Tôi đọc: “ Bài Thơ Trên Xương cụt “ của Thảo Trường thấy thương cô ca sĩ miệt vườn quá!
Cô là ca sĩ tài tử hay chuyên nghiệp, thành thị hay miệt vườn không thành vấn đề. Vấn đề là cô thích hát ! Lấy chuyện hát làm niềm vui, hay giải buồn, hay lẽ sống!
Nếu ngày nay “ giải trí “ trở thành một “ kỹ nghệ “ , hái ra tiền và phát triển rầm rộ! Thì nghệ sĩ bình dân Việt Nam xưa coi là một thứ để “ giải tỏa “ những ẩn ức , để đời lên hương , thích thú mà sống .
Cô thất bại, giải nghệ, gá nghĩa cùng anh chàng “ Ba Lò Heo “ . Anh chàng này chả biết có máu văn nghệ văn gừng gì không , nhưng chắc anh ta lấy cô vì cô hát cũng được … và cũng ưa nhìn !
Qua một thời gian thích thú … rồi nhàm chán ! Tự nhiên Ba Lò Heo thấy ghen … ghen …
- Tao sống chình ình trước mặt mày đây , mà sao thấy mày hát: nhớ thương, thương nhớ hoài? Mày thương thằng nào?
- Thì người ta đặt thế tôi hát thế, chứ tôi có thương nhớ ai đâu!
Ba Lò Heo đuối lí , đành im .
Ba Lò Heo cứ phải nghe hoài những câu mà không phải cho mình, những câu mình không thích nghe nên bực bội lắm !!!
- Tao thấy cái câu:
Chiều chiều bắt két nhổ lông
Két kêu bớ chị chị đừng ác nhơn
Nghe cũng được đó chớ
Nàng nghệ sĩ đành chiều theo í đức lang quâ . Nhưng rồi hát hoài câu đó, nàng nghệ sĩ thấy chán quá !
Nàng nghệ sĩ nhà ta liền hát:
…. Chiều chiều bắt vịt nhổ lông
…. Chiều chiều bắt ngỗng nhổ lông …
Ba Lò Heo lẩm bẩm: Cũng được, có óc sang tác …
Bắt vịt bắt ngỗng thì tầm thường quá (!) Nghệ sĩ bèn bắt những con bay cao, lạ:
Con vạc, con cắt, con quạ, con cú … cho vào câu hát.
….
rồi con chó, con cáo, con sói, báo hổ… cũng được đem ra thí nghiệm dù khó bắt, khó nhổ lông (!)
Ba Lò Heo bắt đầu nghe chướng tai rồi, nhưng cũng chưa nói gì!
Đến khi nàng bắt cá, ốc, ếc , rắn ra nhổ lông, thì Ba Lò Heo phải lên thiếng chê bai:
- Mày bố láo vừa vừa thôi chứ! Những con đó có lông đâu cho mày nhổ?
- Thì anh cũng phải cho tôi thay đổi chút chứ 1 Không lẽ tối ngày nhổ long két? Thay đổi không khí thì tôi hát mới được ! Các nhà văn gọi đó là tưởng tượng phong phú … là hư cấu … gì gì đó…
Ba Lò Heo đành nhượng bộ: Ờ, Ờ! Tao thấy cái câu:
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre vắt vẻo gập ghình khó đi
Cũng hay đó chớ !
Nàng nghệ sĩ bèn hát theo …
Rồi nàng tự giác hát:
Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ăn trộm bẻ bầu ăn cướp bẻ dưa
Và tiếp theo câu này nghe cũng đã đã:
Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví qua ví lại, ví trâu vô chuồng
Ba Lò Heo hài long vì cô ta hát tuy tự í nhưng không trái í mình …
Với con két, cầu ván, trái bầu, con trâu, nàng nghệ sĩ sợ chồng, an phận … cũng cầm cự được cả năm cho gia đình êm ấm!
Nhưng với một con người có tâm hồn nghệ sĩ, thì với dăm câu, mấy chục, trăm câu cũng không thể làm nghệ sĩ thoải mái!
Sao lại đóng khung! Gò ép! Kiểm duyệt! Nhòm ngó vào tâm hồn nghệ sĩ?
Nghệ sĩ muốn mơ mộng, tự do, bay bổng vào khung trời đầy hoa thơm cỏ lạ! Sự nhòm ngó, kiểm duyệt cấm đoán… làm nàng ẩn ức, u sầu, bất mãn! Dù đã hát những bài được kiểm duyệt, nhưng trong giọng hát tất yếu nó phải có giọng hằn học, bực bội … Những gằn giọng, lên giọng, xì hơi không đúng lúc đã báo hiệu … chiến tranh sắp nổ ra!
Tức hết chịu nổi nàng sa sĩ đã tuôn ra câu hát:
Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví dâu ví dẩu ví dâu ví dầu
Và giọng hát cứ mỗi ngày một bực bội, tức tối, hằn học theo với nỗi ngậm sầu, u uất của nghệ sĩ
Rồi mỗi ngày nàng hát những câu này từng hai chữ gằn giọng rất mạnh như thách thức Ba Lò Heo.
Ba Lò Heo hết chịu nổi. Hắn đập mạnh bàn cái rầm: Mày hát gì như đâm vào ruột người ta. Hắn bỏ đi luôn! Không về!
Và từ đó nàng nghệ sĩ được tự do ca hát!
Chân Diện Mục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét