Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Phiếm Luận Vể Khổng Học


Mấy ngày nay, có nhiều bạn thân tình của tôi, lên tiếng chỉ trích rất nhiều Khổng Học/ Confucianism/
Trong cuộc bàn luận nóng hổi, tôi e sợ các bạn tôi đã mất phần nào 1 cái nhìn perspective trung thực về Khổng Học.

Lẽ dĩ nhiên 1 môn phái trí thức sáng lập 25-26 thế kỷ về trước , trong 1 xả hội phong kiến và Nô Lệ ( Slave and Feudal Societies) , không thể nào hoàn toàn thích hợp – in extenso - cho nhân loại vào thế kỷ XXI được.
Chúng ta phải nhớ là thời thế kỷ V-VI trước Công Nguyên của Khổng Tử, Trung Hoa có rất nhiều nước – lớn và nhỏ- với những biên giới mỏng manh, với tiếng nói khó hiểu với các nước láng giềng, muốn hiểu hẳn hoi thì phải viết chữ ( bút đàm) .

Nước Lỗ- nơi sinh đẻ của Khổng Tử - là 1 nước chư hầu rất nhỏ, không phải là nơi có thế áp dụng phương cách xây dựng quốc gia “nation building” /Reformation/ cùa Khổng Tử được.
Ông phải chu du tìm cho được các nơi thích hợp để “nation building” “Reformation” như hoài bão của ông.
Ông không thành công trong 14 năm chu du khắp Trung Hoa, không phải vì ông không có tài, không phải kế hoạch “nation building” Reformation, của ông có nhiều sai lầm, nhưng vì lòng ghen tị của giai cấp cầm quyền địa phương ( local intelligentsia) e sợ ông sẽ nắm quyền và gạt bỏ họ ra ngoài.

Đi từ nước Lỗ nơi Khổng Từ sinh ra và lớn lên, sang Triệu, sang Ngụy, sang Tề, thì tiền tệ cũng thay đổi, đơn vị đo lường cũng thay đổi, thương mại/ kinh tế phải dùng phương cách đổi chác/ barter / chứ không phải 1 nền kinh tế thị trường như chúng ta biết.

Tiếng nói cũng thay đổi phần nào nữa.
Thời xã hôi nô lệ & Phong Kiến ( slave and feudal culture) có những man rợ / không thức thời/ của nó như quan niệm “Trọng Nam Khinh Nữ” mà có nhiều người nêu lên,

Đó là những bất công của 1 thời đại văn minh trước Công Nguyên của toàn thế giới, không những bên Trung Hoa như vậy, mà nên Văn Hóa La-Hy ( Greco-Roman), nên văn hóa Judaism cũng vậy.
Sự bất công của thời đại phong kiến đó có mặt trong tất cả nhân loại chứ đâu phải vì ảnh hưởng của Khổng Tử.
Có nhiều người trách Khổng Tử về câu “Vua bắt chết mà không chết là bất trung” “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung)

Thật tình câu đó chĩ có vào khoảng hơn 300 năm sau vào thời nhà Tần mà thôi, chứ không phải vì Khổng Tử.
Câu này đặt trên premise/ tiền đề/ Vua là 1 minh quân, có Thiên Mệnh/ divine mandate/ celestial mandate/
Như vậy Vua bao giờ cũng phục vụ tối cao dân chúng ( trăm họ) , một khi Vua bắt minh chết là vì minh đã vi phạm tôi quá nghiêm trọng, bắt buộc phải chết.

Nếu chúng ta đòi hỏi áp dùng hoàn toàn Khổng Học vào đời sống hàng ngày trong thế kỷ XXI , thì không thể nào áp dụng được.

Khổng Học có nhiều cái gò bó của 1 xã hội nô lệ phong kiến, không thức thời cho 1 xã hội 25 thế kỷ sau.
Đòi hỏi như vậy như vậy thì chúng ta phần nào không hợp lý.
Tuy nhiên nếu chúng ta chấp nhận các nguyên tắc tổng quát về đạo làm người, về Triết Lý Nhân Sinh, thì cái di sản văn hóa, xã hội mà Khổng Học để lại, vẫn còn giá trị vô cùng.

Những bài học về Công Dân Giáo Dục, về Đạo làm người mà Khổng Phu Tử không phải do ông nghĩ ra, mà ông gom góp những tinh hoa của tiền nhân và truyền lại cho hậu thế,

Các bài học này hãy còn vô cùng giá trị.
Nếu chúng ta muốn thành công ở đời thì phải có chữ TÍN, phải làm sao cho mọi người tin minh là người giữ lời hứa, nói sao làm vậy.
Cái này ông Dale Carnegie dậy chúng ta, nhưng 2500 năm trước Khổng Tử cũng từng dậy chúng ta từ quá lâu rồi.
Muốn thành công ở đời phải có Trí, phải học hỏi, phải cầu tiến, phải có phát minh, phải có ambition.
Cái này người ta dậy ở tất cả các chương trình MBA của Harvard, Yale hay Stanford, Oxford, nhưng cái vấn đề này, Khổng Tử có phác họa ra và dậy chúng ta nhiều lần trong các lời giảng của Ngài với học trò hàng ngày.

Nguyên Tắc mà Không Tử viết ra 2500 năm về trước “ Đừng Làm Gì Cho Người Khác Nếu Mình Không Muốn Người Khác Làm Những Điều Đó Với Mình” vẩn còn tồn tại như một khuôn vàng thước ngọc, một kim chỉ Nam cho tất cả xã hội Âu Mỹ và Á Châu.

Nguyên Tắc căn bản này nằm - ẩn tàng - trong Hiến Pháp, trong Luật Pháp của mọi Quốc Gia, trong nền Đạo Đức của con người, của gia đình, của mọi Tôn Giáo loài người.

500 năm sau Khổng Phu Tử, một Thánh Nhân khác , Đức Chúa Jesus Christ, cũng dậy loài người những bài học Đạo Lý rất tương tự.

Nhiều người Việt Nam chúng ta có 2 điểm quan trọng mà chúng ta hiểu sai lầm:
Cái may mắn về chữ Quốc Ngữ do các nhà Truyền Giáo Ky Tô mang lại cho nước ta, đặt nước chúng ta vào 1 địa vị ưu tiên, tuyệt đối, ưu tiên hơn hết tất các các nước Đông Á khác như Trung Hoa, như Nhật, như Cao Ly, Đài Loan, Tan Gia Ba ...
Trên thực tế, ưu tiên đó không phải là tuyệt đối.
Nó làm Việt Nam chúng ta dễ dàng thu thập được , học hỏi được, các tiến bộ vô cùng quan trọng của nên văn minh Âu Mỹ,
Tuy nhiên nó gây ra 1 sự lười biếng của tâm hồn, một thoái hóa của Trí Óc.

Chúng ta phần lớn trở thành 1 dân tộc “thu thập” chứ không phải 1 dân tộc “chế tạo” “phát minh” .
Chúng ta nghĩ Khổng Học ( Confucianism) là một hành trang nặng chĩu, đè- và cản trở- đà tiến triển của dân tộc ta, của quốc gia chúng ta.
Chúng ta nghĩ Khổng Học ép chúng ta phải chịu một xã hội cố định – static- , phải dẵm chân tại chổ, không theo kip nên văn minh Âu Mỹ.

Thật tình ra, các nước Nhật Bản, Cao Ly , Đài Loan , Tan Gia Ba.. mà Không Học vẫn được tôn thờ như 1 quốc giáo (national institution) họ vươn mình lên theo đuổi và vượt qua/ hay ngang hàng / trên nhiều khía cạnh, nên văn minh Âu Mỹ .
Họ không có quốc ngữ la-tinh hóa ( Romanized alphabet & writings) nhưng họ dễ dàng khắc phục được computer bằng tiếng /chữ “tượng hình” của họ.
Với chữ “tượng hình” của họ , họ chế tạo ra nhưng con chip computers tinh vi nhất thế giới, những xe hơi Lexus hạng nhất thế giới, nhưng Monitor Samsung nhất thế giới, đồng hồ Seiko rẻ và tinh vi nhất thế giới, máy hình Nikon nhất thế giới….
Cái list còn rất dài, không thể nào kể hết trong mấy trang giấy được.
Nhưng có một điều mà nhiều khác ít để ý tới là Không Học vẩn là một quốc giáo của Nhật Bản, Dại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba...
Ngay cả Trung Hoa Cộng Sản cũng vậy, trong 30 năm về sau này , chúng ta thấy có 1 cuộc cách mạng Phục Hưng ( Renaissance) của Khổng Học.
Không phải bây giờ người Trung Hoa mới thấy Khổng Học Nguyên Thủy quá lổi thời.

Các người như Chu Hy, Trình Hạo thời Tống đã khởi sự cuộc cải tổ này rồi, lập ra cái mà người ta gọi là Tống Nho
Công cuộc này được tiếp nối bởi các học giả đời Minh nữa
Họ lập ra cái Tống Minh Lý Học 宋明理學;: Sòng-Míng lǐxué , lắm khi gọi tắt là Lý Học, chứ không hề dùng chữ Khổng Học nữa.
Từ thập niên 60-70 có những hoạt động không ngừng để cải tô, phục hưng Khổng Học tại Tan Gia Ba, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản , và cả Trung Hoa nữa, nhưng bị chính quyền Bắc Kinh làm khó dễ rất nhiều.

Tại sao phải cải Tổ Phục Hưng ?
Sư Tây Phương, hiện đại hóa xã hội Đông Á Châu( western modernization of East Asian Societies) rất cần thiết,
Nhưng nó mang lại những mất mát quá đắt, thế hệ trẻ chạy theo cái hào nhoáng của nên văn minh Âu Mỹ ( Me too generation, giá trị tuyệt đối về thành công tiền bạc, giá trị tuyệt đối của kinh tế đầu tư , giá trị tuyệt đối của Chủ Nghĩa cá nhân / individualism vv…)
Xã hội tân tiến đánh mất đi những giá trị cổ truyền, nhưng tôn ti trật tự xã hội, tinh thần Công Đồng và đoàn kết xã hội, những quan niệm về tiết đô, về Hiếu Nghĩa, về thanh liêm , thanh bình tư tưởng, trong sạch.

Chu Hy và Trình Hạo trong Tống Nho có công khởi đầu gạt bỏ những liên hệ không cần thiết của Đạo Giáo và Phật Giáo ra khỏi Khổng Học.
Hành trình cải tạo và Phục Hưng của họ đã được/ đang được/ các học giả Đông Á tiếp tục làm cho Lý Học Dông Á sáng tỏ lên.

Bài này viết rất gấp gáp, sơ sài để mua vui với các anh chị, xin vui lòng tha lổi cho rất nhiều lổi lầm không tránh được khi viết.

Rất thân mến
Nguyễn Thượng Vũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét