Tàng hình là một là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều chú ý từ mọi giới không phân biệt kiến thức thấp cao hay già trẻ sang hèn. Nó là một đề tài rất cũ nhưng cũng rất mới, đã từng là yếu tố khiến bọn trẻ dí mắt vào những chuyện thần thoại đông tây từ thuở Tôn Ngộ Không xa xưa đến Harry Potter thời hiện đại. Nó mang đến nhiều tác động tâm lý, là niềm mơ tưởng của tuổi thơ nhưng có thể là nỗi hoang tưởng của tuổi già. Trong thiên nhiên, nó là phản ứng của một số loài vật như con cắc kè hoa trên bộ hay con mực dưới biển
Chúng biết ngụy trang bằng cách biến đổi màu sắc trùng hợp với màu sắc xung quanh, tàng hình vào môi trường để tấn công hay phòng thủ. Đương nhiên, trong giới ảo thuật tàng hình là những màn trình diễn mua vui hào hứng không bao giờ thiếu. Nghiêm túc hơn, tàng hình và ngụy trang trong quân sự là một vấn đề quan trọng hàng đầu đã thúc đẩy nhiều nghiên cứu khoa học tốn kém với mục đích duy nhất là "hô biến" không để lại dấu vết, không ồn ào tiếng động.Ngày nay, tàng hình và ngụy trang không còn đóng khung trong chuyện thần thoại, ảo thuật hay quốc phòng mà còn lan tỏa đến ngành xây dựng. Gần đây, chính phủ Hàn Quốc đã phê chuẩn một dự án xây nhà chọc trời "Tower Infinity" gần thủ đô Seoul. Khi hoàn thành tòa nhà sẽ cao 500 m và đứng thứ sáu trên thế giới về độ cao. Đâu có gì ấn tượng về chiều cao! Nhưng cái ấn tượng nằm ở chỗ là tòa nhà khổng lồ này biết tàng hình rồi lại hiện hình, chập chờn lung linh chợt đến chợt đi. Thoạt nghe như chuyện ma, nhưng rất thật. Bồ Tùng Linh có sống lại cũng không thể tưởng tượng những gì xảy ra trước mắt. Nhà thầu xây cất không tiết lộ những chi tiết kỹ thuật nhưng nghe đâu họ sẽ gắn 18 máy ảnh dọc theo chiều cao ở mặt sau toà nhà. Toàn thể mặt trước tòa nhà được trang bị những pa-nô (panel) chi chít đèn màu LED. Những chiếc máy này sẽ chụp quang cảnh xung quanh, nào là nhà cửa cây xanh, nào là bầu trời mây trắng hay đường chân trời le lói ánh hoàng hôn. Tất cả tạo thành một bức ảnh toàn diện (panorama) làm bối cảnh tòa nhà. Bức ảnh vừa chụp lập tức được truyền tới các pa-nô LED. Mặt trước toà nhà giờ đây chỉ là hình ảnh của trời xanh mây trắng hay ánh nắng hanh vàng trùng khớp với màu sắc với bối cảnh phía sau
Toà nhà "tàng hình" theo nguyên tắc của con cắc kè hoa hay con mực dưới biển. Pa-nô LED gắn trên các tòa nhà cao tầng làm màn hình tivi hay bảng quảng cáo nhiều màu sắc không có gì mới lạ ở các thành phố hiện đại nhưng pa-nô "cắc kè hoa" làm ngụy trang quang học là một ứng dụng khoa học độc đáo và cũng là chiêu hấp dẫn cho du khách thập phương.
Hình 2: Mô hình
toà nhà "Tower Infinity" lúc ẩn
lúc hiện
(nguồn: Photonics Online)
(nguồn: Photonics Online)
Ý tưởng "ngụy
trang quang học"
của tòa nhà "Tower Infinity" có
lẽ phát xuất từ thí nghiệm của
giáo sư Susumu Tachi (Đại học Tokyo,
Nhật Bản). Năm 2003, ông thiết lập
một hệ thống quang học với máy
ảnh đặt sau lưng một người thí
nghiệm để
chụp bối cảnh
xung quanh. Hình
ảnh này sẽ được phóng bởi
máy chiếu hình (projector) lên mặt
trước của người này,
được
dùng như
màn ảnh,
khiến cho người này trở nên
"trong suốt"
(Hình 3). Yêu
cầu của
thực
nghiệm là
màn ảnh phải phẳng để hình
phóng không bị méo mó. Vì
vậy, người được thí nghiệm
thường phải mặc chiếc áo choàng
phẳng phiu nhưng
dù vậy những nếp nhăn của áo
làm cho người thí nghiệm không
hoàn toàn "trong suốt". Nhóm
nghiên cứu của Susumu Tachi không có
một bài báo cáo khoa học chính
thức nào nhưng ngụy trang quang học đã
thu hút giới xây cất cũng như
những nhà "tàng hình học"
quốc phòng. Ngụy trang quang học có
thể thực hiện trên chiếc xe tăng
vốn có nhiều mặt phẳng. Pa-nô
LED có
lẽ quá
mong
manh
cho sự vận chuyển
"hầm hố" của xe nhưng việc cài
đặt các máy ảnh và máy
chiếu hình theo
phương pháp của giáo sư Susumu
Tachi là việc khả thi.
Hình 3: Người "trong suốt" của giáo sư Susumu Tachi (nguồn: Google)
Hiệu ứng "cắc
kè hoa" còn vài ứng dụng khác.
Trên làn da của cắc kè hoa là
những tế bào có khả năng biến
đổi màu sắc khác nhau. Làn da
con mực thì còn cao siêu hơn vì
đây là một vật liệu sinh học
vừa đổi màu vừa chịu được
nước muối. Trước hết có khả
năng nào chúng ta mô phỏng được
làn da cắc kè hoa? Nhóm nghiên cứu
của giáo sư John Reynolds (Đại học
Florida, Mỹ) đã tổng hợp được
một loại polymer dẫn điện, polythiophene
và các polymer dẫn xuất (derivative) bằng
cách gắn các nhóm chức (functional
group) lên polythiophene. Khi polymer được chế
tạo thành điện cực trong bình
điện giải thì dưới sự thay
đổi điện thế polymer sẽ phản
ứng và đổi màu. Hiện tượng
này gọi là sự đổi màu
điện học (electrochromic). Những nhóm
chức có tác dụng cho các màu
khác nhau và ba màu cơ bản cần
nhất là đỏ, xanh lá cây và
xanh lam. Trộn hai trong ba màu này với độ
đậm nhạt khác nhau thì sẽ cho
nhiều màu khác.
Trong ứng dụng thực
tế, bình điện giải sẽ được
chế tạo thành những ô vuông mỏng
và nhỏ (Hình 4) trong đó chứa
từng loại polymer có nhóm chức khác
nhau để có nhiều màu khác nhau.
Việc đổi màu được thực
hiện bằng pin gia dụng có điện
thế một vài volt. Những ô vuông
này sẽ được đặt cạnh
nhau trở thành pa-nô như mặt khảm
(mosaic) nhiều màu. Cuối cùng các
pa-nô sẽ được gắn lên bề
mặt của vật cần ngụy trang. Chẳng
hạn, khi xe đi vào rừng gam màu xanh
là chính, khi xe đi trên sa mạc thì
pa-nô được điều chỉnh sang gam
màu vàng nhạt. Như vậy, pa-nô
mặt khảm có thể xem như làn da
cắc kè hoa. Vận tốc đổi màu
rất nhanh chỉ trong vòng vài giây, và
polymer có thể dùng đổi màu vài
mươi ngàn lần. Ta đang có trong
tầm tay một dụng cụ ngụy trang màu
sắc vô cùng linh động. Nhưng con
người vẫn chưa vượt qua được
sự thông thái của
cắc kè hoa và con mực khi chúng vận
dụng cơ chế tự động đổi
màu trùng khớp với môi trường
chung quanh. Vấn đề đặt ra là thay
vì phải dùng người thao tác,
có thể nào bắt chước được
những con vật trong thiên nhiên để
chế tạo bộ cảm ứng biết nhận
thức màu của môi trường rồi
phát tín hiệu cho các pa-nô tự
động chuyển màu mỗi khi có sự
thay đổi màu sắc xung quanh?
Hình 4: Mỗi ô
vuông là bình điện giải mỏng
trong đó polymer là
điện cực đổi màu khi có sự biến chuyển điện thế (Nguồn: Google).
điện cực đổi màu khi có sự biến chuyển điện thế (Nguồn: Google).
Vùng ánh sáng
khả thị mà mắt chúng ta cảm
nhận được qua nhiều màu sắc
chỉ là một vùng rất nhỏ trong
phổ sóng điện từ. Những vùng
khác của phổ kéo dài
từ sóng radio đến tia X, tia gamma là
những nơi vô hình, vô sắc. Tạm
thời ta hãy từ giã vùng sắc
màu nhiều thi vị có "màu
vàng hoa cúc, lá xanh sân trường,
mực tím học trò" để
đi vào một vùng khác, vi ba – một
vùng quan trọng của phổ sóng điện
từ. Vi ba là vùng hoạt động của
chiếc điện thoại thông minh (smart
phone), của lò vi ba khiêm tốn trong nhà
bếp và sóng radar tràn ngập không
gian. Trước khi có lò vi ba và điện
thoại thông minh, vi ba từ lâu đã
được sử dụng trong hệ thống
radar dân dụng lẫn quốc phòng. Để
định vị một vật thể từ xa,
có thể là chiếc máy bay hay con tàu,
sóng radar (vi ba) được phát đi và
nhận lại sóng phản hồi từ vật
thể. Trong quốc phòng vùng vi ba là
một đấu trường sôi động
cho trò chơi
ú tim của kẻ truy người ẩn. Kẻ
truy phát sóng truy lùng người ẩn.
Người ẩn
tìm cách
để triệt tiêu hay phân tán sóng
phản hồi để làm mình tàng
hình trước kẻ truy. Trong cuộc đấu
trí này người ẩn hiện đang
ở thế thượng phong với những chiếc
máy bay hay tàu chiến có thiết kế
tàng hình trước những làn sóng
radar truy lùng. Những phương pháp lẩn
tránh sóng radar lắm lúc đơn
giản không ngờ. Chẳng hạn như đám
bụi kim loại (chaff) được thả ra từ
máy bay làm vật nghi trang (decoy) để
đánh lừa radar.
Những vòi nước
cài sẵn trên tàu phun nước xung
quanh tàu tạo nên bức tường nước
mù
mịt làm
phân tán sóng radar từ đối
phương. Các loại vật liệu như
bột carbon, sợi carbon, polymer dẫn điện
hay oxit sắt là vật liệu truyền thống
được phủ lên máy bay, chiến
hạm, dưới dạng sơn làm thay đổi
điện tính và từ tính của
bề mặt để hấp thụ radar vi ba.
Trước kia đây là những vật
liệu "vô danh" thuộc diện cơ
mật quốc phòng. Ở những hội nghị
khoa học khi
có đề
tài liên quan đến hấp thụ sóng
điện từ người phát biểu
phải giả
đò ấp úng ngây thơ… Dù
vậy cũng không qua được chuyên
gia "cáo già" rành rọt quy luật
vật lý vì các ông nghe một
hiểu mười. Gần đây nhờ ảnh
hưởng học thuật nên không khí
trao đổi có phần thoải mái hơn
và đã có những bài tổng
quan tuyệt vời phân tích cặn kẽ
cơ chế
hấp thụ vi
ba của vật liệu carbon. Các chuyên gia
cũng không ngần
ngại thổ
lộ rằng
một số nơi của thân và cánh
máy bay tàng hình làm từ
composite sợi
carbon vừa là vật liệu cấu trúc
vừa là vật liệu tàng hình.
Sự phát triển của
vật liệu
hấp thụ vi ba không ngừng ở đây.
Thay vì dùng các vật liệu truyền
thống, trong
bài viết có tựa đề "Adaptive
radar absorbing structure with PIN diode controlled active frequency
selective surface"
(Cấu trúc hấp thụ radar biết ứng
biến có bề mặt chủ động
chọn lọc tần số được chế
ngự bằng PIN diode) (A. Tennant and B. Chambers,
Smart
Mater. Struct.
13
(2004)
122) nhóm
nghiên cứu của giáo sư Chambers (Đại
học Sheffield, Anh Quốc) mô
tả mạch
điện thông
minh chứa những
linh kiện điện tử như diode, điện
trở, tụ điện trên một pa-nô.
Khi sóng tới radar chạm vào pa-nô,
mạch điện ứng đáp bằng cách
triệt tiêu những làn sóng tới
trên một băng tần rộng.
Lý thuyết trong bài báo không phức
tạp cao siêu, mạch điện pa-nô có
thể được chế tạo dễ dàng
bằng công nghệ điện tử hiện
có. Bài
báo cáo chỉ rõ một đột
phá, cách tân mà thành
phẩm sẽ mang đến nhiều kết quả
vô cùng quan trọng.
Giữa vùng
vi ba và ánh sáng khả thị là
vùng hồng ngoại. Tia hồng ngoại chuyển
tải nhiệt. Mọi vật đều phát
ra bức xạ hồng ngoại nhưng lượng
bức xạ và bước sóng tùy
vào độ phát xạ (emissivity) và
nhiệt độ của vật thể. Kẻ
truy lùng phát hiện mục tiêu bằng
cách lợi dụng nhiệt phát ra từ
mục tiêu và sự tương phản
của độ phát xạ giữa nó và
môi trường xung quanh. Thân nhiệt con
người tương ứng với bức xạ
hồng ngoại có bước sóng 8 -12
micromét, động cơ của máy bay hay
tàu có nhiệt độ 200 – 500 °C
tương ứng hồng ngoại ở bước
sóng 3 – 5 micromét. Máy dò
(detector) hồng ngoại nhìn rất rõ một
chiếc tàu trong màn đêm do sự dị
biệt nhiệt độ giữa biển, không
khí và buồng máy hay hơi nóng
bay ra từ ống khói. Mục tiêu và
môi trường xung quanh dù có nhiệt
độ giống nhau nhưng nếu độ
phát xạ khác nhau thì mục tiêu
vẫn có thể lồ lộ hiện hình
trong máy dò. Trong trò chơi ú tim ở
vùng hồng ngoại kẻ truy có phần
thắng thế. Những chiếc máy ảnh
hay máy dò hồng ngoại ngày càng
tinh vi, nhạy cảm, phát hiện cực nhanh
lại có thể tạo hình và nhìn
xuyên thấu màn đêm. Người ẩn
cũng có những kỹ thuật che giấu
hay kiềm chế nhiệt nhưng chưa đánh
bại được kỹ thuật tiên tiến
của kẻ truy lùng. Chẳng hạn, ta có
thể tạo lớp phủ che giấu thân
nhiệt của một người và có
độ phát xạ giống các loài
thực vật xung quanh trong một ngày nắng
tốt. Nhưng khi trời bất chợt đổ
mưa hay đương sự bỏ rừng xanh
đi rong chơi ngoài biển thì lớp
phủ không còn thích hợp. Kỹ
thuật che giấu cần nhiều sự linh động
để vượt qua những trở ngại
khách quan đạt được vị thế
"thiên thời, địa lợi". Kỹ
thuật hiện nay vẫn chưa có sự ứng
đáp linh động này. Dưới cặp
mắt cú vọ của kẻ truy, người
ẩn còn
ở thế thụ động, che chỗ này
lộ chỗ kia, loay hoay tìm phương án
tối ưu để tránh những tia nhìn
lăm lăm chết người.
Một thập niên gần
đây một loại vật liệu mới có
tên là "siêu vật liệu"
(metamaterials) xuất hiện. Khác với vật
liệu thiên nhiên như thỏi sắt, tấm
thủy tinh, plastic, gạch đá, siêu vật
liệu là vật liệu nhân tạo có
những đặc tính không có trong
vật liệu thiên nhiên (Hình 5).
Siêu vật liệu có thể có chiết
suất thật to hay chiết suất số âm.
Siêu vật liệu có khả năng bẻ
cong những làn sóng tới (sóng điện
từ và sóng âm) và nhờ vậy
sóng cứ thế mà đi về phía
trước không vọng lại hay phản hồi
(Hình
6). Vì vậy,
khi máy bay được phủ lên lớp
siêu vật liệu,
máy bay tàng hình. Khi phủ lên tàu
ngầm hay ngư lôi, sonar vô hiệu. Gần
đây, một nhóm nghiên cứu đã
chế tạo thành công siêu vật liệu
có thể kiềm chế nhiệt hồng
ngoại. Thật
là một vật liệu xuất quỷ nhập
thần,
một phương thuốc trị bá bệnh.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học
chỉ có thể làm
tàng hình vật
thể rất nhỏ. Thoạt đầu ở
micromét (1/1000 mm), rồi milimét đến
bây giờ là centimét. Tiến đến
kích cỡ con người,
chiếc tàu
hay máy bay thì còn nhiều gian nan, không
chừng bất khả thi. Để chứng minh
việc bẻ cong ánh sáng khiến
vật tàng hình giáo sư John Howell
(Đại học Rochester, Mỹ)
thiết kế một thực nghiệm đơn
giản dùng
hai bồn thủy tinh chứa
nước hình
chữ L làm tàng hình đứa con 5
tuổi của ông (Hình 7).
Tất
cả dụng cụ thí nghiệm chỉ tốn
$150!
Hình 5: Một siêu vật liệu tiêu biểu với những đơn vị cơ bản (chữ c nhỏ trong chữ C lớn) được sắp xếp có tính chu kỳ (Nguồn: Google).
Hình 6: Sóng phát từ một nguồn bị bẻ cong bởi siêu vật liệu bao xung quanh cái nón làm cái nón tàng hình (Nguồn: Google) .
Hình 7: Thiết kế thực nghiệm của Howell: Tia sáng bị khúc xạ bởi hai bồn nước hình chữ L tạo ra một không gian tàng hình (màu xám) (Nguồn: J. C. Howell and J. B. Howell, arXiv:1306.0863v3, 10 June 2013).
Một vật thể phát
ra nhiều tín hiệu tự nhiên được
thể hiện qua màu sắc, nhiệt độ
và hình hài. Kẻ truy tận dụng
những quy luật vật lý nắm bắt
những tín hiệu đó để truy
lùng người ẩn. Ngược lại
người ẩn cũng dùng những quy luật
vật lý tạo ra "ảo giác"
đánh lừa kẻ truy. Từ lâu người
viết rất ngưỡng mộ những chiêu
tàng hình của danh sư ảo thuật
David Copperfield. Việc làm tàng hình một
toa xe lửa trên sân khấu hay làm tượng
Nữ thần Tự do biến mất trong màn
đêm của Copperfield là những màn
trình diễn rất khó quên. Nhưng
chắc chắn phù phép Copperfield không
phải là phương pháp tàng hình
áp dụng cho tòa nhà "Tower Infinity"
dù rằng cả hai đều là một
trò chơi "ảo giác". Trong khi đó
các trò ú tim cực kỳ tốn kém,
không may, vẫn tiếp diễn ngoạn mục
trên chiến trường nhưng các hệ
quả ứng dụng đời thường cũng
mang lại nhiều niềm vui cho bàn dân
thiên hạ.
Trương Văn Tân
Tiết Xuân đầy màu sắc.
(Tháng 10, 2013)
(Từ nguồn diendan.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét