1.
Đêm hôm ấy, có lẽ nhiều người trong chúng ta đang hớn hở vui vẻ chuẩn bị đi dự lễ nửa đêm, sẽ đánh dấu đêm giáng sinh đầu tiên anh em trong gia đình chúng tôi mất mẹ. Chỉ mới ngày hôm trước, cứ tưởng rằng mẹ sẽ còn ở với mình vài ba năm nữa, bởi mới cách đó 24 giờ đồng hồ, mẹ đã có thể tỉnh dậy, nhận ra người này người nọ trong gia đình, cố gắng bập bẹ nói vài ba chữ như những điều trăn trốn cuối cùng mà có ai hay. Lúc đó, cả nhà đã lạc quan, lo toan chuyện dài hạn như đi tìm nursing home để đón mẹ ra khỏi nhà thương. Không ai nghĩ rằng mẹ như cây đèn dầu sắp cạn cố gắng vùng lên cháy sáng trước khi vụt tắt.
Thế cho nên hôm 24/12 tình hình đã chuyển đổi khác. Trưa hôm ấy vào thăm chúng tôi vẫn còn nghe tiếng ngáy đều như đang ngủ mê. Lòng mừng thầm và cho rằng mẹ mình đã qua thời kỳ nguy hiểm và đang dần dà trở nên ổn định hơn: chẳng gì thì bác sĩ cũng đã tính chuyện gắn 1 ống đưa đồ ăn thẳng vào bao tử thay cho ống tạm thời vẩn cho đồ ăn vào mũi, họ cũng sẽ rút ống thở ở ngực ra để có thể thở tự nhiên 1 mình mả không còn cần trợ lực nưã. Mọi chuyện đã chuẩn bị để sẽ được thực hiện sau kỳ nghỉ lễ. Thế mà chiều hôm ấy, khi vưà về đến nhà thì từ trong nhà thương đưá em hốt hoảng gọi mọi người trong gia đình phải đến nhà thương ngay, càng sớm càng tốt vì mẹ chúng tôi vưà ngưng thở khoảng 20 giây rồi thở lại nhưng xem ra yếu lắm. Nhịp thở không bình thường, lên xuống không ổn định.
Y tá gọi bác sĩ trực. Họ quan sát và cho biết có thêm máu chảy ra từ trong óc. Và họ không thề làm gì hơn. Nài nỉ mãi để họ cho làm CT scan xem vì đâu mà máu chảy ra thêm nhưng họ không chịu làm ngay vì nhân viên trong bịnh viện lúc ấy ai nấy đều đang tíu tít ‘merry xmas’ nhau và chia tay đi nghỉ lễ. Người làm trực đâu có bao nhiêu. Nói mãi người bác sĩ trực mới miễn cưỡng gọi về nhà cho người consultant. Họ đồng ý cho scan đầu nhưng khi làm hẹn thì phải chờ thêm 2 giờ đồng hồ nưã. Mẹ chúng tôi đã qua đời trước khi cái hẹn đi làm CT scan xảy ra đêm hôm đó.
Đêm hôm ấy, có lẽ nhiều người trong chúng ta đang hớn hở vui vẻ chuẩn bị đi dự lễ nửa đêm, sẽ đánh dấu đêm giáng sinh đầu tiên anh em trong gia đình chúng tôi mất mẹ. Chỉ mới ngày hôm trước, cứ tưởng rằng mẹ sẽ còn ở với mình vài ba năm nữa, bởi mới cách đó 24 giờ đồng hồ, mẹ đã có thể tỉnh dậy, nhận ra người này người nọ trong gia đình, cố gắng bập bẹ nói vài ba chữ như những điều trăn trốn cuối cùng mà có ai hay. Lúc đó, cả nhà đã lạc quan, lo toan chuyện dài hạn như đi tìm nursing home để đón mẹ ra khỏi nhà thương. Không ai nghĩ rằng mẹ như cây đèn dầu sắp cạn cố gắng vùng lên cháy sáng trước khi vụt tắt.
Thế cho nên hôm 24/12 tình hình đã chuyển đổi khác. Trưa hôm ấy vào thăm chúng tôi vẫn còn nghe tiếng ngáy đều như đang ngủ mê. Lòng mừng thầm và cho rằng mẹ mình đã qua thời kỳ nguy hiểm và đang dần dà trở nên ổn định hơn: chẳng gì thì bác sĩ cũng đã tính chuyện gắn 1 ống đưa đồ ăn thẳng vào bao tử thay cho ống tạm thời vẩn cho đồ ăn vào mũi, họ cũng sẽ rút ống thở ở ngực ra để có thể thở tự nhiên 1 mình mả không còn cần trợ lực nưã. Mọi chuyện đã chuẩn bị để sẽ được thực hiện sau kỳ nghỉ lễ. Thế mà chiều hôm ấy, khi vưà về đến nhà thì từ trong nhà thương đưá em hốt hoảng gọi mọi người trong gia đình phải đến nhà thương ngay, càng sớm càng tốt vì mẹ chúng tôi vưà ngưng thở khoảng 20 giây rồi thở lại nhưng xem ra yếu lắm. Nhịp thở không bình thường, lên xuống không ổn định.
Y tá gọi bác sĩ trực. Họ quan sát và cho biết có thêm máu chảy ra từ trong óc. Và họ không thề làm gì hơn. Nài nỉ mãi để họ cho làm CT scan xem vì đâu mà máu chảy ra thêm nhưng họ không chịu làm ngay vì nhân viên trong bịnh viện lúc ấy ai nấy đều đang tíu tít ‘merry xmas’ nhau và chia tay đi nghỉ lễ. Người làm trực đâu có bao nhiêu. Nói mãi người bác sĩ trực mới miễn cưỡng gọi về nhà cho người consultant. Họ đồng ý cho scan đầu nhưng khi làm hẹn thì phải chờ thêm 2 giờ đồng hồ nưã. Mẹ chúng tôi đã qua đời trước khi cái hẹn đi làm CT scan xảy ra đêm hôm đó.
2.
Lúc đó là 7g22 phút tối đêm vọng giáng sinh. Cả nhà đã hẹn nhau đi lễ nưả đêm ở nhà thờ VN rồi về ăn reveillon với nhau. Ấy thế mà giờ đây trong bóng đèn mờ ảo cuả phòng bịnh, mọi người thầm thì đọc kinh. Cái máy đo nhịp tim cho mẹ tôi cứ xuống dần, 80, 79, 78 rồi 70, 69, 60... có lúc nó đứng lại ở 1 mức nào đó rồi nhích lên đôi chút. Bác sĩ chạy vào chỉ hỏi xem có muốn chích morphin cho mẹ tôi để khỏi đau đớn không, mọi người lắc đầu. Mẹ tôi nằm thinh lặng, không có 1 dấu hiệu gì đau đớn, 50 ngày chiến đấu với cơn bịnh ngặt nghèo trong đó có 41 ngày hôn mê bất tỉnh xem ra đã đến hồi kết thúc.
Mọi người trong gia đình đều quỳ xuống bên giường bịnh, nước mắt ưá tròng, liên tục đọc kinh cầu xin để nếu Chuá muốn cất mẹ về xin đưa người ra đi bình an.
Hơi thở cuả mẹ tôi yếu dần. Đứa em trai làm bác sĩ lấy đèn pin rọi vào mắt mẹ lắc đầu khóc. “Không còn hy vọng gì nữa đâu”.
Óc cuả mẹ đã chết nay chỉ còn hơi thở yếu ớt. Hơi thở ấy ngày càng yếu ớt hơn. Khi nó xuống dưới 50 thì có đưá em gái gào khóc day chân mẹ “má ơi, má đừng bỏ chúng con”. Mẹ tôi vẫn nằm bất động, dáng điệu thản nhiên như đang triền miên trong 1 giấc ngủ không bao giờ tỉnh giấc. Nhịp tim cứ thế xuống dần 40, 39, 32, 31 ,30 rồi mọi người nghe 1 tiếng te kéo dài, trên máy 1 gạch dài báo cho biết hơi thở cuối cùng đã thở ra, nhẹ nhàng. Mẹ cuả chúng tôi đã ra đi, đi về trời trong đêm chuá giáng sinh.
3.
Nếu ngược giòng thời gian để kể lể cùng qúy vị thì từ đầu tháng 11 đến nay, bản thân chúng tôi cứ loay hoay đi về giưã Melbourne và Adelaide. Mẹ chúng tôi bất ngờ vào bịnh viện ngày 5/11 chỉ vì quỵ té ngực đập vào tường. Nhà thương đáng lẽ cũng chẳng cho ở lại nhưng vì đi không được nên họ đành cho ở lại vài hôm để quan sát.
Lần đầu chúng tôi bay về thăm mẹ thì mẹ tôi còn tỉnh táo, ngồi trên giường bịnh có thể nói chuyện bình thường. Người physio còn bảo chỉ cần vài hôm tập đi tập đứng rồi họ sẽ cho về nhà và gửi người đến nhà phụ giúp những việc linh tinh trong vòng 1 tuần lễ.
Ấy thế mà bịnh bỗng nhiên trở nặng, chứng cao huyết áp nhập thêm 1 cơn đột quỵ tim vào ngày 14/11 đã khiến mẹ tôi mê man bất tỉnh từ lúc đó đến khi trút hơi thở cuối cùng.
Sáng thứ ba hôm nay tôi đang đi training, vưà trở lại Melbourne có mấy ngày thì nay nghe hung tin “Anh ơi, mẹ không xong rồi”.
Nhà thương Modbury, không biết có phải vì chẩn đoán sai hay chăng, đã không nghĩ rằng cần phải scan đầu trước đó. Khi làm việc này thì đã muộn. Máu trong óc ra quá nhiều mà không tìm ra chỗ nứt. Họ bó tay và vội chuyển mẹ tôi ra bịnh viện chính ngoài city là Royal Adelaide Hospital. Tại đây, mẹ tôi được chuyển vào khu intensive care. Có y tá trực luân phiên 24/24. Bác sĩ kiểm tra cho biết là mẹ tôi phải tự mình tỉnh dậy trong vòng 48 giờ đồng hồ, nếu không tình trạng đã nguy hiểm sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm.
4.
Tối thứ năm khi thời hạn 48 giờ đồng hồ sắp sửa trôi qua, chúng tôi đã có mặt bên giường bệnh của mẹ. Bác sĩ cho biết là không có dấu hiệu gì là mẹ cuả chúng tôi sắp sưả tỉnh dậy cả.
Tình trạng cứ thế kéo dài 1 tuần lễ thì bác sĩ mở hội nghị gia đình để thảo luận về việc chữa trị cho mẹ tôi. Mọi người trong nhà ngồi chặt cứng căn phòng nhỏ nghe tường trình về những gì đang xảy ra cho mẹ tôi trên giường bệnh. Hai người bác sĩ thay phiên nhau trình bày, cuối cùng họ lặng lẽ nhìn mọi người trong gia đình và đề nghị là hãy chấm dứt mọi chưã trị cho mẹ tôi, chuyển mẹ tôi qua khu palliative care cuả những người nằm chờ chết, ở đó vẩn có bác sĩ và y tá chăm sóc, nhưng họ tập trung vào việc chuẩn bị cho người bịnh ra đi nhiều hơn là chưã trị. Họ tiên đoán rằng mẹ tôi sẽ ra đi trong vòng 3 ngày nưã, vì khi đưa vào nhà thương ở đây đã quá trể để có thể làm 1 cái gì cho mẹ tôi.
Bố tôi giật bắn người khi nghe nói lại là mẹ tôi chỉ còn có thể sống thêm 3 ngày nưã trên cõi đời này. Ông khụp người xuống, thất thần vì bố tôi hơn mẹ tôi 1 con giáp nên lúc nào cũng nghĩ mình là người đi trước. Nay hoàn cảnh trớ trêu, mẹ tôi lại ra đi trước bố tôi.
Bác sĩ cho biết là nếu không theo đề nghị cuả họ thì cũng có những biện pháp kéo dài sự sống thế nhưng những việc đó chỉ làm cho người bịnh thêm đau đớn và các thân nhân cũng khổ sở không kém. Viễn ảnh khả quan nhất là người bịnh sẽ trở thành người cây trong 1 thời gian dài, có người không biết gì hết cứ nằm bất động như thế đến khi chết, có người may ra cử động được đôi chút, biết gật đầu lắc đầu, hay nắm tay người thân. Họ nói rằng kéo dài như vậy để làm gì cho thêm khổ lòng nhau.
Gia đình xin họ thêm thời giờ để suy nghĩ. Mọi người xuống nhà nguyện cầu xin. Có lúc đa số anh em trong nhà cũng muốn để mẹ mình ra đi bình an thảnh thơi hơn là phải chịu thêm những đau đớn trước khi lià trần, nhưng ý muốn cuả bố tôi “còn nước còn tát’, cả nhà đã trở lên gặp bác sĩ ngày hôm sau để xin họ tận lực cứu chưã. Ngày hôm đó thăm hỏi những trường hợp tương tự xảy ra trong cộng đồng người Việt có những trường hợp lạc quan: có người nằm bất động cả tháng trời khi tỉnh dậy ngồi xe lăn, vẫn có thể sống thêm với con cái vài ba năm; có người tỉnh dậy bán thân bất toại nhưng vẫn có thể sinh hoạt bình thường dù khó khăn.
Mấy đưá em thay nhau tình nguyện, nếu Chúa cho má tỉnh dậy bình an, thì người lo chăm sóc, đưá bỏ việc ở nhà để lo cho má. Tất cả mọi sự dường như nay chỉ còn cậy trông vào 1 phép lạ từ trời cao khi con người đã bó tay.
Ngày 21/11, chúng tôi ký tên đồng ý để bác sĩ tiến hành 1 cuộc giải phẫu gọi là ‘percutaneous tracheostomy’. Việc này nhằm giúp cho việc trợ thở nay không qua mũi hay miệng mà qua 1 ống gắn ở ngực nhờ đó có thể thở dễ dàng hơn nhưng cũng có những hậu quả có thể xảy ra như bị nhiễm trùng, chảy máu hay thậm chí chết ngay lập tức.
Cuộc giải phẫu thành công. Bác sĩ khu intensive care chuyển mẹ tôi vào khu chuyển về não bộ để các bác sĩ tại đây tiếp tục chăm sóc. Tình trạng xem ra ổn định hơn. Cách 1 ngày thì bác sĩ làm scan 1 lần coi còn có máu chảy ra từ óc nưả hay chăng. Có 1 ống tạm thời từ óc hút máu ra ngoài. Tăng xông máu vẫn lên cao dù uống thuốc có lúc lên 180-200. Người ta cho nước biển vào và thỉnh thoảng cho 1 bịch máu. Đồ ăn loãng cho vào bằng 1 ống dẫn vào mũi.
Bác sĩ bảo người bịnh dù nằm đó bất động nhưng vẫn có thể nghe vẫn có thể hiểu, nên mọi người trong gia đình thay phiên nhau vào nói chuyện, kể lể. Đưá em trai đem 1 cái máy hát vào cho hát nhẹ những bản thánh ca.
Tình trạng kéo dài thêm vài tuần lễ thì bác sĩ trưởng khoa lại xin gặp gia đình. Và lời để nghị vẫn như cũ: hãy để người bịnh ra đi bình an, không nên cố gắng làm gì nưã.
5.
Cả gia đình lại cuống quýt lên. Nhiều lời bàn ở những người quen biết, nào là nhà thương bác sĩ đã chê thì họ không còn muốn giữ mình ở đó làm tốn chỗ; nào là mình phải cương quyết thì họ mới tận lực chứ không thì họ sẽ không làm gì nưã. “Đoạn trường ai có qua rồi mới hay”. Trong cuộc sống, có những hoàn cảnh nào phải ai cũng đã trải qua để có kinh nghiệm mà ứng phó. Mọi người lại vào xin gặp bác sĩ. Họ nói rằng nếu cứ khăng khăng cứu chưã thì phải bỏ cái ống hút máu tạm thời từ óc ra và gắn 1 ống thường trực để máu từ óc chuyển xuống bụng và thải ra tự nhiên. Thế nhưng nếu ống này bị block thì người bịnh ngay không thể thay ống mới. Cả gia đình đồng ý.
Lạ kỳ thay là từ ngày gắn ống thường trực này thì tình trạng xem ra ồn định hơn. Một tuần lễ trước khi qua đời, mẹ chúng tôi bỗng dưng tỉnh giấc, đầu cọ quậy, mắt mở ra chút ít, chân tay cử động và bắt đầu thều thào muốn nói. Y tá vào xem và nói “quả là 1 phép lạ, vì chuyện này thật khó xảy ra”. Họ ghi nhận những chuyện này để báo cáo lên bác sĩ.
Vì cái ống ở ngực chặn nên mẹ chúng tôi cố gắng nói 1 cách khó khăn. Câu nói đầu tiên nghe được là “bố đâu ?”. Mấy đưá em có mặt vội gọi, thế nhưng khi bố tôi lên đến nhà thương thì mẹ tôi lại hôn mê.
Và cứ thế mỗi ngày tình trạng xem ra khả quan hơn. Bác sĩ cho biết khi tình trạng khả quan thì sẽ chuyển sang nursing home và chuyện đó có thể xảy ra trong thời gian vài ba tuần nưã. Do đó họ thử nghiệm việc không cho trợ thở xem có thể thở tự nhiên hay chăng và bắt đầu tính đến chuyện gắn ống dẫn đồ ăn trực tiếp vào bao tử. Ngày 23/12 có thể coi là ngày mẹ tôi tỉnh trí nhất. Mẹ tôi có nhận ra mọi người hiện diện. Cố gắng nói thật nhiều kể cả buổi sáng khi mọi người chưa đến nên y tá bảo ‘sáng nay mẹ tụi bay nói tiếng Việt nhiều lắm nhưng tụi tao chẳng hiểu gì cả’. Để mẹ khỏi mệt, mọi người thay phiên nhau hỏi để mẹ trả lời bằng cách gật hay lắc đầu. Hỏi mẹ muốn gì thì mẹ bảo “muốn về nhà’, hỏi có đau không thì bảo ‘đau’.
Những câu trả lời đứt quảng ngắn đoạn đó cũng đã đem đến niềm vui cho mọi người để ai nấy hớn hở vế nhà chuẩn bị 1 ngày mừng chuá giáng sinh thật vui ngày hôm sau. Ấy thế mà Chuá đã đưa mẹ tôi về trong ngày Chuá giáng sinh xuống cõi trần này.
Chúng tôi ghi nhận lại những chuyện riêng tư trên đây như những chia sẻ trong cuộc sống với tất cả quý vị, những người đã ít nhiều cảm thông cho chúng tôi từ ngày chúng tôi có cơ hội gửi những gì xem ra vụn vặt nhất trong cuộc sống đến quý vị qua làn sóng SBS. Mong rằng trong cuộc sống, chính những tình thân dành để cho nhau sẽ là những khích lệ để giúp cho nhau sống cho trọn vẹn hết kiếp người cuả mình.
Minh Duy
(SBS 20/1/2007)
Chúng tôi ghi nhận lại những chuyện riêng tư trên đây như những chia sẻ trong cuộc sống với tất cả quý vị, những người đã ít nhiều cảm thông cho chúng tôi từ ngày chúng tôi có cơ hội gửi những gì xem ra vụn vặt nhất trong cuộc sống đến quý vị qua làn sóng SBS. Mong rằng trong cuộc sống, chính những tình thân dành để cho nhau sẽ là những khích lệ để giúp cho nhau sống cho trọn vẹn hết kiếp người cuả mình.
Minh Duy
(SBS 20/1/2007)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét