Bài Thơ Thất Niêm Của Nguyễn Du
Một
bài thơ rất nổi tiếng của Nguyễn Du, làm rung động bao người, khi ông
khóc cho Tiểu Thanh, một cô gái mới vừa 18 tuổi, sắc tài nhưng bạc mệnh.
Độc Tiểu Thanh Ký
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp tố như?
Nguyễn Du
Dịch Nghĩa:
Đọc Truyện Nàng Tiểu Thanh
Vườn hoa bên cạnh Tây Hồ nay đã thành bãi đất hoang,
Chỉ có thể viếng nàng qua bài điếu đọc trước cửa sổ .
Son phấn có linh hồn cũng phải thương xót sau khi chết,
Văn chương không có mệnh cũng bị liên luỵ, sau khi đốt còn sót lại một ít
Mối hận của người tài sắc xưa nay, biết làm sao để hỏi trời.
Ta tự coi như người cùng cảnh ngộ với nàng, thật lạ chỉ vì phong nhã mà phải nỗi oan.
Chỉ có thể viếng nàng qua bài điếu đọc trước cửa sổ .
Son phấn có linh hồn cũng phải thương xót sau khi chết,
Văn chương không có mệnh cũng bị liên luỵ, sau khi đốt còn sót lại một ít
Mối hận của người tài sắc xưa nay, biết làm sao để hỏi trời.
Ta tự coi như người cùng cảnh ngộ với nàng, thật lạ chỉ vì phong nhã mà phải nỗi oan.
Chẳng biết hơn ba trăm năm sau, Người đời có ai khóc cho tác giả Tố Như, giống như ta khóc cho người con gái đẹp này chăng?
Trong
tài sản thi ca của Nguyễn Du, đây là bài thơ được hậu thế biết nhiều
nhất sau Truyện Kiều. Một bài thơ có nhiều điểm giống với Truyện Kiều.
Tác giả thương cảm cho nàng Tiểu Thanh, khiến tôi nhớ đến sự trùng hợp
khi Kiều khóc trước mộ Đạm Tiên.
Thế nhưng, đây cũng là bài thơ gây tranh cãi nhiều nhất của Nguyễn Du. Nghi vấn được đưa ra để tìm lời giải: Bài Thơ Thất Niêm hay phá cách..?
1/ Bài Thơ Thất Niêm
Nhìn vào bài thơ, hai câu 7 và 8 là không bình thường:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp tố như?
Đúng vậy, hai câu cuối câu 7 và 8 Thất Niêm.
Theo sách Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục trang 95:
"Ngày xưa các môn thi của các khoa thi Hương đều có "Thi, Lễ, Nhạc, Độc". Vậy Thơ Luật là bộ môn chính của trường thi.
Như khoa Đinh Mão - Gia Long thứ 6 (1807) tại trường thi Hải Dương. Giám Khảo là Đông Các Đại Học Sĩ Nguyễn Du".
Với quan hàm Đông Các Đại Học Sĩ, Nguyễn Du đã không ít lần làm giám khảo các kỳ thi. Đã từng loại không biết bao thí sinh.
Vì sao Ông lại làm một bài thơ sai Luật như thế? Từ ý nghĩ này, có một số ý kiến cho rằng Ông phá cách.
2/ Bài Thơ Phá Cách
Trong Luật Niêm, câu thứ 7 phải Niêm với câu thứ 2, 3 và 6. còn câu 8 phải Niêm với câu 1, 4, 5.
Theo
quan điểm của đa số giới làm thơ ngày nay, nếu một bài thơ do chúng ta
sáng tác, lỡ phạm vào một trong năm Luật của Đường Luật Thi, sẽ bị kết
luận là Thất Luật. Đối với các Danh Gia, Tiền Nhân, thì cho rằng phá
cách. Đúng bất công cho đám hậu bối chúng ta quá phải không Quý vị.
Với
Tài danh của Nguyễn Du, Ông sẽ không bao giờ phá cách như chúng ta
nghĩ. Ông thừa khả năng để giữ Luật mà ý câu thơ không hề thay đổi.
3/ Sai vị trí cặp Thực và Luận
Có
một vị Nho học cho rằng vị trí của cặp Thực và Luận không đúng. Theo vị
này cho biết, bài thơ trong tập thơ của Thầy ông, có sự khác biệt, là
hoán đổi vị trí giữa câu 1 và 2, giữa cặp Thực và Luận. Vị này quả quyết
như thế vì chính tay ông chép lại tập thơ:
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ...
Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ...
Đọc bài thơ đổi vị trí này, chúng ta thấy ngoài hai Từ khác nhau là
"mai uyển" và "hoa uyển"; vị trí của câu 1 và 2, còn một khác biệt rất
lớn, làm thay đổi cấu trúc của bài thơ, đó là sự hoán đổi vị trí của cặp
Thực và Luận, tôi thấy có gì không hợp.
Trong
một bài Thơ Đường Luật, cặp Thực sẽ nối tiếp ý của cặp Đề, tức nhiên
phải giới thiệu về nhân vật từng sống nơi Tây Hồ. Sau đó, cặp Luận sẽ
nêu lên cảm xúc của Tác giả về hoàn cảnh của nhân vật. Có như vậy ý của
bài thơ sẽ liên tục. Còn theo bài chỉnh sửa, chưa biết nhân vật chính
thế nào, mà đã đồng cảm với nàng rồi. đúng là lấy sau làm trước, ý thơ
bị cắt khúc rời rạc. Là một Đại Thi Hào, chắc chắn Nguyễn Du không thể
làm một bài thơ ý tưởng lộn xộn, đầu đuôi xáo trộn như thế.
4/ Bài Thơ Cổ Phong
Thơ
Đường Luật là sự tiếp nối, biến thể và cấu trúc lại từ thơ Cổ Phong. Vì
thế nên cũng có ý kiến cho rằng đây là một bài thơ Cổ Phong, nên Luật
Thi không bó buộc. Tôi cũng hơi nghiêng về ý kiến này, nhưng vẫn còn
thắc mắc, trong khi tất cả đều theo Luật của Đường Luật, chỉ có luật
Niêm là khác.
Thật là khó nghĩ. Tại sao Nguyễn Du làm vậy? Thế là tôi tự đi tìm một lý do khác.
5/ Có Một Luật Thơ Khác?
Riêng cá nhân tôi, vì không cùng quan điểm với bất cứ ý kiến nào bên trên, kể cả ý kiến Tác giả làm theo lối Cổ Phong.
Chúng ta cùng điểm lại các bài Đường Luật Thi của Ta cũng như Tàu có trước Nguyễn Du.
Ở Việt Nam, trước hết có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong bài thơ Nhân Tình Thế Thái thứ 21 có tên Dĩ Hoà Vi Quý.
Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi coÐấy cậy đấy khôn, đây chẳng nhịn
Ðây rằng đây phải, đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua với bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng nhân dĩ hoà vi quý
Vô sự thì hơn kẻo phải lo
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng nhân dĩ hoà vi quý
Vô sự thì hơn kẻo phải lo
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Không như Nguyễn Du ở hai câu cuối, Trạng Trình không theo Niêm ở hai câu Thực.
...
Bây giờ chúng ta nhìn sang nước Tàu, ngược dòng thời gian, tìm đến những nhà thơ nổi tiếng thời Đường:
- "Thành Tây Pha Phiếm Chu" của Đỗ Phủ :
Ở bài thơ này giống như bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ở bài thơ này giống như bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Thanh nga hạo xỉ tại lâu thuyền
Hoành địch đoản tiêu bi viễn phương
Xuân phong tự tín nha tường động
Trì nhật từ khan cẩm lãm khiên
Ngư xuy tế lãng dao ca phiến
Yến xúc phi hoa lạc vũ diên
Bất hữu tiểu chu năng đãng tương
Bách hồ na tống tửu như tuyền
- "Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài" của Lý Bạch :
Bài thơ này cũng như bài trên
Trì nhật từ khan cẩm lãm khiên
Ngư xuy tế lãng dao ca phiến
Yến xúc phi hoa lạc vũ diên
Bất hữu tiểu chu năng đãng tương
Bách hồ na tống tửu như tuyền
- "Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài" của Lý Bạch :
Bài thơ này cũng như bài trên
Phượng hoàng đài thượng phượng hoàng du
Phượng khứ đài không giang tự lưu
Ngô cung hoa thảo mai u kính
Tấn đại y quan thành cổ khâu
Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
Nhị thủy trung phân bạch lộ châu
Tổng vị phù vân năng tế nhật
Trường an bất kiến sử nhân sầu
Phượng khứ đài không giang tự lưu
Ngô cung hoa thảo mai u kính
Tấn đại y quan thành cổ khâu
Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
Nhị thủy trung phân bạch lộ châu
Tổng vị phù vân năng tế nhật
Trường an bất kiến sử nhân sầu
- "Chước Tửu Dữ Bùi Địch" của Vương Duy :
Riêng bài thơ này thì xem như toàn bài.
Chước tửu dữ quân quân tự khoan
Nhân tình phiên túc tự ba lan
Bạch thủ tương tri do án kiếm
Chu môn tiên đạt tiếu đàn quan
Thảo sắc toàn kinh tế vũ thấp
Hoa chi dục động xuân phong hàn
Thế sự phù vân hà túc vấn
Bất như cao ngọa thả gia san.
Bạch thủ tương tri do án kiếm
Chu môn tiên đạt tiếu đàn quan
Thảo sắc toàn kinh tế vũ thấp
Hoa chi dục động xuân phong hàn
Thế sự phù vân hà túc vấn
Bất như cao ngọa thả gia san.
Qua 5 bài thơ của các thi nhân: Thi Hào Nguyễn Du, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Tiên Lý Bạch và Thi Phật Vương Duy... Các nhà thơ có thể nói nổi tiếng vào bậc nhất trong nền thi ca của Việt và Tàu, gợi cho chúng ta điều gì?
Chẳng lẽ cả 5 người đều bị lỗi thất niêm hay phá cách giống như nhau?
Hay
còn một nguyên nhân nào khác khiến các câu thơ Đối Bằng Trắc từng cặp
một? Điều này thể hiện rõ nhất ở bài "Chước Tửu Dữ Bùi Địch" của Vương
Duy.
Các câu 1; 3; 5; 7 có cùng Bằng Trắc hay nói chính xác hơn là Niêm với nhau.
Tương tự, các câu 2; 4; 6; 8 Niêm với nhau.
Qua nhận xét trên, chúng ta thấy các câu lẻ Niêm với lẻ. Các câu chẵn Niêm với chẵn.
Điều này hoàn toàn trái ngược với luật Niêm mà mọi người đều biết và sử dụng:
- 1; 4; 5; 8 Niêm với nhau. 2; 3; 6 ;7 Niêm với nhau.
Kết Luận
Từ phân tích những bài Thơ Đường Luật ở trên, đã dẫn chúng ta đến một kết luận:
"Trong
thơ Đường Luật trước đây đã tồn tại một luật Niêm thứ hai, nhưng ít
được giới làm thơ sử dụng, cũng như chưa thấy tài liệu nào nói đến.
- Luật Niêm thứ nhất : 1 - 4 ; 2 - 3 ; 5 - 8 ; 6 - 7 . Luật Niêm thông dụng
- Luật Niêm thứ hai : 1 - 3 ; 2 - 4 ; 5 - 7 ; 6 - 8 . Luật Niêm ngày nay không thấy sử dụng
- Hoặc sự pha trộn giữa hai luật niêm trên.
- Luật Niêm thứ nhất : 1 - 4 ; 2 - 3 ; 5 - 8 ; 6 - 7 . Luật Niêm thông dụng
- Luật Niêm thứ hai : 1 - 3 ; 2 - 4 ; 5 - 7 ; 6 - 8 . Luật Niêm ngày nay không thấy sử dụng
- Hoặc sự pha trộn giữa hai luật niêm trên.
Vì
thế, tôi cho rằng bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký không hề sai luật, cũng như
không hề phá cách... Có thể trước đây có một luật khác, luật này song hành với luật chúng ta đang làm ngày nay, mà chúng ta chưa hề biết đến.
Huỳnh Hữu Đức
bài rất hay
Trả lờiXóa