(Tưởng nhớ Anh Vân)
Trường nằm im nghe tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. Giọt mưa đều đều như những giọt buồn làm ướt sũng hồn anh. Gian phòng thật yên lặng, yên lặng đến nỗi Trường nghe được tiếng tíc tắc của cái đồng hồ reo trên bàn viết. Không khí lạnh lẽo càng làm cho Trường cảm thấy như chìm sâu hơn trong nỗi cô đơn tịch mịch. Viên thuốc Valium 10 không giúp anh đi vào giấc ngủ dễ dàng mà chỉ làm anh thấy váng vất khó chịu.
Cuộc điện đàm với Ân vẫn còn làm anh đau đớn lẫn giận hờn. Trường thắc mắc tự hỏi:
“Tại sao Hương qua được bên nầy mà không muốn gặp mặt anh mà lại ở trọ nhà Ân? Tại sao lúc đến được trại tị nạn, Hương không thông báo cho anh biết để anh làm giấy bảo lãnh nàng? Hương có biết năm năm qua, tên đoạn đường đời hiu quạnh, anh vẫn âm thầm bước đi với hình ảnh Hương trong lòng? Hương biết được điều đó chăng? Hương đã phụ bạc anh? “Không, trăm lần không? Hương không phải hạng người như vậy. Hương và anh đã thề thốt chờ đợi nhau. Thế thì tại sao Hương không muốn gặp anh khi đã đặt chân tới Mỹ?”
Những lời trong lúc điện đàm với Ân như còn âm vang trong đầu:
“Trường đó hả? Ân đây!”
“Có gì không anh Ân?”
“Có chuyện quan trọng muốn nói với mầy. Hương đã qua được bên nầy và hiện ở nhà tao.”
Ống liên hợp điện thoại trong tay Trường rơi cuống sàn nhà. Trường nghe nghẹn cứng ở ngực, mặt anh nóng bừng. Anh cúi xuống lượm ống điện thoại lên. Tiếng nói của Trường run rẩy, đức đoạn:
“Cái gì? Anh nói cái gì? Hương đã qua Mỹ và hiện đang ở nhà anh? Hương qua được bao lâu rồi?
Cơn giận dữ từ đâu ùa tới, Trường hét trong điện thoại:
-Một tháng? Hương đã qua được một tháng? Tại sao Hương không cho tôi biết mà lại trọ nhà anh? Tại…”
Trường bị hụt hơi. Tiếng cuối cùng anh phát âm không thành tiếng.
Đầu dây bên kia tiếng Ân vẫn dịu dàng:
-Mầy bình tĩnh lại. Hương không muốn gặp lại mầy, chỉ vì Hương có nỗi đau riêng. Hương khổ tâm lắm! Bao nhiêu lần Hương muốn tự tử nhưng..
-Nhưng gì? Hương đau khổ à? Hương có nỗi đau riêng à? Còn tôi, tôi có đau khổ không? Đ.m, tôi ngu quá! Năm năm rồi, bao nhiêu người đàn bà tìm đến với tôi, tôi đều từ chối để chờ đợi Hương, Hương biết chuyện đó không?
-Hương biết chuyện đó. Tao đã nói cho Hương biết chuyện đó. Và vì biết chuyện đó nên Hương càng không muốn gặp mầy.
Trường nghe cơ thể rời rã. Anh im lặng, nước mắt chảy dài xuống má.
Tiếng Ân vẫn nhỏ nhẹ đều đều:
-Mầy còn đó không Trường? Mầy còn đang nghe tao phải không? Hương yêu mầy lắm và không hề phụ bạc mầy. Tình bạn giữa tao và mầy đã hơn hai mươi năm, tao nghĩ rằng mầy có thể tin những gì tao nói.
-Nhưng tại sao Hương đã qua một tháng nay, tới bây giờ anh mới cho tôi biết?
-Tao đã nói, Hương có nỗi đau riêng nên không muốn gặp lại mầy. Hương bảo, nếu cho mầy biết Hương hiện ở nhà tao, Hương sẽ bỏ đi. Vợ tao đã thuyết phục dữ lắm, có lẽ bây giờ Hương đã xiêu lòng. Tội nghiệp Hương lắm! Hương thay đổi nhiều, gầy ốm và già hơn xưa. Mỗi lần nhắc đến mầy, Hương đều khóc. Việc mầy và Hương có trở lại được với nhau không đều tùy thuộc vào sự rộng lương của mầy cả.
Cơn dông tố trong lòng Trường đã lắng xuống, giọng Trường buồn rầu:
-Nhưng chuyện gì đã xảy ra cho Hương?
-Tao không thể nói gì nhiều hơn cho mầy biết. Tao muốn để chính Hương nói rõ với mầy tiện hơn. Có một điều tao có thể quả quyết với mầy là Hương rất yêu mầy, vẫn còn yêu mầy. Lòng Hương không có gì thay đổi.
- Tôi đến nhà anh ngay bây giờ được không?
- Không được. Từ chỗ mầy đến nhà tao gần trăm dặm, trời lại tối rồi. Ở vùng tao đang mưa gió dữ lắm.
Dường như cơn bão rớt từ Texas thổi qua. Vả lại, tao muốn cho Hương biết trước để chuẩn bị tinh thần gặp mầy. Thôi “bye” nhé Trường. Tao biết tin nầy sẽ làm mầy khó ngủ. Hãy uống một viên thuốc an thần cho dễ ngủ.
Ân gác máy điện thoại. Trường uống một viên thuốc ngủ rồi lên giường nằm.
Tiếng tíc tắc của cái đồng hồ reo vẫn vang lên đều đặn trong gian phòng hiu quạnh. Trong cái sâu thẳm của đêm dài, mắt Trường vẫn mở thao láo nhìn lên trần nhà. Khúc phim dĩ vãng lần lượt trở về với anh:
“Trường gặp Hương trong buổi lễ tuyên thệ, được tổ chức trong một cái nhà chứa nông cụ giữa cánh đồng rộng mênh mông. Theo thông lệ của tổ chức nếu đoàn viên là một sĩ quan sẽ được nhận vào ban tham mưu và phải tuyên thệ. Vì lý do an ninh, buổi lễ được tổ chức thật đơn giản, gồm có người đứng đầu tổ chức và hai đoàn viên thâm niên, trong đó có Hương. Sau buổi lễ Hương đến bắt tay Trường, mừng anh như môt tân chiến hữu. Mắt Hương trong sáng nhìn anh. Tay Hương ấm áp, mềm mại trong tay anh. Trường ngạc nhiên nghe trái tim anh bất ngờ đập rộn rang trong lồng ngực.
Rồi Trường và Hương yêu nhau, yêu nhau tha thiết. Hương đã trao thân cho Trường cũng chính trong căn nhà chưá nông cụ, nơi mà định mệnh đạ buộc chặt họ vào nhau trong lần đầu gặp gỡ. Những ánh mắt, nụ cười, những cái hôn trao cho nhau đã giúp cho cả hai vượt qua được những gian nan thử thách và nguy hiểm trong đấu tranh. Cả hai thấy tình yêu của họ chói chang hạnh phúc. Họ vừa là chiến hữu vừa là đôi tình nhân thắm thiết. Vì vậy Trường đã cảm thấy mối tình của anh và Hương thật đẹp, thật lý tưởng và cũng thật lãng mạn. Anh có cảm tưởng như anh và Hương là hai con người cách mạng, là một anh hùng và một anh thư đang trên đường đấu tranh cứu nước.
Vì đã xem đó là mối tình trân quý nên khi tổ chức bị phá vỡ, kẻ đứng đầu tổ cức bị bắt, Trường phải bỏ chạy ra nước ngoài, anh vẫn cố gắng giữ gìn, nâng niu, ấp ủ mối tình đó, đủ can đảm chờ đợi Hương trong năm năm dài. Anh càng trân quý mối tình, anh càng yêu Hương thì cơn giận của anh càng dữ dội. “Tại sao Hương qua được bên nầy mà không muốn gặp anh? Hương đã thay lòng đổi dạ hay vì hoàn cảnh nào mà Hương không muốn gặp mặt anh?”
Đêm càng khuya, vạn vật càng yên tĩnh. Trường nghe lạnh ở hai bàn chân dù anh đang đắp mền. Anh nằm dã dượi nghe cái lạnh thấm vào da thịt và nghe được cả cái cô đơn đang lớn dần trong tâm hồn. Anh nhớ Hương, anh giận Hương. Sự giằng co giữa nhớ thương và giận hờn làm tứ chi Trường rũ riệt.
Trời bên ngoài vẫn còn mưa, cơn mưa dai dẳng, giọt mưa thê thiết rơi đều đều trên mái nhà như bản nhạc buồn. Viên thuốc ngủ đã thấm. Hai mí mắt Trường nặng trĩu. Anh nhắm mắt lại, mang theo gương mặt nhoẹt nhoè nước mắt của Hương vào giấc ngủ chập chờn.
Sau một đêm với giấc ngủ chập chờn, đầu Trường còn cảm thấy váng vất khó chịu. Trường lên ngồi trên chiếc xe Mustang thể thao màu xám nhạt. Chiếc xe rồ máy rồi lao đi trong đi trong buổi sớm mai sương mù dày đặc, lạnh lẽo như lòng của Trường hiện giờ. Hai hàng cây bên đường đã trụi lá, chạy dài thẳng tắp. Hình ảnh Hương lãng đãng hiện về với những kỷ niệm đẹp đẽ ngày xưa, những ngày tháng anh và Hương cùng chiến đấu bên nhau, nhiều hiểm nguy nhưng hạnh phúc. Cái hạnh phúc mà anh phải đánh đổi bằng năm năm đợi chờ trong nhớ thương mòn mỏi và bây giờ Hương đã đến Mỹ nhưng lại chẳng muốn gặp anh. Trường nghe cái đắng cay như dâng lên đầu lưỡi. Anh cho tay vào túi lấy một điếu thuốc ra châm lửa. Điếu thuốc đầu ngày không làm anh dễ chịu. Miệng anh như đắng hơn. Anh lại dụi bò điếu thuốc. Chiếc xe vẫn chạy với tốc độ đều đều trên còn đường vắng tanh của ngày cuối tuần.
Tự nhiên Trường muốn quay về: “Hương đã không muốn gặp mình, tại sao phải lết đầu đến gặp Hương?” Tuy nghĩ vậy nhưng anh vẫn cho xe chạy với vận tốc 70 dăm giờ. Trường thở dài, cảm thấy hạnh phúc đời người thật mong manh và ngắn ngủi. Trong một thoáng Trường nhìn lại đời mình. Đã ba mươi tám tuổi đời, trong đó hết sáu năm quân ngũ, đánh giặc phờ người, chạm mặt tử thần như ăn cơm bữa. Sau đó là bốn năm tù, sống lê lết kiếp sống của một con vật, nuôi hận thù như kẻ đang nằm gai nếm mật. Rồi năm năm sống vất vơ vất vưởng như ốc mượn hồn trên mảnh đất tạm dung, xác ở bên nầy mà hồn ở bên kia bờ đại dương thăm thẳm mịt mù, trên một đất nước thân yêu nhưng nhiều khổ lụy, trong đó có Hương và bao nhiêu người thân đang ngụp lặn trong bóng tối địa ngục. Hạnh phúc đời anh có được bao ngày?
Vào đến thành phố, Trường cho xe chạy chậm lại. Mưa đã tạnh nhưng bầu trời vận còn âm u, lạnh lẽo.
Chẳng mấy chốc, Trường đã đậu xe trước sân nhà Ân. Anh buớc lên thềm đưa tay bấm chuông. Ân ra mở cửa. Thấy Trường Ân mừng rỡ:
-Trường! Tao biết thế nào mầy cũng tới. Vào gặp Hương đi. Ráng an ủi Hương nhé Trường.
Quỳnh, vợ Ân cũng chạy ra dặn nhỏ:
-Phải khéo an ủi Hương nhé anh Trường. Hương đau khổ lắm đó.
Trường bước vài nhà, gương mặt lầm lì, hỏi trổng:
-Phòng Hương đâu?
Quỳnh chỉ phòng Hương rồi hai vợ chồng rút lui vào phòng riêng để Trường và Hương được tự do. Trường đến gõ cửa phòng Hương nhưng bên trong vẫn im lặng. Dường như Hương cũng biết Trường đến. Trường đẩy cửa bước vào. Hương ngườc mắt nhìn Trường, giọng tắt nghẹn:
-Anh!
Mặt Trường tái mét. Đồ vật trong phòng bỗng nhiên quay cuồng trước mắt Trường khi anh thấy Hương đang ẵm một đưá bé trong tay. Trường cười lạt, cố gắng giữ bình tĩnh để hỏi Hương một câu đầy khinh bỉ:
-Thế ra nỗi đau riêng của em là đứa nhỏ nầy đây à?
Hương vẫn ngồi im. Trường quay người bước ra ngoài rồi đưa tay đóng sầm cửa lại.
Ân chạy ra nắm tay Trường.
-Mầy làm gì vậy Trường?
Trường gỡ mạnh tay Ân chạy thẳng ra xe. Ân chạy theo la lớn:
-Trường trở lại! Mầy làm gì lạ lùng vậy?
Trường đã leo lên xe bỏ về.
Quỳnh cũng chạy ra, trong tay đang cầm cái remote của TV, ném mạnh xuống đất. Thái độ giận dữ:
-Để tối nay em gọi điện thoại, mắng ảnh một trận mới được. Con người gì hồ đồ. Gần bốn mươi tuổi mà còn như con nít.
Ân cúi xuống lượm cái remote controle lên, dẫn Quỳnh vào phòng Hương. Hương vẫn còn ngồi im lặng trên giường, gương mặt tái mét.
Quỳnh đến ngồi bên Hương, choàng tay qua ốm vai nàng:
-Anh Trường hiểu lầm em đó!
Ân tiếp lời vợ:
-Phải Trường hiểu lầm em đó. Anh biết tánh nó, nóng nảy nhưng tốt bụng. Năm năm rồi, lúc nào nó cũng thương nhớ em, cương quyết chờ em. Sự nóng nảy của nó chứng tỏ nó là con người dễ xúc cảm. Trường yếu đuối lắm nhứt là phương diện tình cảm. Nhìn đứa nhỏ, nó tưởng em phản bội nó. Nó thương em nhiều nên giận em nhiều. Để anh viết thư nói rõ ràng với nó. Anh cam đoan với em, nó sẽ trở lại ngay để xin lỗi em, sau khi đọc thư anh.
Quỳnh nóng nảy:
-Thơ với từ gì? Để tối nay em mắng một trận cho ảnh biết.
Ân can gián:
-Anh biết tánh thằng đó. Lúc nó nóng giận em gọi điện thoại tới nó sẽ cúp, không chịu nghe em đâu. Vài ngày sau, nguôi giận, nó sẽ đọc thư anh.
Quỳnh chắc lưỡi:
-Phải chi nói phứt cho ảnh biết thảm nạn của Hương cho rồi.
Ân trợn mắt nhìn vợ:
-Chính em dặn anh đừng nói, để Hương nói hay hơn. Bây giờ cũng chính em.
Quỳnh lớn tiếng:
-Ai ngờ con người ảnh hồ đồ như vậy.
Bây giờ Hương mới lên tiếng, giọng cam chịu:
-Anh chị đừng cãi nhau vì chuyện của em. Tại số em như vậy!
Ân an ủi:
-Số gì? Tại thằng Trường chưa hiểu. Nó yêu em quá nên không còn sáng suốt để suy luận bất cứ việc gì. Tính nó vẫn thế, không có gì thay đổi.
Thấy Hương vẫn ngồi im lặng, mặt mày ngơ ngác, Quỳnh quay qua nói với chồng:
-Tối nay em ngủ với Hương anh nhé?
Ân gật đầu:
-Phải, tối nay em ngủ với Hương.
Hương thở mạnh, nói với vợ chồng Ân:
-Anh chị đi nghỉ đi. Em không sao đâu.
Bỗng có tiếng của thằng Hoàng ở căn gác, phía trên:
-Cậu Trường, cậu có thơ, cháu lấy vô cho cậu nè.
Trường bước ra cửa nhận thơ.
-Cám ơn cháu nhé Hoàng.
Trường ngồi xuống ghế, tay vân vê cái thư của Ân. Anh tần ngần chưa chịu xé thư ra: “Ân viết gì trong nầy? Vợ chồng Ân xem mình như đứa em ruột. Nếu Hương đã phản bội mình thì vợ chồng Ân đâu có kêu mình phải an ủi Hương. Mình nóng nảy quá! Tại sao không tìm hiểu xem nỗi đau của riêng Hương là gì? Tình yêu giữa mình và Hương cũng đã kéo dài hơn một năm chứ ngắn ngủi gì. Mình cũng đã hiểu nhiều về con người Hương. Hương đâu phải hạng người trắc nết, hư hỏng. Vậy nỗi đau cũa riêng Hương là gì? Vậy nỗi đau của…”
Tự nhiên mình mẫy Trường nổi đầy gai ốc, và như có tiếng sét vừa nổ ra trong đầu: “Hay là Hương bị thảm nạn Thái Lan? Hay là Hương…” Tay Trường run run xé cái phong bì. Những dòng chữ của Ân đập mạnh vào mắt:
“San Diego, ngày…tháng…năm…
Trường thân,
Tao không ngờ ngày gặp lại Hương, thái độ của mầy phũ phàng như vậy. Mầy bỏ về, Hương ngơ ngác nhìn theo rồi ngơ ngác nhìn vợ chồng tao. Hương im lặng, nhẫn nhục, không than phiền về thái độ của mầy cả. Hương cũng không khóc nhưng từ trong đôi mắt tối sầm lại của Hương, tao thấy cái lâu đài hạnh phúc mà Hương cố xây đắp trong hi vọng, sụp đổ tan tành.
Tao tin rằng mầy hiểu lầm Hương nên tao mới viết lá thư nầy. Bằng không thì tình bạn đã hơn hai mươi năm của chúng mình đã chấm dứt. Mầy đã tàn nhẫn hỏi Hương: “Thế ra nỗi đau riêng của em là đứa nhỏ nầy đây à?” Đúng. Đứa nhỏ là nỗi đau riêng của Hương, nếu không có mầy chia sẻ. Đứa nhỏ đó không phải là chứng tích của sự phản bội mà là nỗi oan khiên Hương phải gánh chịu trên đường vượt biển tìm mầy. Nỗi đau to lớn của cả một dân tộc đã đổ trên đầu Hương, trên những người đàn bà yếu đuối bất hạnh như Hương. Nỗi đau thương đó chúng ta phải kính trọng. Thảm hoạ do bọn thú rừng Thái Lan gây ra cho đồng bào ta là một vết thương nhức nhối cho tất cả mọi người còn chút lương tri, chứ không phải riêng của những nạn nhân của bọn thú rừng đó.
Thảm hoạ trên đường vượt biển của đồng bào ta còn là một vết đem ô nhục trong lương tâm nhân loại. Người dân cuả các quốc gia tự do có thể tảng lờ, mắt ngơ tai lấp nhưng chúng ta thì không thể. Người Việt chúng ta phải chia sẻ nỗi đau đó, phải đau cái đau đó, chớ tao chưa muốn nói Hương là người yêu của riêng mầy. Chỉ vì muốn nối tiếp những tháng ngày hạnh phúc bên mầy mà Hương phải đem cả mạng sống ra đánh đổi và Hương đã phải trả cái giá quá đắt và mầy, chính mầy đã nợ Hương một món nợ ân tình quá lớn mà mầy phải trả đến suốt đời.
Sống chung với Hương được một tháng, thỉnh thoảng trong đêm khuya thanh vắng, tao nghe những tiếng thét hãi hùng của Hương trong gấc ngủ. Những lần như vậy thì vợ chồng tao đều chạy vào phòng Hương. Thường thì lúc đó, Hương đã ngồi dậy, đầu tóc rối bù, đôi mắt ngơ ngác, đầy vẽ kinh hoàng trên nét mặt. Những lần như vậy, tao mong có mầy ở đây chứng kiến, thử xem mầy có cầm được nước mắt hay không? Mấy đêm nay vợ tao phải ở cạnh Hương cả trong giấc ngủ, cứ sợ Hương quẩn trí rồi tự vận.
Trường thân…
Nét chữ đã nhoẹt nhòe nhoẹt, nhảy múa chập chờn trước mắt Trường bởi một màn nước mỏng bao phủ đôi mắt. Rồi những giọt nước đau thương từ mắt anh theo nhau chảy dài xuống má., Trường bóp nát lá thư, hai tay ôm đầu khó nức nở. Tiếng khóc càng lúc càng lớn, càng lúc càng thương tâm như xé ruột: “Hương, Hương…tha lỗi cho anh! Hương…tha lỗi cho anh!”
Trường cố nén tiếng khóc, chạy vào phòng tắm rửa mặt. Anh thay vội bộ quần áo, xỏ chân vào đôi dép, phóng ra xe vọt đi. Cảnh vật chao đảo trước mắt Trường. Anh cố trấn tĩnh cầm vững tay lái, mắt chăm chú nhìn về phiá trước để nhìn cảnh vật rõ hơn.
Gần hai tiếng đồng hố lái xe, trường củng tới được nhà Ân. Như lần trước, Trường bấm chuông, Ân ra mở cửa. Thấy Trường, mắt Ân sang lên, anh ôm choàng người bạn mà anh thương như đứa em ruột thịt
Ân nói với giọng xúc động:
-Tao biết thế nào mầy cũng trở lạì. Quả tao nhận xét không lầm về con người mầy. Phải xin lỗi và ráng an ủi Hương. Lời nói phải tế nhị nhé Trường, nhất là không khơi lại vết thương của Hương.
Trường gật đầu:
-Hương đâu?
- Trong phòng, vào đi
Trường gõ cửa rồi đẩy cửa bước vào. Anh im lặng đứng nhìn Hương đang ngồi cuí gầm mặt. Nhìn dáng dấp khổ đau của người yêu, Trường nghe nghẹn cứng ở ngực và đau nhói ở tim. Anh bước tới, cúi xuống ôm Hương vào lòng.
-Hương, Hương!
Tiếng khóc lớn bỗng vuột ra khỏi cuống họng làm cơn tức nghẹn ở ngực Trường nhẹ đi. Tiếng khóc không kềm lại được, nghe như tiếng kêu uất hận. Trường đưa tay vuốt tóc Hương. Anh hôn trơ trất lên gương mặt người tình, giọng nói anh nghẹn ngào, đứt đoạn:
-Hương…tha lỗi…cho anh!
Tiếng khóc của Trường làm thằng bé đang ngủ trên giường khóc thét lên. Quỳnh từ ngoài bước vào, gương mặt đầm đìa nước mắt, cúi xuống ẵm đứa bé ra ngoải. Ân đang ngồi hút thuốc ở ghể sô-pha, miệng mỉm cười nhưng đôi mắt cũng đỏ hoe.
Vài phút sau, Ân và Quỳnh mới nghe tiếng khóc của Hương. Tiếng khóc như một nguồn nước thoàt ra từ con đê vỡ, cuốn theo những đau đờn câm nín, nhửng tức tuởi nghẹn ngào, những ên chề phiền muộn. Lệ từ mắt Hương cũng theo nhau chảy xuống như tiếp rửa sạch những khổ đau còn sót lại trên gương mặt hao gầy của nàng.
Khi cơn xúc cảm của cả hai đã lắng xuống. Trường vẫn còn ôm Hương trong lòng.
Anh hỏi nhỏ:
-Tha lỗi cho anh nhé Hương?
Hương gật đầu, Trường nóí tiếp:
-Anh vô tình làm em đau khổ nhiều hơn.
-Em hiểu anh nên không buồn giậc gì anh hết.
-Cám ơn em.
Hương ngập ngừng một lúc rồi hỏi Trường.
-Còn đưá bé anh tính sao?
Trường hôn lên má người yêu.
-Còn tính gì nữa? Chúng ta sẽ đặt cho nó một cái tên Việt Nam. Nó sẽ mang họ của anh. Nó sẽ là con của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ nhắc đến nguồn gốc của nó. Nó sẽ là một đưá bé Việt Nam lớn lên trên nước Mỹ như bao nhiêu đứa trẻ khác. Chúng ta sẽ gầy dựng tương lai cho nó và dạy nó biết yêu tổ quốc Việt Nam của chúng ta.
Hương gục đầu lên vai Trường:
-Em cám ơn anh.
-Sao lại cám ơn anh?
-Em cám ơn sự rộng lượng của anh, cám ơn tình yêu của anh dành cho em. Nỗi đau bây giờ không còn của riêng em nữa mà đã có anh chia sẻ.
Hương kéo đầu Trường xuống, đôi môi họ tìm nhau trong một cái hôn thật nồng nàn cho thoả lòng thương nhớ .
Bỗng có tiếng gõ cửa rồi tiếng Ân vọng vào:
-Ông bà tâm sự lâu quá, chúng tôi vào được chưa?
Trường buông Hương ra:
-Mời anh chị vô:
Quỳnh ẵm đứa bé đang ngủ trên tay cùng chồng bước vào.
Ân cười hề hề:
-Anh chị hạnh phúc quá! Gương vỡ lại lành rồi phải không?
Trường cũng cười:
-Gương có vỡ đâu mà lại lành.
Hương đứng bên Trường cũng mỉm cười, nụ cười thật đẹp. Đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc tràn đầy của một người vừa tìm thấy lại ánh sáng cuộc đời, tìm lại được mối chân tình yêu tưởng đã mất đi sau năm năm xa cách.
Cuộc điện đàm với Ân vẫn còn làm anh đau đớn lẫn giận hờn. Trường thắc mắc tự hỏi:
“Tại sao Hương qua được bên nầy mà không muốn gặp mặt anh mà lại ở trọ nhà Ân? Tại sao lúc đến được trại tị nạn, Hương không thông báo cho anh biết để anh làm giấy bảo lãnh nàng? Hương có biết năm năm qua, tên đoạn đường đời hiu quạnh, anh vẫn âm thầm bước đi với hình ảnh Hương trong lòng? Hương biết được điều đó chăng? Hương đã phụ bạc anh? “Không, trăm lần không? Hương không phải hạng người như vậy. Hương và anh đã thề thốt chờ đợi nhau. Thế thì tại sao Hương không muốn gặp anh khi đã đặt chân tới Mỹ?”
Những lời trong lúc điện đàm với Ân như còn âm vang trong đầu:
“Trường đó hả? Ân đây!”
“Có gì không anh Ân?”
“Có chuyện quan trọng muốn nói với mầy. Hương đã qua được bên nầy và hiện ở nhà tao.”
Ống liên hợp điện thoại trong tay Trường rơi cuống sàn nhà. Trường nghe nghẹn cứng ở ngực, mặt anh nóng bừng. Anh cúi xuống lượm ống điện thoại lên. Tiếng nói của Trường run rẩy, đức đoạn:
“Cái gì? Anh nói cái gì? Hương đã qua Mỹ và hiện đang ở nhà anh? Hương qua được bao lâu rồi?
Cơn giận dữ từ đâu ùa tới, Trường hét trong điện thoại:
-Một tháng? Hương đã qua được một tháng? Tại sao Hương không cho tôi biết mà lại trọ nhà anh? Tại…”
Trường bị hụt hơi. Tiếng cuối cùng anh phát âm không thành tiếng.
Đầu dây bên kia tiếng Ân vẫn dịu dàng:
-Mầy bình tĩnh lại. Hương không muốn gặp lại mầy, chỉ vì Hương có nỗi đau riêng. Hương khổ tâm lắm! Bao nhiêu lần Hương muốn tự tử nhưng..
-Nhưng gì? Hương đau khổ à? Hương có nỗi đau riêng à? Còn tôi, tôi có đau khổ không? Đ.m, tôi ngu quá! Năm năm rồi, bao nhiêu người đàn bà tìm đến với tôi, tôi đều từ chối để chờ đợi Hương, Hương biết chuyện đó không?
-Hương biết chuyện đó. Tao đã nói cho Hương biết chuyện đó. Và vì biết chuyện đó nên Hương càng không muốn gặp mầy.
Trường nghe cơ thể rời rã. Anh im lặng, nước mắt chảy dài xuống má.
Tiếng Ân vẫn nhỏ nhẹ đều đều:
-Mầy còn đó không Trường? Mầy còn đang nghe tao phải không? Hương yêu mầy lắm và không hề phụ bạc mầy. Tình bạn giữa tao và mầy đã hơn hai mươi năm, tao nghĩ rằng mầy có thể tin những gì tao nói.
-Nhưng tại sao Hương đã qua một tháng nay, tới bây giờ anh mới cho tôi biết?
-Tao đã nói, Hương có nỗi đau riêng nên không muốn gặp lại mầy. Hương bảo, nếu cho mầy biết Hương hiện ở nhà tao, Hương sẽ bỏ đi. Vợ tao đã thuyết phục dữ lắm, có lẽ bây giờ Hương đã xiêu lòng. Tội nghiệp Hương lắm! Hương thay đổi nhiều, gầy ốm và già hơn xưa. Mỗi lần nhắc đến mầy, Hương đều khóc. Việc mầy và Hương có trở lại được với nhau không đều tùy thuộc vào sự rộng lương của mầy cả.
Cơn dông tố trong lòng Trường đã lắng xuống, giọng Trường buồn rầu:
-Nhưng chuyện gì đã xảy ra cho Hương?
-Tao không thể nói gì nhiều hơn cho mầy biết. Tao muốn để chính Hương nói rõ với mầy tiện hơn. Có một điều tao có thể quả quyết với mầy là Hương rất yêu mầy, vẫn còn yêu mầy. Lòng Hương không có gì thay đổi.
- Tôi đến nhà anh ngay bây giờ được không?
- Không được. Từ chỗ mầy đến nhà tao gần trăm dặm, trời lại tối rồi. Ở vùng tao đang mưa gió dữ lắm.
Dường như cơn bão rớt từ Texas thổi qua. Vả lại, tao muốn cho Hương biết trước để chuẩn bị tinh thần gặp mầy. Thôi “bye” nhé Trường. Tao biết tin nầy sẽ làm mầy khó ngủ. Hãy uống một viên thuốc an thần cho dễ ngủ.
Ân gác máy điện thoại. Trường uống một viên thuốc ngủ rồi lên giường nằm.
Tiếng tíc tắc của cái đồng hồ reo vẫn vang lên đều đặn trong gian phòng hiu quạnh. Trong cái sâu thẳm của đêm dài, mắt Trường vẫn mở thao láo nhìn lên trần nhà. Khúc phim dĩ vãng lần lượt trở về với anh:
“Trường gặp Hương trong buổi lễ tuyên thệ, được tổ chức trong một cái nhà chứa nông cụ giữa cánh đồng rộng mênh mông. Theo thông lệ của tổ chức nếu đoàn viên là một sĩ quan sẽ được nhận vào ban tham mưu và phải tuyên thệ. Vì lý do an ninh, buổi lễ được tổ chức thật đơn giản, gồm có người đứng đầu tổ chức và hai đoàn viên thâm niên, trong đó có Hương. Sau buổi lễ Hương đến bắt tay Trường, mừng anh như môt tân chiến hữu. Mắt Hương trong sáng nhìn anh. Tay Hương ấm áp, mềm mại trong tay anh. Trường ngạc nhiên nghe trái tim anh bất ngờ đập rộn rang trong lồng ngực.
Rồi Trường và Hương yêu nhau, yêu nhau tha thiết. Hương đã trao thân cho Trường cũng chính trong căn nhà chưá nông cụ, nơi mà định mệnh đạ buộc chặt họ vào nhau trong lần đầu gặp gỡ. Những ánh mắt, nụ cười, những cái hôn trao cho nhau đã giúp cho cả hai vượt qua được những gian nan thử thách và nguy hiểm trong đấu tranh. Cả hai thấy tình yêu của họ chói chang hạnh phúc. Họ vừa là chiến hữu vừa là đôi tình nhân thắm thiết. Vì vậy Trường đã cảm thấy mối tình của anh và Hương thật đẹp, thật lý tưởng và cũng thật lãng mạn. Anh có cảm tưởng như anh và Hương là hai con người cách mạng, là một anh hùng và một anh thư đang trên đường đấu tranh cứu nước.
Vì đã xem đó là mối tình trân quý nên khi tổ chức bị phá vỡ, kẻ đứng đầu tổ cức bị bắt, Trường phải bỏ chạy ra nước ngoài, anh vẫn cố gắng giữ gìn, nâng niu, ấp ủ mối tình đó, đủ can đảm chờ đợi Hương trong năm năm dài. Anh càng trân quý mối tình, anh càng yêu Hương thì cơn giận của anh càng dữ dội. “Tại sao Hương qua được bên nầy mà không muốn gặp anh? Hương đã thay lòng đổi dạ hay vì hoàn cảnh nào mà Hương không muốn gặp mặt anh?”
Đêm càng khuya, vạn vật càng yên tĩnh. Trường nghe lạnh ở hai bàn chân dù anh đang đắp mền. Anh nằm dã dượi nghe cái lạnh thấm vào da thịt và nghe được cả cái cô đơn đang lớn dần trong tâm hồn. Anh nhớ Hương, anh giận Hương. Sự giằng co giữa nhớ thương và giận hờn làm tứ chi Trường rũ riệt.
Trời bên ngoài vẫn còn mưa, cơn mưa dai dẳng, giọt mưa thê thiết rơi đều đều trên mái nhà như bản nhạc buồn. Viên thuốc ngủ đã thấm. Hai mí mắt Trường nặng trĩu. Anh nhắm mắt lại, mang theo gương mặt nhoẹt nhoè nước mắt của Hương vào giấc ngủ chập chờn.
* * *
Ngày hôm sau, nghe tin thời tiết, Trường biết trời đã im gió, nhưng mưa vẫn còn lâm râm không dứt. Bầu trời thấp và xám đục, âm u như nỗi buồn lê thê trong long Trường. Anh quyết định đến nhà Ân để gặp Hương: “Dù thế nào cũng phải gặp lại Hương xem vì lý do gì Hương không muốn gặp anh, xem nỗi đau riêng của Hương là nỗi đau gì?”Sau một đêm với giấc ngủ chập chờn, đầu Trường còn cảm thấy váng vất khó chịu. Trường lên ngồi trên chiếc xe Mustang thể thao màu xám nhạt. Chiếc xe rồ máy rồi lao đi trong đi trong buổi sớm mai sương mù dày đặc, lạnh lẽo như lòng của Trường hiện giờ. Hai hàng cây bên đường đã trụi lá, chạy dài thẳng tắp. Hình ảnh Hương lãng đãng hiện về với những kỷ niệm đẹp đẽ ngày xưa, những ngày tháng anh và Hương cùng chiến đấu bên nhau, nhiều hiểm nguy nhưng hạnh phúc. Cái hạnh phúc mà anh phải đánh đổi bằng năm năm đợi chờ trong nhớ thương mòn mỏi và bây giờ Hương đã đến Mỹ nhưng lại chẳng muốn gặp anh. Trường nghe cái đắng cay như dâng lên đầu lưỡi. Anh cho tay vào túi lấy một điếu thuốc ra châm lửa. Điếu thuốc đầu ngày không làm anh dễ chịu. Miệng anh như đắng hơn. Anh lại dụi bò điếu thuốc. Chiếc xe vẫn chạy với tốc độ đều đều trên còn đường vắng tanh của ngày cuối tuần.
Tự nhiên Trường muốn quay về: “Hương đã không muốn gặp mình, tại sao phải lết đầu đến gặp Hương?” Tuy nghĩ vậy nhưng anh vẫn cho xe chạy với vận tốc 70 dăm giờ. Trường thở dài, cảm thấy hạnh phúc đời người thật mong manh và ngắn ngủi. Trong một thoáng Trường nhìn lại đời mình. Đã ba mươi tám tuổi đời, trong đó hết sáu năm quân ngũ, đánh giặc phờ người, chạm mặt tử thần như ăn cơm bữa. Sau đó là bốn năm tù, sống lê lết kiếp sống của một con vật, nuôi hận thù như kẻ đang nằm gai nếm mật. Rồi năm năm sống vất vơ vất vưởng như ốc mượn hồn trên mảnh đất tạm dung, xác ở bên nầy mà hồn ở bên kia bờ đại dương thăm thẳm mịt mù, trên một đất nước thân yêu nhưng nhiều khổ lụy, trong đó có Hương và bao nhiêu người thân đang ngụp lặn trong bóng tối địa ngục. Hạnh phúc đời anh có được bao ngày?
Vào đến thành phố, Trường cho xe chạy chậm lại. Mưa đã tạnh nhưng bầu trời vận còn âm u, lạnh lẽo.
Chẳng mấy chốc, Trường đã đậu xe trước sân nhà Ân. Anh buớc lên thềm đưa tay bấm chuông. Ân ra mở cửa. Thấy Trường Ân mừng rỡ:
-Trường! Tao biết thế nào mầy cũng tới. Vào gặp Hương đi. Ráng an ủi Hương nhé Trường.
Quỳnh, vợ Ân cũng chạy ra dặn nhỏ:
-Phải khéo an ủi Hương nhé anh Trường. Hương đau khổ lắm đó.
Trường bước vài nhà, gương mặt lầm lì, hỏi trổng:
-Phòng Hương đâu?
Quỳnh chỉ phòng Hương rồi hai vợ chồng rút lui vào phòng riêng để Trường và Hương được tự do. Trường đến gõ cửa phòng Hương nhưng bên trong vẫn im lặng. Dường như Hương cũng biết Trường đến. Trường đẩy cửa bước vào. Hương ngườc mắt nhìn Trường, giọng tắt nghẹn:
-Anh!
Mặt Trường tái mét. Đồ vật trong phòng bỗng nhiên quay cuồng trước mắt Trường khi anh thấy Hương đang ẵm một đưá bé trong tay. Trường cười lạt, cố gắng giữ bình tĩnh để hỏi Hương một câu đầy khinh bỉ:
-Thế ra nỗi đau riêng của em là đứa nhỏ nầy đây à?
Hương vẫn ngồi im. Trường quay người bước ra ngoài rồi đưa tay đóng sầm cửa lại.
Ân chạy ra nắm tay Trường.
-Mầy làm gì vậy Trường?
Trường gỡ mạnh tay Ân chạy thẳng ra xe. Ân chạy theo la lớn:
-Trường trở lại! Mầy làm gì lạ lùng vậy?
Trường đã leo lên xe bỏ về.
Quỳnh cũng chạy ra, trong tay đang cầm cái remote của TV, ném mạnh xuống đất. Thái độ giận dữ:
-Để tối nay em gọi điện thoại, mắng ảnh một trận mới được. Con người gì hồ đồ. Gần bốn mươi tuổi mà còn như con nít.
Ân cúi xuống lượm cái remote controle lên, dẫn Quỳnh vào phòng Hương. Hương vẫn còn ngồi im lặng trên giường, gương mặt tái mét.
Quỳnh đến ngồi bên Hương, choàng tay qua ốm vai nàng:
-Anh Trường hiểu lầm em đó!
Ân tiếp lời vợ:
-Phải Trường hiểu lầm em đó. Anh biết tánh nó, nóng nảy nhưng tốt bụng. Năm năm rồi, lúc nào nó cũng thương nhớ em, cương quyết chờ em. Sự nóng nảy của nó chứng tỏ nó là con người dễ xúc cảm. Trường yếu đuối lắm nhứt là phương diện tình cảm. Nhìn đứa nhỏ, nó tưởng em phản bội nó. Nó thương em nhiều nên giận em nhiều. Để anh viết thư nói rõ ràng với nó. Anh cam đoan với em, nó sẽ trở lại ngay để xin lỗi em, sau khi đọc thư anh.
Quỳnh nóng nảy:
-Thơ với từ gì? Để tối nay em mắng một trận cho ảnh biết.
Ân can gián:
-Anh biết tánh thằng đó. Lúc nó nóng giận em gọi điện thoại tới nó sẽ cúp, không chịu nghe em đâu. Vài ngày sau, nguôi giận, nó sẽ đọc thư anh.
Quỳnh chắc lưỡi:
-Phải chi nói phứt cho ảnh biết thảm nạn của Hương cho rồi.
Ân trợn mắt nhìn vợ:
-Chính em dặn anh đừng nói, để Hương nói hay hơn. Bây giờ cũng chính em.
Quỳnh lớn tiếng:
-Ai ngờ con người ảnh hồ đồ như vậy.
Bây giờ Hương mới lên tiếng, giọng cam chịu:
-Anh chị đừng cãi nhau vì chuyện của em. Tại số em như vậy!
Ân an ủi:
-Số gì? Tại thằng Trường chưa hiểu. Nó yêu em quá nên không còn sáng suốt để suy luận bất cứ việc gì. Tính nó vẫn thế, không có gì thay đổi.
Thấy Hương vẫn ngồi im lặng, mặt mày ngơ ngác, Quỳnh quay qua nói với chồng:
-Tối nay em ngủ với Hương anh nhé?
Ân gật đầu:
-Phải, tối nay em ngủ với Hương.
Hương thở mạnh, nói với vợ chồng Ân:
-Anh chị đi nghỉ đi. Em không sao đâu.
***
Sau hai ngày nằm vùi, Trường đã nguôi ngoai cơn sầu. Anh cảm thấy đầu óc trống rỗng, không còn suy nghĩ gì được. Toàn thân anh nhẹ bổng như đang rơi lơ lửng giữa khoảng chân không. Trường có cái cảm giác như vưà trải qua cơn bịnh nặng. Hai đêm rồi trong đầu anh cứ lởn vởn câu hỏi: “Đứa nhỏ sờ sờ ra đó sao Trường bảo Hương không phụ bạc mình và nỗi đau riêng của Hương là nỗi đau gì?Bỗng có tiếng của thằng Hoàng ở căn gác, phía trên:
-Cậu Trường, cậu có thơ, cháu lấy vô cho cậu nè.
Trường bước ra cửa nhận thơ.
-Cám ơn cháu nhé Hoàng.
Trường ngồi xuống ghế, tay vân vê cái thư của Ân. Anh tần ngần chưa chịu xé thư ra: “Ân viết gì trong nầy? Vợ chồng Ân xem mình như đứa em ruột. Nếu Hương đã phản bội mình thì vợ chồng Ân đâu có kêu mình phải an ủi Hương. Mình nóng nảy quá! Tại sao không tìm hiểu xem nỗi đau của riêng Hương là gì? Tình yêu giữa mình và Hương cũng đã kéo dài hơn một năm chứ ngắn ngủi gì. Mình cũng đã hiểu nhiều về con người Hương. Hương đâu phải hạng người trắc nết, hư hỏng. Vậy nỗi đau cũa riêng Hương là gì? Vậy nỗi đau của…”
Tự nhiên mình mẫy Trường nổi đầy gai ốc, và như có tiếng sét vừa nổ ra trong đầu: “Hay là Hương bị thảm nạn Thái Lan? Hay là Hương…” Tay Trường run run xé cái phong bì. Những dòng chữ của Ân đập mạnh vào mắt:
“San Diego, ngày…tháng…năm…
Trường thân,
Tao không ngờ ngày gặp lại Hương, thái độ của mầy phũ phàng như vậy. Mầy bỏ về, Hương ngơ ngác nhìn theo rồi ngơ ngác nhìn vợ chồng tao. Hương im lặng, nhẫn nhục, không than phiền về thái độ của mầy cả. Hương cũng không khóc nhưng từ trong đôi mắt tối sầm lại của Hương, tao thấy cái lâu đài hạnh phúc mà Hương cố xây đắp trong hi vọng, sụp đổ tan tành.
Tao tin rằng mầy hiểu lầm Hương nên tao mới viết lá thư nầy. Bằng không thì tình bạn đã hơn hai mươi năm của chúng mình đã chấm dứt. Mầy đã tàn nhẫn hỏi Hương: “Thế ra nỗi đau riêng của em là đứa nhỏ nầy đây à?” Đúng. Đứa nhỏ là nỗi đau riêng của Hương, nếu không có mầy chia sẻ. Đứa nhỏ đó không phải là chứng tích của sự phản bội mà là nỗi oan khiên Hương phải gánh chịu trên đường vượt biển tìm mầy. Nỗi đau to lớn của cả một dân tộc đã đổ trên đầu Hương, trên những người đàn bà yếu đuối bất hạnh như Hương. Nỗi đau thương đó chúng ta phải kính trọng. Thảm hoạ do bọn thú rừng Thái Lan gây ra cho đồng bào ta là một vết thương nhức nhối cho tất cả mọi người còn chút lương tri, chứ không phải riêng của những nạn nhân của bọn thú rừng đó.
Thảm hoạ trên đường vượt biển của đồng bào ta còn là một vết đem ô nhục trong lương tâm nhân loại. Người dân cuả các quốc gia tự do có thể tảng lờ, mắt ngơ tai lấp nhưng chúng ta thì không thể. Người Việt chúng ta phải chia sẻ nỗi đau đó, phải đau cái đau đó, chớ tao chưa muốn nói Hương là người yêu của riêng mầy. Chỉ vì muốn nối tiếp những tháng ngày hạnh phúc bên mầy mà Hương phải đem cả mạng sống ra đánh đổi và Hương đã phải trả cái giá quá đắt và mầy, chính mầy đã nợ Hương một món nợ ân tình quá lớn mà mầy phải trả đến suốt đời.
Sống chung với Hương được một tháng, thỉnh thoảng trong đêm khuya thanh vắng, tao nghe những tiếng thét hãi hùng của Hương trong gấc ngủ. Những lần như vậy thì vợ chồng tao đều chạy vào phòng Hương. Thường thì lúc đó, Hương đã ngồi dậy, đầu tóc rối bù, đôi mắt ngơ ngác, đầy vẽ kinh hoàng trên nét mặt. Những lần như vậy, tao mong có mầy ở đây chứng kiến, thử xem mầy có cầm được nước mắt hay không? Mấy đêm nay vợ tao phải ở cạnh Hương cả trong giấc ngủ, cứ sợ Hương quẩn trí rồi tự vận.
Trường thân…
Nét chữ đã nhoẹt nhòe nhoẹt, nhảy múa chập chờn trước mắt Trường bởi một màn nước mỏng bao phủ đôi mắt. Rồi những giọt nước đau thương từ mắt anh theo nhau chảy dài xuống má., Trường bóp nát lá thư, hai tay ôm đầu khó nức nở. Tiếng khóc càng lúc càng lớn, càng lúc càng thương tâm như xé ruột: “Hương, Hương…tha lỗi cho anh! Hương…tha lỗi cho anh!”
Trường cố nén tiếng khóc, chạy vào phòng tắm rửa mặt. Anh thay vội bộ quần áo, xỏ chân vào đôi dép, phóng ra xe vọt đi. Cảnh vật chao đảo trước mắt Trường. Anh cố trấn tĩnh cầm vững tay lái, mắt chăm chú nhìn về phiá trước để nhìn cảnh vật rõ hơn.
Gần hai tiếng đồng hố lái xe, trường củng tới được nhà Ân. Như lần trước, Trường bấm chuông, Ân ra mở cửa. Thấy Trường, mắt Ân sang lên, anh ôm choàng người bạn mà anh thương như đứa em ruột thịt
Ân nói với giọng xúc động:
-Tao biết thế nào mầy cũng trở lạì. Quả tao nhận xét không lầm về con người mầy. Phải xin lỗi và ráng an ủi Hương. Lời nói phải tế nhị nhé Trường, nhất là không khơi lại vết thương của Hương.
Trường gật đầu:
-Hương đâu?
- Trong phòng, vào đi
Trường gõ cửa rồi đẩy cửa bước vào. Anh im lặng đứng nhìn Hương đang ngồi cuí gầm mặt. Nhìn dáng dấp khổ đau của người yêu, Trường nghe nghẹn cứng ở ngực và đau nhói ở tim. Anh bước tới, cúi xuống ôm Hương vào lòng.
-Hương, Hương!
Tiếng khóc lớn bỗng vuột ra khỏi cuống họng làm cơn tức nghẹn ở ngực Trường nhẹ đi. Tiếng khóc không kềm lại được, nghe như tiếng kêu uất hận. Trường đưa tay vuốt tóc Hương. Anh hôn trơ trất lên gương mặt người tình, giọng nói anh nghẹn ngào, đứt đoạn:
-Hương…tha lỗi…cho anh!
Tiếng khóc của Trường làm thằng bé đang ngủ trên giường khóc thét lên. Quỳnh từ ngoài bước vào, gương mặt đầm đìa nước mắt, cúi xuống ẵm đứa bé ra ngoải. Ân đang ngồi hút thuốc ở ghể sô-pha, miệng mỉm cười nhưng đôi mắt cũng đỏ hoe.
Vài phút sau, Ân và Quỳnh mới nghe tiếng khóc của Hương. Tiếng khóc như một nguồn nước thoàt ra từ con đê vỡ, cuốn theo những đau đờn câm nín, nhửng tức tuởi nghẹn ngào, những ên chề phiền muộn. Lệ từ mắt Hương cũng theo nhau chảy xuống như tiếp rửa sạch những khổ đau còn sót lại trên gương mặt hao gầy của nàng.
Khi cơn xúc cảm của cả hai đã lắng xuống. Trường vẫn còn ôm Hương trong lòng.
Anh hỏi nhỏ:
-Tha lỗi cho anh nhé Hương?
Hương gật đầu, Trường nóí tiếp:
-Anh vô tình làm em đau khổ nhiều hơn.
-Em hiểu anh nên không buồn giậc gì anh hết.
-Cám ơn em.
Hương ngập ngừng một lúc rồi hỏi Trường.
-Còn đưá bé anh tính sao?
Trường hôn lên má người yêu.
-Còn tính gì nữa? Chúng ta sẽ đặt cho nó một cái tên Việt Nam. Nó sẽ mang họ của anh. Nó sẽ là con của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ nhắc đến nguồn gốc của nó. Nó sẽ là một đưá bé Việt Nam lớn lên trên nước Mỹ như bao nhiêu đứa trẻ khác. Chúng ta sẽ gầy dựng tương lai cho nó và dạy nó biết yêu tổ quốc Việt Nam của chúng ta.
Hương gục đầu lên vai Trường:
-Em cám ơn anh.
-Sao lại cám ơn anh?
-Em cám ơn sự rộng lượng của anh, cám ơn tình yêu của anh dành cho em. Nỗi đau bây giờ không còn của riêng em nữa mà đã có anh chia sẻ.
Hương kéo đầu Trường xuống, đôi môi họ tìm nhau trong một cái hôn thật nồng nàn cho thoả lòng thương nhớ .
Bỗng có tiếng gõ cửa rồi tiếng Ân vọng vào:
-Ông bà tâm sự lâu quá, chúng tôi vào được chưa?
Trường buông Hương ra:
-Mời anh chị vô:
Quỳnh ẵm đứa bé đang ngủ trên tay cùng chồng bước vào.
Ân cười hề hề:
-Anh chị hạnh phúc quá! Gương vỡ lại lành rồi phải không?
Trường cũng cười:
-Gương có vỡ đâu mà lại lành.
Hương đứng bên Trường cũng mỉm cười, nụ cười thật đẹp. Đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc tràn đầy của một người vừa tìm thấy lại ánh sáng cuộc đời, tìm lại được mối chân tình yêu tưởng đã mất đi sau năm năm xa cách.
Anh Vân
(Sinh năm 1938 - Mãn phần 2010)
(Sinh năm 1938 - Mãn phần 2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét