Các bài đã Đăng
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay Thần Tướng đợi chờ phong vân
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang
Lời thưa mẹ , dạ cần vương
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình
Gươm vàng ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
(Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca)
Kể
từ khi thành lập nước Văn Lang, dưới sự cai quản của các vua Hùng, dân
chúng an cư lạc nghiệp.Đến đời Hùng Vương thứ 6 cậy nước mình giàu mạnh,
mà chểnh mảng việc triều cống Bắc phương. Vua nhà Ân mượn cớ tuần thú
sang xâm lược. Hùng Vương nghe tin, triệu tập quần thần hỏi kế công. Có
người phương sĩ tâu rằng:
- Sao không cầu Long Vương đưa quân âm lên giúp! Vua nghe lời, bèn lập đàn, bày vàng bạc lụa là lên trên, ăn chay, thắp hương, cầu đảo ba ngày. Trời nổi mưa to gió lớn, bỗng thấy một cụ già cao hơn chín thước, mặt vàng bụng lớn, mày râu bạc trắng, ngồi ở ngã ba đường mà cười nói ca múa. Những người trông thấy biết là kẻ phi thường, mới vào tâu vua. Vua thân hành ra vái chào, rước vào trong đàn. Cụ già không ăn uống cũng không nói năng.
Vua nhân hỏi:
- "Nghe tin quân Bắc sang xâm lược, ta thua được thế nào, ngài có kiến văn xin bảo giúp".
Cụ già ngồi im một lúc, rút thẻ ra bồi, bảo vua rằng:
- "Ba năm nữa giặc Bắc sẽ sang, phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh mà giữ nước, lại phải đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu dài. Nếu được người giỏi, có thể dẹp được giặc vậy".
Dứt lời, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân.
Quả nhiên, ba năm sau, người biên giới cấp báo có giặc Ân tới. Vua làm theo lời cụ già dặn, sai sứ đi khắp các nơi cầu hiền tài.
Lúc bấy giờ ở làng Gióng (làng Phù Đổng), huyện Tiên Du, Bắc Ninh có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu.
Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Người mẹ nghe tin sứ giả tới mới nói giỡn rằng:
- "Sinh được thằng con trai này chỉ biết ăn, không biết đánh giặc để lấy thưởng của triều đình, báo đáp công bú mớm".
Người con nghe thấy mẹ nói, đột nhiên bảo:
- "Mẹ gọi sứ giả tới đây".
Người mẹ rất lấy làm kinh ngạc, kể lại với hàng xóm. Hàng xóm cả mừng, tức tốc gọi sứ giả tới.
Sứ giả hỏi:
- "Mày là đứa trẻ mới biết nói, mời ta đến làm gì?".
- "Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua không phải lo gì nữa?".
Sứ giả mừng rỡ vội về tâu vua. Vua vừa kinh vừa mừng nói rằng:
- "Ta không lo nữa".
Quần thần tâu:
- "Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?".
Vua nổi giận nói:
- "Lời nói của Long Quân ngày trước không phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa! Mau đi tìm năm mươi cân sắt luyện thành ngựa, kiếm, roi và nón sắt.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, gươm sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến gặp.
Người mẹ sợ hãi bèn bảo người con rằng:
- Sao không cầu Long Vương đưa quân âm lên giúp! Vua nghe lời, bèn lập đàn, bày vàng bạc lụa là lên trên, ăn chay, thắp hương, cầu đảo ba ngày. Trời nổi mưa to gió lớn, bỗng thấy một cụ già cao hơn chín thước, mặt vàng bụng lớn, mày râu bạc trắng, ngồi ở ngã ba đường mà cười nói ca múa. Những người trông thấy biết là kẻ phi thường, mới vào tâu vua. Vua thân hành ra vái chào, rước vào trong đàn. Cụ già không ăn uống cũng không nói năng.
Vua nhân hỏi:
- "Nghe tin quân Bắc sang xâm lược, ta thua được thế nào, ngài có kiến văn xin bảo giúp".
Cụ già ngồi im một lúc, rút thẻ ra bồi, bảo vua rằng:
- "Ba năm nữa giặc Bắc sẽ sang, phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh mà giữ nước, lại phải đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu dài. Nếu được người giỏi, có thể dẹp được giặc vậy".
Dứt lời, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân.
Quả nhiên, ba năm sau, người biên giới cấp báo có giặc Ân tới. Vua làm theo lời cụ già dặn, sai sứ đi khắp các nơi cầu hiền tài.
Lúc bấy giờ ở làng Gióng (làng Phù Đổng), huyện Tiên Du, Bắc Ninh có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu.
Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Người mẹ nghe tin sứ giả tới mới nói giỡn rằng:
- "Sinh được thằng con trai này chỉ biết ăn, không biết đánh giặc để lấy thưởng của triều đình, báo đáp công bú mớm".
Người con nghe thấy mẹ nói, đột nhiên bảo:
- "Mẹ gọi sứ giả tới đây".
Người mẹ rất lấy làm kinh ngạc, kể lại với hàng xóm. Hàng xóm cả mừng, tức tốc gọi sứ giả tới.
Sứ giả hỏi:
- "Mày là đứa trẻ mới biết nói, mời ta đến làm gì?".
- "Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua không phải lo gì nữa?".
Sứ giả mừng rỡ vội về tâu vua. Vua vừa kinh vừa mừng nói rằng:
- "Ta không lo nữa".
Quần thần tâu:
- "Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?".
Vua nổi giận nói:
- "Lời nói của Long Quân ngày trước không phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa! Mau đi tìm năm mươi cân sắt luyện thành ngựa, kiếm, roi và nón sắt.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, gươm sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến gặp.
Người mẹ sợ hãi bèn bảo người con rằng:
- Tai họa đã đến.
Con cả cười bảo rằng:
- "Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo".
Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đốn không đủ. Hàng xóm sửa soạn trâu rượu bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng.
Vải lụa gấm vóc rất nhiều mà mặc vẫn không
kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người. Kíp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu ở Vũ Ninh, người con duỗi chân vươn vai đứng dậy cao hơn mười thước (có chỗ nói là trượng) ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét lớn:
"Ta là thiên tướng đây!"
Rồi đội nón cưỡi ngựa. Ngựa chồm lên, hí dài một tiếng mà phi như bay, chớp mắt đã tới trước quân của nhà vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân đều theo sau
Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ bỏ chạy, còn lại tên nào đều la bái kêu lạy thiên tướng rồi cùng đến hàng phục. Tướng Ân bị chết ở trong trận.
Đuổi đến đất Sóc Sơn huyện Kim Hoa, thiên tướng cởi áo cưỡi ngựa bay lên trời. Hôm đó là ngày mồng 9 tháng 4, còn để vết tích ở hòn đá trên núi.
Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy
Con cả cười bảo rằng:
- "Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo".
Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đốn không đủ. Hàng xóm sửa soạn trâu rượu bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng.
Vải lụa gấm vóc rất nhiều mà mặc vẫn không
kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người. Kíp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu ở Vũ Ninh, người con duỗi chân vươn vai đứng dậy cao hơn mười thước (có chỗ nói là trượng) ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét lớn:
"Ta là thiên tướng đây!"
Rồi đội nón cưỡi ngựa. Ngựa chồm lên, hí dài một tiếng mà phi như bay, chớp mắt đã tới trước quân của nhà vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân đều theo sau
Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ bỏ chạy, còn lại tên nào đều la bái kêu lạy thiên tướng rồi cùng đến hàng phục. Tướng Ân bị chết ở trong trận.
Đuổi đến đất Sóc Sơn huyện Kim Hoa, thiên tướng cởi áo cưỡi ngựa bay lên trời. Hôm đó là ngày mồng 9 tháng 4, còn để vết tích ở hòn đá trên núi.
Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy
Hùng Vương nhớ công ơn đó mới tôn là Phù Đổng Thiên Vương, lập miếu thờ ở nhà cũ trong làng, lại ban cho một ngàn mẫu ruộng, sớm hôm hương lửa.
Nhà Ân đời đời, 644 năm không dám ra quân. Sau Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương, lập miếu ở làng Phù Đổng cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ.
Tới
đời vua Thuần Đế nhà Lê, ở xã Phù Lỗ có người con gái tên là Ngô Chi
Lan chăm đọc sách, rành văn chương, thơ ca điêu luyện, nhân đi dạo chơi
tới núi này có đề bài thơ rằng:
Vệ Linh cây cỏ lẫn mây ngàn,
Vạn tía muôn hồng rỡ thế gian.
Ngựa sắt bay rồi tên vẫn đó,
Anh hùng sống mãi với giang san.
(Dịch Ý Thơ)
Đền thờ Thánh Gióng
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
--------
- Hùng Ca Sử Việt 1: Lời Mở Đầu - Đồng Bào:
http://longhovinhlong.blogspot.com.au/2016/03/hung-ca-su-viet-1-loi-mo-au-ong-bao.html
Truyền thuyết Phù Đổng là một Sách Lược Cứu Nước tuyệt tác của Tổ Tiên Việt Nam
Trả lờiXóahttp://www.canhthep.com/modules.php?op=modload&name=Forum&file=view&bn=kq_vinuoc&key=1628880575
XóaPHÙ ĐỔNG
Trả lờiXóaSách Lược Cứu Nước
Phạm Văn Bản
Tích truyền Cứu Nước dẫn lời
Huấn linh Phù Đổng từ thời Hùng Vương
Đề ra Sách Lược tỏ tường
[950] Tổ Tiên hướng dẫn con đường Giúp Dân
Xâm lăng với nạn giặc Ân
Vua Hùng tìm cách giải phần nguy cơ
Dùng bao phương thức – nào ngờ
Chẳng ngăn nổi giặc – cõi bờ phá tan
[955] Nhà Vua chợt nhớ lập đàn
Khẩn cầu Quốc Tổ – thương ban nước nhà
Can qua tại chốn ngã ba
Trong cơn giông tố hiện ra Cụ Gìa
Hình dung cổ quái – múa ca
[960] Râu dài áo đỏ – đậm đà tuyết sơn
Giỡn chơi với đám trẻ con
Rầm rầm chạy nhảy – cười dòn pháo rang
Nhìn qua khung cảnh ngòai đàng
Tuần quan thấy lạ vội vàng tâu vua
[965] Hùng Vương tiến đến kính thưa
Cầu Cụ giúp chước – tránh thua quân thù
Cụ cười và bảo: “Nhân thu
Nhà vua sai sứ chu du tìm người!”
Vua Hùng truyền phán khắp nơi
[970] Tìm người cứu nước như lời Tổ khuyên
Sứ nhân hăng hái rao truyền:
“Tổ về và bảo thường xuyên đi tìm”
Và làng Phù Đổng đồi sim
Có con trai nhỏ im lìm ba năm
[975] Chẳng đi, cười, nói – chỉ nằm
Tới khi sứ đến viếng thăm làng này
Cậu ta bật dậy trình bày
Xin con ngựa sắt với tay roi dài
Từ đây Cậu Bé trổ tài
[980] Lớn mau như thổi – tiêu sài áo cơm
Gia đình tận lực bổ bơm
Bà con lối xóm đong đơm giúp vào
Tới hôm ngựa sắt sứ trao
Vươn vai hít thở lớn cao phi thường
[985] Phóng lên ngựa sắt cầm cương
Ngựa liền phun lửa nhắm phương địch thù
Vung roi đánh giặc mịt mù
Nhổ tre mà đánh – cho dù gãy roi
Số làng ngựa thổi cháy toi
[990] Giặc tan – trời đất đã soi rửa hờn
Thắng quân tới núi Sóc Sơn
Cậu cùng ngựa lửa thoát cơn – Về Trời!
Gốc tre để lại trên đời
La Ngà – Thánh Gióng – đồng thời mọc lên
[995] Vua Hùng phong cậu với tên
Thiên Vương Phù Đổng giữ bền non sông
****
Tổng quan Chính Thuyết Tiên Rồng
Song Hiệp Hoàn Chỉnh – cộng đồng thịnh an
Tiên Rồng – Xã hội chứa chan
[1000] Đồng Bào nguyên lý bình an cuộc đời
(trích trong tập Kinh thơ của Phạm Văn Bản)
Sách Lược Cứu Nước của Tổ Tiên muôn đời hữu dụng, sách gối đầu giường hằng đêm suy tính từng điểm, từng chữ, từng câu làm một chương trình sống cho những người thanh niên Việt Nam nào dám quyết tâm phá giặc.
Trả lờiXóa- Dám thấy việc phải làm, dám làm việc đã thấy.
- Dám đối diện với thực tại, dám nhìn thẳng vào tương lai.
- Dám đương đầu với khó khăn, dám biến chướng ngại thành phương tiện.
- Dám từ bỏ những gì mà mình đang có, để thực hiện điều cao qúy hơn – Xin hỏi bạn có dám chăng?
Người thanh niên Việt Nam chúng ta không chỉ dám bằng hứng chí, bằng lý trí, bằng chứng cớ, bằng suy tư mà còn dám với tất cả tâm hồn, dám cảm nhận và dám sống thực với chính mình, vì bao trăm năm qua dân nước Việt Nam của chúng ta chưa một lần được thực sự cải hóa, thực sự giải cứu.
Bởi thế Phù Đổng là Bài Học Cải Hóa của Tổ Tiên – cải hóa từng con người, và cải hóa toàn thể xã hội, vừa Cứu Nước lại vừa Cải Hóa Con Người.
Khởi đầu sự kiện nước ta bị Giặc Ân xâm chiếm. Thời Nhà Ân Trung Quốc cũng cùng với Thời Vua Hùng ở vùng Đất Tổ của chúng ta là Hồ Động Đình.
Nhân việc kể đi kể lại chiến tích chống ngoại xâm, Tổ Tiên đã đúc kết thành bài học Phù Đổng với mục đích Cứu Nước và Cứu Người.
Trước nạn giặc xâm chiếm, nước mất nhà tan, dân tình khốn khổ, Vua Hùng và triều đình đã dùng hết cách, hết trí, hết sức, hết lực nhưng vẫn không ngăn được giặc. Tuy là bối cảnh câu chuyện, nhưng lại là yếu tố giúp cho chúng ta học hỏi để chuẩn bị tổ chức và lãnh đạo cứu nước hoàn chỉnh, hữu hiệu, hợp thời và thành công.
Mọi phương thức chống giặc đều vô hiệu, lực lượng tan rã, lòng dân phân tán, đồng minh trở mặt. Giặc lại thừa thắng xông lên, gây bao oan nghiệt, điêu linh thống khổ cho đồng bào, cho đất nước, cho giống dòng.
Vua Hùng cũng như chúng ta phải nhận chân thảm trạng mất nước. Không lượng định chính xác sức mạnh của giặc, và tình trạng yếu kém của ta về mọi phương diện, thì chỉ là lạc quan trái mùa hay sợ giặc mà không nhìn ra giặc, không đánh giặc mà lại đánh nhau.
Chúng ta cần học hỏi Vua Hùng và trau dồi tài năng sao cho hơn giặc mọi mặt thì mới mong thắng giặc. Nhận chân thực trạng để biết địch biết ta.
Vì quyết tâm cứu nước, nên dầu thấy những cảnh tượng bất thường của Cụ Gìa, Vua Hùng cũng tìm tới gặp Tổ, và xin Tổ dạy cách cứu nước. Phải thành tâm cùng tột, tuệ linh sáng ngời như Vua Hùng mới có thể nhận ra đó không phải là quái nhân tới phá đám mà là Tổ đã về!
Trả lờiXóaTuy đã lập đàn và chuẩn bị mọi sự, tức là đã dự tính cho nhiều kế hoạch, nhiều chương trình, nhưng Vua Hùng cương quyết gạt bỏ tất cả để tới ngã ba đường gặp Cụ Gìa cổ quái để học cách tổ chức và lãnh đạo cứu nước. Đây chính là điểm đột phá quan trọng cho người lãnh đạo tổ chức, là Lột xác!
Không vượt điểm đột phá này, không lột xác, không từ bỏ dự tính và phương thức cũ, thì chúng ta không thành công. Không thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh mới, không đón nhận kiến thức mới, chúng ta không thể hội nhập vào tổ chức chính trị Tiên Rồng của thời đại mới, là Thời Đại Tín Liệu (Information Age) với nhu cầu con người là Kiến Thức và Thông Toàn (Knowledge and Wisdom).
Không mở rộng tâm trí đón nhận những bất ngờ, những cổ quái, những khác biệt, những mới lạ thì chúng ta không thể nghe được tiếng Tổ gọi, tức là không thể nhận ra những phương thức thực sự hữu hiệu cho việc cứu nước. Và chúng ta có vượt qua được điểm lột xác này, thì mới có cơ may được Tổ dạy cách Cứu Nước.
Bất chấp sự phản đối của những quần thần kênh kiệu can ngăn, Vua Hùng vẫn lội bùn, trượt tuyết, trầm lạnh và đội mưa tới ngã ba đường xin gặp Tổ, và được Tổ dạy cho phương thức cứu nước. Nhưng cách Tổ dạy cũng cổ quái. Tổ bảo vua sai sứ đi khắp nơi tìm người cứu nước.
Thực kỳ lạ! Tại sao Tổ không nói rõ vị cứu tinh đó là ai? Tại sao lại bảo cho người đi tìm? Nếu chỉ có thế, thì Tổ hiện về đây làm gì? Vua Hùng cũng chẳng đang làm những việc đó sao?
Nhưng chính điểm kỳ quái lại là một bài học cho chúng ta. Tổ nhắc nhở, Tổ chỉ dạy, chớ Tổ không thể làm giúp thay cho chúng ta.
Tổ không giết giặc, Tổ không chỉ huy, Tổ cũng không làm gián điệp. Tổ cũng không cho nỏ thần hay cho khí giới hiện đại để thị uy hoặc tiêu diệt giặc.
Biết bao lần chúng ta cầu mong phép lạ, điềm linh giết giặc thay chúng ta hưởng. Biết bao lần chúng ta trách móc các Đấng Linh Thiêng không tích cực độ trì, giúp ta khoanh tay nhìn giặc chết!
Biết bao lần chúng ta kết tội người khác, kết tội nhau vì không làm thế này thế nọ. Vấn đề không phải là Tổ làm, mà là chúng ta biết thực thi ý muốn của Tổ để chúng ta cùng nhau làm.
Khi biết Tổ Tiên và các Đấng Thiêng Liêng muốn cứu dân lành, thì chính chúng ta phải tỏ ra là người con thảo, là tín đồ thuận thành. Chính chúng ta ra công phá giặc và hoàn thành ý muốn của Đấng Thiêng Liêng.
Chính chúng ta phải làm, phải dấn thân, thì mới cứu được nước.