! Bốn mươi năm đã trôi qua, mà cảnh tượng ấy vẫn còn đây, sự ghê rợn vẫn còn bao trùm nơi chốn kinh khiếp này, nơi mà tiếng súng sau cùng của trận đại chiến vùng nông thôn đã vang lên. Bà vợ người xay lúa, trở nên như điên dại, đã tự tay gầy dựng lại cái chòi từ căn nhà đổ nát , rồi vì cô độc, trở nên thô lỗ cộc cằn, người ngợm thì tệ hại vì đói kém và khổ đau, đã không còn nhớ tên thời trẻ của mình là gì nữa.
Những người nông dân, khi nhìn thấy cách sống của bà, rồi nhớ đến tính tình hung bạo của chồng bà, nên chỉ gọi là Bà Góa của ông Sói. Bà đi ăn cắp khoai và củi để sinh sống và sưởi ấm; bà đi săn lậu y như một người đàn ông, và nhất là bà đến câu và giăng lưới bắt cá trong ao Agubeil . Thi thoảng lắm, khi thiếu lương thực hoặc có món đồ có giá cần đem bán, thì bà mới ra thị trấn. Người ta nghĩ rằng bà có thể làm tất cả những gì có thể, bởi vì bà chỉ nói đến một việc. Bà thường nói: "Ông thợ xay lúa đã chết rồi, và Jean-François cũng sẽ chết theo. Hắn sẽ gục ngã nơi mà người kia đã nằm xuống. Ta đã để dành một viên đạn cho hắn. Một khi mà hắn đi ngang qua ao, thì hắn sẽ nằm lại đó. Ta sẽ không đến nơi nào khác để giết hắn; mà ta sẽ hạ gục hắn chính ở nơi ấy, hắn ta hoặc con cháu của hắn."

Thế rồi, từ bốn mươi năm nay, bà ấy rình cơ hội để trả thù. Bởi vì lý do đó, ông bán hàng rong tránh không đến gần những quả đồi bao quanh cái ao, và ông cấm hẳn cô cháu gái Élise,- hỡi ôi! cô bé là người thân duy nhất của cả gia đình ông còn lại- , không được bén mảng đến khúc đường mà xưa kia ông đã gặp kẻ thù của ông. Bây giờ bởi vì ông đã luống tuổi, ông luôn tự trách mình đã phạm trọng tội, tại sao lại tự vệ bằng cách đó vào thời cũ xưa, và hàng năm ông đều xin lễ đọc kinh cho người lính xung kích .
Ông ấy là một người u buồn. Đôi khi, đang trên đường về vào lúc sẫm tối, vai mang túi hàng hóa, bỗng nhiên ông phát hiện ra một khóm hoa anh túc đang khoe sắc trên sườn đồi, bên dưới là những con đường mòn trũng sâu, thì ông chọn đánh một vòng xa hơn nửa dặm hơn là đi thẳng ngay xuống đó để hái hoa.
Tất cả niềm hạnh phúc vui sướng của ông , nhưng luôn đầy âu lo, là nhìn thấy cô bé Élise lớn lên.

Cô bé sắp lên mười tuổi rồi. Và, khi cô bé được rước lễ lần đầu, buổi lễ diễn ra rất ôn hòa, bé mặc bộ áo trắng tinh, gương mặt có vẻ hơi nhợt nhạt xanh xao đang bước đi giữa đám bạn, nhưng yêu kiều duyên dáng và trầm lặng hơn chúng. Toàn bộ thị trấn được trang hoàng bằng những vòng chuỗi xanh lục. Lúc đó là vào khoảng đầu tháng sáu. Trong nhà thờ, tất cả các bà mẹ ngồi yên ắng đằng sau các cô bé. Tất cả đều khóc. Jean-François cũng ngồi chung với họ, cũng khóc như họ và cho dù ông không rời mắt khỏi cô bé, ông không thể nhìn thấy bé cho rõ được, đôi mắt ông nhòa đi vì dòng lệ mà ông không thể ngăn được.
Ông có lý do để khóc chứ, bao nhiêu là cái tang trong thời gian qua, bao nhiêu là cảm xúc sâu lắng ở thời điểm hiện tại, và một nỗi lo sợ cho dù ông không muốn tí nào, cho những tháng ngày sắp tới! Sáng nay bé Élise nói với ông: "Ông ơi, cháu sẽ cầu nguyện cho chồng của bà Góa nữa nhé, được không ông?"và ông đã trả lời: "Tính đến nay là đã bốn mươi năm mà ông đã làm điều đó rồi, cháu ạ".
Sau đó, cảm thấy mệt mỏi vì khơi lại điều ấy, ông để cho cô bé trở về nhà một mình, nhà ở ngay cuối vùng thị trấn thôi, và ông giao cô bé cho hai phụ nữ cũng đi về hướng ấy; rồi ông đến quán rượu." Hãy cho tôi rượu vang đóng chai nhe, để tôi xem thử tôi còn trẻ trai không". Rượu làm khô nước mắt của ông, làm cho ông vui lên, và quên mất bé Elise. Không lâu sau, bé ở nhà một mình, nhà thì có hai cửa , một cửa thông ra đường và cửa kia thì đưa ra cánh đồng.

Thường ngày cô bé vẫn có thói quen ở nhà một mình. Nhưng đặc biệt hôm nay cô cảm thấy buồn khi nhận ra không có ai chung quanh mình cả. Cô bé nghe ngoài kia từng đám trẻ đi với mẹ chúng, và hôm nay sao họ lại nói cười huyên thuyên vui vẻ thế kia nhỉ.
Rồi cô ta nhìn kỹ ba cái bánh ngọt đã được ban phép lành cô mang từ nhà thờ về, có hình dáng ngôi sao, đúng rồi, như những ngôi sao giấy vàng ánh dán lên những lá cờ hiệu.
"Này nhé,một cái để cho ông, một cái cho Dì Gothon. Rồi cái thứ ba thì cho ai nhỉ?" Bé thảnh thơi suy nghĩ, vì quanh cô không có ai làm phiền cả. Bé cảm thấy tâm hồn bao dung, vui sướng và trong sáng vô cùng, đến nỗi bé chẳng còn sợ hãi gì nữa cả, và tự mình trả lời: "Cho bà Góa của ông Sói!" Ôi thật tôi nghiệp cho cô bé mới mười tuổi đầu, không tin là có điều xấu xa bởi vì cô ta tinh khiết quá, và bé còn can đảm hơn cả một người đàn ông bởi vì cô đang vui sướng quá!
Thế là không cần phải nghĩ ngợi gì nữa, bé chụp lấy một cái bánh, và đi cửa sau dẫn ra cánh đồng lúa, dẫm đôi giày trắng trong đám cỏ cao. Cô ung dung bước đi, không chút sợ hãi, không ngoái đầu lại. Cái khăn trùm đầu vướng phải các bụi gai, bé phải cột chặt lại trước ngực. Trông cô bé như là một thiên thần hiện lên giữa đám bông lúa. Cánh đồng bây giờ trở nên hoang vắng, bao quanh toàn là những khu rừng, thật ghê sợ, không còn nghe thấy tiếng nói chuyện rì rầm vọng lại nữa. Ông ngoại của bé vẫn còn đang uống rượu ở quán. Élise đang đến gần cái ao Agubeil . Bé không nhớ đến lời ông cấm cản dặn đi dặn lại bao lần nữa. Ngày hôm nay đâu có giống những ngày đã qua đâu? Nếu bé không đi thì ai sẽ đi đây, ai mang bánh thánh đến cho bà Góa của ông sói? Không ai còn nhớ đến bà góa phụ của ông thợ xay lúa , bà ấy chẳng có con cái bà con bạn bè gì nhớ đến bà nữa, chỉ có cô bé đang leo lên mõm đá rạn nứt đầy rong rêu trơn trợt giữa đám cây đậu kim đây thôi.

Bé đã leo lên đỉnh mỏm đá. Rồi bé lại chạy xuống sườn phía bên kia, đến một căn chòi bằng đá và phủ đầy nhánh cây, cánh của hé mở nửa chừng. Ôi, nhà bà Góa nghèo nàn làm sao! Nhìn giống như một chuồng nuôi lợn. Khi nhìn vào cái ao trong vắt thấy cả cảnh vật chung quanh, và khi soi mình vào đó thì thấy cả dưới đáy ao. Tim cô bé bắt đầu đập mạnh. Bé bước qua ngưỡng cửa, và miệng thì sẵn sàng thốt lên: "Xin chào bà Góa của ông sói ạ!" Nhưng không có ai cả. Toàn là nồi chảo , những bó cỏ, rồi trong góc nhà thì có cây súng, một cái nón cũ kỹ có gắn phù hiệu tam tài, một cái ghế, một bếp lò bằng đá bị cháy đen, chỉ có thế thôi. Tiếng dế gáy vang bên ngoài ."Làm thế nào để bà ấy biết là mình đã đến chứ", Élise nói một mình. Thế là bé cầm lấy con dao, rồi lấy đầu nhọn khắc lên bánh tên của bé gồm sáu nét chữ. Xong thì bé đặt bánh lên bìa bếp lò, rồi đi ra. Bây giờ thì bé cảm thấy sợ. Bé chạy một mạch về đến nhà, " Ông ơi, ông ơi, cháu đã mang một cái bánh đến cho bà Góa của ông sói rồi!"
Đến khi ông lão trở về nhà và nghe thấy điều đó, gương mặt ông trở nên trắng toát như nụ hoa đào gai mà xưa kia vào thời đại chiến ông gắn vào khuy áo.
Bốn tháng đã trôi qua. Élise bị bịnh, mọi người quanh vùng nghĩ rằng bé sẽ không qua khỏi. Cô bé yếu đuối đến nỗi thường hay nói nhảm, và rồi các chú đánh xe ngựa khi vừa nhìn thấy mái nhà của bé, đã phải ghì cương xe lại và không dám la lối những con ngựa, con bò đang trên đường đến đồng lúa để kéo cày.

Jean-François không còn cười vui, Jean-François không còn đi uống rượu với bè bạn nữa; ông không rời nửa bước căn phòng lát gạch, nơi đó ông đang đếm từng giây từng phút theo nhịp thở thoi thóp của bé, cô bé có vẻ như muốn thời gian trôi đi thật nhanh cho rồi. Nhịp thở rất khó nhận biết, nhưng Jean-François lại nghe rất rõ, rõ hơn cả bất cứ tiếng động nào bên ngoài, và làm cho ông thức trắng đã bao đêm rồi. Ôi! Giá như cháu của ông có thể thở khá hơn một chút! Giá như cơn sốt hạ xuống! Giá như ông có thể làm thế nào để bé hé mở đôi mắt một chút, thay vì cứ nhắm nghiền lại như thế.! Ông ngồi đó nhìn tất cả những đứa trẻ cùng trang lứa với cháu ông đi ngang giường bé, và trên gương mặt của chúng, khi chúng ra về, ông đã thấy chúng mấp máy cùng một điệu: "Giả biệt, bạn Élise bé nhỏ!", rồi chúng bỏ về.
Không còn bất cứ ai dám vào phòng đó nữa, bởi vì nỗi bật hạnh đã quá cận kể. Vị bác sĩ cũng đã nói: "Tôi sẽ trở lại", nhưng rồi ông ấy đã không trở lại. Jean-François đã không còn giọt ước mắt nào để khóc nữa. Ông đang ngồi ở ghế bành bằng rơm mà bà cho thuê đồ vật ở thị trấn đã cho ông mượn. Ông nhìn cái giường trắng xinh đang bị bóng đêm bao phủ, gương mặt xanh xao nhợt nhạt chỉ còn thấy được sự sống qua cử động nhẹ nhàng của đôi môi, và rồi đêm dần xuống, vào thời khắc này cánh đồng bên ngoài cũng im ắng không động tĩnh trong suốt mười hai tiếng. Vào lúc nửa đêm, một tia sáng nhỏ của ánh trăng len vào cửa sổ, và đúng lúc đó Élise đã giương cao đôi mí mắt trắng bệch lên. Ông lão liền cúi xuống gương mặt bé, và ông đã không nhận ra được nụ cười nào, sự rạng rỡ hoặc nét vui tươi nào từ xưa nay vẫn hiển hiện trên nét mặt Élise bé nhỏ của ông: nhưng ông đã nghe thấy một giọng nói chưa được tỉnh táo đang hỏi: "- Ông ơi, ông ở đâu vậy? - Ngay đây nè, bé cưng à. Cháu không nhìn thấy ông sao?
Cô bé nói tiếp: " Ông ơi, cháu muốn có con cá bạc đang bơi lượn trong ao Agubeil. Nó bơi ở cạnh bìa ao ấy, nó có hai cái vây màu đỏ; nó luồn lách giữa đám lau sậy. Ông hãy đi tìm nó đi. Cháu sẽ khỏi bệnh nếu như cháu ăn được cá ở hồ Agubeil, ông ạ." Rồi Élise lại nhắm mắt. Bé không hiểu những điều Jean-François đã trả lời bé. Bé chỉ nở nụ cười trẻ thơ, chỉ biết đòi hỏi và cám ơn, làm như thể hai việc này không khác gì nhau cả. Ông lão không do dự thêm phút nào cả. Ông sang thức bà hàng xóm dậy, rồi trong khi bà ngồi canh người bịnh, ông chạy lên gác xép, ở đó ông đã cất kỹ một cái vó bằng vải gai mịn có khung gỗ phỉ. Thế là ông đi ra lối sau vườn, cái lưới vó đeo trên vai.

Cánh đồng trải rộng những lối đi xanh biếc, có dấu chân của loài vật đi hoang rẽ tấm thảm tươi thắm thành hàng trong đám cỏ mọng nước. Ôi, Jean-François tội nghiệp, anh đã biết trước một lời nguyền trả thù ghê gớm như thế nào đang chờ anh ở đấy; anh biết rõ rằng bà ấy chẳng chớp mắt tí nào cả, và một khi tiếng động nhỏ của cái lưới tỏm xuống hồ ao Agubeil, thì một người đàn bà sẽ lẻn vào bên trong đám cây đậu kim, và rằng sự vòi vĩnh bất thường của bé Élise sẽ khiến anh trả giá rất đắt. Nhưng ông lão thuộc loại người chỉ biết yêu thương. Không một phút giây do dự nào làm ông chậm bước lại. Chỉ có điều là thay vì đến ao bằng con đường đắp cao ở sát cái ao, thì ông đi vòng qua lối rừng, và khi đã xuống sườn dốc, ông cảm nhận được bóng cây trên đầu không còn che dấu ông được nữa, khiến bây giờ ánh trăng rọi hình bóng ông rất rõ, thì ông đứng trên bờ cỏ sát mặt hồ lặng như tờ, và đã làm dấu thành giá trên trán và trên trái tim bây giờ hơi run rẩy.

Ông giăng sào vó xuống; ông nhìn thật kỹ, cố tìm con cá bạc. Nhưng ông chỉ thấy những đốm sáng nhỏ xen lẫn với những vũng tối lượn lờ trên mặt ao, rồi bừng sáng lên, và di chuyển rất nhanh đến nỗi mắt không thể nhìn thấy sự chuyển động ra sao. Nó ẩn nấp nơi nào đây? Ông giương cái lưới lên và nhận chìm theo may rủi giữa hai khóm lau sậy. Toàn bộ đám sao lung linh khi mặt nước chao mạnh. Bà Góa của ông sói không hề ngủ. Bà đã nghe thấy tiếng cành cây gãy răng rắc trong khu rừng, rồi bà lại nhìn thấy con người mà bà đã chờ đợi trong bao nhiêu năm nay vừa đi ra từ đám cây thưa, cái kẻ đã giết chồng bà, kẻ thù mà do một lúc điên rồ không thể ngờ được đã đem mạng đến nộp ngay địa điểm mà ngày xưa đã xảy ra tội ác không thể nào tha thứ được.

Trong thâm tâm bà Góa, bà cảm thấy bừng lên một niềm vui hung ác. Từ cửa sổ con trong căn nhà, bà đang nhìn Jean-François đứng ở bờ ao .
" Rồi đó, thế là bà tóm được mày rồi nhé!", bà tự nói thầm. Rồi bà bật cười hả hê. Bà lấy cái súng treo ở tường, cái súng rỉ sét mà bà thường dùng để bắn bọn vịt hoặc đám thiên nga thường hay đậu trên ao Agubeil. Đám cây đậu kim mọc cao quá đầu người, nên Jean-François không thể nhìn thấy cái bóng đen đang cúi mình xuống và đến gần đỉnh đồi. Một cái nòng súng lẻn qua đám cây cỏ , chĩa nghiêng về phía bờ bên cạnh, đang mò mẫm tìm trọng tâm là trái tim của ông, và những thiên thần từ trên Trời đang bay trong màn đêm đen kịt bỗng kinh hoàng khi nhìn thấy cảnh tượng này: bà Góa của ông sói đang nhắm bắn kẻ thù của bà và ngón tay đang sắp lảy cò súng. Nhưng rồi, vừa ngay lúc ngón tay sắp nhấn cò, thì người đàn bà bỗng nhìn thấy bao nhiêu là ngôi sao đang nhảy múa. Ánh sáng sinh động của chúng bao trùm cả mặt nước ; chúng cũng vờn quanh ụ đất nơi người đàn ông đang đứng. Và mỗi cánh sao lại giống hệt cái bánh thánh vàng rực mà bé Élise đã để lại trong nhà của bà. "Bọn bây hãy tránh xa đi, hỡi đám sao sáng kia, hãy đi di!" Nhưng đám sao không bỏ đi.

Đã ba lần bà Góa đưa cao súng lên rồi lại hạ xuống. Đến lần thứ ba, Jean-François lấy một con cá dưới đáy cái vó, chụp lấy nó, rồi bỏ chạy, để lại cái lưới trên đám cỏ. Cây cối gãy răng rắc như khi một con nai bị săn đuổi chạy lướt nhanh qua. Thế rồi, hét lên như người điên, vì đã để xổng mất con mồi, bà Góa của ông sói đứng thằng người bên trên bìa mỏm đá, rồi ném mạnh cái súng mà trước đây được xử dụng trong trận đại chiến xuống ao. Cái súng xoay tít, rơi tõm xuống ao, chọc thủng màng nước lấp lánh đầy cả ngôi sao, những chòm sao phủ đầy lên trên súng thành một màn dày đặc, và chôn nó vĩnh viễn dưới đó ...
Jean-François đã chạy tít xa, trên con đường mòn, ra khỏi khu rừng, tay ôm con cá bạc sẽ cứu lấy mạng sống cho Élise bé nhỏ của ông.

Ngày hôm sau, bà Góa của ông sói rời bỏ bờ ao Agubeil. Bà đi về phía thị trấn, đến một viện dưỡng lão , và nói: "Tôi là bà Góa của ông sói, người mà trong suốt bốn mươi năm đã kéo dài cuộc sống chỉ để trả thù. Kẻ gây ra việc đó đã đến tận nơi đã ấn định. Tôi đã nhìn thấy hắn ta ở ngay đầu mũi súng của tôi. Nhưng rồi đám sao lấp lánh đã quá giống miếng bánh thánh của con bé đã tặng cho tôi. Điều đó đã làm cho bao nhiêu sự dũng cảm của tôi tan biến đi trong giây phút. Bây giờ tôi đã trở nên vô tích sự rồi: Hãy bắt tôi đi". Mọi người cho rằng bà ấy có lẽ đã trở nên hơi mất trí rồi, và họ mang bà vô viện. Và chính ở nơi đây tôi đã biết đến câu chuyện của bà Góa của ông sói, và bà cũng qua đời ở đó.

René Bazin- TháiLan/NữLan dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét