Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Đôi Điều Gợi Nhớ Về Bác Sĩ Khương Hữu Long - Phường 5 – Vĩnh Long

(Bác Sĩ Khương Hữu Long)

Ông Khương Hữu Long sanh năm 1890, sinh quán Thiềng Đức (phường 5), Vĩnh Long, mất ngày 23 tháng 02 năm 1983, hưởng thọ 93 tuổi
Vợ bà Nguyễn Thị Thạch sanh năm 1900 mất năm 1934. Trú quán thuộc nội thành Huế, vào nam gặp và kết hôn cùng ông Long. Hưởng dương 34 tuổi.

(Bà Nguyễn Thị Thạch)

Sau khi hoàn thành chương trình học thành chung “ Diplome “, anh thứ ba là Khương Hữu Phi, giàu có và thế lực, nhận thấy đứa em kế mình có khả năng học cao, ông tài trợ bằng cách tặng 5.000 đô la cho em ra Hà Nội tiếp tục học đại học ngành y “ Vào thuở đó 200 đô la sắm được chiếc xe hơi mới “. Sau khi học hết 4 năm đại học y Hà Nội, ra trường với chức danh Bác Sĩ, làm việc cho một bệnh viện của Pháp tại Vĩnh long với tện gọi bác sĩ Pháp người Việt, như vậy có thể nói ông đã nhập tịch Pháp nên mới dễ dàng vào đại học y của người Pháp ở Hà Nội, có lẽ ông không dùng tên Pháp mà sử dụng tên do cha mẹ ban cho, theo sử liệu, ông là người khơi nguồn đầu tiên cho người Việt theo học ngành y tại Viêt Nam.


Vừa làm việc nơi bệnh viện, ông còn mở thêm một cơ sở y tế khám và trị bệnh, có phòng cho bệnh nhân nội trú bên bờ sông Long Hồ, thuộc phường 5, nằm giữa hai cầu Thiềng Đức và Cầu Kè. Có thể gọi đây là bệnh viện tư đầu tiên ở Vĩnh Long, đầy đủ uy tín được người dân các nơi xa đến trị bệnh dài ngày.

Theo yêu cầu của Hoàng Đế Bảo Đại cùng đồng nghiệp của ông là bộ trưởng tư pháp Nguyễn Văn Thinh, ông gia nhập cục quản lý nhà nước đầu tiên, với chức danh bộ trưởng Y-tế, với tên gọi chung cho thời này “ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ “.
Sau khi phát hiện người Pháp không thành thật trao trả độc lập, ông từ chức và chính phủ giải thể “ Từ 02-06-1946 đến 10-11-1946 “.
Ngoài ra ông còn giảng dạy cho các chính trị gia đương thời như: Luật sư Trần Ngọc Liểng, thủ tướng Trần Văn Hương cùng nhiều vị khác. Trong suốt thời buổi biến động chính trị, ông giới thiệu ông Ngô Đình Diệm với Đức Hồng Y công giáo Boston của Hoa Kỳ, tìm gặp ông Eisenhower giới thiệu ông Diệm, kể cả gặp thượng nghị sĩ john Kennedy. Việc giới thiệu và tư vấn đã đưa ông Diệm đến sự công nhận của chính phủ Pháp và Hoàng Đế Bảo Đại.

Có lẽ ông có công trình nghiên cứu bệnh, ông được chức danh tiến sĩ Khương, trị bệnh với bệnh viện tư của ông.

Ông hành nghề đến năm 1970 thì nghĩ hưu nơi bệnh viện cũng là nhà của ông.

Ông có một người con nuôi tên thường gọi Ba Siển, hiện ngụ ở lộ cũ thuộc phường năm, khi Bác Sĩ Long còn mạnh, ông vừa là tài xế riêng, vừa là quản gia, hiện sức khỏe yếu do 2 lần tai biến.

Ba người con với vợ là bà Nguyễn Thị Thạch 

- Khương Hữu Hổ, sang Pháp thuở 13 tuổi, hiện đã mất tại Pháp

- Khương Hữu Hội và Khương Hữu Thị Hiệp, sang Pháp vào năm 1975 

Riêng bà Khương Hữu Thị Hiệp có chồng là bác sĩ Hồ Trung Dung, giám đốc bệnh viện Từ Dũ, SàiGòn

Ông mất năm 1983, hưởng thọ 93 tuổi, được chôn tại đất nhà, thuộc khu vực lộ cũ, thuộc phường 5, gần khu nghĩa địa Triều Châu.

Được làm con dân Vĩnh Long là phước của chúng ta. Vùng đất sản sinh nhiều nhân tài.

Mộ Bác Sĩ Khương Hữu Long
Mộ Bà Bác Sĩ Khương Hữu Long

Trương Văn Phú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét