Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Đạo Đức Kinh Chương 38 - Lão Tử


LMĐ:
Xin được thưa, về Đạo Đức Kinh của Lão Tử , ngoài Chương 1 nói về Đạo , tôi trích và chuyển dịch thêm Chương 38 nói về Đức để thân quen nhàn lãm ̣ Và, để chia vui cùng nhau cái thú tìm hiểu ngôn ngữ của người xưa , nhớ lại một thời học trò được Thày nói về đạo Lão , về thuyết Vô Vi (không làm), về Bất Ngôn Chi Giáo (dạy mà không cần nói ) , về Tri Giả Bất Ngôn, Ngôn Giả Bất Tri ( người khôn không nói , người nói không khôn ) ... nghe vui tai mà có hiểu gì đâu , dù ngay cả đến bây giờ cũng đã gần 1 đời đọc sách ̣PKT 08/25/2017 


Đạo Đức Kinh - Chương 38

Lão Tử: 
Thượng đức bất đức thị dĩ hữu đức / Hạ đức bất đức thị dĩ vô đức / Thượng đức vô vi nhi vô dĩ vi / Hạ đức vô vi nhi hữu dĩ vi / Thượng nhân vi chi nhi vô dĩ vi / Thượng nghĩa vi chi nhi hữu dĩ vi / Thượng lễ vi chi nhi mạc chi ứng / Tắc nhương tý nhi nhưng chi // Cố // Thất đạo nhi hậu đức / Thất đức nhi hậu nhân / Thất nhân nhi hậu nghĩa / Thất nghĩa nhi hậu lễ / Phù lễ giả trung tín chi bạc nhi loạn chi thủ / Tiền thức giả đạo chi hoa nhi ngu chi thủy / Thị dĩ đại trượng phu / Xử kỳ hậu bất cư kỳ bạc / Xử kỳ thực bất cư kỳ hoa / Cố khứ bỉ thủ thử

Thu Giang Nguyễn Duy Cần: 

Đức mà cao là không có đức bởi vậy mới có đức / Đức mà thấp là không mất đức nên không có đức / Đức mà cao thì không làm lại không cậy đó là có làm / Đức mà thấp thì không làm lại cho là có làm / Nhân mà cao thì làm nhưng không cho đó là có làm / Nghiã mà cao cũng làm lại cho là có làm / Lễ mà cao thì làm nếu không được đáp thì xăn tay mà lườm //Vì vậy // Mất Đạo rồi mới có Đức / Mất Đức rồi mới có Nhân / Mất Nhân rồi mới có Nghĩa / Mất Nghĩa rồi mới có Lễ / Lễ chỉ là cái vỏ mỏng của lòng trung tín mà cũng là đầu mối của hỗn loạn / Tiền thức là hoa của Đạo mà cũng là gốc của ngu / Ấy nên bậc đại trượng phu / Ở chỗ dày không ở chỗ mỏng / Chuộng trái không chuộng hoa / Nên bỏ đây mà giữ đó

Nguyễn Hiến Lê: Người có đức cao thì (thuận theo tự nhiên) không có ý cầu đức cho nên có đức / người có đức thấp thì có ý cầu đức cho nên không có đức / Người có đức cao thì vô vi (không làm) mà không có ý làm (nghĩa là không cố ý vội vì cứ thuận theo tự nhiên) / Người có đức thấp cũng vô vi mà có ý làm (nghĩa là cố ý vô vi ) / Người có đức nhân cao thì (do lòng thành mà) làm điều nhân chứ không có ý làm (không nhắm một mục đích gì ) / Người có lòng nghĩa cao thì làm điều nghĩa mà có ý làm (vì so sánh điều nên làm - điều nghĩa - với điều không nên làm ) / Người có đức lễ cao thì giữ lễ nghi và nếu không được đáp lại thì đưa cánh tay ra kéo người ta bắt phải giữ lễ nghi như mình // Cho nên // Đạo mất rồi sau mới có Đức (Đức ở đây hiểu theo nguyên lý của mỗi vật ) / Đức mất rồi sau mới có Nhân / Nhân mất rồi sau mới có NghĨa / Nghĩa mất rồi sau mới có Lễ / Lễ là biểu hiện sự suy vi của sự trung hậu thành tín / là đầu mối của sự hỗn loạn / Dùng trí tuệ để tính toán trước thì (mất cái chất phác) chỉ là cái loè lẹt (cái hoa) của đạo, mà là nguồn gốc của ngu muội / Cho nên bậc đại trượng phu (người hiểu đạo )/ giữ trung hậu thành tín mà không trọng lễ nghi / giữ đạo mà không dùng trí xảo / Bỏ cái này mà giữ cái kia 

Charles Muller: True virtue is not virtuous therefore it has virtue / Superficial virtue never fails to be virtuous therefore it has no virtue /True virtue does not "act" and has no intention / Superficial virtue "acts" and always has intentions / True humaneness "acts" but has no intentions / True rightness "acts" but has intentions / True propriety "acts" and if you don't respond / They will roll up their sleeves and threaten you // Thus// when the Tao is lost there is virtue / when virtue is lost there is humaneness / When humaneness is lost there is rightness / And when rightness is lost there is propriety / Now "propriety" is the external appearance of loyalty and sincerity / And the beginning of disorder / Occult abilities are just flowers of the "Tao" /And the beginning of foolishness / Therefore the Master dwells in the substantial / And not in the superficial / Rests in the fruit and not in the flower / So let go of that and grasp this 

Phạm Khắc Trí:
Người có đức cao, không nghĩ đến đức, mà thật ra là có đức / Người có đức thấp, không nghĩ đến đức, đương nhiên là không có đức / Người có đức cao, khi không làm, nói là không làm / Còn người có đức thấp, khi không làm , có thể nói là có làm /Người có nhân cao làm mà coi như không làm / Người có nghĩa cao làm là coi như có làm / Người có lễ cao làm , nếu không được đáp ứng , lại muốn bắt người ta phải theo ý mình // Cho nên // Mất Đạo thì còn Đức / Mất Đức thì còn Nhân / Mất Nhân thì còn Nghĩa /Mất Nghĩa thì còn Lễ / Nhưng cái Lễ phù phiếm này chỉ là lòng trung tín không thực và là đầu mối của hỗn loạn / Mọi nghi thức xếp đặt tôn sùng Đạo chỉ là hào nhoáng lòe loẹt và là nguồn gốc của mê tín ngu xuẩn / Vậy nên người thật hiểu đạo / hãy bỏ "đó" mà giữ "đây" / nên chuộng cái chất thật mà không nên chuộng cái giả tạo / nên chuộng quả mà không nên chuộng hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét