Nguyên tác Dịch âm.
遊子吟 Du Tử Ngâm
慈母手中線 Từ mẫu thủ trung tuyến,
遊子身上衣 Du tử thân thượng y.
臨行密密縫 Lâm hành mật mật phùng,
意恐遲遲歸 Ý khủng trì trì quy.
誰言寸草心 Thuỳ ngôn thốn thảo tâm,
報得三春暉 Báo đắc tam xuân huy?
Mạnh Giao
***
Chú giải:
Tam xuân huy: Ánh sáng 3 mùa xuân, chỉ công lao to lớn của mẹ.
Dịch nghĩa:
Mẹ hiền móc sợi chi.
Nay sợi chỉ đang ở trên áo người đi xa.
Lúc sắp lên đường, mẹ khâu kỹ càng,
Có ý sợ con chậm trễ trở về.
Ai dám nói rằng tấm lòng của một tấc cỏ,
Lại có thể báo đáp được ánh nắng của ba xuân?
Tam xuân huy: Ánh sáng 3 mùa xuân, chỉ công lao to lớn của mẹ.
Dịch nghĩa:
Mẹ hiền móc sợi chi.
Nay sợi chỉ đang ở trên áo người đi xa.
Lúc sắp lên đường, mẹ khâu kỹ càng,
Có ý sợ con chậm trễ trở về.
Ai dám nói rằng tấm lòng của một tấc cỏ,
Lại có thể báo đáp được ánh nắng của ba xuân?
Dịch Thơ:
Khúc Ngâm Của Đứa Con Đi Xa
Tay mẹ móc đường chỉ,
Trên áo con đi xa.
Vì con mẹ khâu kỹ,
Sợ con lâu về nhà.
Ai bảo một tấc cỏ,
Đáp ba xuân mẹ già?
Con Cò
***
***
Các Bài Dịch Khác:
Mẹ hiền cầm chỉ trong tay,
May trên áo đứa con trai hoang đàng.
Mẹ may cho thật kỹ càng,
Sợ con mình lại lang thang, chậm về,
Ai rằng lòng tấc cỏ quê,
Mà đền ơn được ba bề ánh xuân.
Bát Sách
***
Xin góp phần bài thơ dịch như sau:
Sợi chỉ trong tay mẹ
Trên áo con dặm ngàn
Ngày đi – khâu khín khít
Ngày về sợ lần khân
Ai bảo tấc lòng cỏ
Đền đáp được ba xuân?
Hoàng Xuân Thảo
***
Sợi chỉ trong tay Mẹ
Trên áo con đường xa
Kịp đi chắc chắc khâu
E chậm trễ về nhà
Ai nói tấc cỏ tâm
Báo được ba xuân qua!?
遊子吟 Du Tử Ngâm
慈母手中線 Từ mẫu thủ trung tuyến,
遊子身上衣 Du tử thân thượng y.
臨行密密縫 Lâm hành mật mật phùng,
意恐遲遲歸 Ý khủng trì trì quy.
誰言寸草心 Thùy ngôn thốn thảo tâm,
報得三春暉 Báo đắc tam xuân huy.
孟郊 Mạnh Giao
***
Dị bản:
Chú thích:
Từ ngữ:
Du tử: người đi xa ngày xưa
Lâm: kịp lúc
Mật mật: thật sát, khít khao
Khủng: e ngại
Trì trì: chậm trễ, muộn màn
Thốn thảo: một tấc cỏ, ẩn dụ lòng hiếu thảo
Xuân huy: ánh sáng huy hoàng của mùa xuân, ẩn dụ tình thương yêu của mẹ.
Dịch nghĩa:
Đứa Con Đi Xa
Chỉ từ tay mẹ già
Giờ trên áo con xa
Lúc đi mẹ khâu kỹ
Sợ con chậm về nhà
Hỏi ai tấm lòng cỏ
Bù nắng ba Xuân qua.
The Travelling Son by Meng Jiao
The thread in mother’s fingers
Was now on the travelling son’s coat.
Mother had stitched very carefully before he left,
Suspecting her son would not come home for a long time.
It was hard for an inch grass (filiality)
To compensate for three springs of sunlight (motherly love).
Phí Minh Tâm
***
Cảm Đề:
1-
Con không dám quay nhìn u
Mắt nhoà lệ nhớ, tâm tù kính thương
Phải đi nên lòng vấn vương
Không hầu mẹ được đường trường chông gai.
2-
Mẹ đã bỏ con đi rồi
Về nơi an nghỉ hết đời thế gian
Con vuốt mắt mẹ bình an
Nghẹn lời, nước mắt tràn lan gối mềm
Mẹ ra đi thật êm đềm
Con thương nhớ mẹ đêm đêm khóc ròng
Vô vọng bao nhiêu cầu mong
Mẹ như trời biển phủ lòng mến thương
Đồ Cóc
Mẹ hiền cầm chỉ trong tay,
May trên áo đứa con trai hoang đàng.
Mẹ may cho thật kỹ càng,
Sợ con mình lại lang thang, chậm về,
Ai rằng lòng tấc cỏ quê,
Mà đền ơn được ba bề ánh xuân.
Bát Sách
***
Xin góp phần bài thơ dịch như sau:
Sợi chỉ trong tay mẹ
Trên áo con dặm ngàn
Ngày đi – khâu khín khít
Ngày về sợ lần khân
Ai bảo tấc lòng cỏ
Đền đáp được ba xuân?
Hoàng Xuân Thảo
***
Sợi chỉ trong tay Mẹ
Trên áo con đường xa
Kịp đi chắc chắc khâu
E chậm trễ về nhà
Ai nói tấc cỏ tâm
Báo được ba xuân qua!?
Lộc Bắc
***
Nguyên tác: Phiên âm:
***
Nguyên tác: Phiên âm:
遊子吟 Du Tử Ngâm
慈母手中線 Từ mẫu thủ trung tuyến,
遊子身上衣 Du tử thân thượng y.
臨行密密縫 Lâm hành mật mật phùng,
意恐遲遲歸 Ý khủng trì trì quy.
誰言寸草心 Thùy ngôn thốn thảo tâm,
報得三春暉 Báo đắc tam xuân huy.
孟郊 Mạnh Giao
***
Dị bản:
Ngự Định Toàn Đường Thi Quyển 25 Tạp Khúc Ca Từ 御定全唐詩巻二十五雜曲歌辭 câu 5 viết: 誰言寸草心 Thùy ngôn thốn thảo tâm/Ai nói một tất cỏ.
Ngự Định Toàn Đường Thi Quyển 372 Mạnh Giao 御定全唐詩巻三百七十二孟郊 câu 5 có dị bản 難將 nan tương thay vì 誰言 thùy ngôn.
Mộc bản trong Trần Kiểm Thảo Tứ Lục (Thanh) của Trần Duy Tung 陳檢討四六-清-陳維崧 câu 5 viết: 難將寸草心 Nan tương thốn thảo tâm/Khó mà so một tấc cỏ.
Chú thích:
Mạnh Giao làm bài Du Tử Ngâm lúc 50 tuổi khi Ông được bổ nhiệm làm quan ở Lật Dương, tỉnh Giang Tô. Ông đem mẹ già về cung phụng nuôi dưởng. Bài thơ nói lên tình yêu thương của mẹ và lòng hiếu thảo của con. Bài thơ này là bài được ưa chuộng nhất trong số gần 20 bài thơ Đường nói về từ mẫu trong đó có mặt của các thi nhân tên tuổi như: Lý Bạch, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Bạch Cư Dị, Lý Gia Hựu, Sầm Tham, Lưu Trường Khanh…
Từ ngữ:
Du tử: người đi xa ngày xưa
Lâm: kịp lúc
Mật mật: thật sát, khít khao
Khủng: e ngại
Trì trì: chậm trễ, muộn màn
Thốn thảo: một tấc cỏ, ẩn dụ lòng hiếu thảo
Xuân huy: ánh sáng huy hoàng của mùa xuân, ẩn dụ tình thương yêu của mẹ.
Dịch nghĩa:
Trích Thơ Đường, Trần Trọng San, Nhà xuất bản Bắc Đẩu, Saigon, Việt Nam, 1972.
“Du Tử Ngâm - Mạnh Giao 遊子吟-孟郊:
Từ mẫu thủ trung tuyến, Du tử thân thượng y. Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy. Thùy ngôn thốn thảo tâm, Báo đắc tam xuân huy? 慈母手中線, 遊子身上衣, 臨行密密 縫, 意恐遲遲歸, 誰言寸草心, 報得三春輝.
Sợi chỉ trong lòng bàn tay người mẹ hiền giờ đây ở trên áo người con đi chơi xa. Đó là sợi dây tình mật thiết ràng buộc bước chân người du tử, khiến dù đi xa muôn dặm, cũng không quên lãng gia đình. Lúc người con lên đường, bà mẹ khâu sợi chỉ ấy kỹ càng lên trên vạt áo, ý e ngại rằng con vì vui thú nơi xa mà trễ đường về. Lòng mẹ hiền thương mến con mới rộng rãi làm sao! Ai dám nói rằng lòng con nhỏ hẹp lại có thể báo đền được tấm lòng bát ngát kia! Cũng như ai nói rằng lòng của một tấc cỏ ngắn ngủi, hẹp hòi lại có thể báo đáp được ánh nắng ba mùa xuân chan hòa đầm ấm. Câu Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân của Nguyễn Du mượn ý hai câu cuối cùng trong bài thơ này.”Dịch Thơ:
Đứa Con Đi Xa
Chỉ từ tay mẹ già
Giờ trên áo con xa
Lúc đi mẹ khâu kỹ
Sợ con chậm về nhà
Hỏi ai tấm lòng cỏ
Bù nắng ba Xuân qua.
The Travelling Son by Meng Jiao
The thread in mother’s fingers
Was now on the travelling son’s coat.
Mother had stitched very carefully before he left,
Suspecting her son would not come home for a long time.
It was hard for an inch grass (filiality)
To compensate for three springs of sunlight (motherly love).
Phí Minh Tâm
***
Cảm Đề:
Dĩ nhiên phải có vài bài, phải không? Không lẽ các thi sĩ thời Đường không có hiếu?
【唐】鮑溶 Bào Dung【Đường】
《將歸舊山留別孟郊》《Tương Quy Cựu San Lưu Biệt Mạnh Giao》
擇木無利刃 trạch mộc vô lợi nhận
羡魚無巧綸 tiện ngư vô xảo luân
如何不量力 như hà bất lượng lực
自取中路貧 tự thủ trung lộ bần
前者不厭耕 tiền giả bất yếm canh
一日不離親 nhất nhật bất li thân
今來千里外 kim lai thiên lí ngoại
我心不在身 ngã tâm bất tại thân
悠悠慈母心 du du từ mẫu tâm
惟愿才如人 duy nguyện tài như nhân
蠶桑能幾許 tàm tang năng ki hứa
衣服常著新 y phục thường trứ tân
《西上辭母墳》 《Tây Thượng Từ Mẫu Phần》
高蓋山頭日影微 cao cái san đầu nhật ảnh vi
黄昏獨立宿禽稀 hoàng hôn độc lập túc cầm hi
林間滴酒空垂淚 lâm gian tích tửu không thùy lệ
不見丁寧囑早歸 bất kiến đinh trữ chúc tảo quy
Tạm dịch:
Bài từ ở mộ mẹ hướng Tây:
Chiều tà trên đỉnh Cái Sơn, một con chim lẻ loi về tổ, giọt rượu nhỏ trong rừng như giọt nước mắt, không được thấy nhưng mong thấy mẹ trở về.
Huỳnh Kim Giám
***
【唐】鮑溶 Bào Dung【Đường】
《將歸舊山留別孟郊》《Tương Quy Cựu San Lưu Biệt Mạnh Giao》
擇木無利刃 trạch mộc vô lợi nhận
羡魚無巧綸 tiện ngư vô xảo luân
如何不量力 như hà bất lượng lực
自取中路貧 tự thủ trung lộ bần
前者不厭耕 tiền giả bất yếm canh
一日不離親 nhất nhật bất li thân
今來千里外 kim lai thiên lí ngoại
我心不在身 ngã tâm bất tại thân
悠悠慈母心 du du từ mẫu tâm
惟愿才如人 duy nguyện tài như nhân
蠶桑能幾許 tàm tang năng ki hứa
衣服常著新 y phục thường trứ tân
Đây là bài thơ Bào Dung làm để tiễn Mạnh Giao từ chức về ở ẩn sau khi tự lượng không tài lực để đua tranh ở triều đình nên sống mãi trong cảnh nghèo, trong khi mẹ ở nhà chỉ cần tài nuôi tằm để con luôn luôn có quần áo mới.
o0o
【唐】陳去疾 Trần Khứ Tật【Đường】《西上辭母墳》 《Tây Thượng Từ Mẫu Phần》
高蓋山頭日影微 cao cái san đầu nhật ảnh vi
黄昏獨立宿禽稀 hoàng hôn độc lập túc cầm hi
林間滴酒空垂淚 lâm gian tích tửu không thùy lệ
不見丁寧囑早歸 bất kiến đinh trữ chúc tảo quy
Tạm dịch:
Bài từ ở mộ mẹ hướng Tây:
Chiều tà trên đỉnh Cái Sơn, một con chim lẻ loi về tổ, giọt rượu nhỏ trong rừng như giọt nước mắt, không được thấy nhưng mong thấy mẹ trở về.
Huỳnh Kim Giám
***
Nhớ ơn Mẹ
1-
Con không dám quay nhìn u
Mắt nhoà lệ nhớ, tâm tù kính thương
Phải đi nên lòng vấn vương
Không hầu mẹ được đường trường chông gai.
2-
Mẹ đã bỏ con đi rồi
Về nơi an nghỉ hết đời thế gian
Con vuốt mắt mẹ bình an
Nghẹn lời, nước mắt tràn lan gối mềm
Mẹ ra đi thật êm đềm
Con thương nhớ mẹ đêm đêm khóc ròng
Vô vọng bao nhiêu cầu mong
Mẹ như trời biển phủ lòng mến thương
Đồ Cóc
***
Nhạc Và Lời: Trương Minh Cường
Hòa Âm Thanh Lâm
PPS: Phạm Huy Chương - 2010
***
(Mẹ Thanh Vân)
Mẹ là nguồn cảm hứng cho rất nhiều văn thi nhạc sĩ. Việt Nam có hai bài nhạc nói về Mẹ mà ai cũng biết: Lòng Mẹ của Y Vân, và bài Bông Hồng Cài Áo của Phạm Thế Mỹ.
Thanh Vân mất mẹ từ lúc 20 tuổi. Bây giờ bồi hồi nhớ về mẹ mà lòng man mác buồn. Xin kể một chút về Mẹ của Thanh Vân.
Người mẹ là người hay âu yếm, nâng niu, chìu chuộng con... Mẹ Thanh Vân thì trái lại rất nghiêm khắc, bà áp dụng cách thức giáo dục theo kiểu gia đình danh giá chuẩn mực của bà nên nghiêm nghị đối với các con, dạy con "đứng-ngồi-nói-năng" theo khuôn khổ, nhỡ mà các con có sơ hở vụng về thì chỉ với ánh mắt Mẹ nhìn là các con hiểu và phải riu ríu chỉnh sửa lại. Mẹ Thanh Vân không bao giờ tỏ lộ tình cảm thương yêu cho các con biết, bà cứng rắn và xa cách với con. Vì có vú nuôi, nên Mẹ không cần chăm sóc con mà chỉ quan sát và ra lệnh. Thêm nữa Mẹ bận những việc làm của Mẹ (giao thiệp, tiếp xúc, đi mua sắm…) nên không có thì giờ gần gũi con để con có thể thủ thỉ, tâm tình.
Cả tuổi thơ Thanh Vân không hề được mẹ ôm vào lòng, không hề được mẹ hôn hay âu yếm. Nhưng may mắn, Mẹ nghiêm khắc bao nhiêu thì Ba lại dễ dãi, nuông chiều, thương yêu các con bấy nhiêu. Ba nhường cho mẹ cái bổn phận răn dạy con cái vì Ba rất hiền lành, đôi khi thấy Mẹ rầy la và có khi bắt con nằm sấp trên sập gỗ để đánh đòn bằng roi mây, thì Ba can gián với giọng xót xa: “Thôi, con nó hiểu rồi, tha cho nó". Dù Thanh Vân rất ngoan không bao giờ bị rầy la hay bị đánh đòn như các em trai nhưng Thanh Vân rất sợ mẹ. Vì vậy giữa Ba chìu chuộng cưng yêu con và Mẹ nghiêm nhặc, khó tính thì đương nhiên Thanh Vân phải thương Ba nhiều hơn thương Mẹ !
Năm Thanh Vân 20 tuổi và đang đi học ở Cần Thơ thì Mẹ bị tai biến mạch máu não, Ba cho người sang gọi Thanh Vân về nhà gấp. May là Vĩnh Long chỉ cách Cần Thơ 30 cây số, nên khi Thanh Vân về đến, Mẹ tuy mê man nhưng còn sống. Lần đầu tiên trong đời, Tv ôm Mẹ, hôn trên má Mẹ vừa khóc vừa thì thầm: "Má ơi con thương Má lắm, Má đừng bỏ con !".
Mi mắt Mẹ chớp chớp như muốn mở ra, nghĩa là Mẹ có nghe lời Thanh Vân nói. Chỉ vài phút sau là Mẹ qua đời, không biết có phải Mẹ chờ Thanh Vân về rồi mới ra đi? Sau này người trong nhà kể lại là Mẹ thường nói: “Vân đi học xa, nhớ nó quá”. Thì ra Mẹ có thương con, nhưng không bộc lộ ra ngoài.
Nhân bất thập toàn, có lẽ Mẹ đã nghĩ là cung cấp cho các con mọi tiện nghi của đời sống, cho các con áo quần tươm tất, cho ăn uống đầy đủ cơm ngon canh ngọt… như vậy là đã chu toàn bổn phận. Lúc bé, ngoài Ba mà Thanh Vân cứ quấn quít bên cạnh và hay sà vào lòng Ba nũng nịu, những người mà Tv gần gũi và thường kể lể tâm tình là bà vú em và chị làm bếp. Tv hoàn toàn không có tình thương của Mẹ.
Ngày lớn lên, rút kinh nghiệm lúc ấu thơ, Tv âu yếm gần gũi các con của mình. Nhưng lúc các con 14, 15 tuổi, chúng cũng vẫn có những trách móc mẹ, nhất là cô con gái. Lạ nhỉ, Tv nghĩ đã làm mọi chuyện lo cho con, hay là "con" thì không bao giờ thỏa mãn với tình yêu thương của cha mẹ, lúc nào cũng thấy cha mẹ lo lắng cho con không đúng và không đủ ?? Nhưng giờ đây, các con Tv đã trưởng thành, đã có dịp lăn lộn trên trường đời nên hiểu biết hơn, các con Tv trở nên có hiếu và yêu mẹ hết mực.
Ngày nay cha mẹ đều đã khuất núi hết rồi, ngồi tiếc nuối... phải chi còn cha còn mẹ thì mình sẽ làm điều này, sẽ nói điều kia cho cha mẹ vui.
Nhớ bài Lòng Mẹ có 2 câu cuối:
Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu.
Bông Hồng Cài Áo:
Rủi mai này mẹ hiền có mất đi
Như đoá hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười.
Ca dao:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
Đường mía lau càng lâu càng ngát
Cơm nếp mật ngào ngạt hương say
Ba hương lây lất tháng ngày
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi
Khi lớn lên mới hiểu tấm lòng của mẹ thì mẹ không còn nữa:
Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!
Thanh Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét