Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Sự Tích Ông Táo


       
      Dân Việt Nam theo tập tục cổ truyền thì hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Táo về Trời, theo như trong  Sách Thọ Mai Gia le chép đời Vua Tự Đức thứ Tư tháng Tám ngày Cốc Vũ, có bài văn cúng ông' Táo, và nói rằng ngày 24 tháng Chạp hàng năm là ông Táo về Trời, vì thê nhân dân tiễn chân ông Táo trước một ngày, còn Sự tích ông Táo thế nào thì không thấy nói đến, và chỉ được nghe những truyền thuyết của dân gian, rồi các ông già bà cả trong nhà kề lại cho con cháu nghe như sau.

      Thuở xa xưa vào thời Hỗn mang, có một cặp vợ chồng người Việt tên là Táo, (không có Họ) cả hai người tính nết hiền lành chất phác, có một không hai, cha mẹ của hai người đều đã qua đời sớm, nhà nghèo, không được học hành gì nên không biết chữ, hai người quanh năm chỉ đi làm mướn đề sinh nhai cho qua tháng rộng năm dài, vợ chồng tuy ăn ở với nhau đã lâu mà chưa có người con kế tự, vì thế hai người thường than thờ với  nhau về nỗi quạnh hiu, trong nhà thiếu bóng dáng đứa trẻ nô đùa, thuở ấy trời lại ra tai mấy năm liền bão lụt hạn hán, đồng khô, hồ cạn, ruộng rẫy bỏ hoang, mười phần thì bỏ đến tám chín, dân chúng xác xơ vì cảnh thiếu ăn thiếu mặc.

      Mỗi độ đông về tuyết rơi lả tả, gió rét căm căm, các súc vật nuôi ở trong nhà, vì đói rét mà chết dần mòn quá nửa, trước cái cảnh túng thiếu khốn cùng quẫn bách ấy, hai vợ chồng chỉ còn biết lấy nước mắt thay cho cơm cháo cho qua tháng rộng ngày dài, nhưng sức người có hạn, những lúc lửa cơ đốt ruột dao hàn cắt da người chồng dặn vợ ở nhà để anh đi kiếm việc làm cho qua cơn túng quẫn, cực chẳng đã chị vợ cũng phải bằng lòng, để anh chồng đi tìm kiếm việc làm, đi thì dễ nhưng đi về đâu phương nào đây, làm gì, có ai mướn mình hay không đây, làm thế nào cho qua cơn đói khát bơ vơ nơi xứ lạ quê người, bụng nghĩ vậy mà chân thì cứ bước hoài, chẳng biết đi về đâu gần hay đã đi xa rồi chăng, bụng đói cái rét, người mệt chân tay rã rời, cực chàng đã đành gục xuống bên vệ đường mê sảng mà thiếp đi lúc nào không hay.

      Khi tỉnh lại thì thấy mình đang nằm lăn lóc trên chiếc băng ca ở một trạm xá hẻo lành xa xôi, hỏi ra mới biết là mình bị bệnh nằm thoi thóp hầu như gần tắt hơi, nằm lịm ở vệ đường, có người khách đi đường thấy vậy thương tình bỏ lên xe chở về đây cứu chữa, hỏi ra mới biết quê quán mình ở quá xa xôi nghe tiếng không ai biết là người nước nào, hỏi thì không ai biết quê quán mình ở đâu, đường về nước về nhà quá xa xôi, lại túi rỗng hầu không, có tiền đâu mà trở về nguyên quán nổi nữa, đành phải ở lại để đi làm thuê mướn kiếm ăn cho qua ngày, thời gian đi nhanh như ngựa chạy tên bay, chốc đã vài chục năm trời trôi qua bấy giờ mới nghĩ đến quê hương xứ sở người vợ hiền chất phác quê mùa ra sao trong lòng nao nao hồi hộp mong có ngày về.

      Còn Chị Táo ở nhà trông đợi chồng đã mòn con mắt mà chàng thấy tăm hơi gì, cực chang đã, chị đánh liều khăn gói lên đường quyết đi tìm kiếm chồng, nhưng oái oăm thay trời gia cũng độc địa vô cùng, người một nơi, kiếm một nơi, mênh mông nào biết bể trời là đâu, lòng buồn chán nản, trông lên mái tóc đuôi gà ngày nào nay đa sương pha qua nửa, mặt đã nhăn, da đã xạm chớm có những nốt đồi mồi, một hôm đi thất thều đến một xóm nhỏ dưới chân cầu bụng đói miệng khát, chân tay rã rời, vội lau mắt nhìn vào trong thấy có một ngôi nhà khang trang sạch sẽ, chị Táo liền mạnh dạn bước vào gõ cửa xin ăn, thấy có tiếng xin ăn chủ nhà liền mở cửa và mang đi ăn ra cho, nhìn thấy mâm cơm lành canh ngọt, mà đời chị cùng chồng chưa bao giờ được có thường ngày.

      Chị Táo bỗng dưng hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng khác nào trận mưa đầu muà, kéo vạt áo lau mà vẫn chưa ráo, người chủ nhà nhìn thấy đoán ngầm ở trong bụng rằng chắc han người đàn bà này có sự gì u uất, uẩn khúc trong lòng, nên trông thấy cơm lại nghĩ đến mà cầm lòng không vững, xúc động tâm thần đó chàng liền lại gần lân la dò hỏi, Chị Táo nói tôi có một người Cha già vài chục năm trời trước đây trời làm đói kém, người Cha phải tha phương cầu thực, đến nay đã một thời gian dài, mà vẫn chưa thấy Cha về, thương người Cha già một nắng hai sương đạo làm con chữ hiếu không lo tròn, nên tôi đành phải, ra đi tìm tòi bồn phương mong gặp lại người cha già để phụng dưỡng cho tròn cái đạo ấp lạnh quạt nồng, nên phải lặn lội đi tìm, mong sao gặp mặt, ròng rã mấy năm trời trôi đi mà vẫn tìm không thấy mặt thấy tăm hơi gì, nay thấy ông cho mâm cơm ngon lại nhớ đến người Cha già bỗng lệ trào ra không cầm lại được, chỉ biết thổn thức trong lòng.

      Người chủ nhà nghe nói bỗng dưng động lòng trắc ẩn, bảo rằng Bà hãy nán chân ở đây ít lâu cho tỉnh táo hồi sức lại rồi sau dần dà dò la tin tức cha già cũng không muộn, nhà này cũng chi có mình tôi cha mẹ tôi qua đời  đã lâu vợ con chưa có nơi nào, đang lúc khốn cùng có người tốt bụng cưu mang giúp đỡ chi Táo bèn nhận lời từ đó trở đi khác nào chuột sa vào chỉnh gạo, thắm thoắt thời gian trôi qua đã đến bốn năm tròn, mỗi độ đông về, mỗi khi hoàng hôn đổ xuống, những khi mưa ngâu rả rích, những lúc lớt phớt mưa xuân, những buổi chiều thu lá vàng tơi tả dụng xuống bên hè, lòng Chi Táo càng nao nao sao xuyến những nỗi nhớ quê nhớ nhà  thương người chồng quê mùa chất phác một nắng hai sương, lại khóc thầm trong bụng và nghêu ngao câu hát anh ơi ! Bây giờ anh ở đâu? Bến Hải hay Cà Mau, núi thảm hay rừng sâu anh ơi…

      Trong lòng đang suy tư ngao ngán thì bỗng nghe thấy bên ngoài cửa có người đến xin cơm, chị bèn mở cửa bước ra ngoài tay bưng tô cháo còn nóng hổi, vừa ra đến cửa thì oái oăm thay người xin cơm kia lại chính là người chồng cũ của mình, mà bao năm trời chờ đợi tìm kiếm đêm ngày, mong chờ gặp mặt, thấy chồng cũ Chị Táo liền buông chén cháo xuống thềm, mà ôm chầm lấy người chồng đề kể lể tâm tình, còn Anh Táo bao năm xa cách vợ hiền nỗi nhớ nhung ấp ủ trong lòng nay gặp được vợ cũng bàng hoàng như người đang mê sảng bồi hồi, hai vợ chồng cứ ôm lấy nhau mà chưa ai thốt được lời nào, giữa lúc ấy thì người Chủ nhà đi làm đồng đã về, nhận thấy hai người đang ôm nhau đứng giữa sân như hai pho tượng gỗ dính liền, cơn thịnh nộ nổi lên trước cái cảnh sàm sỡ này sẵn trên tay đang cầm điếu thuốc hút giở anh liền đưa lên miệng hít một hơi dài rối quăng tàn thuốc vào chân đống rơm khô, thấy có tiếng động ngoài ngõ, chị Táo liền bảo người chồng cũ rằng, anh hãy tạm lánh mặt vào sau đống rơm khô kia, rồi sau sẽ nói chuyện.

      Nói đoạn Chị Táo trở vào trong nhà, thì vừa lúc ấy người Chủ nhà cũng vừa vào đền cửa chị Táo cũng chưa kịp trình bầy với người Chủ nhà là người ăn xin nấp sau đống rơm kia chính là người Chồng cũ của chị, nhưng chưa kịp nói thi trông ra sân lửa đã bốc cháy ngút ngàn, trong đống rơm khô, chị Táo hoảng hốt chạy ra định cứu chồng nhưng lửa mạnh quá chừng khiến cho chị loanh quanh mắt hoa; lảo đảo nhẩy vào đống lửa đề cứu chồng nhưng chồng đã không cứu được mà chị cũng bị thần hoả thui luôn, người chủ nhà thấy hai người đang quằn quại trong đống lửa hồng, thì nhẩy vào để cứu ra nhưng cũng bị thần hoả nướng cả trọng đống rơm tàn . .

      Khi ngọn lửa đã lặng tàn thì ba hồn kia được Quỷ sứ dẫn về toà Phong Đo trình với Vua Diêm Vương. Vua Diêm vương sai Đang niên Thái Tuế tra xét giấy báo tử của Nam Tào Bắc Đầu trên Đế Đình, Đang Niên Thái Tuế xét xong tâu với Diêm vương rằng ba người này chưa có tên trong bộ tử của Đế đình ban xuống. Vua Diêm vương thấy ba người đều không có. tên trong bộ tử nên không dám phán xét, bèn sai Quỷ sứ dẫn ba người lên tâu trình Ngọc Hoàng để Ngài phán quyết, Ngọc Hoàng nghe Đang niên trình bầy là ba người này chưa có tên trong Bộ tử mà chết cháy tròng một đống rơm khô, không rõ về lý do gì.

      Ngọc Hoàng nghe tâu trình xong liền phán ta cho phép ba người được trinh bầy lý do cặn kẽ đầu đuôi như thế nào, khi nghe xong ba người tâu trình Thương Đế liền phán:
      bAnh Táo gặp vợ chưa thổ lộ tâm tình mà đã chết chưa đủ yếu tố để phán xét.
Chị Táo gặp chồng chưa kịp dãi bầy nỗi lòng mong đợi mà đã bị thiêu chưa đủ lý lẽ để luận tội.
Người Chủ nhà cho Chị Táo nương thân, ân nghĩa ấy chưa được sáng tỏ, nay thấy lửa cháy đâm đầu vào cứu chữa mà bị thiêu cũng chưa đủ yếu tố định công hay luận tội cả ba.
Vậy ta tạm tha cho ba vong hồn kia được phép trở về Dương thế ngồi chụm đầu lại trong đám than hồng, để cùng nhau giãi bầy tâm sự, cùng các ưu tư của ba người cho rõ ra trắng đen minh bạch, bấy giờ lên đây ta sẽ  phán xét công tội, việc này ta cho hạn một năm, nếu các người chưa làm xong thì được phép đến ngày 24 tháng Chạp hàng năm được lên trời đề báo cáo sự việc của các ngươi đã làm trong những tháng vừa qua. Này các Vong hồn kia, một chút việc cỏn con trong gia đình thu xếp không xong, lại còn nổi sùng lấy cái chết làm trò chơi, thật là đồ vô dụng, ngày nào câu truyện rõ ra trắng đen rồi, thì về Toà Diêm Vương xét xử.

      Từ đó ba cái Vong hồn chết thiêu kia mang một tên chung là Táo được phép về Dương trần ngồi chụm ba cái đầu vào trong bếp than hồng mà biện bạch nỗi lòng của mình, cho hết đời này đời khác vẫn chưa ra. khỏi đống than hồng, mà nỗi lòng của ba người vẫn chưa bầy tỏ được, vẫn chỉ còn là một huyền thoại của dân gian.

      Việc ông Táo về chầu Trời là việc riêng của gia đình ông Táo, chứ không phải ông Táo tâu việc của người trần, còn việc của người trần thế đã có nhiệm vụ của ông Đang Niên (Thái Tuế) tâu trình với Ngọc Hoàng. Đề kết thúc bài Sự Tích ông Táo tôi xin mở một dấu ngoặc Phong tục cũng như Tập quán của người dân nước ta từ đời khai thiên lập địa đến nay vẫn cũng nhiều huyền thoại còn việc tin hay không tùy theo ý nghĩ của mỗi người.

Thái Hanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét