Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Hùng Ca Sử Việt 2 : Chiến Tranh Lý Tống

Trong Trận chiến với Quân Tống từ năm 1075 - 1077, công trạng lớn nhất thuộc về hai vị chánh và Phó tướng Lý Thường Kiệt và Tôn Đản cầm đầu hai đạo binh từ hai ngả Thuỷ và Bộ tấn công vào lãnh thổ Tống Triều.

Tôn Đản
Là tướng cùng với Lý Thường Kiệt chỉ huy các trận chiến vượt qua biên giới đánh các châu của Tống nhằm ngăn chặn kế hoạch xâm lược quân Tống. Cầm đầu đạo quân đường bộ. Ông mới thật sự là người có công đầu trong các trận chiếm châu Khâm và châu Liêm...
Mặc dù có công lớn với đất nước nhưng cả đời ông chưa từng nhận chức tước hoặc bổng lộc của triều Lý. Luôn cả các nhà viết sử cũng ít nếu không muốn nói là chưa hề xếp ông vào một vị trí trang trọng trong lịch sử nước nhà. Thật là bất công với một Đại Tướng tài ba như ông.
Tôn Đản không phải là Nùng Tông Đán, người đứng đầu các châu mục bắc biên, như một số sách lầm tưởng. Tôn Đản lớn hơn Nùng Tông Đán khoảng 40 tuổi và là con của Tôn Trung Luận, còn Nùng Tông Đán là con của Nùng Tồn Thương. Nùng Tông Đán đã từng bỏ ta theo Tống. (Theo hungsuviet.us) 
Theo Wikiperia,
Nùng Tông Đản ( 儂宗亶; 1046- ?) thường gọi tắt là Tông Đản hay Tôn Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất Nhà Tống, làm ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
Nùng Tông Đản sinh năm 1046 tại tổng Kim Pha, châu Quảng Nguyên thuộc đạo Thái nguyên (nay là Nà Cạn, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng. Cha ông là Nùng Tồn Thương làm châu mục châu Quảng Nguyên; là nguời có công giúp nhà Lý bình ổn vùng biên cương Cao Bằng Lạng Sơn,Cao Bằng.
Sau khi chiến thắng Tống Quân, này vua Lý phong Lý Thường Kiệt làm Điện tiền nguyên suý Phục quốc Thái uý và phong cho Nùng Tông Đản chức Lang Trung tướng quân, triệu về kinh thành Thăng Long làm Đô quân thống lĩnh ngự tiền sử.

Theo Tống?
Theo một số nguồn tài liệu thì Tông Đản từng theo hàng và dâng đất cho nhà Tống. Tuy vậy, do sử sách chép không rõ ràng nên các nguồn tài liệu đều nêu việc này khá dè dặt.

Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường Kiệt viết:
Sử sách Tống viết Nùng Tông Đán là người Nùng khá hiệt liệt, đã từng vào cướp đất Tống, sau theo Tống làm đến trung vũ tướng quân ở Ung Châu. Y từng bỏ Tống rồi theo Tống nhiều lần. Sử ta thì có nhắc đến Tông Đản lãnh đạo quân khê động theo Lý Thường Kiệt đánh sang Tống (hiện nay còn có phố Tông Đản ở Hà Nội), nhưng rất sơ sài. Hai âm Đản và Đán lại gần như nhau, không biết hai người có phải là một không?

Sách Tống còn nói các con của Tông Đán đều theo Lưu Kỷ, phải chăng Tôn Đản là một trong những người con của Tông Đán?

Thêm nữa, sử Việt như Toàn Thư đều viết lãnh đạo quân khê động có Tông Đản, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Hãn,Thân Cảnh Phúc (phò mã)... tức là đều đưa Tông Đản lên đầu. Nhưng Tông Đản cuối cùng là ai? sử đều không nói rõ. Theo thiển ý của người chép thì người lãnh đạo quân khê động chính là Lưu Kỷ, nhưng sau này bọn Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn lại bỏ Lý theo Tống, nên sử gia Việt đời sau đưa Tông Đản lên cho đẹp đoạn sử này chăng?

Sách Việt Sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh, NXB Hải Phòng năm 2004 có 1 thông tin có thể gỡ được rắc rối này:

Sau khi đề cập việc Nùng Tôn Đán (chứ không phải Tôn Đản hay Tông Đản) hàng Tống trước khi Lý Thương Kiệt đánh Tống, đến khi quân Lý đi đánh Tống, sách vẫn nói tới sự tham gia của Tông Đản bên cạnh các tù trưởng khác như Thân Cảnh Phúc. Như vậy phải chăng Nùng Tôn Đán và Tông Đản là 2 người mà một số nhà làm sách, trong đó có Hoàng Xuân Hãn, đã lầm lẫn, nhất là khi cái tên Tôn Đán bị lược đi họ Nùng và cái tên Tông Đản bị người trong nam kiêng húy của Nguyễn Phúc Miên Tông (đã chết từ tám đời và con cháu chẳng còn cai trị nữa!) gọi là Tôn Đản?

Không biết các bạn nghĩ sao nhưng tôi cho như vậy là đúng. Nùng Tôn Đán và Tông Đản là 2 người, 2 tù trưởng miền núi khác nhau thời Lý. Cũng như có những người giống hệt tên nhau, như có tới 2 Hàn Tín, 2 Ngô văn Sở... cùng làm tướng, sống cùng thời với nhau. Trungda 15:21, ngày 7 tháng 4 năm 2007 (UTC)

Theo sách Người Hùng Nước Việt của Thanh Tòng thì năm Mậu Dần (1038), Nùng Tôn Phúc hùng cứ Trại Quảng Nguyên (Cao Bằng), thần phục Tống, bị Lý Thái Tông bắt được đem giết đi. Con của Nùng Tôn Phúc là Nùng Trí Cao quy thuận Lý Triều. Trí Cao lấy Ung Châu (thuộc Quảng Tây = Quảng An Tây Lộ) lập nước Đại Nam (1052); sau bị Địch Thanh đánh bại. Sau bị Dư Tĩnh và Đặc Ma bắt mẹ và con, Nùng Trí Cao chạy vào nước Đại Lý (Vân Nam) rồi chết.

Tống Thần Tông nhân ấy mượn cớ đánh nước ta, dùng Nùng Trí Hội, con Nùng Trí Cao đánh Lưu Kỷ, trại chủ trại Quảng Nguyên thuộc Đại Nam (vùng thượng du Việt Nam khi ấy vẫn thuộc đất của các trại chủ, tù trưởng). Lý Thường Kiệt mới cho binh đi đánh trước 3 châu Ung - Khâm - Liêm của giặc để phá hủy bàn đạp tấn công nước Nam.

Sau đó, khi quân Tống tiến đánh trả thù và xâm lăng nước Nam. Nhiều tù trưởng khi trước thần phục nước Nam, theo Lý Thường Kiệt đánh Tống lần lượt đầu hàng. Nùng Tôn Đán, thủ lĩnh động Lôi Hỏa, Vật Ác, Vật Dương đem đất dâng Tống triều. 

Rotceh 06:37, ngày 11 tháng 4 năm 2007 (UTC)

Sách The Rebel Den of Nùng Trí Cao, tác giả James Anderson, năm 2007. Trang 121-122: Nùng Tông Đản là người trong họ tộc với Nùng Trí Cao, sau khởi nghĩa của Trí Cao thất bại 1052-1054, Tông Đản thống lãnh lực lượng còn sót lại của họ Nùng. Tông Đản và bộ thuộc cùng họ tộc của Trí Cao qui hàng Tống Triều, đem các động dưới quyền Lôi Hỏa, Kế Thành qui thuận nhà Tống. Các đất này bị nhập vào châu Shun'an (Thuận An?) của Tống. Tuy vậy Tông Đản trên tiếp tục quản lý các đất này, và như vậy theo tác giả dẫn lời Hoàng Xuân Hãn, nhà Lý trên thực tế tiếp tục giữ chủ quyền tại đây. Năm 1062, Nùng Tông Đản xin đem đất các động dưới quyền mình nội thuộc Tống, vua Tống chấp nhận.

Năm 1065, Tông Đản cùng Lưu Kỷ, thủ lĩnh châu Quảng Nguyên lại trở cờ theo Lý. Như vậy tới năm 1069 trong hàng ngũ các bộ tộc Nùng có sự chia rẽ, một bộ phận ủng hộ Tống gồm Lư Báo-tướng cũ của Trí Cao, và Nùng Trí Hội, em Trí Cao, bộ phận kia gồm Tông Đản và Lưu Kỷ theo Lý.

Trong chiến dịch đánh Tống, tổng chỉ huy cánh quân bộ của Lý là Tông Đản giành lấy quyền chỉ huy các trại binh Guwan, Taiping, Yongping và Qianlong, là các trại binh mà nhà Tống thiết lập để phòng giữ biên giới. Trong khi quân Tông Đản đánh tràn qua biên giới thì quân thủy của Lý Thường Kiệt cũng đổ bộ vào chiếm Qinzhou và Lianzhou. (trang 141) Đoạn tiếp của chiến dịch thì ai cũng đã rõ.

Sách không đề cập đến việc liệu Tông Đản có hàng nhà Tống tiếp không khi quân Tống đánh sang Việt Nam. Sử liệu Việt cho biết các thủ lĩnh sơn động Lưu Kỷ, Vi Thủ An... đầu hàng Tống, phò mã Thân Cảnh Phúc rút vào rừng kháng chiến, nhưng không nhắc gì đến Tông Đản, tức là cũng không có lý do gì cho rằng Tông Đản cũng đầu hàng.

Vậy kết luận, việc Tông Đản hàng Tống có thực, và xảy ra trong khoảng thời gian giữa cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao và chiến dịch đánh Tống. Việc đầu hàng này dẫn đến việc các sơn động thuộc quyền bộ tộc họ Nùng như Lôi Hỏa, Vật Ác, Vật Dương rơi vào tay nhà Tống. Sau này nhà Lý cho người sang Tống đòi các động Vật Ác, Vật Dương nhưng Tống không chấp thuận. (Tôi sẽ upload bản đồ khi hoàn thành). Khi nhà Tống xiết chặt kiểm soát vùng biên, - và như vậy làm yếu đi quyền lực của các thủ lĩnh sơn động, Tông Đản lại ngả theo Lý, và đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch đánh Tống - :D Rober Jordan (thảo luận) 21:05, ngày 1 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Quyển mới này cũng có giải quyết thêm vấn đề gì đâu, James Anderson chỉ dẫn lại lời của Hoàng Xuân Hãn trong Lý Thường Kiệt. Lực lượng người Nùng có thể nói như ngôn ngữ bây giờ là "swing vote", họ thay đổi quyết định liên tục, mà việc "hàng Tống" thực tế cũng chỉ là nhận tước phong của người Tống còn đất đai vẫn ở dạng tự quản là chủ yếu nên khó mà nói là họ "hàng" hay "không hàng" được, chỉ có vai trò của Tông Đản trong lần đánh Ung-Khâm thì không ai phủ nhận.


Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 vào thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Ông có tên tự là Thường Kiệt, sau được vua ban quốc tính đổi sang họ Lý nên có tên là Lý Thường Kiệt. Người ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, Gia Lâm - Hà Nội). Về sau, ông theo gia đình sang ngụ ở phường Thái Hòa (Hà Nội). Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, và bà Hàn Diệu Chi. Ngô An Ngữ là tướng của Khai Quốc vương Lý Long Bồ , người con trai thứ hai của vua Lý Thái Tổ. Ngô An Ngữ có công với triều Lý và tuẩn quốc, chẳng bao lâu sau thì vợ ông, bà Hàn Diệu Chi cũng qua đời. Do cha mẹ mất sớm nên hai đứa con còn nhỏ của họ là Thường Kiệt và Thường Hiến được Lý Long Bồ nhận làm con nuôi. Đến đời vua Lý Thánh Tông, ông được vua nhận làm thiên tử nghĩa nam, tức con nuôi của vua. Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn là cháu gọi bà Ngô Thuần Trúc, bằng cô. Ngô Thuần Trúc là phu nhân của tướng Tạ Đức Sơn, người giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, thống lĩnh ngự lâm quân của triều đình. Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn có quan hệ họ hàng với bà Ngô Cẩm Thi, vợ của tướng Tôn Đản.

Khi còn trẻ ông rất đẹp trai và được phong “Đệ nhất mỹ nam tử” thời bấy giờ. Bình sinh là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn, có chí khí, thích nghề võ. Hàng ngày, Ngô Tuấn thường luyện cung kiếm bày trận đồ, đêm chong đèn đọc binh pháp. Ông chóng thành tài và liên tiếp được thăng chức. 
Trong đời, ông đã từng giữ qua nhiều chức vụ quan trọng. Trước tiên là chức Thái tử Mật thư tỉnh sự, giúp thái tử Lý Nhật Tôn ở Đông cung, tức vua Lý Thánh Tông sau này. Năm 20 tuổi, Ngô Tuấn được đưa vào làm hoạn quan trong cung vua, 22 tuổi giữ chức "Hoàng môn chi hậu" trong quân túc vệ... rồi được thăng đến chức Nội thị sảnh đô tri, sau được cho giữ chức Đình Uý sứ, trông coi các việc về hình án trong triều. Năm 1042, vua Lý Thái Tông giao cho ông cùng với một số đại thần soạn thảo bộ Luật “Hình thư”, bộ luật này được xem là bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta.

Đến đời vua Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt được thăng đến chức Thái bảo, cầm "Tiết Việt", đi thanh tra các quan ở vùng Thanh - Nghệ. , sau đó do lập được nhiều chiến công trong trận đánh với Chiêm Thành nên ông được phong chức phụ quốc Thái phó, tước Khai Quốc công. Đến tháng 8 năm 1075 ông được phong chức Đôn quốc Thái uý. Đến khi mất, ông được vua Lý Nhân Tông truy phong
chức Kiểm hiệu Thái uý Bình chương sự và ban tước Việt Quốc công.

Chiến Tranh Với Tống

Lúc bấy giờ ở Trung Hoa, nhà Tống gặp nhiều rối ren, Tể tướng Vương An Thạch đưa ra nhiều cải cách nhưng không có kết quả. Vua tôi nhà Tống mong tìm lối thoát bằng cách xâm lược Đại Việt.
Năm 1072, Lý Thánh Tông từ trần. Lý Nhân Tông lên nối ngôi khi mới có 7 tuổi. Trong khi ấy, chính quyền phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó. Chúng xem đây là một cơ hội tốt để tiến hành ráo riết việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Tại ba châu Ung, Khâm, Liêm (thuộc Quảng Đông , Quảng Tây ngày nay), chúng xây dựng những căn cứ quân sự và hậu cứ to lớn để làm nơi xuất phát trực tiếp cho các đạo quân xâm lược.


Lúc này, sau khi Lý Nhân Tông lên ngôi, Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tược hiệu Thượng phụ công. Với cương vị như Tể tướng, ông nắm toàn quyền cả văn lẫn võ. Điều có cũng có nghĩa là phải gánh vác nặng nề và chịu trách nhiệm to lớn đối với giang sơn xã tắc. Ông nhận lấy sứ mệnh thiêng liêng, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
Linh Nhân hoàng thái hậu Ỷ Lan khi nhận được tin từ Khu Mật Viện Đại Việt rằng Tống đang luyện binh và tích trữ lương thực chuẩn bị đưa quân tấn công nước ta theo kế hoạch nam tiến của Tể tướng nhà Tống là Vương An Thạch.
Kế hoạch đánh Tống của bà Ỷ Lan đã được Lý Thường Kiệt và các tướng lúc bấy giờ ủng hộ. Theo kế hoạch này, Đại Việt phòng thủ bằng cách chủ động tấn công trước, đánh phủ đầu quân Tống, phá kho lương thực, vũ khí, đường xá và cầu cống nhằm ngăn cản cuộc xâm lăng của nhà Tống. Sau khi hoàn thành kế hoạch, hạ thành cuối cùng là thành Ung Châu, quân Đại
Việt rút về nước. Ông nhận lấy sứ mệnh thiêng liêng, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc tiến quân này. Là người nhìn xa trông rộng, ông liên kết các quan trong triều thành một khối, đề nghị Linh Nhân Thái hậu cho gọi Lý Đạo Thành về trao chức Thái phó, cùng bàn việc giữ nước. Bên trong giữ yên nội trị chuẩn bị cuộc chiến với Tống Triều
Dân gian có câu ca dao ca tụng việc Lý Thường Kiệt đưa quân qua biên giới phía bắc đánh
Tống trong trận này như sau:

Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng

Hoặc là:

Đem chuông đi đánh xứ người
Chẳng kêu cũng đánh vài hồi lấy danh

Năm 1075 ông đem 10 vạn quân chia làm hai đạo đánh sang đất nhà Tống. Đạo quân thứ nhất do phó tướng Tôn Đản chỉ huy, gồm quân của các vùng dân tộc do Thân Cảnh Phúc, Vi Thư An, Hoàng Kim Mãn... dẫn đầu, đánh thẳng vào thành Ung Châu (Nam Ninh - Trung Quốc) theo đường bộ. Đạo quân thứ hai do ông trực tiếp chỉ huy, theo đường biển đổ bộ vào Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông). Vào đất Tống với danh nghĩa chính đáng là chỉ đánh Tống để giữ nước là đưa quân tới là để cứu dân, Lý Thường Kiệt đã viết bài hịch Phạt Tống lộ bố văn (bài văn công bố đánh giặc Tống) và cho yết bảng ở khắp nơi mà quân đội ta đi qua.
Bài hịch truyền đi đã đạt hiệu quả lớn: quân đội của Lý Thường Kiệt tiến đến đâu cũng đều được nhân dân Trung Hoa ở đó hoan nghênh, hưởng ứng. Bài hịch "Phạt Tống lộ bố văn" nói rõ lý do cuộc hành quân của mình là đập tan sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống và giúp nhân dân Hoa Nam thoát khỏi cảnh lầm than do Vương An Thạch cùng triều đình nhà Tống gây ra. Ông cũng ra lệnh cho quân không được động tới "cái kim sợi chỉ" của dân. Nhờ đó, quân ông đi đến đâu, quân Tống bị đánh tan đến đấy. Nhân dân Hoa Nam gọi ông là "cha họ Lý".

Đánh chiếm Châu Liêm, Khâm

Ngày 15-9 Âm Lịch tức ngày 20 tháng 7 - 1075, quân của Vi Thủ An từ Tô Mậu đánh vào Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn dể dàng nhưng trận này chỉ để thăm dò. Tin tức đến triều đình ở Biện Kinh mất gần tháng rưởi. Lúc đó vua tôi nhà Tống mới biết Cổ Vạn đã bị mất.Nhưng tất cả đều cho rằng chỉ là những vụ cướp nhỏ. Thần Tông còn bảo Lưu Di (*) kể tên những người có chiến công và giúp đỡ những người có nhà bị cướp và bị đốt.

Không thấy Tống có động tĩnh gì lớn, Lý Thường Kiệt lệnh quân tràn vào đất Tống. Bộ binh ở các châu dọc biên giới kéo đến chiếm các trại Vĩnh Bình, Thái Bình; quân từ Quảng Nguyên và châu Môn (của tù trưởng Hoàng Kim Mãn) chiếm trại Hoành Sơn; quân từ Lạng Châu vào lấy những châu Tây Bình rồi kéo vào Cổ Vạn…Tướng Tống và chúa các trại ở Ung châu tử trận rất nhiều : chúa trại Hoành Sơn là Lâm Mậu Thăng, viên quản hạt Vĩnh Bình là Tô Tá, viên quản hạt Thái Bình là Ngũ Cử, viên giáp áp trại Thái Bình là Quách Vĩnh Nghiêm… đều chết. Biên giới Ung châu gần như đã bị bỏ ngỏ.

Bấy giờ là vào khoảng thượng tuần tháng 11 (ÂL) tức là cuối tháng 12-1075, Đôn Quốc Thái Uý Đại tướng quân Lý Thường Kiệt thống lĩnh đại quân từ Vĩnh An men biển tiến quân vào đánh úp Khâm châu và Liêm châu. Đường bể đi mất khoảng vài ngày là vào đến Khâm, đồng thời bộ binh đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo vào các trại Như Tích và Để Trạo. Quân Tống hoàn toàn bị bất ngờ, ngày 20 tháng 11 (ÂL) tức 30-12-1075 Khâm Châu bị chiếm. Ba ngày sau (2-1-1076), Liêm châu cũng mất, chúa các trại Như Tích và Để Trạo đều tử trận.

Viên coi Khâm Châu là Trần Vĩnh Thái trước đó đã có người báo cho là Giao Chỉ sắp vào đánh, nhưng Thái không tin, đến khi chiến thuyền của Lý đã tới đến nơi, Thái vẫn còn bày rượu uống. Quân Lý đột nhập vào thành không mất người nào, bắt Vĩnh Thái và bộ hạ, lừa lấy của cải rồi đem giết hết. Về sau này người Khâm châu lập đền thờ Vĩnh Thái nhưng vẫn chê cười Vĩnh Thái là ngu muội.

Ở Liêm châu, vì đã biết tin Khâm châu mất nên có phòng bị đôi chút. Song lúc đó quân Lý ào ạt kéo vào, quân số lại đông gấp bội nên chiếm Khâm dễ dàng, bắt tới 8 ngàn tù binh dùng để đưa đồ vật lấy được xuống thuyền rồi cũng đem giết sạch. Viên coi Khâm châu là Lỗ Khánh Tôn và bộ hạ như bọn Lương Sở (tri huyện Hợp Phố), giáp áp Chu Thông Thích, chỉ sứ Ngô Tông Lập… cũng đều tử trận.

Như vậy chiến lược của Lý Thường Kiệt bước đầu thành công hoàn toàn, trong một thời gian ngắn vượt biên giới và chiếm được hai châu Khâm, Liêm. Đường đến thành Ung đã được mở rộng cả hai phía : từ Khâm Liêm đánh vào và cả từ các trại phía Tây Nam của Ung đánh vào. Bấy giờ tuy quân Tống đã tan tác hết, nhưng Lý Thường Kiệt vẫn sợ dân Tống oán thù mà gây bất lợi chăng ? Thường Kiệt mới sai làm Phạt Tống lộ bố văn, yết dọc đường để lấy danh nghĩa và gây thanh thế.

Phạt Tống lộ bố văn có đoạn viết : “ Có những dân Giao Chỉ làm phản rồi trốn sang Trung Quốc. Các quan lại dung nạp và dấu đi (chỉ vụ Nùng Thiện Mỹ ở châu Ân Tình). Ta đã khiến sứ sang tố giác các việc ấy, quan coi Quế Châu không chịu trả lời (chỉ việc Lưu Di không chịu chuyển biểu). Ta lại sai sứ vượt bể sang tố cáo với Quảng Châu, quan coi Quảng Châu cũng không chịu báo. Vì vậy ta tới đuổi bắt dân trốn ấy…” ; ý nói quân Lý sang đánh chỉ là tự vệ : “ Quan coi Quế Châu đã kiểm điểm dân các động và đã tuyên bố rõ rằng muốn sang đánh Giao Chỉ”; lại muốn dụ dỗ dân Tống : “ Tống Quốc dùng các phép thanh miêu, trợ dịch, làm dân khốn khổ. Nay ta đem quân tới cứu…”

- Nội Tình Tống Triều

Trong khi quân ta vây thành Ung, đến tận ngày 20 tháng Chạp (28-1-1076), tin Khâm châu mất mới về được triều đình Tống. Vua tôi Tống hoang mang, cả triều náo động. Quảng Nam tây lộ kinh lược sứ cấp tốc xin 2 vạn binh, 3 ngàn ngựa và một tháng lương, cùng với khí giới, đồ dùng và xin điều động quân khê động; ti kinh lược Quảng Tây cũng dời đến thành Tượng, gần phía Bắc Ung Châu để tiện việc điều quân chống lại ta. Tống Thần Tông nghe theo, lại sai người tới ti kinh lược Quảng Tây để chuẩn bị tướng lệnh. Lúc đó Tống lại sợ ta nhân thể men biển tiến nốt vào chiếm cả Quảng Châu, vua Tống lệnh cho các quan coi Quảng Châu phòng bị cẩn mật, lại dụ các tướng ở Quảng Tây phải cố thủ, giữ các nới hiểm yếu, không được khinh địch.

Hai ngày sau, được tin Liêm châu mất nốt, cả triều Tống thêm lo sợ và bối rối. Tống Thần Tông dặn ti kinh lược Quảng Tây : “Nếu xem chừng có quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ mấy chỗ hiểm yếu mà thôi…” sau đó lại dặn lại : “Nếu quân bỏ thành mà đi chỗ khác, thì lo rằng lòng dân rối sợ. Hãy bảo các quan ti đều phải trở lại thành mình”, hai đạo chiếu trái ngược nhau.

Tống Thần Tông một mặt cắt chức Quảng Tây kinh lược sứ Lưu Di, cho Thạch Giám lên thay; một mặt khẩn cấp điều binh lương và mộ đinh tráng quanh đó đem tới Quế Châu. Tống còn định đem quân Hà Bắc xuống miền Nam để ti kinh lược Quảng Tây dùng, mục đích ngăn chặn quân Lý tiến lên phía Bắc. Quan trọng hơn cả, Thần Tông và Vương An Thạch sai Triệu Tiết làm An Nam đạo hành doanh mã bộ quân đô tổng quản, kinh lược chiêu thảo sứ, chuẩn bị đem quân sang đánh trả thù.

- Đánh Chiếm Châu Ung

Quân Lý thừa thế tấn công, thổ binh của các tù trưởng tràn qua các trại phía Tây của Ung : Thái Bình, Vĩnh Bình, Thiên Long, Cổ Vạn đều mất. Ngày 10 tháng chạp, các đạo quân này kéo thẳng đến vây Ung Châu (18-1-1076).

Mặt Đông Nam, đại quân Lý Thường Kiệt chia làm hai đạo, một đạo từ Khâm châu đánh thẳng lên phía Bắc vào thành Ung, một đạo từ Liêm Châu tiến lên phía Đông Bắc để chặn viện binh từ phía Đông tới cứu Ung Châu. Đạo quân thứ hai chiếm châu Bạch, châu Dung, giết một loạt các viên đô tuần kiểm ở đó như Phạm Nhược Cốc, Vương Đạt rồi dừng lại đợi viện binh Tống…Còn đạo quân thứ nhất vượt 120 cây số đường bộ và dãy núi Thập Vạn đến hội quân với Lưu Kỷ, Tôn Đản, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An đang chuẩn bị vây thành Ung châu.
Thành Ung rất chắc chắn, lại có An Phủ đô giám Tô Đam(**) là tướng lão luyện, dũng cảm đã từng nhiều lần đánh nhau với quân khê động, ngày trước can Thẩm Khỉ và Lưu Di đừng nên khiêu khích gây chiến với ta mà không được. Bấy giờ quân Lý kéo theo hai ngả tới thành Ung vào khoảng trung tuần tháng Chạp (cuối tháng 1-1076), mấy vạn quân của Lý Thường Kiệt, Lưu Kỷ và các tù trưởng khác vây thành Ung vài vòng kín như bưng.

Tô Đam ban đầu tin rằng Ung cách Quế Châu có 14 ngày đường, nên viện binh thế nào cũng sẽ đến kịp cho nên đóng cửa thành cố thủ. Kiểm điểm binh lương, trong thành Ung lúc ấy chỉ có 2.800 quân. Dân thành Ung tất cả được gần 6 vạn người bấy giờ sợ hãi đạp nhau mà chạy. Tô Đam đem hết của cải trong thành bày ra rồi dùng lời phủ dụ dân chúng, lại dọa giết những người chạy trốn, chúng mới chịu ở lại. Trước đó con Đam là Tử Nguyên làm quan ở Quế Châu đem gia đình đến thăm cha, lúc sắp trở về thì Ung bị vây, Tô Đam lại bắt Tử Nguyên để vợ con ở lại chỉ được về Quế Châu một mình mà thôi. Xem thế thì biết lần này Đam hăng hái quyết tâm chống lại quân ta, mà lại được lòng quân dân lắm.

Quân Lý vây thành ráo riết, Đam mộ hơn 100 quân cảm tử, chèo thuyền trên sông Ung đến đánh quân ta, giết được 10 voi lớn và hai tướng. Lại dùng thứ cung thần tí bắn được một phát nhiều tên giết lính rất nhiều, ta dùng máy bắn đá bắn vào thành sát thương dân và quân Ung. Hai bên kèn cựa nhau đến gần một tháng trời, không làm sao phá được thành.

Bấy giờ tin Ung bị vây đã về đến Quý Châu, Kinh lược sứ Lưu Di sai đô giám Trương Thủ Tiết đem quân đi cứu. Thủ Tiết nghe quân ta đông gấp bội nên sợ không dám đến ngay, lại trú quân ở đường để xem Đam chống cự với ta thắng thua thế nào. Ung Châu bị vây gấp quá, Tô Đam cho người mang lạp thư (tức là thư viết vào giấy rồi bọc trong nến mà ngậm vào miệng) phá vòng vây ra cấp cáo với Trương Thủ Tiết. Tiết bất đắc dĩ kéo quân đi, đến giữ ải Côn Lôn giữa Tân châu và Ung châu, cách Ung 40 cây số. Lý Thường Kiệt được tin chia quân đón đánh, chỉ một trận phá tan quân cứu viện, giết chết Trương Thủ Tiết và bắt nhiều tù binh.
Thành Ung bị vây hơn một tháng không xong, ta dùng vân thê là một thứ thang mây bắc vào thành cho tù binh trèo lên trông vào, Tô Đam sai bắn hoả tiễn đốt cháy thang. Ta lại đào đường hầm định chui vào thành, Đam biết, để ta đến gần rồi phóng hoả đốt hết các huyệt. Cầm cự nhau mãi, quân hai bên cùng thiệt hại rất nhiều, quân Lý mất đến vạn rưởi người, voi chết cũng nhiều. Ta lại dùng hoả công bắn vào thành, thành Ung thiếu nước không dập tắt được cháy, nhưng vẫn không sao phá được.


Vây đến hơn bốn chục ngày, Thường Kiệt sắp phải kéo quân lui về, thì có người hiến kế dùng phép thổ công, lấy đất bỏ vào bao bì, xếp chồng vào nhau thành bực thềm để lên thành. Vậy là bao đất chất đầy hàng vạn dưới chân thành Ung, quân Lý trèo vào thành đông như kiến, Ung châu mất. Bấy giờ là ngày 23 tháng giêng tức 1-3-1076. Lý Thường Kiệt khởi binh từ tháng 11 năm trước đến tháng Giêng năm sau mới phá được Ung Châu sau 42 ngày vây hãm.

Đến khi quân nhà Lý hạ được thành, thì Tô Dam bắt người nhà tất cả là 36 người chết trước, rồi tự đốt mà chết. Người trong thành cũng bắt-chước quan tri-châu, không ai chịu hàng cả. Quân nhà Lý vào thành giết hại gần đến 58.000 (?) người.

Lý Thường Kiệt diệt xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn.
Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.Lý thường Kiệt và Tôn Đản sang đánh nhà Tống giết hại cả thảy đến 10 vạn người, bắt sống người ba châu ấy đem về nước.Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).

Từ xưa đến nay, người Việt mà sang đánh đất Bắc chỉ có Lý Thường Kiệt. Có người chê trách Lý Thường Kiệt lạm giết người vô số, nhưng Lý Thường Kiệt là vũ tướng, ra quân lấy xã tắc làm trọng. Mục đích là được việc cho nước nhà thì thôi. Thường Kiệt nếu không giết người, không đốt thành, không phá kho tàng, cướp của cải thì sau này, kho tàng đó, sức người đó, của cải đó lại dành để đánh sang Đại Việt.

Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch. 

Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Theo kế hoạch đã định, quân ta được lệnh san bằng các thành lũy lớn nhỏ, tiêu huỷ các kho tàng lương thực, vũ khí, làm tổn thất nghiêm trọng các cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh, làm nhụt nhuệ của quân Tống trong việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược.

Sau khi đã đạt mục tiêu của cuộc đánh sang đất Tống, Lý Thường Kiệt quyết định rút nhanh quân về nước. Cuộc rút quân rất đúng lúc, vừa bảo toàn được lực lượng, vừa phá được kế hiểm của giặc: chúng định điều quân lẻn sang đánh úp Đại Việt nhân lúc đại quân còn đang ở bên nước chúng.

Cuộc tập kích chiến lược đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Lịch sử ghi nhận chiến công kỳ diệu này, chiến công có một không hai trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Gắn liền với chiến công ấy, là tên tuổi vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt.

Chiến thắng này đã làm cho nhà Tống mất mặt đến mức vua Tống Thần Tông đã phải nhượng bộ nước Hạ ở phía tây và chấp nhận cắt đất dâng cho nước Liêu ở phía bắc để rảnh tay đối phó với Đại Việt. Năm 1076, nhà Tống đã huy động toàn bộ lực lượng binh lính ở phía bắc và phía tây tham gia vào cuộc chiến đánh trả thù, quyết tâm chiếm Đại Việt. Trong trận này, hai tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cùng 12 tướng (*) đã từng đánh trận ở Tây Hạ đem khoảng 30 vạn quân (**) tấn công Đại Việt. Nhưng với sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân Tống đã bị đại bại ở trận chiến trên sông Như Nguyệt và buộc phải rút quân. Trận thắng Tống lần này đã làm đảo lộn cả giang san nhà Tống và đã phá vỡ kế hoạch của Vương An Thạch .

(*) Tên của 12 tướng này là: Khúc Chẩn, Vương Mẫn, Diêu Tự, Lôi Tự Văn, Lý Hạo,Dương Vạn, Trương Chi Giám, Lữ Chân, Trương Thế Cự, Lê Hiếu Tôn, Địch Tường, Quảng Vi. Các tướng này đã qua kinh nghiệm trận mạc và có chức tước, đã chính thức giữ chức chỉ huy các đạo binh. Nhưng theo chính sử Việt thì chỉ có 9 tướng.

(**) Chính sử Việt ghi quân Tống chỉ có 10 vạn quân. Nhưng theo các nguồn sử liệu khác thì con số này hơn 30 vạn. Theo nhật ký hành quân của Quách Quỳ và Triệu Tiết trong “Quách Thị Nam Chinh” và “Triệu Thị Chinh Tiễu Giao Chỉ Ký” thì tổng số quân sang đánh nước ta trong trận đó là 96 vạn, được chia ra như sau: 30 vạn binh triều, 16 vạn binh các lộ, châu, 5 vạn kỵ binh, 5 vạn thuỷ binh, 40 vạn bảo binh (quân đi theo vận chuyển lương thảo, nấu ăn, tắm rửa cho ngựa. Khi cần có thể xung trận). Thiết nghĩ, con số phải là trên 10 vạn vì theo tài liệu thì số quân này từ biên giới phía bắc và phía tây được điều động về cùng với quân triều đình đưa sang đánh nước ta. Nếu cần 10 vạn quân cũng có thể lấy thiên tử binh của triều đình, không cần phải điều động quân thêm từ các chiến trường. Vả lại mục đích tiến quân lần này là để trả thù cho 10 vạn quân, dân bị chết trong trận vừa rồi và cũng để “làm
cỏ” Đại Việt thì không thể mang chỉ có 10 vạn là đủ.

Quân Tống Trả Thù

Thấy cuộc hành quân đã đạt kết quả, ông hạ lệnh rút quân về, chuẩn bị chống giặc. 
Tuy bị thua đau, nhưng nhà Tống rất tức giận. Lý Thường Kiệt biết chắc thế nào chúng cũng sẽ kéo quân sang phục thù và tiếp tục thực hiện mục tiêu xâm lược mà chúng chưa bao giờ chịu từ bỏ.
Ông cử người vào đất Tống để theo dõi cụ thể công việc chuẩn bị và kế hoạch xâm lược của quân Tống.
Ông tự mình đi xem xét vùng biên cương phía nam và tăng cường lực lượng bố phòng ở đó nhằm chặn sự tiến công quấy rối của quân Champa.
Để đối phó với quân Tống, ông tập trung xây dựng phòng tuyến chính của quân ta dựa vào bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), có rào giậu nhiều tầng, chạy dài trên 200 dặm từ chân núi Tam Đảo đến sông Lục Đầu. Dưới sông có thủy quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu. Với phòng tuyến này, quân ta nắm chắc khả năng chặn địch, bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và cả một vùng trung châu rộng lớn và trù phú của đất nước.

Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cách vượt biên giới tiên ào ạt vào Đại Việt. Sau một tháng phải luôn luôn đối phó với những cuộc chống trả quyết liệt của nhân dân Đại Việt trên vùng biên giới và thượng du. Cuối cùng ngày 18 tháng 1 năm 1077, đại quân Tống cũng tiến được tới bờ bắc sông Cầu. Nhưng đến đây, chúng đã bị chặn đứng lại. Phòng tuyến sông Cầu sừng sững như một bức tường thành, vững chãi, uy nghiêm và đầy thách thức. Chúng buộc phải dừng quân, đóng quân trên một trận tuyến dài 30km từ bến đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, để từ đó làm bàn đạp cho các đợt tiến công sang phòng tuyến của quân Việt.


Một lần, Quân Tống tập trung binh lực, đột phá trận tuyến quân Việt ở bến đò Như Nguyệt, chọc thủng được một đoạn phòng tuyến quân tiên phong của chúng tiến về phía Thăng Long. Nhưng quân Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã phản công kịch liệt. Chúng bị tổn thất nặng nề, phải mở đường máu mà tháo chạy. 

Lần khác, chúng lại mở đợt tấn công mới. Với những bè lớn, mỗi bè trở được 500 quân qua sông, chúng liên tiếp đưa những đạo quân mạnh đổ bộ lên bờ nam. Nhưng ở đây chúng lại đụng phải sức phản công dữ dội của lực lượng chiến đấu dũng mãnh dưới sự chỉ huy linh hoạt sắc bén của tướng quân Lý Thường Kiệt. Những đạo quân đổ bộ đều bị tiêu diệt hoặc phải đầu hàng. Giặc Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh.

Vào lúc cuộc chiến ra vô cùng quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã viết Nam quốc sơn hà - một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ, sau này được coi như "Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên" của Việt Nam:

Nam Quốc Sơn Hà

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" 


(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).

(Theo sách Việt điện u linh thì tướng quân Trương Hát là thần sông Như Nguyệt, chính thần nhân này đã được đọc bài thơ trên. Sách còn nói: "Đang đêm nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đởm, không đánh cũng tan".)

Nhờ thế tinh thần binh sĩ thêm hăng hái. 

Thời cơ đến, ông tổ chức một trận quyết chiến, vượt sông đánh vào trại của giặc. Hơn một nửa số quân giặc bị tiêu diệt. Tiếp đó, ông cho người sang nghị hòa, mở đường thoát cho giặc: Quách Quỳ đồng ý và vội vã rút quân về. Quân Việt bám sát giặc và chiếm lại những vùng đất đã mất. Sau chiến thắng, Lý Thường Kiệt lo việc nội trị, tu bổ đê điều, đường sá, sửa đổi bộ máy hành chính trong cả nước. Vua Lý nhận ông làm em nuôi và cử ông trông coi châu ái.

Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103), dẹp giặc Chiêm quấy nhiễu ở Bố Chính (1104), tổ chức lại bộ máy quân đội, duyệt đổi các đơn vị từ cấm binh đến dân binh.

Với công lao hiển hách của mình, Lý Thường Kiệt từng được cả triều đình nhà Lý quý trọng. Ngay lúc ông còn sống, Lý Nhân Tông đã cho làm bài hát để tán dương công trạng. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất, một con người hiến dâng cả tâm hồn sức lực cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc ở buổi đầu thời tự chủ. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm kẻ thù khiếp phục.
Qua thực tế chiến trường trên phòng tuyến sông Cầu, bài "thơ thần"đã truyền đi đã có một sức mạnh kỳ lạ, làm nao núng tinh thần quân địch, làm tăng nhuệ khí và thêm sức chiến đấu cho quân ta, trực tiếp góp phần làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến đang trong giai đoạn cực kỳ quyết liệt, tạo điều kiện cho cuộc phản công chiến lược giành thắng lợi quyết định. Đó là cuộc phản công chiến lược do Lý Thường Kiệt chỉ huy, đại quân ta vượt sông bất ngờ đánh úp vào doanh trại chính của địch. Theo Việt sử lược thì quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười.

Sau chiến thắng trên, Lý Thường Kiệt đã chủ động phái người sang sông gặp tướng chỉ huy quân Tống, đặt vấn đề hòa giải nhằm sớm chấm dứt chiến tranh, với điều kiện là toàn bộ quân Tống phải rút khỏi đất Việt.

Bọn chỉ huy quân Tống đang lúc hoang mang cực độ trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng vội vàng nhận điều kiện trên và lập tức rút quân hồi tháng 3 năm 1077, không cần chờ lệnh của triều đình nhà Tống.

Trong cuộc chiến đấu lần này, quân dân Đại Việt đã tiêu diệt hơn 19.000 quân địch. Tính cả cuộc tập kích lần trước vào Ung-Khâm-Liêm, quân Việt đã tiêu diệt gần 30.000 tên.

Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.


Làm nên thắng lợi, có công sức và sự hy sinh to lớn của toàn dân đoàn kết, chiến đấu kiên cường, dũng cảm và mưu trí sáng tạo. Làm nên thắng lợi, có cống hiến lớn lao của vị tướng tổng chỉ huy Lý Thường Kiệt. Với tài năng thao lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh kiệt xuất, luôn luôn thể hiện một tư tưởng tiến công rất cao trong chỉ đạo tác chiến, ông liên tục tiến công kẻ thù: đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

Non sông sạch bóng quân thù. Lúc này vua mới 12 tuổi. Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh trách nhiệm lớn của triều đình trong công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân. Ông đã cho tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng trong chiến tranh và tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong toàn quốc.

Năm 1028, ông thôi chức Tể tướng và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở lại về triều giữ lại chức Tể tướng. Lúc này ông đã 82 tuổi.

Già rồi, nhưng ông vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104). Ông còn tổ chức lại quân đội, duyệt đổi lại các đơn vị từ cấm binh đến dân quân.

Lý Thường Kiệt là một trọng thần đã trải ba triều vua (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), luôn luôn được triều đình tin tưởng, nể trọng.

Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi.

Lý Thường Kiệt là một vị tướng kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm, đánh đâu thắng đấy. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc. Về văn học, ông để lại cho đời bài thơ bất hủ Nam quốc sơn hà,tác phẩm nổi tiếng nhất đời Lý và bài hịch hùng tráng Phạt Tống lộ bố văn.

Bài thơ Nam quốc sơn hà khẳng định chân lý hùng hồn: Nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm.

Bài thơ thể hiện khí phách hào hùng về ý chí gang thép của dân tộc, cảnh cáo nghiêm khắc kẻ ngoại xâm, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ quân dân ta hăng hái chiến đấu, tin tưởng vững chắc vào thắng lợi hoàn toàn.

Đi vào lịch sử, bài thơ được coi như bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một ngàn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ

Ông là một nhân cách lớn. Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi ông như sau:

"Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả".

Theo Lê Quý Đôn, chính sử Tống phải thừa nhận: binh pháp "đánh đâu thắng đấy" của nhà Lý đã được Sái Diên Khánh nhà Tống mô phỏng và được Tống Thần Tông "cho là phải".

Nhà viết sử Ngô Thì Sĩ ca ngợi ông: "bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ"? (Việt sử tiêu án).

Bối cảnh Lịch sử

Sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, mở đầu Kỷ Nguyên độc lập cho nước nhà. Sau khi Người mất một thòi gian, Nước ta lâm vào nạn 12 Sứ Quân, từ năm 945. Mãi đến năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ Quân và lên ngôi xưng hiệu là Đinh Tiên Hoàng Đế. Đến năm 979 bị gian thần ám sát.

PHẾ-ĐẾ (979-980). Đinh Tiên Hoàng mất, con là Vệ-vương Đinh Tuệ mới có 6 tuổi lên làm vua, quyền-chính ở cả Thập-đạo tướng-quân là Lê Hoàn 黎 桓. Lê Hoàn tự phong làm Phó Vương, tư thông cùng Dương Thái Hậu 楊 太 后 (Dương Vân Nga), soán ngôi Nhà Đinh. Lê Hoàn lên làm vua, giáng Đinh Tuệ xuống làm Vệ-vương, sử gọi là Phế-đế. Nhà Đinh làm vua được 2 đời, cả thảy là 14 năm.


Sử Thần Ngô Sĩ Liên nói: Tam cương là đạo thường của muôn đời, không thể một ngày [15a] rối loạn. Khi Đại Hành giữ chức nhiếp chính, Vệ Vương tuy còn nhỏ nhưng vẫn là vua, thế mà Đại Hành tự xưng là Phó Vương, rắp tâm làm điều bất lợi

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, năm Nhâm Ngọ, Thiên Phúc năm thứ 3 [982] , ( Tống Thái Bình Hưng Quấc năm thứ 7 ). Lê Đại Hành lập Hoàng thái hậu nhà Đinh là Thái Hậu Dương Vân Nga làm Đại Thắng Minh Hoàng Hậu. Hậu là vợ của Tiên Hoàng, mẹ đẻ của Vệ Vương Toàn. Khi vua lấy được nước, đem vào cung, lập làm Hoàng hậu, cùng với Phụng Càn Chí Lý Hoàng Hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng Hậu, Trịnh Quấc Hoàng Hậu, Phạm Hoàng Hậu là 5 hoàng hậu


Lê Đại Hành

LÊ HOÀN lên làm vua, tức là Đại-hành Hoàng-đế 大 行 皇 帝, niên-hiệu là Thiên-phúc 天 福 (980-988), Hưng-thống 興 統 (989-993), và Ứng-thiên 應 天 (994-1005).
Năm ất-tị (1005) là năm Ứng-thiên thứ 12, vua Đại-hành mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 năm.

LÊ TRUNG-TÔNG (1005). Vua Đại-hành đã định cho người con thứ ba là Long Việt 龍 鉞 làm thái-tử, nhưng đến lúc vua Đại-hành mất, các hoàng-tử tranh ngôi đánh nhau trong bảy tháng. Đến khi Long Việt vừa mới lên ngôi được 3 ngày thì bị em là Long Đĩnh 龍 鋌 sai người vào cung giết đi, thọ 23 tuổi. Sử gọi là Lê Trung-tông 黎 中 宗.

LÊ LONG ĐĨNH (1005-1009). LONG ĐĨNH là người bạo-ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa. Khi đã giết anh rồi, lên làm vua thường cứ lấy sự giết người làm trò chơi.

Vì lúc sống dâm-dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngọa-triều.

Long Đĩnh mất rồi, con thì bé, đình-thần nhân dịp tôn Lý công Uẩn lên làm vua, khai sáng nên cơ-nghiệp nhà Lý.
Nhà Tiền-Lê làm vua được 3 đời, cả thảy được 29 năm.
Sử gọi triều đại này là Nhà Tiền Lê.

LÝ THÁI-TỔ KHỞI NGHIỆP. Lý công Uẩn 李 公 蘊 người ở làng Cổ-pháp, nay thuộc về huyện Đông-ngạn, phủ Từ-sơn, tỉnh Bắc-ninh (ở làng Đình-bảng có lăng và đền thờ nhà Lý). Lên ba tuổi được sư ở chùa Cổ-pháp tên là Lý khánh Văn 李 慶 文 làm con nuôi, mới đặt tên là Lý công Uẩn.

Công Uẩn lớn lên vào Hoa-lư làm quan nhà Tiền-Lê, đến chức Tả-thân-vệ Điện-tiền Chỉ-huy-sứ 左 親 衛 殿 前 栺 揮 使. Khi Lê Long Đĩnh mất, thì Lý công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán-giận nhà Tiền-Lê lắm, ở trong triều có bọn Đào Cam Mộc 陶 甘 沐 cùng với sư Vạn Hạnh 萬 行 mưu tôn Lý công Uẩn lên làm vua.

Lý công Uẩn bèn lên ngôi hoàng-đế, tức là vua Thái-tổ nhà Lý 李 太 祖.

Thái-tổ thấy đất Hoa-lư chật-hẹp không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội được, bèn định dời đô về La-thành. Tháng 7 năm Thuận-thiên nguyên-niên (1010), thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La-thành, Thái-tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng hiện ra, bèn đổi Đại-la thành là Thăng-long thành 昇 龍 城, tức là thành Hà-nội bây giờ. Cải Hoa-lư làm Trường-an phủ và Cổ-pháp làm Thiên Đức phủ.

Lý Thái Tổ dời đô

Kế tiếp là hai đời vua Thái Tông (1028-1054) và Thánh Tông (1054-1072) đến đời Lý Nhân Tông (1072-1127) xảy ra trận chiến với Nhà Tống.


Cuối cùng khi Chiêu-thánh công-chúa lên ngôi, tức là vua Chiêu-hoàng 昭 皇 thì quyền-chính ở cả Trần thủ Độ. Thủ Độ lại tư thông với Trần Thái hậu, đêm ngày tìm mưu lấy cơ-nghiệp nhà Lý, bèn đòi con các quan vào trong cung để hầu Chiêu-hoàng, và lại cho cháu là Trần Cảnh 陳 煚 vào làm chức Chính-thủ 正 首. Đến tháng chạp thì Chiêu-hoàng lấy Trần Cảnh và truyền ngôi cho chồng.

Nhà Lý đến đấy là hết, cả thảy làm vua được 216 năm, truyền ngôi được 9 đời.

Nhà Lý có công làm cho nước Nam ta nên được một nước cường-thịnh: ngoài thì đánh nước Tàu, bình nước Chiêm, trong thì chỉnh-đốn việc võ-bị, sửa-sang pháp-luật, xây vững cái nền tự-chủ. Vì vua Cao-tông hoang chơi, làm mất lòng người, cho nên giặc-giã nổi lên, loạn thần nhiễu sự. Vua Huệ-tông lại nhu-nhược bỏ việc chính-trị, đem giang-sơn phó-thác cho người con gái còn đang thơ-dại, khiến cho kẻ gian-hùng được nhân dịp mà lấy giang-sơn nhà Lý và lập ra cơ-nghiệp nhà Trần vậy.

Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn

Xem tiếp:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét