Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Hùng Ca Sử Việt 1 : Lời Mở Đầu- Đồng Bào


Phần 1

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, 
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư. 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư 
        Lý Thường Kiệt

Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách Trời. 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
               Quên Đi
***
Mục Lục

Lời Mở Đầu
Đồng Bào
Phù Đổng Thiên Vương

Tiếng Hờn Sông Hát
Nhuỵ Kiều Tướng Quân
Mai Hắc Đế
Bố Cái Đại Vương

***

Lời Mở Đầu

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, đều có niềm tự hào, hãnh diện của nòi giống. Dân Việt ta lại càng hãnh diện hơn khi có những Tiền Nhân cân quắc anh thư, là những anh hùng xuất chúng.
Là một nước nhỏ bé nằm kề cận một nước lớn Trung Hoa, luôn tìm cách xâm chiếm và đồng hoá, thế mà vẫn kiên cường bất khuất. Trong suốt mấy ngàn năm luôn bị phương bắc xâm lược, Tổ Tiên ta vẫn giữ vững văn hoá dân tộc, để con cháu đời sau luôn hãnh diện tự hào: đất nước ta có hơn 4.000 năm văn hiến. Tiền Nhân luôn nêu gương sáng cho hậu thế, giữ vững truyền thống bảo vệ tổ quốc, bảo vệ giang san, không làm tay sai cho giặc như câu nói của Vua Lê Thánh Tông:
“Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vất bỏ... Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ (Vua Lê Lợi) mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di...”
(Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
        
Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước Công nguyên, còn tính từ khi đất nước được hình thành thì mới khoảng từ hơn 4000 năm trước đây

Những người Việt Tiền Sử trên vùng châu thổ sông Hồng sông Mã đã khẩn đất, chế ngự nước lụt của các sông, phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền văn minh lúa nước.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Vua Thần Nông (một trong Tam Hoàng của Huyền Sử Trung Hoa vốn người gốc Phương Nam) là tổ tiên của dân tộc Việt, đã đem cách trồng lúa ở phương Nam ra truyền dạy lại cho người phương Bắc.

Khu vực trung du bắc phần Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ Đồ Đá Cũ (Thời Tiền Sử). Các nhà khảo cổ đã tìm ra các dấu vết người Vượn cư ngụ tại Lạng Sơn, Ninh Bình và Thanh Hoá cách đây hàng trăm nghìn năm. Thời kỳ này mực nước biển thấp hơn, và Việt Nam khi đó nối liền với đảo Hải Nam, bán đảo Mã Lai, Indonesia, với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ.

Do chính đặc trưng về địa chất nên vùng đồng bằng sông Hồng, vịnh Bắc Việt không có điều kiện khai quật nền đất cổ đại có ở khoảng 8000 năm trước Công Nguyên (trước khi có đại hồng thủy) để xác nhận dấu vết của các nền văn minh khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống không xác định được từ khoảng năm trước 5500 năm - 18000 năm trước.

Qua những khảo cứu trên, Thuỷ Tổ Tộc Việt không phải chỉ xuất xứ từ nam sông Hoàng Hà, vì thế mới có một nền văn minh riêng, ngôn ngữ riêng, không hề giống với tiếng nói của các dân tộc Đông Á.
Đó chính là sắc thái riêng, bản chất riêng được gìn giữ và lưu truyền trong tâm khảm của người Dân Việt.
“Hùng Ca Sử Việt" nói về những bậc Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam. Cấu trúc mỗi truyện được chia làm hai phần, phần đầu được kể như truyện cổ tích, phần sau tóm lược Bối Cảnh Lịch sử đương thờ. Phần lớn nội dung được Biên Soạn từ "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" của Lê Văn Hưu, Phan Thu Tiên, Ngô Sĩ Liên.., “Lĩnh Nam Chích Quái”của Trần Thế Phát(?), "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim, cùng tham khảo một số bài viết trong các trang Web trên google (vì quá nhiều nên không thể nhớ đưa hết vào đây. Mong Các Vị thông cảm)…
***
Đồng Bào
Thế giới này, chỉ duy nhất dân tộc ta mới có từ "Đồng Bào" (cùng chung một bọc) mà thôi. Hai tiếng thật thân yêu, nói lên tình ruột thịt của Người Việt. Kinh Thượng một dòng máu, một tổ tiên, một cội nguồn.
Trong dân gian luôn truyền tụng câu chuyện Một Mẹ Trăm Con từ đây…

Thuở xa xưa, cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lãm.

Lớn lên Sùng Lãm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lãm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.
Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.
Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đều bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh.
Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.

Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hoá thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại.
Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.
Lạc long quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó.
Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thuỷ tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.

Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.
Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh.



Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quẩn ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ tranh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: "Hể có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! "


Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: "Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!". Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hoá làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao.

Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi. Hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.
Bấy giờ nàng Âu Cơ mang thai, trải ba năm, ba tháng, mười ngày, thấy trên núi Nghĩa Lĩnh có mây lành ngũ sắc xán lạn. Đến giờ Ngọ, ngày 25 tháng 12 năm Giáp Tý, Âu Cơ thấy bào thai chuyển động. Đến giờ Ngọ, ngày 28, hương lạ đầy nhà, hào quang khắp phòng, bà sinh một bọc bạch ngọc, hương lạ giáng xuống. Bắt đầu sinh ở núi Ngũ Lĩnh, đất Thổ Thứu phong, ao sen đỉnh ngọc.

Lạc Long Quân thấy bà sinh ra bọc lạ, cho là xưa nay chưa có, việc lạ trong nước, bèn triệu văn võ bách quan trong triều vào chầu chính điện. Lúc ấy, giờ Ngọ, bỗng thấy trong thành giữa trời có ba tiếng hiệu lệnh làm chuyển động trời đất, sông núi, cỏ cây, vạn vật kinh sợ. Mây lành ngũ sắc sáng đầy khắp ba nghìn thế giới. Trên thượng điện, vạn chim bay, ngư, lân tụ hội theo gió mưa cống triều.

Ngài thấy quốc gia có điềm lạ khác thường, xuống chiếu cho các quan văn võ chỉnh đốn ý mạo, chay khiết lòng thành, tề tựu tại điện Kính Thiên, thắp hương đèn phùng chầu triều bái Hoàng Thiên Thượng Đế đến Tứ phủ vạn linh.

Tới giờ Thân hôm ấy, bỗng thấy một áng mây xanh từ hướng Tây kéo đến, tụ tại thềm rồng của điện Kính Thiên, tự nhiên có bốn vị tướng xuất hiện kỳ lạ, cao hơn trượng rưỡi, đầu đội mũ hoa, thân mặc bào xanh gấm vóc, eo thắt đai ngọc, chân đi hài sắt, miệng cười như hào quang sáng rực, mây tuôn cuồn cuộn, tay cầm một chiếc long bài (sắc) của Ngọc Hoàng

Thượng Đế: Ban cho Hiền Vương một bọc trăm trứng, sinh nơi ngọc khuyết, thành trăm người con trai trị nước. Nay sai bốn vị Đại Thiên vương giúp đỡ, che chở cho nước. Vậy ban sắc!.
Lạc Long Quân chiếu theo long bài, truyền các quan văn võ ngẩng mặt bái tạ trời, bái tạ Thiên vương.
Thiên vương nói:
- Trăm trứng ngọc bào do điềm rồng giáng sinh, thiên sứ báo cho Hiền Vương biết, hãy đặt vào bàn vàng, mang đến chùa Cổ Viễn Sơn, tên là Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng Thiền Thứu Lĩnh (về sau đổi là Thiên Quang Thiền tự) đặt ở trong chùa, chọn lấy vị quan trai giới chầu trực, thắp hương không dứt.
Bọc đó vỡ ra, Lạc Long Quân bèn đỡ lấy thì bốn vị Đại Thiên Vương tự nhiên biến hóa, Hiền Vương càng thành tâm cầu đảo. Đến giờ Ngọ, ngày rằm 15 tháng Giêng, trăm trứng vỡ ra đều thành trăm người con trai; rồng thành năm sắc, điềm ứng sáng ngời, hương trời giáng xuống, đầy khắp núi sông. Được khoảng một tháng, không phải bú mớm mà tự trưởng thành. Tất cả các con đều có hình dáng đẹp lạ, tướng mạo phương phi, anh hùng nổi tiếng ở đời, cao lớn ba thước bảy tấc.

Lạc Long Quân triệu 6 nàng cung phi, giao phát gấm lĩnh, cắt may thành trăm bộ áo mũ cấp cho trăm người con trai. Cả ngày trăm con vui cười, thường lấy lá hoa ao sen đùa nghịch. Sau 100 ngày, các con khôn lớn, không nói mà hay cười. Qua 200 ngày, đến giờ Thìn ngày 20 tháng 7, cả trăm người con trai đều cười to, nói rằng:

Trời sinh Thánh Vương trị nước, giúp bốn biển thanh bình, quốc gia yên vui, là trăm hoàng tử đều ở thềm rồng điện thượng. Bỗng thấy một đám mây ngũ sắc từ không trung giáng xuống thềm rồng.

Lạc Long Quân thấy tám vị Thiên tướng, đầu đội mũ đồng, mình mặc thiết giáp, chân đi hài bạc, eo thắt dải rồng, dung mạo xán lạn, mắt sáng như sao, miệng xuất hào quang, tay cầm thần kiếm, linh trượng, bảo trữ, thiết phủ, đứng hầu hai bên tả hữu; hai bên đối chầu, hư không biến hóa, gió mưa ập đến,bay vượt nhiễu không trung trong điện Ngũ Lĩnh, rồi núi non thất hình, sông hồ sóng dâng trào.

Sau ba giờ ánh sáng rực rỡ, tám vị tướng mới xưng danh làm tám bộ Kim Cương, vâng sắc của Thượng Thiên chư Phật, Bảo Đế lệnh sai giáng xuống che chở cho trăm người con trai. Nay tất cả đã trưởng thành, hiểu biết nên tám vị tướng phụng mệnh đưa các vương tử đến cửa khuyết bái tạ Hoàng phụ, cai trị trong nước.
Tám vị tâu xong, bay lên trời biến mất. Tám vị ban cho Lạc Long Quân một chiếc long bài, một chiếc thiên bảo thần ấn, một viên bạch ngọc, một chiếc thần kiếm, một quyển thiên thư, một chiếc thước ngọc, một chiếc bàn vàng đặt ở trong điện. Hiền Vương nhận lấy, cho đây là trời ứng điềm lành, giúp yên trong nước.

Vua thấy trăm người con trai bỗng nhiên cao lớn, thân dài bảy thước ba tấc, mỗi người cầm một vật thiên bảo thần khí chia nhau đứng hầu hai bên tả hữu, bái tạ Hoàng phụ.


Ngài xuống chiếu rằng: Trời sinh trăm người con trai, đều văn võ thánh thần, anh hùng tài lược giúp nước yên bình, thiên hạ cậy nhờ bởi ơn giáo hoá, phụ tử quân thần cùng nhau vui hưởng”.
Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thuỷ phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hoá làm một con rồng vụt lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về. Nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi:
"Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này".
Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:
- Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc mẹ con thiếp sống bơ vơ khổ não.
Lạc Long Quân nói:
Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.


Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai toả đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia nước ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng.

Từ tích Cha Lạc Long Quân lấy Mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nên dân tộc ta mới có từ ĐỒNG BÀO.

Trống Đồng Đông Sơn

Bối Cảnh Lịch sử

Trong âm mưu thôn tính và đồng hoá dân tộc Việt, các cuộc xâm lăng từ phương Bắc không ngừng tiếp diễn. Điển hình nhất là trong thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ hai, sau khi tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện tiến hành chính sách đồng hoá, thiêu huỷ tất cả những gì liên quan đến văn hoá nước ta. Chẳng những thế, Mã Viện còn trồng một trụ đồng trên có hàng chữ"Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" có nghĩa là "Cột đồng gãy, Giao Chỉ bị tiêu diệt". Dân Việt vì sợ cột gãy, nên khi đi ngang trụ đồng đều lấy đá thảy vào chân cột, lâu ngày thành cái gò cao.

Người Trung Hoa lợi dụng huyền sử, không xác định chính xác về tổ tiên, với chính sách đồng hoá, đến thời Mã Viện đốt sách xóa bỏ chữ viết của người Việt Cổ, xoá bỏ các ghi chép về thời Hùng Vương..v...v.. (cho đến nay tạo ra 1 vùng huyền sử cho Chính Sử Việt Nam : Hùng Vương huyền sử - Lộc Tục+Sùng Lãm+18 đời vua HÙNG(20 vua) mà trị vì hơn 2600 năm Trước Công Nguyên ? (*)

Ép buộc khuyến khích học Hán Tự. Các quan Tàu đô hộ tìm đủ mọi cách để xoá đi cội nguồn dân tộc Việt.

Với chính sách đồng hoá và xâm lấn, các triều đại Trung Hoa liên tục tìm cách đồng hoá người Việt thành người Tàu, bọn chúng đã đốt sách, hủy diệt văn hoá của người Việt và còn thâm độc hơn tự nhận là "con cháu Viêm-Hoàng"(Đế Viêm tức Thần Nông) để có ý chỉ rằng dân tộc Việt cũng là người Trung Quốc.

Vốn Thần Nông Thị (dòng họ Thần Nông) là dòng vua đầu tiên của các vị vua người Việt. Người Việt gọi là "Đế Viêm"(tiếng Việt), Người Tàu gọi là "Viêm Đế" (tiếng Hán)


Đế Viêm Thần Nông người phát minh ra việc trồng lúa nước. Vào thời điểm này người Trung Hoa sống ở phía bắc khí hậu ôn đới chỉ biết trồng lúa mạch lấy đâu ra kỹ năng trồng lúa nước của miền nhiệt đới mà nhận ông vua này của họ? Đến đời nhà Hạ, nhà Thương của người Trung Hoa lãnh thổ cũng chỉ ở phía Bắc sông Trường Giang lấy đâu ra vùng trồng lúa nước sông Trường Giang?

Các vua kế tiếp Đế Viêm Thần Nông gồm có : Thứ 2. Đế Thư. 3. Đế Lâm. 4. Đế Minh (Vua này sinh ra Lộc Tục là con thứ không phải con trưởng. Lộc Tục (Kinh Dương Vương) sinh ra Sùng Lãm chính là Lạc Long-Quân) 5. Đế Nghi 6. Đế Lai 7. Đế Lý 8. Đế Du Vọng


Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Vua Đế Minh là cháu ba đời của Vua Thần Nông. Khi đi tuần phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc Hồ Nam Trung Hoa) gặp một nàng Tiên, lấy nhau sinh ra Lộc Tục. Sau đó phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam ( từ núi Ngũ Lĩnh trở vào Nam), Xưng hiệu là Kinh Dương Vương, đặt tên nước là Xích Quỷ. Năm Nhâm Tuất 2897 trước Công Nguyên, Kinh Dương Vương cưới con gái của Thần Quân Động Đình Hồ là Long Nữ sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cưới con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ.

Theo truyền thuyết Việt Nam, Âu Cơ là Tổ Mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long

Quân đi đến đây thì thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và đem về làm vợ. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống với nhau.

Âu Cơ Sinh ra một bọc, trong bọc có 100 quả trứng. Trứng nở ra trăm đứa con. Một hôm Lạc Long Quân bảo Âu Cơ: " Ta là giống Rồng, Nàng là Giống Tiên. Thuỷ hoả tương khắc, khó mà chung hợp nhau. Nay Nàng dẫn 50 con lên núi. Còn ta đưa 50 con xuống biển", chia nhau cai quản các vùng. Khi hữu sự hãy thông báo cho nhau để giúp đỡ. Đây là tổ tiên Bách Việt. Lạc Long Quân đưa các con xuống miền biển Nam Hải, phong cho con trưởng làm vua Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang.

Họ Hồng Bàng triều đại đầu tiên trong sử Việt bắt đầu từ đấy.

Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn

14 nhận xét:

  1. Con Cháu Tiên Rồng
    Phạm Văn Bản

    [1] Là người dòng giống Lạc Long
    Ðồng Bào ta nhớ thuộc lòng chín kinh
    Tiên Rồng thứ nhất xác minh
    Song Hiệp Hoàn Chỉnh trọn tình ai ơi
    [5] Thứ hai Trầu Cau diễn lời
    Thân Thương nguyên lý làm đời sống chung
    Thứ ba hướng tới trùng phùng
    Chữ Ðồng, Bình Ðẳng Tột Cùng là đây
    Tiết Liêu thứ bốn dựng xây
    [10] An Dân Thịnh Nước xum vầy ấm no
    An Tiêm truyền tích chăm lo
    Việc Làng Dân Chủ – đạo phò con dân
    Vọng Phu thứ sáu góp phần
    Chồng nào Vợ nấy chuyên cần tăng gia
    [15] Trương Chi thứ bảy ấy là
    Căn nguyên hạnh phúc – tình ta sáng ngời
    Mỵ Châu thứ tám truyền lời
    Giúp dân Giữ Nước góp đời sĩ phu
    Kết Kinh Phù Ðổng diệt thù
    [20] Dấn thân Cứu Nước cho dù gian nan
    Chín kinh tóm lại chứa chan
    Tiên Rồng Chính Thuyết bao ngàn năm qua.

    1. TIÊN RỒNG
    Khởi nguyên Chính Thuyết nước ta
    Tiên Rồng phối hiệp – xây gia dựng đình
    [25] Từ đây thắm đượm ân tình
    Trăm con chung bọc – mẹ sinh một lần
    Trọn tình trọn nghĩa ái ân
    Mẹ cha xác quyết đôi phần như sau
    Con người – hai nửa khác nhau
    [30] Năm mươi theo mẹ lên mau núi rừng
    Nửa phần còn lại reo mừng
    Theo cha xuống biển tưng bừng hoan ca
    Cha Rồng còn nhắn nhủ là
    “Khi cần thì gọi – Có Ta về liền!”
    [35] Tiên Rồng phát triển thường xuyên
    Cháu con Tộc Việt khắp miền núi sông
    Tuyệt thay Chính Thuyết Tiên Rồng
    Ông Bà xây dựng cộng đồng an vui
    Căn nguyên Nhận Diện Con Người
    [40] Tiên Rồng Song Hiệp – tạo đời toàn năng
    Cha Rồng – biểu tượng nói rằng
    Thân lực sinh động – Trí năng biến hòa
    Và Tiên hiện hữu trong ta
    Làm nên người thật ấy là nhân sinh
    [45] Mẹ Tiên – biểu tượng chứng minh
    Tâm tình thông hiệp – Tuệ linh vĩnh tồn
    Con Người – nền tảng lập ngôn
    Trí-Thân-Tâm-Tuệ trường tồn là đây
    Tiếp theo công cuộc dựng xây
    [50] Cộng đồng Xã Hội xum vầy như sau
    Hiệp hai hoàn chỉnh nhiệm màu
    Trăm Con Một Bọc cùng nhau giúp đời
    Trăm người trăm việc ai ơi
    Căn cơ gia tộc tuyệt vời là đây
    [55] Chẳng như tà thuyết phương Tây
    Duy tâm, duy lợi… chất đầy bất công
    Phân ngôi định cấp cộng đồng
    Ðặt ra thống trị: chủ ông – tớ đày
    Của tài vơ vét hàng ngày
    [60] Bắt dân đóng thuế kéo cày như trâu

    Cấp trên cứ mãi làm giàu
    Lừa khinh cấp dưới tóm thâu lợi quyền
    Nào là đảng trị chính chuyên
    Tự do – cũng bọn tuyên truyền hại dân
    [65] Con người đau khổ muôn phần
    Biến thành con thú – ta cần xóa tan
    Thay bằng xã hội thịnh an
    Tiên Rồng – hồi phục dung nhan con người

    Quân bình tỷ lệ: năm mươi
    [70] Số con theo mẹ bằng người theo cha
    Tương đồng tuyệt đối ấy là
    Song hiệp hoàn chỉnh – làm đà phát huy
    Nguyên sinh vạn vật gẫm suy
    Phê bình tiến hóa – cứu nguy loài người
    [75] Kỷ nguyên Cải Hóa sáng ngời
    Tiên Rồng Mở Hội – tiếng cười hoan ca
    Núi – sông giao hữu hài hòa
    Siêu linh – vật chất thăng hoa muôn đời
    Lý – tình minh định tuyệt vời
    [80] Thân thương – bình đẳng bao thời khắc ghi
    Nước – nhà lúc thịnh lúc suy
    Hợp tan – tan hợp diệu kỳ ngàn thu

    Phạm Văn Bản

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi người: sống nét đặc thù
    Quan niệm Phúc Ðức luyện tu hàng ngày
    [85] Tinh thần – thể chất tỏ bày
    Hiền hòa – dũng cảm hăng say giúp đời
    Lo ăn mặc – cũng thảnh thơi
    Cá nhân – tập thể xin mời lo toan
    Sống nhân – lẫn trí kiện toàn
    [90] Hợp tình – hữu lý hiền ngoan Tiên Rồng
    Gia đình: thuận vợ thuận chồng
    Thương yêu kính trọng – hòa đồng việc chung
    Sống tình lẫn nghĩa – ung dung
    Vô nam dụng nữ – cũng cùng như nhau
    [95] Vợ chồng, con cháu trước sau
    Việc làng việc nước – hãy mau trau dồi
    Gái trai – hiếu thảo xứng đôi
    Kính thờ Quốc Tổ – nhớ nôi Tiên Rồng

    Cộng đồng: trên dưới, nhưng không
    [100] Lạm quyền thống trị: chủ ông – tớ đày
    Thời nào mà chẳng nghèo – giàu
    Chung giàn cuộc sống bí – bàu chẳng phân
    Tước thiên mà có tước nhân
    Lý – tình đạo sống mười phân vẹn mười
    [105] Gia đình – gia tộc, loài người
    Từ làng đến xã vui cười đoàn viên
    An dân chính trị gắn liền
    Vua – quan vì nhiệm khắp miền ấm no
    Ðức – tài lãnh đạo chăm lo
    [110] Chẳng vì chức vị tự do lộng hành
    Nào đâu quân chủ chính chuyên
    Thực ra dân chủ khắp miền lân bang
    Phép vua thua với lệ làng
    Chứng minh cuộc sống nhịp nhàng vì dân
    [115] Chăn dân mà lại ân cần
    Ðáp ứng nguyện vọng toàn dân tỏ bày
    Mưu cơ – đạo lý thẳng ngay
    Quang minh chính đại – ra tay cứu đời
    Sống theo văn hóa sáng ngời
    [120] Với người khuất mặt – với đời nhân sinh
    Xét về kinh tế xứ mình
    Thực thi bình sản dân tình an khang
    Không thừa không thiếu rõ ràng
    Kiệm cần liêm chính – lại càng thảnh thơi
    [125] Tấc vàng tấc đất ai ơi
    Mặc bền ăn chắc là lời huấn linh
    Trăng thanh gạo trắng hữu tình
    Tạo ra của cải là vì thân thương
    Con người gắn bó quê hương

    [130] Quốc phòng quân sự khắp phương thuận hòa
    Xã làng – tổ chức nước ta
    Vừa làm kinh tế – vừa là chiến khu
    Giữ làng giữ nước – bao thu
    Toàn dân là lính diệt thù lập công
    [135] Có văn lẫn võ – hòa đồng
    Giữ nhà giữ nước vợ chồng dân binh
    Hỡi cô du kích chung tình
    Bên anh diện địa – có mình có ta
    Vừa lo giết giặc – mà là
    [140] Cứu người lương thiện – Tình Ca Ðồng Bào

    Tiên Rồng – Ðạo sống tự hào
    Thờ Trời mà cũng đề cao Thờ Người

    Tại tâm – thể hiện vui tươi
    Lễ nghi – chứng tỏ con người thiện tâm
    [145] Trên dương sống mãi như âm
    Từng người – toàn thể đồng tâm giúp đời

    Bao điều tôn giáo tuyệt vời
    Thế nhưng chỉ nhận những lời thích nghi
    Gia Tiên – Quốc Tổ khắc ghi
    [150] Tình Chân Thiện Mỹ – không gì sánh hơn

    Ngày nay nhân loại gặp cơn
    Khiếm khuyết hạnh phúc – oán hờn kiếp sinh
    Gây ra bao cảnh bất bình
    Ðấu tranh giai cấp – đoạn tình anh em
    [155] Xin mời thế giới đến xem
    Con đường nhân bản sẽ đem hiệp đồng
    Ðó là Chính Thuyết Tiên Rồng
    Giúp cho nhân loại – chờ trông cứu người
    Trăm Con Một Bọc tuyệt vời
    [160] Công bình bác ái sáng ngời là đây
    Từ bi hỷ xã chứa đầy
    Ta vâng Thánh Ý – đi xây Con Người

    Phạm Văn Bản

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kim Oanh thay mặt Ban biên tập, xin kính chào Tác giả Phạm Văn Bản. Đã cho đọc những bài viết về Lịch Sử . Nếu Tác giả thích bài được đến những Độc giả của Long Hồ Vĩnh Long, xin liên lạc với Kim Oanh qua email; lethikimoanh57@gmail.com
      Cám ơn Tác giả rất nhiều. Kính chúc tác giả luôn an bình và vui sáng tác. Trân trọng.
      Kim Oanh

      Xóa
  3. Xin chân thành cám ơn Cô Kim Oanh, Ban Biên Tập và toàn thể Quý Bạn Đọc của Long Hồ Vinh Long, một trang nghiên cứu lịch sử tuyệt đẹp, nhã nhặn, lịch thiệp và trang trọng như chúng ta đang trao chìa khóa cánh cửa tâm tư cho nhau, để cùng nhau bước vào ngưỡng cửa của lầu đài văn hóa Việt, tìm lại những báu vật của Tổ Tiên Việt Nam truyền lại, và cùng nhau tìm hiểu, học hỏi và thông suốt gia tài dành cho Con Cháu Tiên Rồng như chúng ta đang sống trong thời đại mới của thế kỷ 21 ngày nay - Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age) chớ không còn Thời Đại Công Nghiệp (Industrial Age) như trong 165 năm xây dựng sau cuộc Nội Chiến Hoa vào năm 1865. Sống trong thời đại mới này, con người cần có nhu cầu là Kiến Thức (Knowledge) và Thông Toàn (Wisdom), bởi thế nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp Hoàn Chỉnh sẽ ứng hợp cho chúng ta tiến sang Thời Đại Tín Nghiệp - Đa tạ!

    Trả lờiXóa
  4. Thưa Cô Kim Oanh, Bản đã gởi bài I Con Cháu Tiên Rồng qua email. Có lẽ Cô sẽ nhận được. Chân Thành cám ơn Cô rất nhiều. PVB.

    Trả lờiXóa
  5. 2. Trầu Cau

    Thứ hai: diễn tả tình người
    Ông Bà dẫn chứng cuộc đời Trầu Cau
    [165] Sinh đôi – hai đứa giống nhau
    Trăm con một bọc – cơm rau cạnh kề
    Có nàng chớm tuổi cặp kê
    Luống mong mình có tóc thề sánh vai
    Nàng nhìn tư cách cả hai
    [170] Kính trên nhường dưới – đức tài ngang nhau
    Giúp nàng suy tính trước sau
    Trao duyên gởi phận – lựa vào người anh
    Chuyện tình đậm nét xuân xanh
    Vợ chồng hiệp nhất – anh em một nhà
    [175] Ngày kia trông cuốc hóa gà
    Gặp em – nàng những nghĩ là “hôn phu”
    Phận em đành quyết chu du
    Dẫu rằng xa cách – cũng vì thương anh
    Hành trình biển nhớ đoạn đành
    [180] Sống thiêng thác gởi – hóa thành đá vôi
    Nhưng anh lòng luống bồi hồi
    Nhớ em – chàng kiếm chốn đồi xa xăm
    Khóc thương – tượng đá đang nằm
    Người anh cũng chết biến nhằm cay cau
    [185] Thương chồng – nàng mãi âu sầu
    Đến nơi chồng chết – hóa trầu giây leo
    Từ đây lễ tết, cưới cheo
    Ăn trầu – tập tục giàu nghèo như nhau
    Gẫm suy bài học Trầu Cau
    [190] Giống như hai đứa – nhắc nhau Tiên Rồng
    Bởi chưng Bọc Mẹ hòa đồng
    Thân Thương – nguyên lý sống lồng trong kinh
    Ðể cùng Bình Ðẳng phân minh
    Chứa chan nhân nghĩa – dân tình nước ta
    [195] Trăm Con Một Bọc – sinh ra
    Ðồng Bào – cùng bọc mẹ cha sinh thành
    Chu toàn trách nhiệm làm anh
    Sánh duyên thiếu nữ – đặt thành tương quan
    Ðến khi xảy chuyện bất an
    [200] Tình Người – giải quyết hoà chan sáng ngời
    Chẳng như thiên hạ – xử đời
    Vợ chồng khi cưới – sống rời anh em
    Tổ Tiên ta lại những xem
    Cuộc đời xung khắc lẫn kèm yêu thương
    [205] Cả ba – cùng chọn một đường
    Ðồng sinh đồng tử – tình thương vẹn toàn
    Dương âm – hằng sống bình an
    Trầu Câu âu yếm che tàn Ðá Vôi
    Vị cay thơm ngát hương môi
    [210] Hoà nhau thành máu – Chết rồi vẫn thương
    Tích truyền nhân loại tỏ tường
    Thương nhau trọn kiếp – nhẫn nhường khắc ghi
    Sẵn sàng phải chết – xá chi
    Dẫu rằng có chết – cũng vì thân thương
    [215] Sống trong xã hội bình thường
    Trầu Cau – nền tảng là đường dựng xây
    Gia đình gia tộc – xum vầy
    Họ hàng làng nước – sống đầy thương yêu
    Tương quan xét đến các chiều
    [220] Từ làng đến nước – một điều thân thương
    Sáng soi chân lý ngàn phương
    Trầu Cau – lời dạy thành chương dẫn đầu
    Toàn dân – thực sống chung tầu
    Thân Thương Bình Ðẳng – mưu cầu phát huy
    [225] Nước nhà – lâm cảnh phân ly
    Hiến thân bảo vệ – chẳng tùy cứ ai
    Tiên Rồng văn hóa thoát thai
    Ông bà, chú bác – nối dài kỷ cương
    Anh em, con cháu – tỏ tường
    [230] Diễn tình cốt nhục Thân Thương Tột Cùng
    Hôm nay tà thuyết nói chung
    Phân chia giai cấp – sao cùng yêu thương?
    Bởi chưng nền tảng khinh thường
    Gây bao tàn sát – nhiễu nhương hận thù
    [235] Nhân quyền, cải tiến, nhà tù
    Bất công chồng chất – mặc dù đấu tranh
    Ta xem sự thể rành rành
    I – you, nị – ngộ… tị ganh hàng ngày
    Ðồng đẳng – là chữ giãi bày
    [240] Phân ngôi định cấp – tớ thày là đây
    Ta nhìn văn hóa phương Tây
    Ðộc tài đa đảng – chứa đầy bất công
    Nhưng theo Chính Thuyết Tiên Rồng
    Trầu Cau – căn cội Cộng Ðồng Thân Thương
    [245] Tình Người – ta hãy am tường
    Tâm Tụê nơi Mẹ – yêu thương dẫn đầu
    Triển khai truyền thuyết nhắc câu
    Cả hai diễn tả nhiệm mầu “chữ Song”
    Trầu Cau liên kết Chử Ðồng
    [250] Hình thành “chữ Hiệp” – Tiên Rồng là đây
    Căn nguyên Song Hiệp giãi bày
    Trăm Con Một Bọc – đi xây cuộc đời
    Thân Thương Bình Ðẳng – sáng ngời
    Chứng minh Sử Việt – ngàn đời đã qua
    [255] Tới nay bổn phận chúng ta
    Giúp Dân Cứu Nước – phục hồi quê hương
    Tái sinh xã hội kỷ cương
    Đề cao nguyên lý Thân Thương Tột Cùng

    Trả lờiXóa
  6. 3. Chử Đồng

    Thứ ba: truyền thuyết Sống Chung
    [260] Tổ Tiên thuật chuyện Tiên Dung – Chử Ðồng
    Sống trong xã hội Tiên Rồng
    Căn nguyên Bình Ðẳng – hòa đồng việc chung
    Có nàng Công Chúa Tiên Dung
    Trăng tròn lẻ bóng – dạo cùng khắp nơi
    [265] Như tiên tung cánh giữa trời
    Luống mong tìm đến một nơi an bình
    Kể ra cho rõ sự tình
    Chử Ðồng vất vưởng mỗi mình ven song
    Thương thay kiếp sống Cha Rồng
    [270] Áo cơm không đủ – chất chồng cô đơn
    Sớm khuya lòng luống mong ơn
    Tiên Rồng Song Hiệp thoát cơn đọa đày
    Đợi chờ cũng đến một ngày
    Ước sao nên một – kiếp này thảnh thơi
    [275] Sáng nay công chúa ghé nơi
    Vây màn tắm gội – đất trời thăng hoa
    Hiện thân – mình ngọc tay ngà
    Nào ngờ – dưới cát vốn là ẩn nhân
    Nước trong – cuốn sạch bụi trần
    [280] Trôi theo lớp cát – hiện thân Chử Ðồng
    Cao xanh đã thắt chỉ hồng
    Thấp cao hiệp nhất – vợ chồng nên duyên
    Mẹ Tiên – vội xuất bạc tiền
    Xây làng dựng phố – khắp miền ấm no
    [285] Con dân – ra sức chăm lo
    Dựng nên cuộc sống tự do thanh bình
    Cha Rồng cũng góp phần mình
    Phép tiên đã luyện – tận tình dạy dân
    Tạo ra sung túc muôn phần
    [290] Cộng đồng phát triển – đang cần bình an
    Đời người lắm chuyện liên can
    Những gì thịnh vượng – vua quan lo sầu
    Tiên Rồng – biến hóa nhiệm mầu
    Dân làng – mọi sự tóm thâu Về Trời
    [295] Căn nguyên Nền Tảng tuyệt vời
    Làm Con Người Thật là lời khuyên chung
    Ðề cao Bình Ðẳng Tột Cùng
    Tổ Tiên diễn tả nội dung Tiên Rồng
    Tích xưa – thiên hạ thổi phồng
    [300] Công nương hoàng tử - mới đồng sánh đôi
    Thứ dân – cũng loại hoa khôi
    Môn đăng hộ đối – tranh ngôi sang giàu
    Tạo ra giai cấp khác nhau
    Ăn trên ngồi trốc “bí – bàu” đấu tranh
    [305] Bất công xã hội rành rành
    Chủ nô chế độ – đoạn đành anh em
    Tiên Rồng triết thuyết lại đem
    Cành vàng lá ngọc – dân đen hợp hòa
    Tiên Dung trẻ đẹp như hoa
    [310] Giầu sang quyền thế – vậy mà yêu dân
    Chữ Ðồng không khố che than
    Nghèo nàn mạt rệp – hưởng phần cưới tiên
    Nàng Tiên lưu lạc khắp miền
    Chính mình nhận thức – và tiên lên bờ
    [315] Chàng Rồng nào dám hững hờ
    Ẩn mình dưới cát – đợi chờ cơ duyên
    Thấp cao – ván đã đóng thuyền
    Sinh Con Trăm Ðứa – hưởng quyền quốc gia
    Như dân – trong nước một nhà
    [320] Lấy chi tài của – khiến ta chia lìa
    Tiên Rồng văn hóa sáng tia
    Ðừng cho ngoại vật ngăn chia cuộc đời
    Nơi đây Chỉ Thấy Con Người
    Toàn dân hạnh phúc – tiếng cười đoàn viên
    [325] Thực thi Bình Ðẳng như Tiên
    Ta noi gương Mẹ – dùng tiền nuôi dân
    Gương Cha – cũng được góp phần
    Tài năng biến hóa – chuyên cần dạy khuyên
    Giúp dân Sống Thực căn nguyên
    [330] Phát huy toàn diện – vang truyền gần xa
    Cháu con noi đức mẹ cha
    Tài năng của cải chỉ là hỗ tương
    Chớ dùng tài của đo lường
    Phân ngôi định cấp – thân thương xa lìa
    [335] Mà gieo tai họa đầm đìa
    Ăn trên ngồi trốc – phân chia giàu nghèo
    Gây ra cuộc sống cheo leo
    Khinh khi cốt nhục – rắc gieo tương tàn
    Tiên Rồng – xã hội thịnh an
    [340] Mọi người cùng hưởng – sẻ san gia tài
    Chẳng dành hạnh phúc riêng ai
    Về Trời – dẫn tới tương lai thanh bình
    Từ người tới vật hữu sinh
    Hoàn toàn được hưởng trong tình Thân Thương
    [345] Tuy rằng cũng có ít phường
    Tham quyền lạm chức nhiễu nhương dân lành
    Ðể răn những kẻ lộng hành
    Toàn dân khinh bỉ – Sử xanh chê cười
    Chẳng như văn hóa xứ người
    [350] Chủ nô – cổ võ coi người như trâu
    Cấp cao sẵn thế làm giầu
    Ðạp lên đồng loại – tóm thâu lợi quyền
    Và nền Ðạo Việt lại khuyên
    Góp chung Phúc Ðức – lưu truyền nghìn thu
    [355] Sống theo nguyên lý đặc thù
    Tột Cùng Bình Ðẳng – chân tu Con Người

    Phạm Văn Bản

    Trả lờiXóa
  7. Ba Truyền Thuyết Nền Tảng
    Ba Truyền Thuyết Tiên Rồng, Trầu Cau, Chử Đồng mô tả những nét đặc trưng và tiềm tàng trong chín câu chuyện truyền miệng (truyền khẩu) mà chúng ta đang kể cho nhau nghe về Biểu Tượng Tiên Rồng, đã có từ đời người này qua đời người khác, trải qua bao nghìn năm lịch sử từ thời Vua Hùng Dựng Nước với các Đức Thánh Vương tới ngày nay.
    Những truyện tích này lưu truyền trong lòng Dân Tộc, được gọi là Kinh hay Chính Thuyết Tiên Rồng (Kinh có nghĩa là Dân Tộc Kinh hay Việt Nam).
    Chính Thuyết Tiên Rồng là tinh hoa nền tảng của Văn Hóa Việt, được Tổ Tiên trang trọng đúc kết thành Biểu Tượng Tiên Rồng, lưu truyền trong lòng Dân Tộc trải qua bao nghìn đời cho tới Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age) sắp tới của chúng ta ngày nay.
    Thông qua nhu cầu của thời đại mới đòi hỏi con người phải có là kiến thức (knowledge) và thông toàn (wisdom), thì bổn phận và trách nhiệm của những người Con Cháu Dân Tộc như chúng ta hôm nay, là tìm hiểu học hỏi để nhận biết ý nghĩa trọng đại của Biểu Tượng Tiên Rồng mà Tổ Tiên muốn nhắn gởi, và chắc chắn đang ẩn chứa bao điều cao siêu hiện thực trong những truyện tích đó.
    Điều khiếm khuyết lịch sử là, xưa nay chúng ta không có chữ viết, mà phải dùng Hán Tự hay chế độ khoa cử dùng sách vở, văn chương, điển tích của Trung Quốc mà diễn giải. Vì giặc không muốn chúng ta nhớ đến Cội Nguồn Dân Tộc của mình, cho nên tập thể chỉ học hỏi, hiểu biết về những danh nhân khoa bảng Trung Quốc.
    Từ ngày Dựng Nước, Dân Tộc Việt Nam được gọi là dòng giống Tiên Rồng, và Con Cháu Tiên Rồng căn cứ vào nguồn gốc mà cảm thấy mình khác biệt hay trổi vượt hơn các dân tộc khác, ví dụ chúng ta khác biệt với người Hoa... mà ít thấy bài vở nào nhắc tới, hoặc có sách vở nhưng đã bị giặc thiêu huỷ.
    Và trong suốt giòng lịch sử, Chính Thuyết Tiên Rồng trở thành nền tảng tâm linh sâu vững nhất trong tư tưởng, trong huyết quản, trong đời sống của mọi người Việt chúng ta, qua danh xưng “Đồng Bào” và là anh em ruột thịt từ “Bọc Mẹ Trăm Con” của Mẹ Tiên Cha Rồng sinh ra, cùng một lần, cùng một lúc và cùng trong một cái bọc, một là trăm và trăm là một!
    Mình sống vì mọi người, và mọi người sống vì mỗi người, chớ không sống đồng đẳng, tranh ăn hay mạnh được yếu thua!
    Nhưng đang khi Đại Chúng Việt hãnh diện và phát huy Sinh Thức Hệ Tiên Rồng của Tổ Tiên, thì lớp người trí thức được gọi là có ăn có học, có nghiên cứu tài liệu chữ Nho, có đọc sách Thánh Hiền, có cửa Khổng sân Trình, có chức tước bổng lộc, thì lại tỏ ra lúng túng trong việc giải thích về nguồn gốc/ về truyền thuyết của dân tộc mình?
    Cũng có nhiều người còn ngổ nghịch, phủ nhận, và mạt sát truyền thuyết của dân tộc chúng ta không tiếc lời? Phải chăng đã tới thời điểm “Đồng Trụ Chiết, Giao Chỉ Diệt của Lời Thề Mã Viện,” nếu như chúng ta không nhận biết rõ ràng và rành mạch về Sinh thức Tiên Rồng?
    Chính Thuyết Tiên Rồng nơi đây đã hoàn toàn khác biệt với cái gọi là Tứ Thư Ngũ Kinh, Cửa Khổng Sân Trình, hay chữ Hán Nho trong kinh sách của người Trung Quốc. Điển hình, Kinh Dịch khai triển theo khái niệm Âm Dương, hay Tam Tài Thiên – Địa – Nhân (Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng), đó là những ý niệm trừu tượng và là thành quả của óc suy luận thuần túy về Vật Chất vô tri vô giác, chớ chẳng phải “chỉ thấy con người, và chỉ

    Trả lờiXóa
  8. lấy con người làm tiêu chuẩn căn băn nền tảng trong nhận diện hay định nghĩa.
    Chính Thuyết Tiên Rồng của Tổ Tiên lại đặt căn cứ trên Biểu Tượng Tiên Rồng về Con Người – đó là kết tinh của nhận thức hiện thực làm nền tảng cho con người, là mọi người và mỗi Người đều được tạo thành do Mẹ Tiên Cha Rồng phối hiệp.
    Tất cả cùng được sinh ra một lần, một lúc trong Một Bọc Trăm Con mà chúng ta tự xưng mình là đồng bào – đồng có nghĩa là cùng, bào là cái bọc, tức là anh em ruột thịt trong cả nhà, cả nước.
    Theo giòng thời gian và theo đà xác tín quý trọng của toàn dân, chữ Tiên Rồng trở thành biểu hiệu cho Hai Vị Tộc Tổ, khai sinh ra dòng giống dân Việt vào khởi đầu lịch sử nhân loại. Bởi thế mà ngày nay mọi người Việt Nam chúng ta hãnh diện và xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng.
    Chính Thuyết Tiên Rồng cũng không xuất phát từ chủ nghĩa, chủ thuyết, triết thuyết hay một nền tảng học thuyết của bất cứ tôn giáo nào, mà được Tổ Tiên nhận diện đúng thực Con Người và Cộng Đồng Xã Hội, qua sinh hoạt và tâm tư bộc lộ cũng như thể hiện nếp sống văn minh văn hóa trong một xã hội anh em, Xã Hội Đồng Bào, xã hội của con người và làm người một cách đích thực.
    Điểm khác biệt trong Lịch Sử Việt là Tổ Tiên truyền khẩu, truyền miệng, truyền cho nhau ghi nhớ Biểu Tượng Tiên Rồng ròng rã hàng bao nhiêu đời con cháu, từ đời này qua đời khác, làm nổi bật đặc tính sinh hoạt sống động hiện thực trong nếp sống của toàn thể Dân Tộc Việt, được gọi là Văn Hóa Việt.
    Theo cách lưu truyền của Tổ Tiên, thì văn từ hay tư tưởng thường bị bóp méo, bị hiểu lệch lạc ý nghĩa tùy theo bạo lực của chế độ hiện hành, hoặc theo thời gian mà bị sửa đổi nội dung ngôn từ, đang khi biểu tượng thì mang tải đúng ý nghĩa, trước sau vẫn thế.
    Chính Thuyết Tiên Rồng ngày nay được anh em trong tổ chức Hoa Tiên Rồng phục hưng, khai sáng và phục hoạt nhằm mục đích Giúp Dân Cứu Nước, Dựng Nước.
    Bởi thế, giờ đây anh em chúng ta đang trao chìa khóa cánh cửa tâm tư cho nhau, để cùng nhau mở rộng cửa kho tàng Văn Hóa Việt, cùng nhau bước vào mà tìm lại những báu vật là Gia Tài Tổ Tiên để lại, cho những ai xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng.
    Chính thuyết chẳng những trung thực, mà còn thích hợp, thích nghi với hiện cảnh sống cho mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính trong thời đại tín nghiệp văn minh của thế kỷ 21.
    Vì chính thuyết luôn mở rộng cửa đón nhận tất cả những gía trị, tinh hoa tư tưởng trong đời sống nhân sinh, khai triển nếp sống con người, là Đạo Sống Việt trong Xã Hội Đồng Bào, xã hội thân thương bình đẳng, xã hội anh em từ một Bọc Mẹ Trăm Con của truyền thuyết Tiên Rồng.
    Chín truyện tích được lưu truyền trong Toàn Dân Việt từ đời này qua đời khác lại cưu mang những đặc điểm làm nổi bật biểu tượng Tiên Rồng, tức là có hai nhóm đặc tính Tiên Rồng được nhận diện nơi Con Người và Cuộc Sống, kế đến là phần cốt truyện lại nhắc tới thời đại của các Vua Hùng Dựng Nước.
    Dù rằng trong chín câu truyện ấy ẩn chứa nhiều tình tiết dị biệt ly kỳ, nhưng vẫn được Ông Bà lưu truyền nguyên vẹn tinh ròng cho chúng ta tới thời nay. Và bổn phận trách nhiệm của chúng ta là tìm hiểu, khám phá kho tàng Văn Hóa Việt để tìm lại những báu vật gia tài Dân Nước, bởi thế mà có Hoa Tiên Rồng ra đời nhằm Giúp Dân Cứu Nước, tổ chức tương quan lực lượng và lãnh đạo đấu tranh chính trị với các loại giặc nước.

    Trả lờiXóa
  9. Mỗi truyện tích của Chính Thuyết Tiên Rồng lại được nhắc nhớ bằng những biểu hiệu tôn quý trong các dịp Lễ Tết của Dân Tộc Việt Nam.
    Tất cả đã kết tinh quan niệm sống của dân tộc, và liên hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống chỉ đạo mạch lạc, sống động và hiện thực, làm nền tảng căn bản cho toàn thể Văn Hóa Việt – tổng hợp và hệ thống hóa này được gọi là Hệ Tiên Rồng, tức là chúng ta có cái nhìn vào thực tế cuộc sống Con Người, đặt căn cứ trên cuộc sống một cách trọn vẹn, và không ra khỏi hay xa lìa cuộc sống con người.
    Do đó Hệ Tiên Rồng còn được gọi là Sinh Thức Hệ, tức là Chính Thuyết Tiên Rồng. Hệ thống biểu tượng Tiên Rồng này không phải do một người, hay nhóm người phát minh sáng chế ra, mà là cả một nền văn hóa đã và đang sống trong lòng Dân Tộc, dù ý thức có khác biệt ít nhiều, tùy người, nhưng Văn Hóa Việt được phát hiện là một hệ thống toàn bích, đang chỉ đạo cho tòan thể cuộc sống Xã Hội Con Người.
    Việc tìm hiểu, khảo cứu, áp dụng, ứng dụng để sống thích nghi với hiện cảnh là cả một tiến trình dài như bao ngàn năm trường tồn của Tộc Việt – khác biệt với Tộc Hoa – vẫn luôn tiếp diễn, cao siêu và hiện thực, là đặc điểm của Con Cháu Việt.
    Có thể nói mỗi chữ, mỗi câu, mỗi mệnh đề của Chính Thuyết Tiên Rồng ngày nay đang biên khảo, thì cũng đang trông chờ cả một thiên khảo cứu về lịch sử văn hóa của Dân Tộc Việt.
    Bởi thế cho nên, đây cũng là phần mà mọi người trong chúng ta cần tìm hiểu, học hỏi, thảo luận và đừng quên sự đóng góp thêm những khám phá mới của bạn, của chính bạn vào kho tàng Văn Hóa Chính Trị cao siêu hiện thực và tuyệt vời của Tổ Tiên.
    Ðiểm đặc biệt Tổ Tiên để lại, là một hệ thống biểu tượng chớ không phải hệ thống ngôn từ hay tư tưởng, vì rằng ngôn từ, tư tưởng thường bị tuyên truyền lệch lạc bóp méo nội dung hay ý nghĩa bởi mưu đồ danh lợi của nhà cầm quyền, chế độ hay thời gian.
    Nhưng ngược lại, biểu tượng thì trước sau vẫn thế, vẫn còn nguyên vẹn tinh ròng dù cho trải qua ngàn đời con cháu, và cứ tùy thuộc thời đại mà chúng ta dùng ngôn từ thích hợp mà diễn tả biểu tượng, như trong Thời Đại Tín Liệu (The Information Age) của nhân loại hôm nay.
    Trong mỗi bài chính thuyết của dân tộc, là ghi chép lại những điểm chính yếu, cưu mang bài học của Tổ Tiên. Dĩ nhiên, với thời gian cùng với sự phù trợ của Đức Quốc Tổ và Hồn Thiêng Sông Núi, chúng ta sẽ có bản văn hoàn hảo, đúng thực và trọn vẹn, vì do đón nhận sự đóng góp ý kiến của nhiều người, của toàn dân.
    Diễn giải chính thuyết, là phần có tham vọng của người viết là đào sâu, tìm hiểu hệ thống biểu tượng tới tận ý nghĩa, và cố gắng đạt đến điểm tột cùng của suy tư thâm sâu nhất có thể có.
    Do đó phần diễn giải, đôi khi trở thành khó hiểu cho một số người đọc, tuy nhiên bạn đọc có thể căn cứ vào lịch sử, vào đời sống dân nước mà rút ra những thí dụ cụ thể, những gương sống thực của các vị Minh Quân, Văn Thánh Võ Thần mà cùng giúp cho nhau học hỏi, thông toàn bài học của Tổ Tiên.
    Sau phần diễn giải là phần Tìm hiểu chính thuyết. Tiên Rồng được gọi là bài học Nền Tảng đầu tiên, vì trong đó chúng ta có nhận diện, có định nghĩa về Con Người và Xã Hội một cách hoàn chỉnh, toàn diện và đúng thực.
    Phần bài này được coi là đúc kết những nét đặc thù của Văn Hóa Việt, khai thác hết những nét đặc thù đó chúng ta có hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực, gọi là Hệ Tiên Rồng, qua nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp để áp dụng vào cơ cấu tổ chức xã hội con người, như biểu tượng Bọc Mẹ Trăm Con.

    Trả lờiXóa
  10. 1. Truyện Tích Tiên Rồng
    Tiên Rồng là bài học nền tảng căn bản của Tổ Tiên, vì đề ra nguyên lý sinh hóa của vạn vật, đặc biệt căn cứ trên con người, tức nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp Hoàn Chỉnh.
    Với bài học Tiên Rồng, chúng ta có được định nghĩa về con người hoàn chỉnh toàn diện, đúng thực: Thân – Trí – Tâm – Tuệ (Thân xác sinh động, Trí năng tinh biến, Tâm tình thông hiệp, Tuệ linh vĩnh cửu) của con người do Mẹ Tiên Cha Rồng song hiệp.
    Và từ nguyên lý mà chúng ta khai triển thành nguyên tắc áp dụng vào việc tổ chức như Cánh Kinh Thương, Cánh Thanh Niên, Cánh Xã Hội và Cánh Chính Trị của một Hoa Tiên Rồng trong một vườn hoa.
    Đặc biệt, Con Người Tiên Rồng, chúng ta khác biệt với những Con Người của nền văn hóa duy vật, duy lợi, duy tâm, duy linh đang làm tha hóa con người, và con người biến thành sinh vật kinh tế, con thú tiến bộ, động vật lao động trong hãng xưởng, và chi phối bởi cơ quan truyền thông rộn ràng hàng ngày.
    Văn hóa và tổ chức ba góc theo hình Kim Tự Tháp trước mắt, chúng ta nhận ra đó là tổ chức chủ nô, trên là chủ nhân – dưới là nô lệ, trên là đảng trị – dưới là bị trị, cho dù cổ súy Chân – Thiện – Mỹ mà thiếu Tình thì chỉ là con người khiếm khuyết hạnh phúc.
    Đang khi trong Truyền Thuyết Việt, Tổ Tiên lại nhận diện Con Người Tiên Rồng một cách đúng thực, và cộng đồng xã hội là Đồng Bào, là anh em từ Một Bọc Trăm Con của Mẹ Tiên Cha Rồng, tức là biểu trưng cho một xã hội bình đằng tột cùng và thân thương tột cùng.
    Tiên Rồng đưa ra ý niệm về các đặc tính cá biệt của Tiên, của Rồng, và mẹ Tiên cha Rồng đã phối hiệp toàn nhất tương đồng. Bởi thế Tiên và Rồng là kết tinh toàn vẹn cho mọi tương quan sinh họat của con người, tương quan anh em nhằm thể hiện Con Người Tiên Rồng.
    Biểu tượng Một Bọc Trăm Con của Chính Thuyết Tiên Rồng đã khẳng định Đặc Tính Xã Hội bẩm sinh và ngay cùng một lúc có trăm con người, cũng do kinh nghiệm của cuộc sống gia đình, với mẹ với cha, với anh chị em qua hình ảnh của tổ chức trăm người trăm việc – mỗi người mỗi việc, chớ không bao đồng công tác hay dẫm chân lên nhau.
    Trong cuộc sống, con người nhận ra mình không thể sống đơn độc, mà ngay từ lúc bắt đầu sự sống, con người cần có mẹ có cha, có sự chăm sóc bảo bọc của tình thân ruột thịt anh chị em. Vì nếu sống đơn độc, con người không thể phát triển toàn vẹn về cuộc sống xứng đáng là người và làm Người.
    Do kinh nghiệm từ đó con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt toàn vẹn, mà cũng vừa là một thành phần cộng đồng xã hội anh em, và vừa cùng chung một nguồn sống Mẹ Tiên Cha Rồng.
    Cũng do kinh nghiệm của cuộc sống trong tình thân với cha mẹ anh chị em, con người nhận ra mình cũng có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, và cùng chia sẻ cuộc sống với nhau, trong nhau và cho nhau. Con người rút tỉa kinh nghiệm cuộc sống từ bản thân, quây quần trong gia đình, tuy thế cuộc sống cũng không đóng khung trong tập thể hạn hẹp, mà đã mở rộng với nhiều con người khác nữa.
    Vì vậy hai truyền tích Chử Đồng và Trầu Cau đã ghi nhận kinh nghiệm do cuộc sống đông người, tức xã hội anh em, Xã Hội Đồng Bào.

    Trả lờiXóa
  11. 2. Truyện Tích Trầu Cau

    Bài học Trầu Cau chia sẻ trực tiếp với bài học Tiên Rồng, là rút tỉa hình ảnh từ Bọc Mẹ Trăm Con ra hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, thương nhau rất mực và chưa hề lìa nhau để ứng dụng vào đời sống con người, bằng Nếp Sống Tiên: Thân Thương
    Tột Cùng của Con Người. Bài học Trầu Cau đã đặt nền tảng tương quan giữa người với người. Nghĩa là “thương nhau trọn tình, sẵn sàng chết vì thương, mà dẫu có chết cũng vẫn còn thương.” Tương quan anh em và tương quan vợ chồng trong một tổ chức.
    Vì là nền tảng tương quan giữa người và người, nên cũng là nền tảng cho Xã Hội Con Người, được tổ chức từ gia đình, gia tộc cho tới cấp dân tộc hay cấp nhân loại theo nguyên lý Thân Thương Tột Cùng.
    Từ lời linh huấn của Tổ Tiên quá thâm thúy diệu vời đó, cho nên chúng ta đã nhìn nhận xã hội Việt trong đó có bao tấm gương sáng ngời: nào là lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, thiếu phụ Nam Xương, Anh phải sống, nuôi chồng trong tù cải tạo của cộng sản, và thành tín với vợ, chung thủy đợi chờ ngày đoàn tụ, dù tới chết cho gia đình hay chết cho quê hương thì cũng vẫn còn thương: “Tình nhà tình nước chết chưa hết tình!”
    Cũng do kinh nghiệm cuộc sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa người với người, được xuất phát từ việc chúng ta nhìn nhận nhau là Anh Em, Giống nhau như đúc, và từ tâm thức ấy mà Quyết chẳng lìa nhau.
    Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm những người xa lạ, như người Anh trong truyền thuyết Trầu Cau cưới vợ, và cùng sống chung với người Em dưới một mái ấm gia đình.
    Với cuộc sống đầy biến chuyển và trắc trở hiện nay, con người nhận ra rằng, tình thân thương chỉ tồn tại khi ta sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống mình cho những người mình mến thương, Sẵn sàng chết cho nhau, chết vì người thương.
    Và rồi dù yêu thương nhau khắng khít, dù vượt thắng mọi trở ngại để bảo vệ tình thân thương, con người cũng trải qua kinh nghiệm qua sự chết, qua việc người thân vĩnh viễn chia lìa bởi đi tìm nhau mà chết, hóa thành trầu thành cau hoặc thành đá vôi.
    Nhưng cũng do chính kinh nghiệm thăng hoa thành đá, trầu hay cau đó, do lòng thương nhớ không nguôi, con người lại cảm nhận là sự chết chẳng những không chấm dứt hoặc ngăn cản, mà trái lại, còn giúp chúng ta thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, Mãi mãi có nhau, và khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản chúng ta kết hợp với nhau trong yêu thương, trong bảo bọc, trong tình nghĩa đồng bào.

    Trả lờiXóa
  12. 3. Truyện Tích Chử Đồng

    Nếu như bài học Trầu Cau trong Chính Thuyết Tiên Rồng, rút tỉa từ “Bọc Mẹ Trăm Con” ra hai anh em, hai con người để áp dụng nguyên lý “Thân Thương Tột Cùng” của Nếp Sống Tiên, thì để dạy bài học “Bình Ðẳng Tột Cùng” và làm sáng tỏ Nếp Sống Rồng, Tổ Tiên lấy lại hình ảnh Tiên Rồng trong cặp Tiên Dung – Chử Đồng.
    Công Chúa Tiên Dung là người đẹp, giầu, sang được mọi người yêu thương kính trọng, quyền thế cao cả tột cùng trong xã hội – Chúng ta thường nói sướng như tiên, theo chữ nho, chữ nhân ghép với chữ sơn thành chữ tiên, tiên là người ở núi, núi của, vật chất.
    Cô Gái Việt tuổi trăng tròn thì chỉ có người thương mến qua dung nhan xinh đẹp, tính tình hiền hòa, ăn nói mặn mà có duyên. Bởi Vua Cha còn có người không ưa, nhưng Công Chúa thì lại được cả triều thần quý trọng, khiến bao trai thanh gái lịch thầm mơ kết bạn với nàng!
    Giờ đây Công Chúa Tiên Dung qủa là tiên giáng trần, viếng thánh địa nơi chàng rồng Chử Ðồng đói khổ, lang thang bên bờ sông bãi sú để kiếm ăn. Chàng nghèo đến nỗi chỉ có cái khố (cái quần đùi), mà vì hiếu thảo với cha nên Chữ Đồng phải cởi ra để liệm cho cha lúc người lìa trần.
    Rồi sau đó chàng phải đành sống với cảnh tồng ngồng (không mặc quần) không khố! Nghèo tới cỡ đó là cùng! – Chử Đồng quả thực đang biểu hiện cho phần tinh thần, linh thiêng. Tiên Dung là biểu hiện của phần của cải, vật chất… và khi Tiên Rồng song hiệp! Hai thành phần linh thiêng và vật chất trong con người chúng ta đều được thăng hoa!
    Tổ Tiên muốn dạy chúng ta điều gì vậy? Vâng, muốn sống với nhau, trước tiên chúng ta phải Thấy Nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền, con người không bị lụa là gấm vóc vàng bạc, vật chất tài của che phủ…
    Quan niệm này đã khác biệt với những con người của xã hội đương đại vì họ lấy vật chất mà đo lường giá trị con người, chớ họ không nhìn nhận, không thấy nhau bằng con người thật như lời Tổ dạy.
    Mặt khác, chàng là rồng thì ẩn mình trong lòng đất (thủy phủ) để chờ đợi cho tới khi công chúa Tiên Dung vây màn tắm gội... Nàng từ trời xuống, chàng từ đáy sông lên... Nàng giầu sang tuyệt thế, chàng tệ hơn khố rách áo ôm!
    Xin hỏi, có ai hơn công chúa và ai thua chàng không khố… thế mà nên duyên, mà song hiệp, mà hoàn chỉnh… thì thử hỏi, xã hội này còn kẽ hở nào để mà phân cách, mà phân ngôi định cấp, phân chia giai cấp hay đấu tranh giai cấp?
    Chính nhờ sự Song Hiệp Tiên Rồng đó, con người mới được hạnh phúc. Tiên Dung Chử Ðồng đã giúp dân. Họ có cả một chương trình phát triển xã hội: giáo hóa dân chúng (dạy dân phép tiên), phát triển kinh tế (lập phố xá), ngoại thương (ra biển đi buôn), phát triển giao dịch, lưu thông (gậy thần rút đất) … và rồi khi họ Về Trời, dân chúng cũng được về theo, nghĩa là tất cả cũng được thành tiên… đẹp như tiên, sướng như tiên, hạnh phúc cực lạc!
    Nhìn lại cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong may rủi, bất toàn của cuộc đời… như kinh nghiệm của Tiên Dung và của Chử Đồng. Do đó, do kinh nghiệm đối xử với nhau, và do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho hết mọi người, con người nhận ra rằng mỗi người phải Nhận thực chính mình.

    Trả lờiXóa
  13. Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngọai vật nào làm sai lạc hình ảnh đích thực của con người. Chỉ thấy con người.
    Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để gíup nhau cùng phát triển, Tài của giúp người, để tất cả Mọi người cùng hưởng hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai.
    Những kinh nghiệm sống đó, Tổ Tiên đã gói ghém tuyệt vời trong truyền thuyết Chử Đồng.
    Nhắc tới đây, chắc chắn có nhiều bạn đọc hiểu nhiều về chi tiết Văn Hóa Việt hơn cả người viết… còn bao điều muốn nói nữa, nhưng mà làm sao mà nói hết được.
    Vì mỗi con cháu Việt – Con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt như các bạn đọc – với tâm hồn Việt, với máu huyết Việt luân lưu trong chính con người của bạn, đó là cả một kho tàng Văn Hóa Việt tiềm ẩn trong bạn, xin bạn hãy tự khai thác Gia Tài Tổ Tiên trong bạn?
    Sau ba truyền thuyết làm thành Ba Kinh Nền Tảng cho con người và cuộc sống con người trong xã hội, Tổ Tiên dạy chúng ta về một cơ cấu quan trọng nhất, đã chi phối mạnh mẽ tới đời sống con người, đó là Nước, là quốc gia, là chính quyền trong Bốn Kinh Sống Thực: (4) Tiết Liêu (lập nước), (5) An Tiêm (lập làng), (6) Vọng Phu (lập gia), (7) Trương Chi (lập thân) và kết thúc là Hai Kinh Phục Hưng: (8) Mỵ Châu (sách lược giữ nước), (9) Phù Đổng (sách lược cứu nước) với tổng cộng một nghìn câu thơ lục bát của một chuyên viên đang làm việc trong hãng chế tạo phi cơ thương mại Boeing Everett Company với 77 tuổi đời. Đa tạ.

    Phạm Văn Bản

    Trả lờiXóa