Thầy Thành gọi tôi vào lấp khoảng trống trong ban nhạc, khi anh Sĩ đi học ĐHSP Cần Thơ,Anh Khải đi học Y Sai gòn,anh Quang đi dạy ở Trà Vinh.chỉ có tôi anh Như, thầy Thành. Như vậy là còn khuyết tay trống thì may có anh Ba Sáng thông dịch viên cho Mỹ cũng đánh trống tạm tạm.Khi tôi vào thế thì thầy Thành đặt tên lại là The Star Light, trước đó là mấy cái tên nhưng tôi nhớ có Les Vagabonde…nhưng mọi người đều quen gọi là ban nhạc Thầy Thành, chứ ít ai biết tên của ban nhạc, vì duy nhất chỉ có chữ vẽ tên lên mặt trống mà thôi..
Dù ở tỉnh lẽ nhưng chúng tôi chơi rất bài bản, nhờ Thầy Thành Tốt nghiệp Quốc gia Âm nhạc và được anh Bé Ba(Hưng) anh tốt nghiệp Quốc gia âm nhạc trước thầy Thành mấy năm, là dân Vĩnh Long (sau này được biết anh Hưng là em rễ của NS Văn phụng,có bà vợ rất đẹp là hôtesse de l’air cho Air Việt Nam),gởi hòa âm một số bản nhạc cho thầy Thành.Anh là tay guitar của ban nhạc Văn Phụng ở phòng trà Bacara đối diện chợ Đũi ngay ngả tư Trần cao Vân và CMT8 bây giờ,anh đã ưu ái gởi cho thầy Thành những bản nhạc đã có hòa âm một số bài hát,phần hợp âm cho guitar,đa số là dùng cho đánh nhạc dance.
Chúng tôi tập dợt tại nhà thầy Thành với người ca (chanteur) là chị Tuyết Mai con docteur Lới ngang nhà thầy Thành(đường Hủ Lô là tên gọi quen thuộc của những ai đã là học sinh TH Tống phước Hiệp).Chị là dân học trường Tây nên giỏi tiếng Pháp và tiếng Anh,chi làm thông dịch ngành gì đó cho tụi Mỹ trong phi trường Vĩnh Long,tôi nhớ những bài nhạc Pháp lúc đó chị hát như En écoutant la pluie.Quandle soilei etait la,Tous le garcon …
Anh Ba Sáng thế tay trống,anh đánh cũng tạm vì chơi nhạc dance cũng không cần cao siêu gì cho lắm.nhưng được cái là anh cũng làm sở Mỹ cùng chị Tuyết Mai trong các căn cứ Mỹ,nhất là ở phi trường Vĩnh Long.Thời gian này quân đội Mỹ vào Vĩnh Long nhiều lắm.Lính Mỹ nhiều nên các nhu cầu vui chơi của họ cũng ăn theo nên các quán snack bar và steambath nhiều lắm.Tôi nhớ chỉ đoạn đường từ Cầu Tân Bình đến Cầu Lộ có hơn chục cái quán bar.Lính Mỹ rất đông họ đổ vào thị xã vào cuối tuần để ăn chơi trong các snack bar…
Ờ Vĩnh Long lúc đó duy nhất chỉ có 1 ban nhạc chúng tôi thôi,nhu cầu cần ban nhạc rất nhiều cho nên anh Sáng và chị Tuyết Mai nhận show trong phi trường Vĩnh Long nơi quân đội Mỹ đóng quân giao cho chúng tôi đều đều.Khi họ tổ chức lễ lộc hay sự kiện gì đó mà mình cũng chả biết.Đến giờ họ cho xe ra đón chở chúng tôi và nhạc cụ vào phi trường. Khi xong họ có xe đưa về.
Đặc biệt chơi show cho Mỹ trong phi trường Vĩnh Long,tôi mới biết họ rất sòng phẳng,họ thuê chơi khỏang 3 giờ,khi đúng giờ chúng tôi có quyền tắt âm ly nghỉ,nếu cuộc vui còn sôi động thì họ đề nghị chúng tôi chơi tiếp,dĩ nhiên là họ phải trả tiền thêm .Ban nhạc vào phi trường Vĩnh long chơi rất nhiều lần và họ chi thù lao cho show diễn rất khá.Tôi và anh Như còn đi học mà đàn ra tiền nên tụi tôi sống rất thoải mái nào sắm quần áo giầy dép cho hợp thời trang mà..
( ở Sân khấu Trà Vinh)
Ngoài ra ở Vĩnh long cũng có nhiều gia đình giàu có tổ chức sinh nhật cho con hay tất niên cuối năm, Noel…thuê chúng tôi .Sau này khi khi ra trường đi dạy xa,mỗi khi có show thầy Thành nhắn cho tôi và anh Như về trước 1 ngày dợt lại những bài cũ hay bổ sung những cái mới rồi chỉ chơi 1 đêm,những show này chủ yếu vui là chính… Trong số này có anh Khải nhà sách Khải Hoàn rất chịu chơi,tổ chức nhiều lần trong năm.
( ở Sân khấu Trà Vinh)
Ngoài ra ở Vĩnh long cũng có nhiều gia đình giàu có tổ chức sinh nhật cho con hay tất niên cuối năm, Noel…thuê chúng tôi .Sau này khi khi ra trường đi dạy xa,mỗi khi có show thầy Thành nhắn cho tôi và anh Như về trước 1 ngày dợt lại những bài cũ hay bổ sung những cái mới rồi chỉ chơi 1 đêm,những show này chủ yếu vui là chính… Trong số này có anh Khải nhà sách Khải Hoàn rất chịu chơi,tổ chức nhiều lần trong năm.
Phong trào nhảy đầm ở Vĩnh Long theo tôi cũng rộ lên,các cô cậu học trò nhà giàu hay các cô học trò mới lớn chịu chơi tí thì biết nhảy đầm từ đó,lan rộng ra vì họ tự dạy cho nhau ,các bạn trẻ ở Vĩnh Long biết nhảy đầm là mốt thời đó…Nên cánh đực rựa đi dự không sợ thiếu “đào” vì các cô biết nhảy đầm nhiều lắm.
Đó là chuyện chơi đàn có tiền,còn chơi “đàn chùa” nữa.Mỗi khi thầy Thọ Hiệu trưởng Tống Phước Hiệp báo có yêu cầu ban nhạc của trường thì phải đi thôi vì đó là lệnh, phải phục vụ có khi thì là Dinh Tỉnh trưởng,Trung đoàn 16/9 ở Long hồ hay BTL sư đoàn 9 lúc đó còn đóng ở Sa đéc chúng tôi không thể từ chối được,.Dĩ nhiên họ chỉ biết vui chơi thôi còn anh em chúng tôi phải đánh đàn phục vụ cho đêm vui chơi đó.Những đêm dạ vũ này toàn là dành cho Sĩ quan cao cấp,còn “đào” thì các xếp rước các em cave từ Sài gòn đem về nhảy đầm cho xôm tụ.
Nhớ nhất là lần qua Sadec chơi ở BTL SĐ 9,khi về nửa đêm đưa chúng tồi về trên chiếc xe dodge thầy Thành thì ngồi trước,anh em tôi ngồi sau giữ nhạc cụ trống đàn cho khỏi ngả,xe nhà binh mà,chay nhanh bất kể đường tốt xấu,đường lúc đó ban đêm rất nguy hiểm có thể bị phục kích,hay mìn…Nên anh em chúng tôi sợ xanh máu mặt,chỉ sợ ăn trái mìn là toi mạng…Căn thẳng cho đến khi xe về đến cầu Cái Cam chúng tôi mới hoàn hồn,biết mình còn sống..Không biết sao họ không bố trí cho chúng tôi ngủ lại để hôm sau về thì yên tâm hơn nhỉ ?
Tôi còn nhớ có lần xuống Trà Vinh đàn cho buổi lể phát thưởng bãi trường của trường trung học Vĩnh Bình,vui và được hậu đãi lắm..
Ban nhạc bây giờ là kỷ niệm một thời của tôi ở Vĩnh Long, thầy Thành và các anh đã lên thiên đàng hết rồi,chỉ còn tôi và anh Quang,anh hiện nghỉ hưu còn sống ở Trà Vinh,lâu lắm rồi tôi chưa gặp anh, ngoại trừ năm 2.000-2001 gì đó,khi tôi đi công tác Trà Vinh.anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng dẫn nhau nhậu lai rai nhắc chuyện xưa của ban nhạc và bù khú chơi cho đến nửa đêm mới chịu chia tay.
Nguyễn Thế Bình
5/2020
Dạ cho hỏi có phải anh Thái hữu Như không ? cảm ơn
Trả lờiXóa