Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Le Bonheur (Guy De Maupassant 1850-1893) - Hạnh Phúc (TháiLan Dịch)


Nhà Văn Pháp
GUY DE MAUPASSANT 
(1850 – 1893)

Tư tưởng phê bình của Maupassant thường nhắm vào luân lý đạo đức xã hội. Cái nhìn căn bản của ông là đề tài hiện thực, ảnh hưởng của Gustave Flaubert, và các khía cạnh về lối tự thuật. Sức khoẻ của Maupassant đã gây nhiều khó khăn cho ông. Có thể nói, tình trạng sức khoẻ của Maupassant đã khiến ông khủng hoảng trầm trọng và ngã quỵ từ tâm hồn đến thể xác. Trong câu truyện Le Horla , ta sẽ thấy rõ bằng chứng của một tâm hồn bất bình thường nơi Maupassant.
Chủ nghĩa bi quan, hoài nghi là cảm quan chính chi phối nhiều sáng tác của ông và ông còn đi xa hơn thầy Flaubert của mình về "sự tuyệt vọng triết học" (le désespoir philosophique). Tác phẩm của Maupassant là sự thể hiện của niềm thất vọng trước sự bé nhỏ và bất lực của con người trước xã hội và định mệnh, về sự tuyệt vọng đã dập tắt mọi khát vọng, về cái ác... Chính sự tuyệt vọng triết học này đã làm cho quan niệm nghệ thuật về con người của ông trở nên bi quan khi ông cho rằng mình đang phản ánh những con người "chưa bao giờ ít chất người hơn thế".
Chỉ trong vòng một thập niên, ông đã viết gần 300 truyện ngắn, 200 bài đăng báo, 6 quyển tiểu thuyết và 3 bút ký du hành – chứng tỏ một sức sáng tác rất mạnh. Anh em trong Viện Hàn Lâm Goncourt đặt tên cho ông là “con bò mộng vùng Normandie” (Tây Bắc nước Pháp)
Trong số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể Une vie (Một cuộc đời), Bel-Ami (Anh bạn đẹp), Pierre et Jean, Fort comme la Mort (Mạnh hơn cái chết ) và Clair de Lune. (Sáng Trăng)

Sau đây là một truyện ngắn của ông
𝓽𝓷𝓵
***
Hạnh Phúc

Đã đến giờ uống trà, trước khi thành phố lên đèn. Ngôi biệt thự nhô cao trên biển; ánh dương dần tắt để lại bầu trời toàn màu hồng rực đỏ, rắc đầy những hạt vàng long lanh; rồi mặt nước Thái Bình Dương, không một gợn sóng, nhẵn nhụi, vẫn còn lóng lánh trong ánh sáng đang tàn, trông như một tấm kim loại phẳng và dài vô tận.

Phía xa kia, những ngọn núi sừng sững kề bên nhau như hình khía cạnh, đang in bóng hình sẫm màu của chúng lên nền đỏ tía của hoàng hôn đang về.
Mọi người đang bàn về tình yêu, cái đề tài cũ rích của muôn thuở ấy, rồi họ lặp đi lặp lại bao nhiêu điều đã được bàn cãi nhiều lần rồi. Nỗi u hoài êm dịu của cảnh đêm xuống dần làm cho lời nói trở nên chậm chạp hơn, làm cho tâm hồn trở nên sâu lắng hơn, và tiếng "tình yêu" ấy, trở đi trở lại không ngớt, đôi khi do một giọng nam, mạnh mẽ cương quyết, đôi khi lại là giọng nữ thốt lên, với âm sắc thanh cao, có vẻ như khỏa tràn đầy căn phòng nhỏ, bay lượn như những chú chim yểu điệu, làm lâng lâng hồn người..
Ta có thể yêu trong nhiều năm liên tiếp không?
- Có chứ, vài người khẳng định.
- Không thể được, người khác chen vào.
Rồi họ nêu lên những thí dụ, rồi phân định theo trường hợp; và tất cả bọn họ, nam lẫn nữ, trong họ đang hiện lên bao nhiêu kỷ niệm làm họ bối rối, bỗng trở nên lãng mạn, nhưng họ không thể kể lại, trong khi những lời ấy đang sẵn sàng được thốt lên, làm họ xúc động, và họ nói đến việc quá tầm thường nhưng đầy uy lực ấy, cái sự việc hòa hợp êm dịu và huyền bí giữa hai sinh vật ấy, bằng một giọng đầy cảm xúc sâu lắng và một sự hứng thú nồng nhiệt tột đỉnh.

Bỗng dưng có một người đang nhìn về phía xa thốt lên:
- Các bạn ơi, nhìn kìa, đó là gì vậy?
Trên mặt nước, một mảng khổng lồ xám ngắt lờ mờ xuất hiện ở cuối chân trời.
Những người phụ nữ đứng bật lên và nhìn vào vật kỳ dị ấy mà họ chưa bao giờ được biết.
Có người xác nhận: "- Đó là đảo Corse! Ta có thể nhìn thấy nó trong vài trường hợp khí hậu đặc biệt, nếu không khí trong suốt làm tan những mảng sương mù dày đặc che lấp những cánh vật ở xa ."
Ta có thể nhìn rõ những đỉnh núi , nhận rõ lớp tuyết phủ trên cao ấy. Rồi mọi người đều ngạc nhiên, hầu như kinh sợ khi thấy xuất hiện hình ảnh ma quái như từ dưới mặt biển nhô lên. Có thể họ thấy những điều kỳ quặc như Christophe Colomb đã qua những đại dương chưa được thám hiểm chăng?
Thế rồi, một người đàn ông có tuổi từ nãy giờ chưa nói lời nào bỗng lên tiếng:
- Đây này, trên hòn đảo đang hiện lên trước mắt chúng ta, tôi có biết một câu chuyện, làm như thể hòn đảo đang đáp ứng đến vấn đề mà chúng ta bàn cãi từ nãy giờ, tôi nhớ đến một câu chuyện làm một thí dụ về tình yêu vĩnh cửu, một tình yêu huyền hoặc khó tin nhưng thật sự hạnh phúc.

Năm năm trước đây tôi đến du lịch ở đảo Corse. Đảo ốc hoang sơ và rất xa lạ , và xa xôi đối với chúng ta, xa hơn cả Mỹ quốc, cho dù đôi khi ta có thể nhìn thấy nó từ bờ biển nước Pháp, như hôm nay.
Các bạn hãy tưởng tượng một vùng trời với mọi thứ đều hỗn độn, một hàng núi với thung lũng sâu và hẹp , bên dưới là những dòng thác lũ, không có mảng đồng bằng nào cả, toàn là rừng cây bụi hoặc cây dẻ và thông cao vút. Đó là vùng đất bỏ hoang, vắng vẻ, cho dù lác đác đó đây có một ngôi làng, cứ như một cụm đá tảng trên đỉnh núi. Không có vườn tược, không có bất cứ ngành công nghiệp nào, không có cả nghệ thuật. Chưa bao giờ tìm thấy được một miếng gỗ khắc chạm, một mảnh đá tạc hình thù nào, không bao giờ có kỷ niệm thời ấu thơ nào về người tổ tiên có quá khứ phong nhã.. Chính nơi mảnh đất tuyệt đẹp nhưng khô cằn này cũng có một điều đáng kinh ngạc nhất: đó là sự thờ ơ truyền kiếp cho việc nghiên cứu về hình thái hấp dẫn được gọi là nghệ thuật.

Nước Ý, nơi mà mỗi tòa lâu đài đều tràn đầy kiệt tác , và ngay chính nó cũng đã là một kiệt tác rồi, ở nơi này tất cả mọi thứ, từ cẩm thạch, gỗ, đồng, sắt, kim loại và cả đá tảng đều chứng thực cho thiên tài của loài người, nơi đó ngay cả những đồ vật cổ xưa nhỏ bé nhất lê lết trong những ngôi nhà cổ kính đã tiết lộ mối quan tâm thiêng liêng về ân điển, đối với tất cả chúng ta, là một xứ sở thiêng liêng mà ta hằng yêu mến bởi vì nó chứng minh bằng bao nhiêu thí dụ về sự cố gắng, sự cao quý, sức mạnh và sự thành công của trí năng sáng tạo.
Và rồi, ngay đối diện với đất nước tuyệt vời ấy, là đảo Corse hoang dã, vẫn y như những ngày đầu buổi sơ khai. Con người vẫn sinh sống trong ngôi nhà thô thiển, thờ ơ với tất cả những gì không liên quan đến sự sinh tồn của họ, hoặc những cuộc cãi vã trong gia đình họ. Và con người ấy vẫn không thay đổi qua thời gian, với những tính tốt hoặc khuyết điểm của loài vô học, hung bạo, hằn thù, khát máu một cách vô ý thức, nhưng cũng rất hiếu khách, độ lượng, tận tâm, khờ khạo, sẵn sàng mở rộng cửa đón người đi đường và mở rộng vòng tay hào hiệp làm bạn trung thành khi nhận ra bất kỳ một biểu hiện thiện cảm nào từ đối phương.

Từ một tháng ròng rã, tôi lang thang trong hải đảo tuyệt vời ấy, với cảm giác là tôi đang đến tận chân mây cuối trời. Không có quán trọ, không có quán rượu, không một con đường nào cả. Ta chỉ dùng những con la để đến những thôn xóm như được máng vào sườn núi, những ngôi nhà ấy nằm chót vót trên những vực thẳm ngoằn ngoèo, rồi khi đêm đến thì ta lại nghe tiếng dòng thác chảy liên tục , một âm thanh nghẹn đục dưới sâu thẳm. Ta đến gõ cửa bất cứ ngôi nhà nào. Ta xin ngủ trọ một đêm và thức ăn cầm cự cho đến hôm sau. Và rồi ta sẽ đến ngồi ở chiếc bàn thô sơ, rồi ngủ dưới mái nhà nghèo hèn; rồi đến sáng thì ta lại siết bàn tay thân thiện của chủ nhà, và người ấy sẽ tiễn ta ra đến bìa của ngôi làng.
Nhưng rồi vào một buổi chiều, sau khi đi bộ cả mười tiếng đồng hồ, tôi đã gặp một ngôi nhà trơ trọi dưới một thung lũng nhỏ hẹp đưa ra bờ biển không xa. Hai bên sườn dốc của ngọn núi đầy cả cây bụi, với những tảng đá sạt lở và cây cối cao ngồng, làm thành bức tường u tối bao trùm lấy cái rãnh xói thật thảm thương này.

Quanh túp lều chỉ có vài khu vườn nho , một góc vườn bé tí, rồi xa kia là vài cây dẻ, tất cả những thứ này chỉ để sống qua ngày, nhưng lại là cả một gia tài ở cái xứ nghèo này.
Người phụ nữ ra tiếp đón tôi lớn tuổi rồi, vẻ mặt nghiêm nghị, ăn mặc tươm tất. Người đàn ông thì ngồi trên cái ghế rơm, đứng lên chào rồi ngồi xuống lại, không nói một lời.
Bà cụ giải thích : - Xin khách tha lỗi cho ông ấy, ông đã lãng tai rồi, Ông ấy năm nay đã chín mươi hai tuổi.
Bà cụ nói bằng một giọng Pháp rất chuẩn*.
Tôi vô cùng ngạc nhiên.
Tôi vội hỏi bà ta:
- Bà không phải người xứ Corse này sao?
Ba trả lời:
- Không, chúng tôi là người Pháp . Nhưng chúng tôi sinh sống ở đây đến nay là đúng năm mươi năm rồi.
Một luồng cảm giác kinh hoàng và lo âu bỗng như một luồng điện chạy trong thâm tâm tôi, ôi ! năm mươi năm sống ở góc khuất u tối này, quá xa nơi thị thành của loài người đúng nghĩa. Một người chăn cừu già nua vừa trở về , và mọi người bắt đầu dùng món ăn tối duy nhất, đó là món súp đặc được nấu với khoai, bắp cải và mỡ béo.

Khi bữa ăn đạm bạc mau chóng kết thúc, tôi ra ngồi phía trước cửa, tim tôi bỗng se thắt khi nhìn khung trời ảm đạm của cảnh vật u buồn, loại cảm giác đôi khi len vào hồn những kẻ lữ hành khi đến một vài nơi hoang vắng nào đó, và bị xúc động trong vài buổi chiều lãng mạn nào đó... Có vẻ như mọi việc đang dần dần kết thúc, cả sự sống lẫn vũ trụ. Bỗng dưng ta nhận thức được về sự khốn cùng của cuộc đời, sự cô lập với tất cả, cái hư vô của mọi việc, và nỗi cô đơn đen tối của con tim đang tự nó ru ngủ và tự nó lừa dối chính nó bằng những giấc mơ hư ảo cho đến khi tàn cuộc.
Bà cụ đến chỗ tôi ngồi và băn khoăn với sự tò mò luôn hiện hữu trong tâm của những người kiên nhẫn nhất:
- Vậy là ông từ Pháp đến đây sao? bà hỏi.
- Dạ vâng ạ, tôi đi du lịch vì sở thích, tôi rất hay đi, thưa bà.
- Có lẽ ông từ thành phố Paris đến?
- Dạ không , tôi sống ở Nancy.
Hình như là có một nỗi xúc cảm nào thật kỳ lạ đang dấy lên trong lòng bà. Làm thế nào mà tôi nhìn thấy hoặc cảm nhận điều đó được, tôi cũng không biết giải thích như thế nào.
Rồi bà lập lại bằng một giọng thật chậm rãi:
- Ông sống ở Nancy à?
Người đàn ông hiện ra ở ngưỡng cửa, thản nhiên, vô cảm như tất cả những người bị khiếm thính.
Bà lại nói tiếp:
- Không sao đâu. Ông ấy không nghe gì cả.
Rồi, ngập ngừng một lúc, bà lại hỏi:
- Như thế thì ông biết rất nhiều người ở Nancy đúng không ông?
- Dạ thưa vâng ạ. Tôi biết hầu như tất cả mọi người ở đó.
- Cả gia đình họ Sainte-Allaize?
-Vâng, tôi biết họ rất rõ: họ là bạn của ba tôi.
-Thế ông tên gì vậy?
Tôi nói cho ba biết tên của tôi.
Bà nhìn chằm chằm vào tôi, rồi hạ giọng xuống , như ta vẫn thường làm khi gợi lên những kỷ niệm dấu yêu:
- A, vâng, vâng, tôi nhớ ra rồi. Và còn gia đình Brisemare, tất cả mọi người ra sao rồi?
- Cả gia đình ấy đều quá vãng cả rồi.
- À, Thế còn gia đình Sirmont, ông có biết họ không?
- Thưa có ạ, cậu út bây giờ là đại tướng rồi.
Thế rồi, bà thốt lên, run rẩy vì xúc động, vì bồn chồn, vì một thứ tình cảm nào tôi không hiểu mà thật là mập mờ, mãnh liệt nhưng rất thiêng liêng, vô cùng cần thiết để thú nhận, để nói ra tất cả những điều bà đã cất giữ từ bấy lâu trong sâu tận đáy lòng, và nói về những người khi nhắc đến tên sẽ làm xao xuyến tâm hồn bà:
- Đúng rồi , đó là Henri de Sirmont. Tôi biết rõ điều này. Cậu ấy là em trai của tôi.
Tôi bèn nhìn bà, hốt hoảng vì kinh ngạc. Rồi bỗng dưng trong trí tôi hiện ra tất cả sự việc.
Sự việc ấy lúc đó là một vụ tai tiếng kinh hoàng trong giới quý tộc vùng Lorraine. Một cô gái rất đẹp và giàu có đã bị một gã hạ sĩ quan trong quân đoàn kỵ binh của cha mình bắt cóc rồi mang đi xa.
Anh ấy là một gã bảnh trai, con của đôi vợ chồng nông dân, nhưng thật oai hùng trong bộ áo nẹp đồng phục màu xanh dương, cái anh nhà binh đã hớp hồn và quyến rũ được ái nữ của ngài đại tá thượng cấp của anh ta. Có lẽ cô ấy đã nhìn thấy anh lính, để ý rồi yêu cậu ta khi thấy đoàn kỵ binh diễn hành ngang qua phố chăng? Nhưng làm thế nào cô ấy nói chuyện được với người yêu, làm thế nào họ gặp nhau được, rồi cảm thấy hợp nhau? Làm thế nào cô ta có can đảm cho anh ta hiểu rằng cô yêu anh? Điều này không ai có thể biết được, và sẽ không bao giờ biết.

Không ai đoán biết được, không ai có thể ngờ được. Một buổi tối nọ, sau khi anh lính hoàn thành nhiệm vụ canh gác, anh đã biến mất, cùng với cô gái. Mọi người đi lùng sục tìm tòi khắp mọi nơi, nhưng không thể tìm ra được. Không có bất kỳ một tin tức nào về họ, và mọi người đều cho rằng cô bé đã mất xác ở một nơi nào đó.
Thế rồi, giờ đây tôi lại gặp cô ấy trong cái thung lung thảm sầu này.
Bây giờ đến lượt tôi nói:
- Vâng, tôi nhớ rất rõ. Bà là cô Suzanne.
Bà ấy gật đầu. Hai hàng nước mắt lăn dài xuống má. Rồi quay đầu về phía ông lão đứng im trên ngưỡng cửa ở túp lều rách nát, bà lại nói:
- Ông ấy đó.
Và rồi, khi nhìn thấy ánh mắt tràn đầy yêu thương của bà nhìn ông, tôi hiểu rằng bà vẫn luôn yêu ông, một tình yêu bất diệt.
Tôi hỏi:
-Ít ra bà cũng đã có được những ngày hạnh phúc chứ?
Bà trả lời, bằng một giọng thốt ra từ đáy tim:
- Ồ, vâng, rất hạnh phúc. Ông ấy đã đem hạnh phúc vô biên đến cho tôi. Tôi chưa bao giờ hối hận điều gì cả.
Tôi nhìn kỹ người phụ nữ này, cảm thấy thật buồn, kinh ngạc vì nhận ra sức mạnh của tình yêu sao mãnh liệt vô cùng! Cô gái con nhà giàu này đã đi theo người đàn ông, người nông phu kia. Rồi chính bà cũng biến thành người nông dân với ruộng vườn. Bà đã sống cuộc đời riêng của bà, không cần xinh đẹp duyên dáng, không cần xa hoa cao sang, không cần ẻo lả cầu kỳ theo bất cứ kiểu nào; bà đã thu mình phục tùng theo những thói quen trở nên quá đơn giản của cuộc sống này. Tuy vậy bà vẫn một mực yêu ông ấy.

Bà đã thành một người phụ nữ của giới nông dân quê mùa, đội nón đơn giản không vành , mặc váy may bằng vải thô. Bà dùng dĩa tô làm bằng đất để dùng bữa, trên một cái bàn gỗ, ngồi trên ghế rơm, chỉ với một món súp bắp cải và khoai nấu với chút mỡ. Và bà nghỉ lưng trên một tấm nệm độn rơm, bên cạnh ông ấy.
Bà đã không suy nghĩ đến bất cứ điều gì khác ngoài ông ấy! Bà đã không nuối tiếc những món trang sức, lụa là nhung gấm, những trang phục yêu kiều, những chiếc ghế thật êm ả, không gian ấm áp thơm tho ở những căn phòng có giăng đầy màn trướng sang trọng, hoặc trầm mình vào chăn nệm lông tơ mịn ấm để nghỉ ngơi . Bà không màn bất kỳ thứ gì, bất cứ điều gì, mà chỉ có ông ấy thôi; khi có ông bên cạnh, bà không còn tha thiết gì nữa.

Bà ấy đã bỏ gia đình, khi còn rất trẻ, cùng với toàn bộ thế giới loài người, và tất cả những người đã nuôi dưỡng bà , đã yêu mến bà. Bà đã đi một mình cùng ông ấy đến nơi rãnh xói sâu xa hoang vắng này . Và ông ấy là tất cả đối với bà, là tất cả những gì người ta ước ao, tất cả những gì ta luôn mong chờ, tất cả những gì ta tin tưởng ở tương lai, không bao giờ dứt...Ông ấy đã khỏa lấp tràn đầy cuộc sống của bà , một cách trọn vẹn.
Bà không thể nào tìm hạnh phúc ở đâu hơn nữa.
Và suốt đêm hôm đó, khi lắng nghe tiếng ngáy đều đặn , khàn đục của người chiến binh già nua ấy nằm trên chiếc giường tồi tàn cũ kỹ, bên cạnh người phụ nữ đã bỏ tất cả để đi theo ông từ một nơi rất xa, tôi suy nghĩ đến cuộc phiêu lưu kỳ quặc nhưng quá đơn giản kia, và đến niềm hạnh phúc quá hoàn hảo, được xây dựng từ những điều kiện quá tối thiểu..
Đến sáng hôm sau, tôi siết tay giã từ đôi vợ chồng cao tuổi ấy khi bình mình vừa ló dạng.

Người kể chuyện ngừng một lúc.
Một người phụ nữ thốt lên:
- Bà ấy không cần biết, vì bà có một lý tưởng quá đơn giản, những nhu cầu quá cơ bản và đòi hỏi quá dễ dàng. Bà thật là điên rồ.
Một phụ nữ khác chậm rãi trả lời:
- Cũng đâu có vấn đề gì! Bà ấy hạnh phúc là được rồi.
Và rồi từ nơi xa kia, ở dưới chân trời, đảo Corse lún sâu vào bóng đêm, chui sâu vào đại dương, xóa mờ bóng hình to lớn của nó, như thể nó chỉ xuất hiện ra để tự nó kể cho ta nghe câu chuyện về đôi uyên ương rất hèn mọn tầm thường kia đang ẩn tàng trong thân mình nó.

(Truyện ngắn đăng trên báo Le Gaulois, ngày 16/3/1884.)
TháiLan dịch
------------------
GHI CHÚ
* Người sống ở đảo này nói tiếng gần giống như tiếng Latinh, và thổ ngữ của tiếng Ý.

Chú thích của một người Pháp:
Nước Pháp = đất liền.
Đảo Corse= hòn đảo của nước Pháp.
Đảo Corse như là một lãnh thổ riêng rẽ, họ không cho mình là người Pháp, cho dù họ có nguồn gốc từ Pháp, và người trên đất Pháp xem họ như thuộc dân tộc lạc hậu. Nếu bạn không phải là dân bản xứ, bạn rất khó hội nhập vào hải đảo này.

Le Bonheur


C'était l'heure du thé, avant l'entrée des lampes. La villa dominait la mer; le soleil disparu avait laissé le ciel tout rose de son passage, frotté de poudre d'or; et la Méditerranée, sans une ride, sans un frisson, lisse, luisante encore sous le jour mourant, semblait une plaque de métal polie et démesurée.

Au loin, sur la droite, les montagnes dentelées dessinaient leur profil noir sur la pourpre pâlie du couchant.
On parlait de l'amour, on discutait ce vieux sujet, on redisait des choses qu'on avait dites, déjà, bien souvent. La mélancolie douce du crépuscule ralentissait les paroles, faisait flotter un attendrissement dans les âmes, et ce mot: "amour", qui revenait sans cesse, tantôt prononcé par une forte voix d'homme, tantôt dit par une voix de femme au timbre léger, paraissait emplir le petit salon, y voltiger comme un oiseau, y planer comme un esprit.
Peut-on aimer plusieurs années de suite?
- Oui, prétendaient les uns.
- Non, affirmaient les autres.

On distinguait les cas, on établissait des démarcations, on citait des exemples; et tous, hommes et femmes, pleins de souvenirs surgissants et troublants, qu'ils ne pouvaient citer et qui leur montaient aux lèvres, semblaient émus, parlaient de cette chose banale et souveraine, l'accord tendre et mystérieux de deux êtres, avec une émotion profonde et un intérêt ardent.

Mais tout à coup quelqu'un, ayant les yeux fixés au loin, s'écria:
- Oh! voyez, là-bas, qu'est-ce que c'est?
Sur la mer, au fond de l'horizon, surgissait une masse grise, énorme et confuse.
Les femmes s'étaient levées et regardaient sans comprendre cette chose surpenante qu'elles n'avaient jamais vue.
Quelqu'un dit:
- C'est la Corse! On l'aperçoit ainsi deux ou trois fois par an dans certaines conditions d'atmosphère exceptionnelles, quand l'air, d'une limpidité parfaite, ne la cache plus par ces brumes de vapeur d'eau qui voilent toujours les lointains.

On distinguait vaguement les crêtes, on crut reconnaître la neige des sommets. Et tout le monde restait surpris, troublé, presque effrayé par cette brusque apparition d'un monde, par ce fantôme sorti de la mer. Peut-être eurent-ils des visions étranges, ceux qui partirent, comme Colomb, à travers les océans inexplorés.

Alors, un vieux monsieur, qui n'avait pas encore parlé, prononça:
- Tenez, j'ai connu dans cette île, qui se dresse devant nous, comme pour répondre elle-même à ce que nous disions et me rappeler un singulier souvenir, j'ai connu un exemple admirable d'un amour constant, d'un amour invraisemblablement heureux.
Le voici.
Je fis, voilà cinq ans, un voyage en Corse. Cette île sauvage est plus inconnue et plus loin de nous que l'Amérique, bien qu'on la voie quelquefois des côtes de France, comme aujourd'hui.

Figurez-vous un monde encore en chaos, une tempête de montagnes que séparent des ravins étroits où roulent des torrents; pas une plaine, mais d'immenses vagues de granit et de géantes ondulations de terre couvertes de maquis ou de hautes forêts de châtaigniers et de pins. C'est un sol vierge, inculte, désert, bien que parfois on aperçoive un village, pareil à un tas de rochers au sommet d'un mont. Point de culture, aucune industrie, aucun art. On ne rencontre jamais un morceau de bois travaillé, un bout de pierre sculptée, jamais le souvenir du goût enfantin ou raffiné des ancêtres pour les choses gracieuses et belles. C'est là même ce qui frappe le plus en ce superbe et dur pays: l'indifférence héréditaire pour cette recherche des formes séduisantes qu'on appelle l'art.

L'Italie, où chaque palais, plein de chefs-d'oeuvre, est un chef-d'oeuvre lui-même, où le marbre, le bois, le bronze, le fer, les métaux et les pierres attestent le génie de l'homme, où les plus petits objets anciens qui traînent dans les vieilles maisons révèlent ce divin souci de la grâce, est pour nous tous la patrie sacrée que l'on aime parce qu'elle nous montre et nous prouve l'effort, la grandeur, la puissance et le triomphe de l'intelligence créatrice.

Et, en face d'elle, la Corse sauvage est restée telle qu'en ses premiers jours. L'être y vit dans sa maison grossière, indifférent à tout ce qui ne touche point son existence même ou ses querelles de famille. Et il est resté avec les défauts et les qualités des races incultes, violent, haineux, sanguinaire avec inconscience, mais aussi hospitalier, généreux, dévoué, naïf, ouvrant sa porte aux passants et donnant son amitié fidèle pour la moindre marque de sympathie.

Donc, depuis un mois, j'errais à travers cette île magnifique, avec la sensation que j'étais au bout du monde. Point d'auberges, point de cabarets, point de routes. On gagne, par des sentiers à mulets, ces hameaux accrochés au flanc des montagnes, qui dominent des abîmes tortueux d'où l'on entend monter, le soir, le bruit continu, la voix sourde et profonde du torrent. On frappe aux portes des maisons. On demande un abri pour la nuit et de quoi vivre jusqu'au lendemain. Et on s'assoit à l'humble table, et on dort sous l'humble toit; et on serre, au matin, la main tendue de l'hôte qui vous a conduit jusqu'aux limites du village.

Or, un soir, après dix heures de marche, j'atteignis une petite demeure toute seule au fond d'un étroit vallon qui allait se jeter à la mer une lieue plus loin. Les deux pentes rapides de la montagne, couvertes de maquis, de rocs éboulés et de grands arbres, enfermaient comme deux sombres murailles ce ravin lamentablement triste.
Autour de la chaumière, quelques vignes, un petit jardin, et plus loin, quelques grands châtaigniers, de quoi vivre enfin, une fortune pour ce pays pauvre.
La femme qui me reçut était vieille, sévère et propre, par exception. L'homme, assis sur une chaise de paille, se leva pour me saluer, puis se rassit sans dire un mot. Sa compagne me dit:
- Excusez-le; il est sourd maintenant. Il a quatre-vingt-deux ans.
Elle parlait le francais de France. Je fus surpris.
Je lui demandai:
- Vous n'êtes pas de Corse?
Elle répondit:
- Non, nous sommes des continentaux. Mais voilà cinquante ans que nous habitons ici.
Une sensation d'angoisse et de peur me saisit à la pensée de ces cinquante années écoulées dans ce trou sombre, si loin des villes où vivent les hommes. Un vieux berger rentra, et l'on se mit à manger le seul plat du dîner, une soupe épaisse où avaient cuit ensemble des pommes de terre, du lard et des choux.

Lorsque le court repas fut fini, j'allai m'asseoir devant la porte, le coeur serré par la mélancolie du morne paysage, étreint par cette détresse qui prend parfois les voyageurs en certains soirs tristes, en certains lieux désolés. Il semble que tout soit près de finir, l'existence et l'univers. On perçoit brusquement l'affreuse misère de la vie, l'isolement de tous, le néant de tout, et la noire solitude du coeur qui se berce et se trompe lui-même par des rêves jusqu'à la mort.
La vieille femme me rejoignit et, torturée par cette curiosité qui vit toujours au fond des âmes les plus résignées:
- Alors. vous venez de France? dit-elle.
- Oui, je voyage pour mon plaisir.
- Vous êtes de Paris, peut-être?
- Non, je suis de Nancy.
Il me sembla qu'une émotion extraordinaire l'agitait. Comment ai-je vu ou plutôt senti cela, je n'en sais rien.
Elle répéta d'une voix lente:
- Vous êtes de Nancy?
L'homme parut dans la porte, impassible comme sont les sourds.
Elle reprit:
- Ça ne fait rien. Il n'entend pas.
Puis, au bout de quelques secondes:
- Alors, vous connaissez du monde à Nancy?
- Mais oui, presque tout le monde.
- La famille de Sainte-Allaize?
- Oui, très bien; c'étaient des amis de mon père.
- Comment vous appelez-vous?
Je dis mon nom. Elle me regarda fixement, puis prononça, de cette voix basse qu'éveillent les souvenirs:
- Oui, oui, je me rappelle bien. Et les Brisemare qu'est-ce qu'ils sont devenus?
- Tous sont morts.
- Ah! Et les Sirmont, vous les connaissiez?
- Oui, le dernier est général.

Alors elle dit, frémissante d'émotion, d'angoisse, de je ne sais quel sentiment confus, puissant et sacré, de je ne sais quel besoin d'avouer, de dire tout, de parler de ces choses qu'elle avait tenues jusque-là enfermées au fond de son coeur, et de ces gens dont le nom bouleversait son âme:
- Oui, Henri de Sirmont. Je le sais bien. C'est mon frère.
Et je levai les yeux vers elle, effaré de surprise. Et tout d'un coup le souvenir me revint.

Cela avait fait, jadis, un gros scandale dans la noble Lorraine. Une jeune fille, belle et riche, Suzanne de Sirmont, avait été enlevée par un sous-officier de hussards du régiment que commandait son père.
C'était un beau garçon, fils de paysans, mais portant bien le dolman bleu, ce soldat qui avait séduit la fille de son colonel. Elle l'avait vu, remarqué, aimé en regardant défiler les escadrons, sans doute. Mais comment lui avait-elle parlé, comment avaient-ils pu se voir, s'entendre? comment avait-elle osé lui faire comprendre qu'elle l'aimait? Cela, on ne le sut jamais.

On n'avait rien deviné, rien pressenti. Un soir, comme le soldat venait de finir son temps, il disparut avec elle. On les chercha, on ne les retrouva pas. On n'en eut jamais de nouvelles et on la considérait comme morte.
Et je la retrouvais ainsi dans ce sinistre vallon.
Alors, je repris à mon tour:
- Oui, je me rappelle bien. Vous êtes mademoiselle Suzanne.
Elle fit "oui", de la tête. Des larmes tombaient de ses yeux. Alors, me montrant d'un regard le vieillard immobile sur le seuil de sa masure, elle me dit:
- C'est lui.
Et je compris qu'elle l'aimait toujours, qu'elle le voyait encore avec ses yeux séduits.
Je demandai:
- Avez-vous été heureuse, au moins?
Elle répondit, avec une voix qui venait du coeur:
- Oh! oui, très heureuse. Il m'a rendue très heureuse. Je n'ai jamais rien regretté.

Je la contemplais, triste, surpris, émerveillé par la puissance de l'amour! Cette fille riche avait suivi cet homme, ce paysan. Elle était devenue elle-même une paysanne. Elle s'était faite à sa vie sans charmes, sans luxe, sans délicatesse d'aucune sorte; elle s'était pliée à ses habitudes simples. Et elle l'aimait encore. Elle était devenue une femme de rustre, en bonnet, en jupe de toile. Elle mangeait dans un plat de terre sur une table de bois, assise sur une chaise de paille, une bouillie de choux et de pommes de terre au lard. Elle couchait sur une paillasse à son côté.

Elle n'avait jamais pensé à rien, qu'à lui! Elle n'avait regretté ni les parures, ni les étoffes, ni les élégances, ni la mollesse des sièges, ni la tiédeur parfumée des chambres enveloppées de tentures, ni la douceur des duvets où plongent les corps pour le repos. Elle n'avait eu jamais besoin que de lui; pourvu qu'il fût là, elle ne désirait rien.
Elle avait abandonné la vie, toute jeune, et le monde, et ceux qui l'avaient élevée, aimée. Elle était venue, seule avec lui, en ce sauvage ravin. Et il avait été tout pour elle, tout ce qu'on désire, tout ce qu'on rêve, tout ce qu'on attend sans cesse, tout ce qu'on espère sans fin. Il avait empli de bonheur son existence, d'un bout à l'autre.
Elle n'aurait pas pu être plus heureuse.

Et toute la nuit, en écoutant le souffle rauque du vieux soldat étendu sur son grabat, à côté de celle qui l'avait suivi si loin, je pensais à cette étrange et simple aventure, à ce bonheur si complet, fait de si peu.
Et je partis au soleil levant, après avoir serré la main des deux vieux époux.
Le conteur se tut. Une femme dit:
- C'est égal, elle avait un idéal trop facile, des besoins trop primitifs et des exigences trop simples. Ce ne pouvait être qu'une sotte.
Une autre prononça d'une voix lente:
- Qu'importe! elle fut heureuse.

Et là-bas, au fond de l'horizon, la Corse s'enfonçait dans la nuit, rentrait lentement dans la mer, effaçait sa grande ombre apparue comme pour raconter elle-même l'histoire des deux humbles amants qu'abritait son rivage.

Nouvelle parue dans le Gaulois, le 16 mars 1884
Guy De Maupassant
TháiLan Dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét