Ảnh hưởng từ những bài thơ Đường Tứ Tuyệt; tuy ngắn, nhưng thật sâu sắc, như Phong Kiều Dạ Bạc, Lương Châu Từ, Đang U Châu Đài Ca...tôi không ngớt đi tìm những bài thơ Tự Do ngắn của các tác giả Việt Nam trên internet, và tôi đã gặp một số như bài
Trôi của Văn Cao:
Thuyền giấy trôi
Tôi thả một bông hoa
Bông Hoa trôi
Tôi thả một chiếc lá
Chiếc lá trôi
Tôi giữ chặt em
Em vẫn trôi
Hay bài Thít Chặt của Cát Du
Em thít chặt vào anh
Tưởng không gì lèn qua cho được
Vậy mà
Có một hạt cát đã lèn giữa chúng mình
Hạt cát lớn thành viên gạch
Viên gạch hóa thành bức tường
Bức tường hóa thành Vạn Lý
Cứu em!
Em không cách gì bíu anh cho được
Em rơi
Ngã phịch xuống chân tường…
...
Nhưng điều tôi thích thú nhất là khi bắt gặp dòng thơ thật ngắn sau đây, đó là thơ Haiku của Nhật.
Thơ Haiku là một thể thơ rất độc đáo của Nhật. Mang tính cách trào phúng. Xuất hiện vào đầu thế kỷ 15. Thời kỳ cục thịnh của thể thơ này trải dài từ thế kỷ 16 đến 19. Tuy nhiên Bản chất trào phúng của Thơ Haiku cũng dần thay đổi từ trào phúng từ từ chuyển sang tính cách Thiền. Đến nay, nội dung thơ mang tính đa dạng hơn.
Thơ Haiku là một thể thơ rất độc đáo của Nhật. Mang tính cách trào phúng. Xuất hiện vào đầu thế kỷ 15. Thời kỳ cục thịnh của thể thơ này trải dài từ thế kỷ 16 đến 19. Tuy nhiên Bản chất trào phúng của Thơ Haiku cũng dần thay đổi từ trào phúng từ từ chuyển sang tính cách Thiền. Đến nay, nội dung thơ mang tính đa dạng hơn.
Về hình thức
Đây
có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới. Trọn bài thơ chỉ có 3 câu. Về căn
bản, câu thứ nhất và câu 3, mỗi câu có 5 chữ, chỉ có câu 2 là 7 chữ. Như
thế cả bài thơ tổng cộng 17 chữ( đó là tính theo phát âm của Người
Nhật)
Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ về số chữ trong câu. Đến nay, một bài thơ Haiku tuy vẫn giữ số câu là 3, nhưng số chữ trong các câu có thể tùy người làm, không bắt buộc theo 5-7-5 chữ như xưa, ngay cả tổ sư của Haiku là Matsuo Basho cũng đôi khi sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn số âm tiết đã nói trên; chẳng hạn bài thơ sau đây có 19 âm tiết.
Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ về số chữ trong câu. Đến nay, một bài thơ Haiku tuy vẫn giữ số câu là 3, nhưng số chữ trong các câu có thể tùy người làm, không bắt buộc theo 5-7-5 chữ như xưa, ngay cả tổ sư của Haiku là Matsuo Basho cũng đôi khi sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn số âm tiết đã nói trên; chẳng hạn bài thơ sau đây có 19 âm tiết.
- Kareeda ni (7 âm) / Trên cành khô
- Karasu no tomarikeri (9 âm) / Quạ đậu
- Aki no kure (7 âm) / Chiều thu
Về Nội Dung, Một bài haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả", và kết thúc thường không có gì rõ ràng, haiku
không mô tả trực tiếp như vẻ đẹp của mưa rơi, cảnh đẹp khi lá rụng, sao
lấp lánh mỹ miều...mà mô tả sự vật hiện tượng ngay tại khoảnh khắc bắt
gặp được, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc người đọc.
Dưới đây là nhận xét của Thái Ba Tần :
Thơ Haiku thật kỳ lạ. Ngắn và giản dị. Nhiều khi không nói gì hoặc nói điều chẳng đâu vào đâu, thậm chí tưởng như “ngớ ngẩn”. Thế mà càng đọc, (trong trường hợp của tôi là càng dịch), ta cứ bị cuốn hút bởi sự “không có gì” và “ngớ ngẩn” đó. Tôi có cảm giác người Nhật viết Haiku không phải để truyền tải ý, mà hình ảnh, những hình ảnh chấm phá giản dị. Hình như cũng không có ý định nói điều gì to tát về triết lý hoặc tình cảm như ta thường thấy ở các dòng thơ khác. Có lẽ vì thế mà người đọc phải có sự làm quen dần để cảm nhận và yêu.
Sau đây là trích đoạn từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Haiku:
Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh.Trong thơ bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa (không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng,tuyết trắng... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).
Dưới đây là nhận xét của Thái Ba Tần :
Thơ Haiku thật kỳ lạ. Ngắn và giản dị. Nhiều khi không nói gì hoặc nói điều chẳng đâu vào đâu, thậm chí tưởng như “ngớ ngẩn”. Thế mà càng đọc, (trong trường hợp của tôi là càng dịch), ta cứ bị cuốn hút bởi sự “không có gì” và “ngớ ngẩn” đó. Tôi có cảm giác người Nhật viết Haiku không phải để truyền tải ý, mà hình ảnh, những hình ảnh chấm phá giản dị. Hình như cũng không có ý định nói điều gì to tát về triết lý hoặc tình cảm như ta thường thấy ở các dòng thơ khác. Có lẽ vì thế mà người đọc phải có sự làm quen dần để cảm nhận và yêu.
Sau đây là trích đoạn từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Haiku:
Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh.Trong thơ bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa (không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng,tuyết trắng... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).
- Tiếng ve kêu râm ran (tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
- Như tan vào trong than trong đá
- Ôi, sao tĩnh lặng quá!
Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác
giả dường như chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện đã quan sát được.
- Cỏ hoang trong đồng ruộng
- Dẫy xong bỏ tại chỗ
- Phân bón!
Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình
cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô
đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời của con
người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên.
- Thế giới này như giọt sương kia
- Có lẽ là một giọt sương
- Tuy nhiên, tuy nhiên...
Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Thông thường trong
thơ đưa ra hai hình ảnh: một hình ảnh trừu tượng sống động và linh
hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn.
- Trăng soi (hình ảnh trừu tượng)
- Một bầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể)
- Khóc than đáy nồi (nơi chốn cụ thể)
- Thơ Haiku Nhật Nguyên Tác và Dịch:(theo bài viết của Nguyễn Vũ Quỳnh Như http://diendan.game.go.vn)
山鳥の
yama dori no
Chim trĩ
尾を踏む春の
o wo fumu haru no
Trải đuôi
入日哉
iri hi kana
Xuân chiều tà.
(Yosa Buson)
山桜
yama zakura
Hoa đào núi
雪嶺天に
setsu rei ten ni
Trên đỉnh tuyết
声もなし
koe mo nashi
Thinh không.
海暮れて
umi kurete
Biển chạng vạng
鴨の声
kamo no koe
Mờ nhạt
ほのかに白し
honokani shiroshi
Tiếng ngan.
...
Qua những điều trên, chúng ta thấy thơ Haiku rất hàm súc, hàm súc đến mức khiến người đọc phải thẩn thờ phải suy nghĩ để tìm hiểu, để suy luận, để tưởng tượng những gì phía sau ba dòng chữ ngắn gọn ấy. Chính những điều đó tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Ngày nay, thơ Haiku có mặt trên khắp thế giới.
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
yama dori no
Chim trĩ
尾を踏む春の
o wo fumu haru no
Trải đuôi
入日哉
iri hi kana
Xuân chiều tà.
(Yosa Buson)
山桜
yama zakura
Hoa đào núi
雪嶺天に
setsu rei ten ni
Trên đỉnh tuyết
声もなし
koe mo nashi
Thinh không.
海暮れて
umi kurete
Biển chạng vạng
鴨の声
kamo no koe
Mờ nhạt
ほのかに白し
honokani shiroshi
Tiếng ngan.
...
Qua những điều trên, chúng ta thấy thơ Haiku rất hàm súc, hàm súc đến mức khiến người đọc phải thẩn thờ phải suy nghĩ để tìm hiểu, để suy luận, để tưởng tượng những gì phía sau ba dòng chữ ngắn gọn ấy. Chính những điều đó tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
Ngày nay, thơ Haiku có mặt trên khắp thế giới.
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
26 - 02 - 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét