Sau khi Hai Bà Trưng tuẩn tiết, người
Tàu đô hộ Việt Nam lần thứ 2 (gần 1000 năm) cho đến lúc Ngô Quyền phá
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng để mở đầu thời kỳ độc lập. Những triều
đại sau như Đinh, Lê , Lý, Trần, Hồ, Lê (Hậu Lê), Mạc được khoảng 600
năm. Trong thời gian đó có loạn thập nhị sứ quân, nhà Trần phải 3 lần
chống quân Mông Cổ, đất nước bị nhà Minh đô hộ trong 10 năm ... Tiếp
theo là thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, nhà Tây Sơn (quân Mãn Thanh và
Thái Lan xâm lăng) và cuối cùng Gia Long thống nhất đất nước cho đến gần
cuối đời Tự Đức thì Pháp đô hộ nước ta. Sau khi dành độc lập từ ngưòi
Pháp, đất nước phân chia và cuộc nội chiến Bắc-Nam kéo dài đến năm 1975.
Lịch sử nước ta hầu như dính liền với chiến tranh vì thế không có
thời gian, nhân lực và ngân sách để trùng tu các di tích lịch sử hay để
xây dựng những kiến trúc vĩ đại như Đế Thiên Đế Thích.
Về mặt
kiến trúc, những công trình kiến trúc Việt Nam thường là bằng gỗ thay vì
bằng đá như nên dễ hư hại, dễ bị tàn phá hơn. Phải công nhận Đế Thiên
Đế Thích là một công trình vĩ đại, được xây dựng nhiều lần từ thế kỷ thứ
9 đến thế kỷ 14 nhưng xét cho cùng đa số nhân công là nô lệ và dân bản
xứ với địa vị xã hội thấp (low caste) vì người Khmer lúc đó theo Ấn Độ
giáo, rất phân biệt giai cấp xã hội. Dân chúng được xem như là low caste
và phải phục vụ giai cấp quí tộc và các giáo sĩ Bà La Môn. Tóm lại công
trình tuy vĩ đại nhưng không "văn minh" vì thiếu "nhân bản".
Sau khi xây dựng Đế Thiên Đế Thích xong, ngân sách quốc gia thâm
thủng, phía Bắc bị quân Xiêm quấy phá, thêm vào đó Phật giáo Tiểu Thửa
với nguyên tắc bình đẳng, bác ái đã làm vai trò Ấn Độ giáo và địa vị của
giai cấp thống trị lung lay, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của đế chế
Angkor.
Cũng trong thời gian đó, đạo Phật rất thịnh hành ở nước ta và cũng
với nguyên tắc bình đẳng, bác ái này hầu như không có sử liệu nào cho
thấy dân mình bắt những dân tộc khác làm nô lệ để xây dựng lâu đài,
thành quách ...
Di tích lịch sử lớn nhất còn tồn tại là kinh thành Huế mặc dù chiến
tranh đã tàn phá một số kiến trúc trong Đại Nội (Do người Pháp tấn công
kinh thành Huế (1885) và biến cố Tết Mậu Thân (1968)).
Còn "dấu
tích lịch sử" thì nhiều lắm. Như VD đã viết "Dấu tích lịch sử" không cần
phải là một công trình kiến trúc vĩ đại. Một rặng núi, một con đường,
một khu rừng ... có thể là "dấu tích lịch sử" nếu bạn thích tìm hiểu
lịch sử.
Dọc theo quốc lộ 1 từ Huế ra Quảng Trị, có thể bạn ngậm ngùi khi nhớ
đến đại lộ kinh hoàng của "mùa hè đỏ lửa" năm 1972 (Phan Nhật Nam). Ở
thành phố Huế, đến thôn Vĩ Dạ, bạn sẽ ngâm nga thơ Hàn Mặc Tử hoặc bùi
ngùi với "Dãi khăn sô cho Huế" (Nhã Ca).
Tại Bình Định, nhìn dấu tích hoang tàn, đổ nát của thành Đồ Bàn, lầu
Bát Giác bất giác bạn cảm thông với nỗi buồn mất nước của người Chiêm
Thành, nhớ đến Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Trần Quang Diệu, các anh em nhà
Tây Sơn và cảm phục Trần Quang Diệu đã tha chết cho binh sĩ của Võ Tánh
vì thế ông ta đã xin được cho mẹ già khỏi chết và chỉ bị chém thay vì bị
voi giày như vợ và con gái trong lễ hiến phù dã man của Nguyễn Phúc
Ánh.
(....)
ktk
(Cựu Học Sinh Pleiku)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét